Joomla!

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

 

 

 

THAYNDN9

 

 

 

 

Trường Trung học Phan Châu Trinh xưa, ngày nay không còn nữa . Từ một ý đồ không minh bạch của một nhóm người, phòng ốc bị đập phá, cây cối trên sân trường bị đốn ngã ngổn ngang . Ngay sau biến cố 1975 có người đã đòi đổi thay tên trường .Và cũng sau biến cố 75 thầy trò tản mác muôn phương, người ra đi, kẻ ở lại …

Những người ở lại, học trò thì kẻ được tíếp tục học, kẻ không, thầy giáo cùng trong một cảnh ngộ, người được trở lại bục giảng, người đi công, nông trường …Tưởng chừng mọi sự đã thành mây khói.

 Nhưng không, phòng ốc tuy không còn, trường Phan Châu Trinh của một thời vẫn còn đó và còn lại thật nhiều. Trước hết còn lại cái DÂN KHÍ, cái TINH THẦN DÂN CHỦ Cụ PHAN CHÂU TRINH đã dạy cho chúng ta . Còn lại vui buồn của một thời, những tình cảm thân thương giữa thầy trò, giữa bè bạn. Còn lại những gắn bó với hàng cây bóng mát trong sân, với hành lang nắng rát chiều hè…

Từ ngày thành lập cho đến 75, MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH ấy, còn rất sinh động trong mỗi con tim của chúng ta., thầy và trò, những ai đã từng qua đó .

MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH hình thành bởi nhiều lớp học sinh đầy thiện chí và tài năng, nhiều lớp giáo sư tận tụy với chức nghiệp, nhiều lớp phụ huynh thương yêu con em mình… May mắn cho tôi được kề vai, sát cánh với thời kỳ ấy trong một thời gian gần bảy niên học và dưới đây một ít vui buồn tôi đã trải qua.

Tháng 10 năm 1956 tôi nhận được Sự vụ lệnh của Bộ Quốc gia Giáo dục đi nhận nhiệm vụ mới : Quyền Hiệu trưởng trường Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng .

Đó là một thăng tiến trong nghề nghiệp . Nhưng thú thật tôi chẳng mấy vui. Nhận nhiệm vụ mới có nghĩa là phải từ bỏ cuộc sống yên lành và đầm ấm ở Huế . Nơi đây tôi đang dạy tại hai trường lớn, có tiếng tăm nhất ở miền Trung : trường Quốc Học và trường Đồng Khánh.

 
QH2

Các nhà giào Quốc Học trước cộng trường năm xưa 

DK

 Thầy cô giáo Collège Đồng Khánh trước cổng trường

Nghề nghiệp ổn định, sinh hoạt thoải mái, có nhà cửa sẵn, sống đầm ấm với đại gia đình giữa thành phố tôi sinh ra và lớn lên, tôi cảm thấy đã quá đầy đủ tuy tôi biết rằng cuộc sống ấy mang ít nhiều chất tiểu tư sản..

Rời Huế là rời bỏ hai ngôi trường tôi mến yêu, rời bỏ nơi tôi từng có biết bao kỷ niệm đẹp từ buổi còn thơ …

Tuy nhiên nhiệm sở mới không phải không có điểm hấp dẫn. Huế tuy êm đẹp, dịu dàng, nhưng phải thú thật phảng phất tính chất phong kiến, bảo thủ . Dù chưa biết mấy về Đà Nẵng nhưng vì Đà Nẵng là một thành phố cảng, tôi nghĩ cuộc sống ở đó hẳn cởi mở, phóng khóang. Đây không phải là một quan niệm tôi tự tạo ra để an ủi mình trước sự thể không thể từ chối lệnh của Bộ Giáo dục.

Thật ra tôi có quan niệm ấy từ lâu, từ khi biết qua lịch sử Hy Lạp. Tôi thích cuộc sống cởi mở và nền giáo dục phóng khoáng của Athens, mở rộng để đón nhiều luồng văn hóa và chẳng thích gì nền giáo dục khép kín và khắc khe đến sắt đá của thị quốc Sparta .

Sự khác biệt giữa Athens và Sparta là do vị trí địa lý và nề nếp sinh họat mà ra. Tôi tin rằng với Đà Nẵng tôi có thể tìm thấy một không khí phóng khóan và nhất là tinh thần dân chủ tiêu biểu bởi cụ Phan Châu Trinh.

Với tin tưởng đó tôi không còn mấy ngần ngại đi nhận việc ở một nơi tuy không xa  Huế lắm, nhưng lại là nơi tôi không có hơn một người quen thân .

Cuộc hội ngộ đầu tiên của tôi với trường Phan Châu Trinh không mấy khích lệ . Khác với Quốc Học và Đồng Khánh là những trường đã hòan thành, trường Phan Châu Trinh là trường đang phát triển , Tôi tự hỏi : Với tuổi đời còn ít, với khả năng hạn chế, có thể đảm đương việc phát triển trường không ?

Thật không ngờ thành phố Đà Nẵng, một thành phố lớn và họat động nhất của miền Trung, cho đến năm 1956 lại không có được một trường Trung học tương xứng .

Lúc tôi đến nhận việc, trường mới có một dãy nhà trệt gồm sáu phòng học và một phòng nhỏ bé ngăn làm hai: một phần là phòng hiệu trưởng, một phần là phòng giáo sư . Trong sáu phòng học lại có một phòng dùng làm văn phòng nên chỉ sử dụng được năm phòng để giảng dạy . Kiến trúc của trường trông giống một mái chùa hơn là một trường học. Dãy lầu bên phía trái (đứng phía trong trường nhìn ra) chưa hòan thành .

Sân trường và vòng rào còn quá sơ sài . Trơ trụi chưa có một bóng cây trên sân, trừ hai cây phượng lèo tèo trước phòng giáo sư. Bãi cát sân trường lồi lõm, có nơi đầy cỏ dại .Phía góc đường Nguyễn Hòang sân lõm xuống khá sâu so với mặt đường bên ngoài .

Vòng rào quanh trường chỉ là.mấy hàng kẽm gai đơn sơ, cột chống nhiều chõ xiêu ngã. Sát với rào gai, phía gần đường Nguyễn Hòang, một túp lều vãi poncho và các-tông xập xệ của hai vợ chồng ông Sáu lang bạt . Túp lều này về sau được dời qua đường Nguyễn tri Phương, sát với sân bóng rỗ, một thời gian rồi biến mất đi đâu không rõ .

Phía bên kia đường Nguyễn Hoàng là trường tiểu học Pháp cũ..Trường được giao lại cho trường Nam Tiểu học .Vì cách biệt nên trường Nam nhường cho Phan châu Trinh Mãi về sau năm 58 hay 59, theo lời yêu cầu của trường, ông trưởng ty công chánh, một phu huymh học sinh, cho đóng đọan đường Nguyễn Hòang thông với đường Nguyễn tri Phương thì ty Tiểu học Đà Nẵng bấy giờ mới giao hẳn phần trường tiểu học ấy cho Phan Châu Trinh . 

Vì chưa dùng đến và trách nhiệm không rõ ràng nên tình trạng  trường Phan Châu Trinh, phía trường tiểu học Pháp cũ, gần như hoang vu. Cây dứa dại mọc đầy, một nấm đất “sề sề”, cô dơn, được truyền là một mộ Hời . Những buổi trưa hè nắng gắt, tắc kè chay rộn ràng đi tìm nơi tránh nắng và những hố nhỏ chằng chịt khắp nơi .Vì có giếng nước sâu và sẵn bãi cát nên những người làm giá ở vùng lân cận đào bới hết chỗ này đến chỗ khác trên sân để ủ giá . Sau lúc thu họach giá họ để nguyên các hố như thế .

Tình trạng đào bới giảm dần  sau lúc gia dình tôi dọn vào ở dãy nhà này và ngưng hẳn sau lúc trường hòan thành sân bóng rõ, phòng thí nghiệm và sân vũ cầu . Nhân đây tôi xin nói đến một thiệt thòi của trường mà ít người biết để bổ sung thêm lịch sử xây cất của trường .

Nguyên vào quảng năm 1953, 54 Bộ giáo dục có cấp cho trường một ngân khỏan để xây nhà Hiệu trưởng như ở những trường trung học ở các tỉnh khác. Địa điểm xây nằm ở góc đường Thống Nhất và Nguyễn Tri Phương . Hồ sơ đã lập xong. chỉ chờ chữ ký của ông Giám đốc Học Chánh miền Trung thời bấy giờ là ông Đ.T.L.. Chẳng hiểu vì lý do gì ông giám đốc học chánh không chấp thuận và ngân khỏan ấy vì không dùng kịp thời nên đã được hòan trả lại cho Ngân sách quốc gia .

Tôi đến Phan Châu Trinh tiếng để thay thế thầy Hùynh Gi, một nhà giáo lão thành, bậc thầy của tôi, nhưng thật ra là để đìền vào một chỗ trống vì thầy Gi đã về hưu từ mấy tháng trước, không tới lui trường nửa. Cũng chẳng có một vị xử lý thường vụ chính thức . Mọi việc tôi phải dần dần tìm hiểu. Trong hàng ngũ giáo sư có nhiều vị có uy tín gắn bó với trường nhưng cũng có một số sẵn sàng ra đi vào miền Nam vì các vị này nghĩ rằng miền Trung chưa ổn định, Cũng có vị giảng dạy tùy tiện, tác oai tác phúc với học sinh . Chúng ta dùng thang điểm 10 trên 10 nhưng vị này đã cho học sinh 30 hay 40 điểm trên mười. Mười điểm để ghi vào sổ và số điểm còn lại dành cho nhũng lần sau .

