Đi Nhận Xác Thầy

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

 

 2 1  

Bia của Thầy Horst Gunter Krainick và phu nhân, cô Elisabeth Krainick. Theo thứ tự từ trái sang phải: anh Đồng Sĩ Nam khóa 5, Thầy Bùi Minh Đức, chị Trần Bích Thủy khóa 7, anh Dương Quang Hớn khóa 6, anh Phan Tiên Thái khóa 5, anh Lê Đình Thương khóa 1, cô Búp (khóa 10?), Thầy Lê Huy Chước, anh Hà Thúc Như Hỷ khóa 2, anh Phạm Đăng Thiện khóa 3, anh Trần Phước khóa 7, anh Hầu Mặc Sửu khóa 1 (quay mặt) và con trai của Thầy Krainick (Mr. Krainick Jr.)

giaosuduc bivcthamsat mauthan68

 

NXT2

Giáo Sư – BS. Günther Krainick và Phu Nhân

mauthan 1

 

mauthan 2

 

““... Trong chiếc hầm chật hẹp đó, 4 người ngoại quốc đều bị trói thúc ké, hai tay bị bẻ quặt ra sau lưng, bị siết chặt bằng giây điện thoại truyền tin...”

 

đi nhận xác 4

Năm 2018, hơn 3000 người dự lễ tưởng niệm 50 năm Bác Sĩ Alois Alteköster bị thảm sát. – Ảnh Paul Zimmermann

 Tôn Thất Sang

-        Kính dâng hương hồn các vị Giáo Sư Đức Quốc:

 Giáo Sư Gunther Krainick và Phu Nhân:

- Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Greifswald 1943

- Thạc sĩ Y Khoa Đại Học Freiburg    1951

- Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Freiburg 1954

- Giáo Sư Nhi Khoa Đại Học Y Khoa Huế

 Giáo Sư Raymund Discher:

- Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế

- Trưởng Khu Bệnh Lý Nội Thương Đại Học Y Khoa Huế

 Bác Sĩ Alterkoster:

- Phụ Tá Giáo Sư Bệnh Lý Nội Thương

- Bác Sĩ thường trú khu Truyền Nhiểm

  ...là những vị đã đóng góp công lao và tâm trí rất nhiều vào việc khai sáng Đại Học Y Khoa Huế...

 Những vị, với lương tâm chức nghiệp cao quí và lòng vị tha vô bờ đối với bệnh nhân, đã mãi là gương sáng của chúng tôi.

 Những vị đã bỏ mình nơi quê người vì tâm hồn bác ái và tình nhân loại (Tết Mậu Thân 1968)

 

 R3ec622b2a75c374115e846ca4ed1caa6 1

 

1


"Linh cữu của bốn vị được đưa ra phi cơ về cố quốc trên chiếc xe có bốn ngựa kéo, theo sau là 250 sinh viên Y Khoa Huế và Saigon, đội đưa tang và đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sinh viên cầm biểu ngữ nói lên lòng biết ơn công lao của quí vị..." Trích “Cái chết của Bác Sĩ Krainick” của Elje Vannema

 Lần giở những trang trân trọng đầu tiên của cuốn luận án Y Khoa; nhìn tên, tước vị của các Giáo Sư người Đức, bỗng nhiên tôi thấy lòng bồi hồi dâng lên niềm đau xót vô vàn với những tiếc nuối khôn nguôi. Những thương yêu, kính mến, với biết bao kỷ niệm và lòng tri ân với các vị; đã vì thiện tâm, chấp nhận hy sinh, xa gia đình, xa bạn bè, xa tổ quốc thân yêu, để đem sở học và nguyện ước của mình, đi truyền rao để khai hóa tận một xứ sở kém mở mang, xa xôi hẻo lánh, đầy dẫy hiểm nguy, ở tận bên kia bờ Đại Dương. Ước nguyện của quí vị thật dễ thương và hiền hòa là làm sao tạo dựng những bác sĩ Y Khoa tài năng, để đem sở học phục vụ bệnh nhân, phục vụ con người, phục vụ Y đạo ở ngay xứ sở họ.

 Thế nhưng, những hy sinh cao quí, từ những con người nhân ái đó, đã bị trả một giá quá đắt -  bằng chính mạng sống của họ -  bởi những tên cộng phỉ xâm lược man rợ đầy thú tính từ phương bắc; đã lạnh lùng và tàn nhẫn ra lệnh thủ tiêu họ, không một chút tiếc thương, trong biến động do chính bọn chúng gây ra, trong lần bọn xâm lược này tấn công xâm chiếm cố đô Huế; trong dịp Tết Mậu Thân 1968.

 Hạ tuần tháng 4, năm 1968.

 Khoảng gần hai tháng, sau Tết Mậu Thân, cố đô Huế đã được Quân Đội VNCH tái chiếm (25 tháng 2 – 1968 dựng lại cờ tại kỳ đài chính của cố đô Huế)

3

Hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại luôn nghiêng mình THÀNH KÍNH GHI ƠN các GS, BS người Đức: 

 Huế, sau những ngày bị bọn quỉ đỏ tràn ngập, đã nhuộm máu đào tang thương và đẫm nước mắt khóc than!

 Không có phường nào, xã nào, không có xóm nào, không có gia đình nào, là không có người thân ngã gục, cha xa con, vợ mất chồng hoặc bằng viên đạn, hoặc bằng con dao, hoặc bằng cán cuốc...Có hàng loạt ngưòi bị chôn sống, sau khi bị cột thành từng “xâu người”, nối kết lại bằng dây dừa, dây điện thoại...

 - Nào Phú Thứ oán khí ngất trời, với tiếng khóc và màu tang phủ trắng cánh đồng!

 

4


 Thầy Cô và Sinh Viên Y Khoa Huế bên cạnh bia tưởng niệm các GS, BS đã bị thảm sát trong biến cố Mậu Thân 1968.

 - Nào chùa Áo Vàng (Tăng Quang Tự), nào lăng Tự Đức.

 - Nào Trung Học Gia Hội, với hầm chôn tập thể, nơi mà trường học biến thành lò sát sinh, nơi mà bọn súc sinh “phản sư diệt tổ” Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm, Tống Hoàng Nguyên, Hoàng Lan, Nguyễn Thiết, Nguyễn Bé, Nguyễn Hữu Vấn, Trần Văn Linh, Lê Văn Hảo (Chủ Tịch của “cái- gọi- là” Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hoà Bình tại Huế), Thích Đôn Hậu, Thích Trí Tịnh, Thích Thiện Siêu …..

6

 Tất cả những tên ác thú này đã chứng tỏ bản chất khát máu, man rợ, đê hèn, tiểu nhân của bọn cộng phỉ để chôn sống hàng loạt con người bằng xương bằng thịt với nỗi đau kinh khiếp, rợn người mà oán khí chất ngất của họ chắc