May mắn là tình trạng chưa ổn định của trường chấm dứt mau chóng.  Những giáo chức muốn rời trường lần lượt được toại nguyện và vị giáo chức có tác phong phóng túng cũng được thuyên chuyển vào Nam. May mắn hơn số giáo sư bổ dụng đến lại đông hơn số ra đi. Trong vòng hai niên khóa trường đã có một đội ngũ giáo sư đầy đũ uy tín, có khả năng, nhiều nhiệt tình, phần đông lại còn rẩt trẻ . Chính  những giáo sư trẻ này cùng những giáo sư lão thành trước kia hòa hợp với phụ huynh học sinh đã hướng dẫn học sinh xây dựng nên cái phong cách đặc biệt của trường một thời, về sau thường được gọi là MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH.

PHHS3

Ban Giáo chức và Hội Phụ Huynh Học sinh chụp hình lưu niệm trong ngày lễ khai giảng  đầu niên học .

 

 HDGSPCT6236

 

Công lao của lớp giáo sư này mãi cho đến năm 1975 thật lớn lao đối với trường, Nếu không thể thay đổi tên trường Phan Châu Trinh thì cái tinh thần và phong cách đặc biệt của trường từ ban đầu cho đến 75 cũng không thể phủ nhận được. Sau 75 trường đã có một gian phòng gọi là Phòng Truyền Thống . Truyền thống gì khi trường chỉ họat động theo chế độ giáo dục xã hội chủ nghĩa chẳng bao lâu ?

Ở trên tôi có nói đến công của Phụ huynh học sinh  trường Phan Châu Trinh. Mà thật vậy, thiết nghĩ ít có hội phụ huynh học sinh nào gắn bó với trường như Hội Phụ huynh học sinh Phan Châu Trinh lúc bấy giờ . Hội cộng tác hòa hài với giáo chức và ban điều hành nhà trường, góp ý xây dựng, giúp đỡ trường về nhiều mặt : xây cất phòng ốc, yểm trợ học bổng, tiền để mua phần thưởng mỗi năm…Giáo dục của nhà trường không thể thiếu phần góp sức của phụ huynh, đó một nguyên tắc của giáo dục, Hội phụ huynh Phan Châu Trinh đã giúp đỡ cho nhà trường dễ dàng thực hiện nguyên tắc quan trọng này .Họat động của giáo sư, của phụ huynh và ban điều hành trường chỉ có ý nghĩa khi có thể trợ giúp học sinh tự mình phát trỉển những khả năng, những đức tính tôt đẹp của họ. Sự buồn vui của giáo chức, của phụ huynh do đó tùy thuộc vào thành công hay buồn vui của học sinh.

PHHS

 ( Hình và ghi chú trích trong Chuyện Một Thời Đà Nẵng /Vũ Nguyên Hồng : Nhìn kỹ góc trái tấm ảnh, bạn sẽ thấy mấy chữ “Hội P.H.H.S.P.C.T, số 19 “ có nghĩa là cái bàn học này được đánh số thứ tự 19 do Hội Phụ Huynh Học Sinh tặng nhà trường. Trước mùa khai giảng niên học mới, các em học sinh thường được phân công đem giấy nhám đến lớp đánh lại bàn học cho sạch, xóa đi những vết mực, chữ viết, nét vẽ trên bàn của năm học trước. Hoặc những em có hoa tay được thầy cô chọn trong việc kẻ danh ngôn tục ngữ để treo trong lớp như “ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn” “ Uống Nước Nhớ Nguồn “)

PHHS2

( Hình và ghi chú trích trong Chuyện Một Thời Đà Nẵng /Vũ Nguyên Hồn g : Tấm ảnh này chụp trước Phòng Hội Giáo Sư Trường Phan Châu Trinh. Tấm mành mành ghi HPHHS có nghĩa là do Hội Phụ Huynh Học Sinh tặng .)

 

Đến bấy giờ tôi đã dạy qua nhiều trường và đã ở trong ngành cũng được mười năm nhưng chưa bao giờ làm công việc quản trị,. điều hành một trường đông học sinh như Phan Châu Trinh. Tôi thường lo lắng và suy nghĩ về nhiệm vụ mới của mình. Một điểm mà nhà giáo nào cũng biết là phải gần gũi và hiểu học sinh thì mới hướng dẫn họ đựợc. Thực hiện ý nghĩ này tôi đã nhận dạy Quốc văn ở hai lớp đệ tứ, hai lớp lớn nhất trong trường lúc bấy giờ, dù tôi không có trách nhiệm đứng lớp. Qua những giờ giảng dạy và những cơ hội tiếp xúc ngoài lớp học tôi đã hiểu biết rõ hơn những gì học sinh ước muốn. Cũng như bao nhiêu học sinh khác trên đất nước, họ muốn có những điều kiện học hành tốt, nhưng cơ hội để phát triển tài năng tiềm ẩn như thể thao, như văn nghệ …

Thật tội nghiệp cho tôi ! Suy nghĩ, lo lắng để tìm ra một sự thật đương nhiên. Học sinh ở đâu mà chẳng thiết tha như thế ! Nhưng thật ra cũng có khác biệt. Khác biệt ở điểm những ước muốn trên biểu lộ rõ rệt, mạnh mẻ và chân thành ở học sinh Phan Châu Trinh. Tôi rất vui mừng khi thấy học sinh thi đua để làm “sơ-mi” (đứng đầu) một bài thi và thường xem những thành tích đạt được không chỉ là sự cố gắng riêng tư mà do sự hướng dẫn tốt đẹp của các giáo sư .Tôi xin kể thêm một ví dụ: Năm 1961 vì một sự hiểu lầm của Nha Trung học mà trường Phan Châu Trinh chưa được mở lớp Đệ Nhất . Học sinh Phan Châu Trinh phải vào Trần Quí Cáp (Hội An) hay ra Quốc Học (Huế) để học . Cuối năm Đệ Nhất sau lúc thi Tú Tài 2, những học sinh “đem chuông đi đánh trường người “ phần đông đã có kết qủa thật tuyệt vời và họ đã dành kết quả ấy cho nhà trường, Tuy học ở trường mới nhưng họ vẫn tự xem những kết quả ấy là của trường cũ. Tôi thật vui mừng khi nghe kể lại nhưng cũng ý thức rằng những thành tích ấy là do công lao không ít của các giáo sư nơi trường mới .

Về mặt thể thao văn nghệ anh chị em học sinh Phan châu Trinh cũng đã mang đến cho riêng tôi, cho các giáo sư, phụ huynh, cho tòan trường biết bao nhiêu niềm vui, buồn. Tòan thể học sinh, giáo chức và phụ huynh đã hồi hộp theo dõi diễn biến của các trận đấu bóng rỗ, bóng tròn với sinh viên Đại học Huế, học sinh Quốc học, hay các cầu thủ học sinh miền Trung .

Cũng không thể quên được những buổi cắm trại Lăng Cô, Mỹ Thị … Vui, thật vui đó nhưng niềm lo riêng tư về thành bại, về mặt pháp lý nếu có xảy ra chuyện gì không phải là ít . Nhớ lại giữa đêm khuya ở trại Mỹ Thị bỗng nghe tiếng sáo réo rắt vẳng lên từ một lạch nước sát bên trại .Ý nghĩ đầu tiên của tôi là có một đám người nào đó có ý đồ chẳng lành .Cần tìm cách đối phó, bảo vệ học sinh . Nhưng nhẹ nhõm khi biết tiếng sáo đó là tiếng sáo của một anh “Trương Chi” thổi tặng một “Mỵ Nương” nào đó trong trại .

H10 thay Dao 4

 CAOHUYHOA

 003 campingPCT

 

HEXUA

Co Quynh

traiheMYTHI2

Những vui buồn cùng học sinh, cùng với trường kể sao cho hết, không những đối với học sinh còn ở trong trường mà ngay cả đối với những học sinh đã rời trường để tiếp tục Đai Học hay các ngành sinh họat khác .  Hãnh diện cho trường là nhiều học sinh đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc ở các Đại học trong nước hay nước ngoài hoặc ở những ngành họat động khác…

Nhưng rồi đến lúc chia tay . Cuối năm 1962, với những lý do cho đến nay vẫn mù mịt, tôi được lệnh thuyên chuyển làm hiệu trưởng ở một trường Đệ nhị cấp khác.và sau đó ở nhiều cương vị khác nhau trong giáo dục .Tưởng duyên nợ với trường Phan Châu Trinh như đã hết. Nhưng không, sau khi rời trường một só anh chị em cựu giáo sư cùng học sinh ở trong nước hay ở nước ngòai vẫn lui tới hay thư từ thăm viếng, kể lại những vui buồn và hãnh diện đã từng là học sinh Phan Châu Trinh.

 

1d

 

Sau năm 75 cũng vậy, học sinh dù trong hòan cảnh mới vẫn nhớ tới trường . Đã có những cuộc họp Phan Châu Trinh tại Saigon với nguyên tắc không kể đến chính kiến . Những cuộc họp ấy tuy không thành công nhiều nhưng đã chứng tỏ thương trường, nhớ bạn vẫn ấp ủ trong lòng mỗi học sinh Phan Châu Trịnh. Dù cảnh ngộ đã khác. Hội Ái hữu Phan Châu Trinh trong nước, tại Saigon hình như nay cũng có nhiều họat đông nhớ về trường cũ, thầy cũ, bạn xưa  … Tôi đã biết những tin tức ấy qua các điện thư từ trong nước gửi ra .

Nhưng họat động của Hội ở nước ngoài, tại Mỹ  mới nhắc nhở tôi nhiều cái không khí “MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH” . Tôn trọng và phát huy chủ trương dân chủ của cụ Phan Châu Trinh là một họat động chủ yếu của hội . Kính Thầy Cô, trọng ban bè là một đặc trưng khác . Tham gia những buổi họp mặt của Hội, gặp lại học trò cũ bạn đồng nghiệp xưa tôi như đã sống lại ở một thời kỳ xa xuôi nhưng rất đẹp vì đầy tình thương yêu dưới mái trường.  

 

Nguyễn Đăng Ngọc

 

 

 

 

Tinhoctro 01

   PCT Traihe

 

 anh3 truong PCT

    

tht

 

PCTDV03

PCTDV02

PCTDV04

PCTDV06

truong1954

truong1971

truong19611962

truong1972

 .

  PCT3

             

PCT6

PCT7

 

PCT9

PCT10

 

GHI CHÚ : trích  trong Kỷ Niệm một thời Cò bay… trong sân trường Phan Châu Trinh của Thầy Trần Hữu Duận.

" Trong ý nghĩ ấy, tôi nhớ đến những bậc phụ huynh lão thành của trường PCT:

- Cố Mục sư Đoàn Văn Khánh, Cụ Đông Hải Phạm Hữu Khánh, Có Bác Sĩ Thái Can, Cố Bác Sĩ Đinh Văn Tùng, Dược sĩ Tôn Thất Dung. Các vị cựu Thị trưởng: Đại tá Lê Chí Cường, Đại tá Nguyễn Ngọc Khôi. Các vị Giám đốc Nha - Sở, Trưởng Ty, Trưởng phòng: Nguyễn Rô, Đoàn Bân, Võ Văn Triêm, Thái Trữ, Trịnh Nghiêm, Nguyễn Thân, Nguyễn Dậu… Các vị cố thân hào nhân sĩ: Trần Gia Thoại, Nguyễn Thái…

Các vị cố, cựu chủ nhân cơ sở Văn hoá, xã hội, thương mãi: Vương Duy Quỳnh, Trần Phúc Lũy, Bửu Chúc, Vĩnh Cơ, Tân Việt, Sông Việt, Sông Đà, Diệp Hải Dung…

Họ đến với hội PHHS trong nhiều vai trò xã hội khác nhau, nhưng khi làm việc Hội, họ là những phụ huynh tận tụy hợp tác lo việc học hành sinh hoạt của con em trong môi trường yên lành.

Họ đã lưu lại cho xã hội những hậu duệ hữu ích." 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

 

55 CÂU CA DAO ĐƯỢC LƯU TRUYỀN SAU NGÀY 30.04.1975

1. Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

2. Đôi dép râu dẵm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai.

3. Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội
Việt Cộng về thành làm tội dân ta.

4. Năm đồng đổi lấy một xu
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy.

5. Có miệng không nói lại câm
Hai hàng nước mắt chan dầm như mưa.

6. Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon.

7. Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân.

8. Có áo mà chẳng có quần
Lấy gì hạnh phúc hỡi dân cụ Hồ?
Có đói mà chẳng có no
Lấy gì độc lập, tự do hỡi người?

9. Bác Hồ chết phải giờ trùng
Nên bầy con cháu dở khùng dở điên
Thằng tỉnh thì đã vượt biên
Những thằng ở lại nửa điên nửa khùng.

10. Nhà ai giàu bằng nhà cán bộ?
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên?
Dân tình thất đảo bát điên
Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi.

 
REPORT THIS AD

11. Ai về qua tỉnh Nam Hà
Xem lũ đầy tớ xây nhà bê tông.
Tớ ơi, mày có biết không?
Chúng ông làm chủ mà không bằng mày!

12. Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui.

13. Đảng ta là đảng thần tiên
Đa lô (đô-la) thì được, đa nguyên thì đừng.

14. Ngày đi, đảng gọi “Việt gian”
Ngày về thì đảng chuyển sang “Việt kiều”
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi: thành khúc ruột yêu ngàn trùng.

15. Chiều chiều trên bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân!

16. Trăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia ôm.

17. Thầy giáo, lương lãnh ba đồng
Làm sao sống nổi mà không đi thồ
Nhiều thầy phải đạp xích lô
Làm sao xây dựng tiền đồ học sinh?

18. Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông
Tìm chi cho phải mất công
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi.

19. Trách ai sinh thứ họ Hồ
Để cho cả nước như đồ vất đi!

20. Bác Hồ đại trí, đại hiền
Chơi Minh Khai chán, gá liền Hồng Phong
Minh Khai phận gái chữ tòng
Bác Hồ sái nhất, Hồng Phong sái nhì.

21. Ngày xưa giặc Pháp mộ phu
Ngày nay đảng bán dân ngu lấy tiền
Đảng ta là đảng cầm quyền
Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu.

22. Dịch heo nối tiếp dịch gà
Bao giờ dịch đảng cho bà con vui.

23. Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách, cơ đồ mới yên.

24. Tiên sư Cộng sản Việt Nam
Suốt đời bán cả giang san nước nhà!

25. Dân đói mà đảng thì no
Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày
Đảng béo mà dân thì gầy
Độn bắp, độn sắn biết ngày nào thôi?

26. Hoan hô độc lập tự do
Để cho tớ nhá bo bo sái hàm.

27. Nhân dân thì chẳng cần lo
Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cầy
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang.

28. Bắt trồng mà chẳng thu mua
Tại sao đảng nỡ dối lừa nhân dân?
Tiền cầy, tiền giống, tiền phân
Một trăm thứ thuế đổ thân gầy gò
Dân đói mà đảng thì no
Kêu trời, kêu đất, kêu Hồ chí Minh.

29. Thi đua làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe
Thi đua làm việc bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà lát sân.

30. Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái l…

31. Công nhân, vợ ốm con côi
Lãnh đạo nhà gác, xe hơi bộn bề
Bao giờ cho hết trò hề?

32. Ông Đồng, ông Duẩn, ông Chinh
Vì ba ông ấy, dân mình lầm than.

33. Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em.

34. Giỏi a đồng chí Đỗ Mười
Lớp ba chưa đỗ đã ngồi bí thư.

35. Vẻ vang thay lãnh tụ ta
Đem dân xuất khẩu bán ra nước ngoài.

36. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Cúi đầu dâng đảo Trường Sa cho Tàu.

37. Ngày xưa chửi Mỹ hơn người
Ngày nay nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa đánh Mỹ không chừa
Ngày nay con cái lại lùa sang đây
Ngày xưa Mỹ xấu, Ðảng hay
Ngày nay Ðảng ngửa hai tay xin tiền!

38. Đảng ta chọn tướng họ Lê
Đức Anh thất đức nên bê lên ngồi.

39. Liên bang Xô Viết vỡ rồi
Văng Linh, văng Kiệt, Đỗ Mười văng luôn.

40. Nước ta bầu cử tự do
Lọc qua, lừa lại toàn lò Mác Lê.

41. Không đi không biết Tam Đảo
Đi thì không biết nơi nào mà ngu.

42. Trung ương chỉ thị ba cùng
Đảng viên phải bám quần chùng nhân dân.

43. Tin đâu như sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần
Tin đâu như sét đánh gần
Bác Hồ đang sống từ trần chuyển sang.

44. Bác Hồ thuở nhỏ bồi Tây
Đến già Bác lại đu giây Nga Tàu.

45. Đảo kinh là cái đỉnh cao
Trí tuệ nên đảng hô hào văn minh
Đảng viên cán bộ thất… kinh
Văn minh cho lắm vẫn mình cán ngô.

46. Chị em du kích giỏi thay
Bắn máy bay Mỹ rớt ngay cửa mình

47. Tin buồn noan báo trên đài
Xe tăng bác nái nật hai ba nần!

48. Tin thua như sét đánh ngang
Làm Bác chết cứng, lúc đang thay quần
Hôm qua còn sống sờ sờ
Mà nay bác đã cứng đơ cái mình.

49. Khôn hồn thả cải tạo ra
Kẻo Ngụy trở lại chết cha Đỗ Mười.

50. Tổ cha cái bọn đười ươi
Đỗ Tám, Đỗ Chín, Đỗ Mười ăn… “biu”.

51. Trạch Dân có họ Giang mai
Này dân Trung Quốc đói dài vì ông.

52. Đỗ Mười sang lạy Trung Hoa
Kính dâng quần đảo Trường Sa cho Tầu.

53. Anh mò địa đạo Củ Chi
Củ chi là cái củ gì? Củ anh.

54. Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm.

55. Trồng mía, trồng ớt, trồng hành
Vì nghe lời đảng mà thành bể niêu
Trồng tiêu rồi lại trng điều
Vì nghe lời đảng mà niêu tan tành.

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

 
 

Brazil báo cáo 82.266 ca tử vong vì Covid-19 trong tháng 4, mức cao nhất hàng tháng, khi quốc gia Nam Mỹ vẫn quay cuồng trong đại dịch.

Với hơn 82.000 ca tử vong trong tháng 4, tổng số người chết vì Covid-19 ở Brazil lên hơn 404.000. Quốc gia Nam Mỹ cũng là một trong những nước có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, với 189 ca/100.000 dân.

Đây là tháng thứ hai liên tiếp Brazil báo cáo số ca tử vong cao kỷ lục, sau khi ghi nhận 66.573 người chết trong tháng 3.

Bệnh viện ở nhiều khu vực của Brazil đối mặt nguy cơ sụp đổ, dù nhiều chuyên gia cho rằng đỉnh điểm của đợt bùng phát mới dường như đã qua. Chuyên gia nói các ca nhiễm nCoV tăng mạnh một phần do biến chủng mới lần đầu xuất hiện ở Manaus tháng 12 năm ngoái.

Một người đàn ông đào mộ tượng trưng để biểu tình phản đối cách xử lý Covid-19 của chính phủ ở bãi biển Copacabana, thành phố Rio de Janeiro tháng trước. Ảnh: AFP.

Một người đàn ông đào mộ tượng trưng để biểu tình phản đối cách xử lý Covid-19 của chính phủ ở bãi biển Copacabana, thành phố Rio de Janeiro tháng trước. Ảnh: AFP.

Được gọi là P1, biến chủng có thể khiến những người từng nhiễm chủng ban đầu tái nhiễm và có khả năng lây lan nhanh hơn.

29 triệu người Brazil đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19, tương đương hơn 13% dân số. Khoảng 13 triệu người đã hoàn thành chương trình tiêm chủng. Nhưng các thành phố ở 14 trong 27 bang của Brazil đã phải dừng tiêm mũi thứ hai vì thiếu nguồn cung.

Quốc gia 212 triệu dân đang chạy đua để có thêm nguồn vaccine, trong khi Thượng viện mở cuộc điều tra liệu chính quyền Tổng thống Jair Bolsonaro có khiến cuộc khủng hoảng y tế nước này trầm trọng hơn.

Tổng thống Bolsonaro nhiều lần đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của nCoV, phản đối các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát Covid-19 và từ chối một số lời đề nghị cung cấp vaccine. Ông bảo vệ cách ứng phó Covid-19 của mình, nói với người ủng hộ rằng "tôi không làm sai bất kỳ điều gì".

Thanh Tâm (Theo AFP)

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

 

Từ thế kỷ 19 thành phố Đà Nẵng thay thế Hội An giữ vai trò quan trọng, là cửa ngõ giao thông về ngoại thương, phát triển kinh tế của miền Trung. Những thương thuyền ngoại quốc từ các nước Âu Châu, Mỹ hay các quốc gia Á Châu như Trung Hoa, Nhật, Ấn Độ, Macau, Singapore, Manila. từng lui tới cảng Đà Nẵng qua nhiều giai đoạn khác nhau. Về địa danh Đà Nẵng theo tài liệu lịch sử có nhiều danh xưng như: Hàn Cảng, Hiện Cảng… nhưng người ta thường gọi là: Hàn, Tourane, Đà Nẵng.

Năm 1817 thực dân Pháp bỏ bang giao bằng ngôn ngữ, thay thế bằng vũ lực là tàu đồng, súng đại bác với đoàn quân viễn chinh thiện chiến. Năm 1847 vì nhu cầu bành trướng thế lực ở Viễn Đông, tìm thị trường tiêu thụ và khai thác vật liệu rẻ như: bông vải, lụa, đường, gạo, café, cao su, quế gỗ quý…Trong lúc triều đình Việt Nam thi hành chính sách bế môn tỏa cảng cấm đạo, tình hình trong nước không ổn định, giặc giã nổi lên khắp nơi, thêm nạn giết giáo sĩ truyền giáo là một cái cớ để Pháp xâm lăng. Thái Lan ký hiệp ước thương mại dễ dàng với Anh năm 1826 và Hoa Kỳ năm 1833, với Pháp 1856khôn khéo ngoại giao với người Tây phương tránh được tai họa xâm lăng. Nhật Bản năm 1868 mở đầu công cuộc Minh Trị Duy Tân (Meiji Ishin). Cuộc cải cách nầy tạo nên một thời đại mới cho nước Nhật. Minh Trị Thiên Hoàng (Mutsohito) chủ trương canh tân đất nước, theo lối giáo dục, thương mại của Tây phươngNhật Bản trở thành quốc gia quân chủ lập hiến giàu mạnh.  

Tóm lược những điểm chính trong biến cố lịch sử (1859-1945)

Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, nhiều lần tàu chiến Pháp vào Đà Nẵng thử sức với quân VN. 15.4.1847 đại tá Lapierre trên tàu Gloire bắn phá rồi bỏ đi. Ngày 26.09.1856 Lelieur cho tàu Catinat bắn phá các pháo đài bảo vệ Đà Nẵng vì chính sách sai lầm của vua Tự Đức với thảm kịch xử chém Giám mục Maria Diaz Sanjunjo người Tây Ban Nha  20.7.1857. Nên Pháp lôi kéo quân Tây Ban Nha cùng tham chiến tại Việt Nam.

Liên quân Pháp-Tây Ban Nha vào Sơn Trà mở màn cho cuộc chiến xâm lược Việt Nam, giai đoạn đầu tấn công từ 01.09.1858 đến năm 1859 Pháp và Tây Ban Nha chiếm vùng đất hữu ngạn sông Hàn, khống chế vịnh Đà Nẵng. Thời gian đánh Đà Nẵng Pháp chia quân vào Nam 10.02.1859 đánh thành Gia Định. Sau khi chiếm thành Gia ĐịnhDe Genouilly trở ra Đà Nẵng những trận đánh ác liệt tiếp tục, xảy ra, đô đốc Genouilly bị bệnh nên phó đề đốc Page lên thay thế 01.11.1859. Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp ra lệnh Page tái chiếm Sài Gòn, qua những lần thương thuyết với triều đình Huế không thành công. Page tự động công bố Sài Gòn là hải cảng thương mại tự do ngày 22.2.1860. Vì bận tham chiến với Anh ở Trung Hoa. Page ra lệnh ngày 23.3.1860 rút toàn bộ quân khỏi Đà Nẵng vào Sài Gòn cố thủ, Page đưa quân sang mặt trận Trung Hoa. Sau khi giải quyết xong ở Tàu, Pháp trở lại Gia Định 07.2.1861 chiếm ba Tỉnh Miền Đông Nam Kỳ. Ngày 25.2.1861 đánh đồn Kỳ Hòa, thành bị vỡ, Nguyễn Tri Phương bị thương, tán lý Nguyễn Duy tử trận, liên quân Pháp, Tây Ban Nha chiếm Mỹ Tho, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. Ngày 11.4.1861 phó đề đốc Léonard Chaener ra nghị định xây dựng thành phố Sài Gòn trên vùng đất rộng 2.500 ha.

Những cuộc chiến ở Bắc kỳ càng ngày thêm phức tạp, phó đề đốc Bonard gởi chiến thuyền ra Đà Nẵng uy hiếp triều đình Huế, trước tình hình rối ren như vậy phải trên bàn thương thuyết, ngày 28.5.1862 các quan đại diện cho triều đình là Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp đến Sài Gòn và Louis Bonard đại diện Pháp cùng ký hòa ước Nhâm Tuất 05.06.1862. (gồm 11 điều khoản) Việt Nam chịu nhiều thiệt hại, dù trong đó có điều trả lại Vĩnh Long. Sau hoà ước Nhâm Tuất triều đình Huế muốn chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, nên cử phái đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản đến Paris 13.9.1863. Nhưng chuyến đi vận động ngoại giao của phái đoàn Việt Nam hoàn toàn thất bại, trước tham vọng thực dân Pháp muốn chiếm Việt Nam làm thuộc địa.

(hình quân pháp đổ bộ vào Đà Nẵng)

 

Chính phủ Pháp bổ nhiệm phó đề đốc Bonard làm tư lệnh toàn quyền hành chánh và quân sự. Ngày 15.06.1867 De la Grandière chỉ huy đoàn quân 1200 nguời, 400 lính tập với tàu chiến pháo hạm từ sông Sài Gòn đến chiếm Mỹ Tho, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau khi mất ba tỉnh miền TâyPhan Thanh Giản (1796-1867) tuyệt thực uống thuốc độc tự tử ngày 05.7.1867. Pháp đánh Hà Nội ngày 20.01.1873 đại uý Francìs Garnier tấn công thành Hà Nội  Nguyễn Lâm tử thương, Nguyễn Tri Phương (1800-1873) bị thương, ông nhịn đói chịu đau từ trần ngày 20.02.1873. Pháp tiếp tục đánh chiếm phủ Hoài Đức, Gia Lâm, Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. Một tháng sau F. Garnier bị giết (chặt đầu) ở Cầu Giấy, trong thời gian nầy đại diện phái đoàn Huế Nguyễn Văn Tường và Philastre cùng ký thỏa ước đầu tiên ngày 05.01.1874 Pháp phải trả lại Ninh Bình, Nam Định. Ngày 06.02.1874 Nguyễn Văn Tường và Philastre ký thỏa ước thứ II, nhiều khoản cho quân Pháp đồn trú ở Hải Phòng, đặt trú sứ Pháp với quân hộ vệ ở Hà Nội. Vua Tự Đức lo ngại các thỏa ước đã ký, nhưng vẫn để Nguyễn Văn Tường vào Sài Gòn cùng Lê Tuấn bàn chuyện ký hoà ước mới. Hoà ước Giáp Tuất ngày 15.03.1874 gồm có 22 điều khoản, Hoà ước ký xong chánh sứ Lê Tuấn từ trần ngày 17.03.1874, Nguyễn Văn Tường về Huế. Dupré bàn giao chức thống đốc cho phó đề đốc Krantz, về Pháp ngày 16.03.1874.

Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ II lấy cớ khai thông sông Hồng gặp khó khăn. Đại tá Henri Rivière rời Sài Gòn với đoàn quân 500 người và tàu chiến ngày 26.03.1882 đến Hải Phòng ngày 02.4.1874 và hôm sau tới Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu (1828-1882)cử tuần phủ Nguyễn Hữu Xứng đến yều cầu Henri R. cho biết lý do đến Hà Nội. Ngày 04.04 Henri R. đến gặp Hoàng Diệu cho biết đến bảo vệ kiều dân Pháp và yêu cầu Hoàng Diệu bỏ các công sự phòng thủ. Hoàng Diệu không thuận, sáng 25.04.1882 Henri R. dàn quân trước thành gởi tối hậu thư buộc Hoàng Diệu giao thành đầu hàng trước 8 giờ sáng. Hoàng Diệu quyết tử chiến, nhưng không thể giữ thành được, để tránh thiệt hại ông ra lệnh binh sĩ rút lui, Hoàng Diệu vào văn miếu viết tờ di biểu gởi về triều đình và thắt cổ tự tử. Triều đình cử Trần Đình Túc tới Hà Nội ngày 10.05.1882, Henri R. tuyên bố trả thành Hà Nội hai bên cùng giải quyết vấn đề địa phương. Giai đoạn nầy Nhà Thanh và Pháp muốn chia hai Bắc Kỳ, Trung Hoa điều quân qua Việt Nam vì mưu lợi, trong lúc Pháp muốn chiếm trọn Bắc Kỳ. Ngày 10.12.1882 tại Thiên Tân Bourée và Lý Hồng Chương ký tạm ước về Bắc Kỳ, Trung Hoa chiếm phía bắc sông HồngPháp thuộc về phiá nam Sông Hồng. Vì quyền lợi về hầm mỏ và tài nguyên Pháp muốn độc quyền chiếm đóng cả Bắc Kỳ, sau đó xóa bỏ tạm ước Thiên Tân ký với Tàu.

Cuối năm 1882 Quốc hội Pháp đồng ý tăng viện trợ cho Henri Revière 750 quân. Henri R. rời Hà Nội ngày 23.3.1883 đến thành Nam Định 25.3. yêu cầu tổng đốc đầu hàng, nhưng tổng đốc Võ Trọng Bình không trả lời, ngày 27.3 quân pháp tấn công chiếm thành, giao cho thiếu tá P. Bandens trấn giữ rồi rút quân về Hà Nội. Ngày 19.05 1883 Henri R. hành quân ngoại ô Hà Nội bị quân cờ Đen bắn chết. Thực dân Pháp tiếp tục đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ và chuẩn bị đánh kinh thành Huế, phó đề đốc Courbet được lệnh của bộ Hải quân và Thuộc địa đánh Thuận Hóa ngày 11.8.1883. Pháp đánh Thuận An ngày 20.8.1883 quân Việt phải rút lui, ngày 21.8 triều đình cử quan thượng bạc Nguyễn Trọng Hợp đến Thuận An đề nghị đình chiến, cuối cùng phái đoàn Việt Nam phải ký hòa ước Quý Mùi 25.8.1883sau đó hòa ước Giáp Thân 06.06.1884 thực dân Pháp đặt nền bảo hộ tại Việt Nam. Từ đó là những trang sử đau buồn cho Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn tranh đấu qua nhiều phòng trào đánh Tây, muốn thoát khỏi vòng nô lệ nên máu xương của dân quân tiếp tục đổ ra trên dòng sông lịch sử, cho đến ngày giành lại độc lập năm 1945.

Đà Nẵng là địa danh trải qua những đau thương của lịch sử, bị 62 năm làm nhượng địa cho thực dân PhápNgày 01.10.1888 vua Đồng Khánh ký nhượng hẳn cho Pháp quyền sở hữu Hà Nội, Hải Phòng và khu Đà Nẵng. Khu Đà Nẵng gồm 5 xã cắt ra từ huyện Hòa Vang: Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương, Nại Hiên Tây. Được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng Nghị định ngày 02.10.1888. Thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ có diện tích 10.000ha (tương đương với 20.000 mẫu ta). Nhượng địa Đà Nẵng thay đổi theo từng thời gian đã trở thành một thành phố theo mô hình Tây phương, lấy thương mại làm nguồn sống và phát triển, đứng đầu thành phố là Đốc Lý (thị trưởng) có Hội Đồng Thị Xã.

Năm 1902 Hội An vẫn còn là trung tâm thương mại quan trọng, Pháp cho làm con đường sắt kiểu Deceauvillleđược gọi là Tramway de l´ilôt de l’Observatoire à Faifoo) nối liền Đà Nẵng Hội An hoạt động tới năm 1916 thì bị dẹp bỏ. Nhiều công ty lớn của Pháp đến Đà Nẵng đầu tư phát triển mạnh như: Messageries Maritmes (hàng hải), hãng Chargeurs- Réunis, Sica (hãng rượu), BGI (hãng bia) Esso (Xăng dầu), Eiffel. (cầu đường)… v v. Đông Dương Ngân Hàng (Banque de l‘Indochine); Pháp Hoa Ngân Hàng (Banque Franco-Chinois), Ngân hàng Nông Tín Bình Dân (Banque de Crédit Populaire Agricole), hệ thống khách sạn, nhà máy, bưu điện. Y tế. Cảng Đà Nẵng mở rộng đào vét sâu hơn, nhiều thương thuyền ngọai quốc có trọng tải lớn cập bến dễ dàng. Tuy nhiên trước năm 1922 ở Đà Nẵng còn dùng đèn khí đá Carbure, đèn manchon, đèn treo Hoa Kỳ đốt bằng dầu lửa. Đến năm 1923 Cty SIPEA (Société Industrielle pour les eaux et L‘ Electricité en Asie) trúng thầu khai thác về điện lực đem lại ánh sáng văn minh đầu tiên cho Đà Nẵng. Hệ thống cung cấp nước máy chưa thực hiện, nên phải dùng giếng bơm hay giếng đào.

Năm 1927 hãng xe đò của người Việt ra đời cạnh tranh với hãng xe STACA của Pháp. Vì nhu cầu khai thác kinh tế tại Đà Nẵng, Năm 1905 nhà cầm quyền Đông Dương cho mở hải cảng và đường hỏa xa có Ga chính ở đường Lagrée (Nguyễn Hoàng ngày nay) vì nhu cầu cho việc chuyển hàng hoá nên Phòng Thương mại làm thêm đường rầy tới bờ sông Hàn, nên người ta thường gọi GA LỚN và GA CHỢ HÀN.  Năm 1936 dân số Đà Nẵng khoảng 25.000 người, người Hoa cũng đến buôn bán kinh doanh thành các bang: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Hẹ

Sau thế chiến thứ II. 1939-1945 lịch sử Việt Nam đã bị ảnh hưởng

Nhật đảo chánh Pháp ngày 09.03.1945 tại Đông Dương, Đại sứ Matsumoto Shunichi tuyên bố trao trả độc lập cho VN (?) „Châu Á trả về cho người Châu Á“. Ngày 11.3.1945, vua Bảo Đại tuyên bố độc lập, chế độ bảo hộ và thuộc điạ của Pháp cáo chung. Hòa ước Giáp Thân ký ngày 06.06.1884 dưới thời vua Kiến Phúc (trị vì 1883-1884) vô giá trị. Ngày 17.04.1945 Việt Nam thành lập Chính phủ Trần Trọng Kim.

* 20.07.1945 toàn quyền Nhật Tsuchihasshi long trọng trao trả các thành phố nhượng địa mà họ đã chiếm lại của người Pháp, từ đó danh từ Đà Nẵng chính thức thay thế tên gọi Tourane dưới thời thuộc điạ.

* 06.8. và 09.8.1945 Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng Minh 14.8.1945.

* 25.08.1945 vua Bảo Đại thoái vị, kết thúc triều đại nhà Nguyễn trị vì qua 143 năm (1802- 1945).

* 16.09.1945 quân Pháp núp bóng quân Anh để trở lại Việt Nam.

* 13.03.1946 một thỏa hiệp ký kết giữa Pháp-Hoa. Trung Hoa đồng ý để cho Pháp thay thế trong việc giải giới quân Nhật ở Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.

* 27.3.1946 một lữ đoàn Thủy quân lục chiến Pháp gồm 700 quân đổ bộ lên cảng Đà Nẵng[1]

* 9.12.1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đà Nẵng cũng như nhiều nơi khác nằm trong chiến tranh mới “cuộc chiến không còn chiến tranh thuộc địa mà là cuộc chiến giữa cộng sản và thế giới tự do”. Đà Nẵng có một thời gian ngắn bị đổi là Thái Phiên, vì nhu cầu  tình hình Việt nam và thế giớiPháp bắt buộc phải lựa chọn một giải pháp chính trị mới cho Việt Nam và giải pháp đó không gì tốt hơn là chọn cựu hoàng Bảo Đại, cuối tháng 12.1947, cựu hoàng đến Pháp thương thuyết.

Ngày 5.6.1948 cựu hoàng về vịnh Hạ Long ký kết thỏa ước Hạ Long trên tàu Duguay-Trouin, thừa nhận VN dưới sự lãnh đạo của quốc trưởng Bảo Đại một quốc gia độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp. Sau thỏa hiệp nầy quốc trưởng Bảo Đại sang Paris ký thỏa ước Elysée với Tổng thống Pháp là Vincent Auriol. Ngày 08.03.1949 Pháp thừa nhận VN là một quốc gia. Như vậy qua thỏa ước Elysée, Pháp đã giải kết những hòa ước trước đây nhà Nguyễn đã ký kết với Pháp. Thời gian Pháp đô hộ, người dân Đà Nẵng- Quảng Nam luôn đấu tranh chống Pháp qua các phong trào Nghĩa Hội (1885) Phong trào Duy Tân (1905) đến vụ xin xâu chống thuế „Trung Kỳ Dân Biến“ (1908), Ủy ban khởi nghĩa (1916) Việt Nam Quang Phục Hội Trung Kỳ của Thái Phiên, Lâm Nhĩ, Hồ Cảnh Vinh, Phan Thành Tài, Lê Cơ với Trần Cao Vân giúp vua Duy Tân khởi nghĩa dù thất bại, nhưng làm thực dân Pháp ăn ngủ không yên

Di tích lịch sử và văn hoá

Ngày 03.01.1950 chính phủ Pháp chính thức trao trả Đà Nẵng cho Việt Nam. Phần lớn thế hệ chúng tôi sinh ra trong thời điểm đó ở Đà Nẵngđi học ít chú ý đến biến cố, địa đanh lịch sử của quân dân Việt Nam chống Tây. Kiến thức về lịch sử, địa lý rất hạn hẹp vì chỉ học những giờ Sử Điạ ở trường mà thôi. Những thập niên qua với tinh thần trở về nguồn của đồng hương Xứ Quảng, phát hành Đặc san xuân, hàng năm Đại Hội liên Trường, giỗ cụ Phan Châu Trinh do Hội ái hữu trường trung học Phan Châu Trinh, Phan Thanh Giản tổ chức, nhờ hệ thống xa lộ thông tin (Information superhighway), tôi có cơ hội liên lạc với các bạn một thời Đà Nẵng khắp nơi trên thế giới, hồi tưởng kỷ niệm về Quảng Nam Đà Nẵng, mái trường xưa. Nhìn lại lịch sử thời thuộc điạ, người Pháp không thực sự muốn khai hóa dân tộc Việt Nam, giới hạn phát triển các trường Trung và Đại học, trước năm 1936 trường Quốc Học Huế chỉ dạy hết bậc cao tiểu học (trung học đệ nhất cấp) bằng cao tiểu còn gọi là bằng thành chung (Diplôme d’ Etudes Primaires Supérieures). Năm 1936-1937 trường Quốc Học đổi thành Khải Định bắt đầu mở ban tú tài.

Suốt thời gian bị nhượng địa cho Pháp, Đà Nẵng chỉ có các trường tiểu học dành cho Pháp gọi là École Française và hai trường cho Nam (École des Garçons) và Nữ (École des Jeunes Filles). Tỉnh Quảng Nam đông dân nhất miền Trung không có trường Trung học, những thế hệ trước phải ra học ở Huế, Hà Nội hay Sài Gòn. Năm 1927 Pháp cho mở tú tài bản xứ (baccalauréat local) đến năm 1930 được công nhận như tú tài chính quốc (baccalauréat metropolitian). Sau khi Đà Nẵng được trao trả „độc lập“ do đề nghị của chính quyền điạ phương ngày 06.05.1954 quyền tổng trưởng bộ Quốc Gia Giáo Dục và Thanh Niên Bộ Giáo Dục ban hành nghị quyết số 95_GD-NĐ. thành lập các trường trung học công lập đầu tiên miền Trung là: Đào Duy Từ (Đồng Hới), Nguyễn Hoàng (Quảng Trị), Trần Quý Cáp (Hội An), Võ Tánh (Nha Trang), Duy Tân (Phan Rang), Phan Bội Châu (Phan Thiết), Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), có truyền thống giống như các trường Quốc Học Huế, Chu Văn An Hà Nội, Pétrus Ký Sài Gòn.

Đà Nẵng một thời vang bóng, đầu thế kỷ 19 do sự phát triển của thành phố đông dân hơn, năm 1965 vì chiến tranh dân từ các quận mất an ninh về Đà Nẵng sinh sống, làm sở Mỹ, đời sống sung túc hơn. Nhiều trường Trung học công lập: Thanh Khê, Đông Giang, Nguyễn Trường Tộ, Quốc Gia Nghiã Tử, Nữ trung học Hồng Đức, Văn Hoá Quân Đội, Kỹ thuật. Ngoài ra còn có nhiều trường trung, tiểu học tư thục như Bồ Đề, Sao Mai, Thánh Tâm, Phan Thanh Giản, Tây Hồ, Bán công Nguyễn Công Trứ, Pascal, Thọ Nhơn…. Nhờ sự vận động nhiều năm của nhân sĩ Đà Nẵng, mùa xuân 1974 Viện Đại Học Cộng Đồng được thành lập (chương trình học như của Hoa kỳ). Các trường công cũng như tư thục tại Đà Nẵng đào tạo rất nhiều người tài giõi phục vụ đất nước. Rời Việt Nam người Đà Nẵng – Quãng Nam  mang theo truyền thống giáo dục được hấp thụ trước 1975, đến xứ người thành đạt trên mọi phương diện không thua kém người bản xứ.

Đà Nẵng tiếp xúc văn minh Tây Phương nên những Giáo sĩ truyền đạo có nhiều cơ hội gieo đức tin Thiên Chúa. Thời xa xưa chỉ có một nhà Nguyện ở thành Điện Hải, nhà thờ Phú Thượng cách xa thị xã 20 km (ngã ba Hoà Khánh đi Bà Nà) xây năm 1876 nơi đó còn có dòng tu kín Phao lô, nhà thờ Chính tòa trên đường Độc Lập xây năm 1923đó là nhà thờ lớn duy nhất được xây dưới thời nhượng địa. Năm 1963 Ðức Cố Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được Tòa Thánh bổ nhiệm về làm Giám mục Ðà Nẵng tiên khởi (giáo phận mới thành lập).

Năm 1954 làn sóng di cư từ Quảng Bình vào Đà Nẵng có những khu định cư Thanh Bồ, Đức Lợi, Tam Tòa, vì nhu cầu phục vụ Thánh Thể nhà Thờ được xây thêm. Giáo dân luôn có bổn phận với tổ quốc và dân tộc, trái với dư luận: “ai theo Thiên Chúa là rước Pháp vào và theo Pháp phản quốc.” cũng như ngày nay những nhóm khủng bố thường phát xuất từ những người Hồi Giáo cuồng tín, nhưng không phải tất cả tín đồ Hồi Giáo đều là khủng bố. Các Thừa Sai, Giáo Sĩ người Tây Phương mang Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 16 (1659) chứ không phải thực dân Pháp. Các phong trào chống Tây chống luôn người có Đạo vì thành kiến họ làm tay sai cho Tây, nên họ phải sống tập trung thành từng khu để tự bảo vệ. Trường hợp Giáo dân ở vùng Trà Kiệu[2] thuộc quận Duy Xuyên Quảng Nam, phải đương đầu với phong trào Văn Thân chống Tây…

Trên lý thuyết Đà Nẵng từng là nhượng điạ của Tây, nhưng đạo Phật tư do phát triển mạnh có nhiều chùa như:

Chùa Phổ Đà: khởi dựng năm 1927, tổ khai sơn là Hòa thượng Thích Tôn Thắng, chùa được trùng tu vào các năm 1937, 1945, 1983 hệ Chính Tông Phật Giáo đào tạo nhiều tăng ni nổi tiếng, trước có tên Phật học viện Trung Phần, năm 1961 đổi tên là Phổ Đà, điạ chỉ 332 Phan Châu Trinh.

Chùa Tam Bảo: xây từ năm 1953-1963, chùa có 5 tháp cao do thợ Quảng Nam pha màu trước khi nung ngói, tạo ra 5 màu sắc biểu tượng của Phật giáo. Đây là chùa theo phái Nam Tông (từ Ấn Độ sang)trước chùa có 2 cây bồ đề là cây con của bồ đề Đạo Tràng (nơi Thích Ca thành Phật), Chùa có 2 tầng tháp nơi cất giữ một phần nhỏ Xá Lợi Phật. Toạ lạc số 327 Phan Châu Trinh.

Chùa Pháp Lâm: Năm 1936 do nhóm cư sĩ “An Nam Phật Học” thuộc Chi Hội Đà Nẵng đứng ra xây dựng, chùa được trùng tu năm 1970 là trụ sở của tỉnh Hội Phật Giáo. Ngoài ra còn các chùa Từ Vân, Bảo Nghiêm, Từ Tôn và các chùa nổi tiếng ở Ngũ Hành Sơn….

Hội Thánh Tin Lành được thành lập năm 1911 các Mục sư từ Mỹ là: R.A. Jaffray, Paul M. Hoster, G. liloryd Hugles mua đất xây dựng nhà Thờ bằng lá tại đường Khải Định năm 1913.  Đạo Tin Lành cũng gặp khó khăn với chính quyền Pháp, Pháp sợ ảnh hưởng của Mỹ đến Việt Nam(?)Lúc đầu chỉ có 20 tín đồ trong đó có 2 người thuộc hoàng tộc: Công Tôn Nữ Thị Hầu và Công Tôn Nữ Tú Oanh (cháu nội vua Minh Mạng)mãi đến năm 1922 Hội Thánh được xây lại bằng gạch ngói, mục sư Hoàng Trọng Thừa làm Hội trưởng đầu tiên.

Năm 1956 Đạo Cao Đài khánh thành Trung Hưng Bửu tòa, ra mắt Hội Thánh truyền giáo Cao Đài. Sau nầy có các thánh thất như Trung Thành, Trung Đồng, Liên Hoa, Trung Bửu, Trung Tâm Thánh Thất Tịnh.

Năm 1915 thành lập viện bảo tàng Chàm, dưới sự bảo trợ của viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Việt Nam. Kiến trúc mô phỏng theo đường nét kiểu tháp Chàm. Trưng bày hiện vật điêu khắc bằng đá và đất nung (có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 15)các hiện vật khai quật từ Quảng Bình đến Bình Định.

Trước 1975 Đà Nẵng có các rạp Ciné Chợ Cồn (Tân Thanh), Trưng Vương, Li Đô, Kim Châu, Kinh Đô, Kim. Ngoài ra còn có nhà hát Hòa Bình…những quán cafe hữu tình như Lộng Ngọc, Quỳnh Châu, Ngọc Anh. Câu lạc bộ Phượng Hoàng, các quán bê thui ở đường Ông Ích Khiêm, Hội Khuyến Học, Hội Việt Mỹ…Nhiều Ty, cơ sở hành chánh lớn của vùng I. Bộ chỉ Huy Quân Đoàn I, sư Đoàn I Không Quân, bộ tư lệnh Hải Quân ở Tiên Sa, phi trường Đà Nẵng. bệnh viện Toàn Khoa, bệnh viện Duy Tân của Quân đội. Bến xe chợ Cồn đi liên tỉnh, bến xe Diên Hồng (công trường con gà cũ) đi Non Nước, Sơn Trà, ở ngã năm Hoàng Diệu có bến xe “Traction” đi Huế và đường xe lửa hoạt động giới hạn giữa Huế. Đà Nẵng chỉ có một cầu De Lattre để qua vùng biển Mỹ Khê, ngoài ra còn có chiếc phà qua lại trên sông Hàn.

Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên, phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông là biển Đông. Cách Hà Nội 764 km, Sài Gòn 964 km. Trước 1975 dân số khoảng nửa triệu người. Năm 2009 dân số tăng lên hơn 951.700 người, diện tích 1.285,5 km² (trong đó có 305 km² của Hoàng Sa), mật độ trung bình 690/ km², biển 15.000 km². Hiện nay có 6 quận và 2 huyện Hòa Vang và Hoàng Sa. Hệ thống giáo dục có 15 trường Đại học, Học viện; 17 trường Cao đẳng; nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học  phổ thông. Có 17 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường và trên 900 phòng khám chữa bệnh tư nhâncùng với sự hình thành của trường Đại Học Y Dược và trường Đại Học Kỹ Thuật Y Tế. Cảng Đà Nẵng sâu có 9 cầu cảng dọc theo sông Hàn, sân bay quốc tế, có nhiều xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ chế biến, công nghệ cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng.. (theo tài liệu của thành phố Đà Nẵng).

Sông Hàn dài 204 km, thơ mộng chảy qua biển Đà Nẵng dài khoảng 30 km cát trắng mịn, có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Tiên Sa, Thanh Bình, Thanh Khê, Mỹ An, Xuân Thiều, Nam Ô…. Chung quanh bán đảo Sơn Trà có nhiều san hô, Ngũ Hành Sơn cách Đà Nẵng  khoảng 7 km là một thắng cảnh đẹp, đứng ở Non Nước có thể nhìn thấy xa xa là cù lao Chàm. Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò quan trọng. Đà Nẵng trải qua 706 năm (1306 -2012) gắn liền với các thời kỳ lịch sử. Ngày nay về thăm Đà Nẵng chắc chắn chúng ta phải ngỡ ngàng trước nhiều đổi thay, những con đường xưa mang tên mới xa lạ, trường Phan Thanh Giản, Sao Mai và nhiều trường khác bị đổi mất tên. Có thêm vài ba cái cầu bắc ngang sông Hàn, nhiều dinh thựkhu nghỉ mát dành cho những giai cấp mới tư bản đỏ, nhiều vùng đất dành cho ngoại quốc đầu tư, Đà Nẵng phát triển nhưng đã làm cho người dân khốn khổ như trường hợp ở Cồn Dầu và nhiều nơi khác bị cướp đất, họ phải chiụ mọi thua thiệt vì “thấp cổ bé miệng”. Chúng ta xa quê hương đã lâu có cuộc sống hội nhập tốt đẹp ở xứ người luôn mong ước Việt Nam phát triển kinh tế để đất nước phú cường và đời sống  người dân phải có tự do, dân chủ.

Nguyễn Quý Đại

Tài liệu tham khảo

Lịch sử Đà Nẵng – nhà văn  Võ Văn Dật  (Việt Nam California  2007)

Non nước xứ Quảng – Lê Minh Quốc (nhà xuất bản Trẻ Việt Nam 2002)

Quảng Nam Trong lịch sử Trần Gia Phụng NxB Non nước  Toronto 2003

Tích tài liệu về Đà Nẵng

Từ 10/1955 đến 29/3/1975

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập thị xã Đà Nẵng gồm 3 quận với 18 khu phố (tương đương với phường).

– Quận I: gồm 9 khu phố: Xương Bình, Phước Ninh, Thiệu Bình, Hải Châu, Thạch Thang, Nam Dương, Hòa Thuận, Bình Thuận, Nại Hiên.

– Quận II: gồm 10 khu phố: Thạc Gián, Hà Khê, An Khê, Phú Lộc, Phục Đán, Chính Trạch, Xuân Đán, Tam Tòa, Thanh Khê, Xuân Hòa.

– Quận III: gồm 9 khu phố: An Hải, Mân Quang, Cổ Mân, Nam Thọ, Mỹ Khê, Phước Trường, Nại Hiên Đông, Tân Thái, Thượng Nghĩa.

31-7-1962

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra sắc lệnh 162-NV chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam có 9 quận, 1 thị xã, 144 xã. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hội An. Tỉnh Quảng Tín có 6 quận, 1 thị xã, 89 xã. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Tam Kỳ.

Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín, chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Nam chấp hành Nghị quyết của Khu ủy V, chia Quảng Nam thành hai tỉnh mới để tiện việc tổ chức, chỉ đạo, đối phó với âm mưu của địch.

Phía bắc là tỉnh Quảng Đà gồm 5 huyện (Hòa Vang, Đại Lộc, Thống Nhất, Điện Bàn, Duy Xuyên), thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An.

Phía nam là tỉnh Quảng Nam gồm 6 huyện (Quế Sơn, Nam Tam Kỳ, Bắc Tam Kỳ, Thăng Bình, Tiên Phước, Trà Sơn).

11-1967

Khu ủy V ra quyết định sáp nhập tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng thành Đặc khu Quảng Đà.

6-1-1973

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra nghị định giữ nguyên 3 quận như cũ, chỉ sáp nhập 28 khu phố bên dưới cấp quận thành 19 phường. Thị xã Đà Nẵng được đặt dưới quyền điều hành của Hội đồng thị xã, gồm 12 ủy viên, do một thị trưởng đứng đầu.

– Quận I: gồm 7 phường: Triệu Bình, Xương Bình, Thạch Thang, Hải Châu, Nam Phước, Bình Hiên, Hòa Thuận.

– Quận II: gồm 5 phường: Chính Gián, Thạc Gián, An Khê, Thanh Lộc Đán, Hà Tam Xuân.

– Quận III: gồm 7 phường: Nam Thọ, Mân Quang, Mân Thái, An Hải Tây, Phước Mỹ, Nại Nghĩa, An Hải Bắc.

[1] / Sau hiệp định Genève (20.7.1954) Hoa Kỳ quyết định ủng hộ VNCH để chận đứng làn sóng cộng sản và Trung cộng. Ngày 08.03.1965, tiểu đòan 3 thuỷ quân lục chiến thuộc lữ đoàn 9 Hoa Kỳ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Xuân Thiều (Nam Ô) thuộc xã Hoà Hiệp, huyện Hoà Vang nay thuộc quận Liên Chiểu Đà Nẵng, cùng ngày tiểu đoàn thứ 2 được không vận từ Nhật đến sân bay Đà Nẵng. Sau đó hơn nửa triệu quân Đồng Minh vào Việt Nam giúp VNCH chống cộng sản. Cuộc chiến kéo dài gần 30 năm khoái lửa, bom đạn tàn phá quê hương, Người Mỹ vì quyền lợi của nước Mỹ nên Hiệp định Paris ký ngày 07.01.1973 Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, bỏ mặc người bạn đồng minh VNCH cho đến ngày bức tử 30.4.1975

Theo dư luận, tuần dương hạm Trịnh Hòa 鄭和 Zhèng Hé/ Cheng Ho đến cảng Đà Nẵng từ 18 đến ngày 22.11.2008 từ đó đã có nhiều vụ căng thẳng xảy ra trong khu vực thềm lục địa biển Đông Việt Nam bị ảnh hưởng, đang vào vụ cá nam mà mấy trăm tàu tại chợ cá Thọ Quang và cảng cá Đà Nẵng phải đậu bến vì lệnh của Tàu Cộng cấm đánh bắt cá ba tháng ở biển Đông? Hải quân Trung Cộng giống như bọn cướp biển, ăn cướp cá của ngư dân, thường gây tai nạn đe dọa ngư dân Việt Nam  trong khi đó đảng CSVN chỉ lên tiếng lấy lệ. Dâng biển cho bọn Tàu cộng để thụ hưởng quyền lợi, không chú ý đến quyền lợi dân tộc và đất nước !

[2]  Theo một số sử gia thì trước khi các linh mục Dòng Tên do Cha Buzomi dòng Phanxicô dẫn đầu, đến Hội An và các vùng phụ cận để chính thức tổ chức công cuộc truyền giáo ở Ðàng Trong (1615). Năm 1625 đạo Công Giáo được rao giảng khắp các xứ lớn ở miền Nam… Một điều khác là sử liệu cũng cho chúng ta biết là nhà thờ Trà Kiệu đã có trước thời 1681 – 1682 đã được các Cha dòng Phanxicô cai quản cho đến khoảng năm 1810 mới bàn giao lại cho các Linh mục thừa sai Hội Truyền Giáo nước ngoài Ba-lê (MEP) (lịch sử giáo xứ Trà Kiệu)

 

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực

 

Nhìn tấm hình Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng (chắc ở tuổi 80), tác giả của 'Vòng tay học trò' nổi tiếng một thời, kí tặng sách cho các độc giả trẻ tuổi tôi thấy vui trong lòng. Vui là vì sau gần 50 năm thì những tác phẩm văn học kinh điển trước 1975 cũng đến tay các bạn đọc thuộc thế hệ trẻ. Nhưng sự kiện đó cũng làm tôi nhớ lại thời đen tối -- vô cùng đen tối -- sau 1975.

 

VTHOCTRO

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng được tái bản 2021 - Ảnh: T.L 


Các tác phẩm của các nhà văn như Nguyễn Thuỵ Long, Văn Quang, Thế Uyên, Phan Nhật Nam, Duyên Anh, Doãn Quốc Sỹ được gọi là "độc dược", "đồi trụy" và "chống cách-mạng một cách có ý thức".Để biết đen tối ra sao thì bài viết của Phúc Tiến [1] và của Bs Ngô Thế Vinh [2] sẽ cung cấp thêm thông tin về một giai đoạn lịch sử đó. Thỉnh thoảng, có vài bạn trẻ hỏi tôi là hồi sau 1975 có chuyện nhà cầm quyền mới đốt sách hay không. Thoạt đầu, tôi rất ngạc nhiên về câu hỏi vì đó, và tự hỏi 'sao họ là sinh viên, là bác sĩ, là kĩ sư ... mà có vẻ quá ngây thơ, chẳng biết gì về cái thời đau thương đó?' Phải vài năm sau tôi mới hiểu. Hiểu rồi thông cảm cho họ, vì sự thật đó chưa đến với họ.

Thật ra, ngay từ trong thời còn chiến tranh trong thập niên 1960s, chiến dịch huỷ diệt nền văn nghệ miền Nam đã được bàn đến. Thời đó, mấy văn nghệ sĩ ở miền Bắc cho rằng nền văn học miền Nam tiền 1975 là nền “văn học thực dân mới”. Những nhà phê bình văn học nổi tiếng như Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức đều có những bài viết phê phán nặng nề nền văn học miền Nam. Theo một thống kê của Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, trong thập niên 1954 - 1975 đã có ít nhứt 286 bài viết chửi bới các văn nghệ sĩ và nền văn nghệ miền Nam xuất hiện trên các tuần báo như Học Tập, Thống Nhất, Nghiên cứu nghệ thuật, Văn Nghệ, Tạp Chí Văn Học.

Các nhà cầm trịch văn nghệ mới gọi nền văn học miền Nam nói chung là "đồi trụy hóa con người", một thứ "văn học phục vụ chính trị phản động", và nó chỉ "phục vụ xã hội tiêu thụ miền Nam". Phong Lê và Hoàng Trung Thông có cuốn "Văn học Việt Nam Chống Mỹ, Cứu Nước", và trong sách, hai vị này gọi Mĩ là "tên sen đầm quốc tế", là "tên đầu sỏ chủ nghĩa thực dân mới". Phạm Văn Sỹ thì đánh giá rằng nền văn học miền Nam là thứ "văn chương chống Cộng là thứ văn-chương xảo trá đê hèn nhất của Mỹ - Ngụy ở miền Nam". Lữ Phương trong "Cuộc xâm lăng về văn hoá và tư tưởng của đế quốc Mĩ tại miền Nam Việt Nam" gọi các nhà văn hóa và văn-nghệ sĩ miền Nam là "đội quân văn-hóa phản động", là "tay sai của đế quốc Mỹ".

Sau năm 1975, có hàng loạt cách lên án các văn nghệ sĩ và nền văn nghệ miền Nam trước 1975. Có thể kể vài cuốn sách đáng chú ý như sau (tôi vẫn còn giữa vài cuốn để đọc cho biết):
• Văn hoá văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy (hai tập) của Phong Hiền, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Hoa Lục Bình (1977);
• Tiếp tục đấu tranh xoá bỏ tàn dư văn hoá mới của Hà Xuân Trường (1979);
• Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của Trần Văn Giàu, Nguyễn Huy Khánh, Vũ Hạnh, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Phong Hiền, Phan Đắc Lập, Bùi Công Hùng (1980);
• Cuộc xâm lăng về văn hoá và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam của Lữ Phương (1981);
• Nọc độc văn học thực dân mới của Trần Trọng Đăng Đàn (1983);
• Nọc độc văn hoá nô dịch của Chính Nghĩa (?);
• Những tên biệt kích cầm bút của nhà xuất bản Công an Hà Nội (1986);
• Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ Ngụy của Lê Đình Kỵ (1987);
• Lại bàn về nọc độc văn học thực dân mới Mỹ của Trần Trọng Đăng Đàn (1987);
• Văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954-1975 (tập 1) của Trần Trọng Đăng Đàn (1988);
• Văn hoá văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam cũng của Trần Trọng Đăng Đàn (1990).

"Biệt kích văn hoá"
Các nhà phê bình lí luận chế độ mới có vẻ thích chữ 'biệt kích'. Thật vậy, mệnh đề "biệt kích văn hoá" được dùng làm tựa đề cho 2 cuốn sách lên án các văn nghệ sĩ miền Nam thời trước 1975. Có lẽ các bạn đang nóng lòng hỏi ai là những tên 'biệt kích văn hoá' này? Theo danh sách được liệt kê trong cuốn 'Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hoá, tư tưởng' (tôi thích cuốn này vì cách viết rỗn rãng của nó) thì những người sau đây nằm trong danh sách:
• Võ Phiến
• Nguyễn Mạnh Côn
• Doãn Quốc Sĩ
• Mai Thảo
• Vũ Khắc Khoan
• Hồ Hữu Tường
• Thích Nhất Hạnh
• Dương Nghiễm Mậu
• Duyên Anh
• Nhã Ca.

Cuốn này dự tính có tập II (nhưng tôi không tìm thấy). Theo dự kiến, tập II sẽ viết về "những tên khác như" (thời đó người ta gọi văn nghệ sĩ miền Nam là 'tên'):
• Phạm Duy
• Chu Tử
• Tạ Tỵ
• Đinh Hùng
• Thanh Tâm Tuyền
• Phan Nhật Nam
• Văn Quang
• Xuân Vũ
• Thảo Trường
• Hà Huyền Chi
• Tô Văn
• Lê Xuyên ...

Còn cuốn 'Những tên biệt kích cầm bút' thì đề cập đến những văn sĩ nổi tiếng như:

• Hoàng Hải Thủy
• Dương Hùng Cường
• Lý Thụy Ý
• Nguyễn Thị Nhạn
• Nguyễn Hoạt
• Trần Ngọc Tự
• Khuất Duy Trác (ca sĩ tâm đắc của tôi).

Giới cầm bút cung đình thời đó (Trần Văn Giàu, Nguyễn Huy Khánh, Vũ Hạnh, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Phong Hiền, Phan Đắc Lập, Bùi Công Hùng) khi viết về các văn nghệ sĩ trên, họ chỉ có một ngôn ngữ: chửi bới và hạ nhục. Dưới đây là một mẫu ngẫu nhiên từ cuốn sách trên:
• Nhà văn Võ Phiến: "từng bị án tù của cách mạng, hoạt động cầm bút với động cơ hận thù giai cấp."
• Nhà văn Nhất Linh: “một tay cầm bút phản động trộn lẫn với hoạt động chính-trị phản động mà tên tuổi đã gắn liền với những đảng phái phản động và võ biền, với những vụ tống tiền man rợ năm 1946".
• Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "sát ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chạy theo chủ ra nước ngoài, vẫn không từ bỏ con đường cũ, cùng một số tên khác tổ chức những hoạt động, nhằm kích động, xúi giục người di tản bất hợp pháp, hòng gây thêm tình trạng khó khăn cho cách mạng."
• Hồ Hữu Tường: "một tên trốt-kít, ngày trước từng hoạt động chống cách mạng, chống kháng chiến."
• Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn: "đã từng là tay sai của phát xít Nhật, của bọn Tàu Tưởng và sau hết là 'sĩ quan đồng hóa' trong quân đội ngụy."
• Nhạc sĩ Phạm Duy: "tay sai đắc lực, kẻ phản động đầu sỏ trong lĩnh vực âm nhạc ở miền Nam."
• Kí giả và nhà văn Chu Tử: "xuất thân từ một gia đình địa chủ lớn."
• Còn các nhà văn 'chiêu hồi' như Xuân Vũ, Phạm Thành Tài, Nguyễn Anh Tuấn, thì được mô tả là "bọn phản động đầu hàng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Những người này vì không chịu được gian khổ, bị bắt, không chịu được sự tra tấn, tù đày đã ly khai tổ chức, rởi bỏ đồng đội quay lưng với kháng chiến, thậm chí có kẻ vì bả lợi danh đã cam tâm làm tay sai cho kẻ thù, chống lại cách mạng, chống nhân dân."

Và sự trở lại của những "biệt kích văn hoá"
Dĩ nhiên, cái thời hung hăng và đen tối đó đã qua rồi. Một số trong những người hạ bút viết ra những câu chửi bới trên đã về bên kia thế giới. Nạn nhân bị họ lăng nhục cũng đã về bên kia thế giới. Thời này, người ta bắt đầu cảm nhận được ánh sáng văn minh, dần dần biết được cái chân - thiện - mĩ trong văn nghệ, nên những cách chửi thô bạo và vô giáo dục đó không còn nữa (hay giảm đi khá nhiều).

Một thế hệ mới đã hình thành và họ có học tốt hơn thế hệ cha anh. Họ cũng có cái nhìn tỉnh táo và văn minh hơn. Cho nên mới có sự 'trở lại' của văn học miền Nam. Tuy nhiên, có người vẫn quen thói láu cá gọi là 'Văn học đô thị miền Nam' [3]. Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng không đồng ý với chữ 'trở lại', vì theo bà 'trở về' mới đúng. Bà nói như một nhận định chung của nền văn học đó: “Tôi vẫn sống như không bao giờ phải chết.” Đúng! Nếu nói cho rộng ra, Văn Học Miền Nam vẫn sống như chưa bao giờ phải chết."
Vậy những ai đã trở về (hiểu theo nghĩa tác phẩm của họ đã được in lại ở trong nước)? Thì đây là danh sách mà tôi biết được:
• Dương Nghiễm Mậu
• Du Tử Lê
• Võ Phiến
• Bình Nguyên Lộc
• Tô Thùy Yên
• Thanh Tâm Tuyền
• Trần Thị NgH
• Nguyễn Thị Thụy Vũ
• Nguyễn Thị Hoàng
• Nguyên Sa
• Mai Thảo

Còn nhiều nữa nhưng tôi không theo dõi và nhớ hết. Thỉnh thoảng lang thang trong các tiệm sách ở Sài Gòn tôi thấy những tác giả quen quen như Nguyễn Văn Trung, Bằng Giang, Vũ Văn Kính, Nguyễn Tôn Nhan, Trần Dzạ Lữ, Nguyễn Thụy Long, Văn Quang, Thế Uyên, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, v.v.

Theo tôi, một độc giả, thì văn học miền Nam chẳng đi đâu cả; nó vẫn tồn tại trong cộng đồng dân tộc và trong tâm tưởng của những người thuộc thế hệ tôi. Các ca khúc của Phạm Duy (và của nhiều nhạc sĩ khác) chẳng đi đâu cả, mà vẫn tồn tại trong chúng tôi và các thế hệ trẻ hơn. Vấn đề không phải 'trở lại' hay 'trở về', mà là ghi nhận. Ghi nhận những đóng góp của các văn ngệ sĩ miền Nam trước 1975 là một bước cần thiết trong quá trình hoà giải dân tộc vậy. Và, hãy bỏ đi cái thói láu cá trẻ con (kiểu Trạng Quỳnh) khi đề cập đến những người thuộc nền văn nghệ miền Nam.

 

 

Mùa Thu Lá Bay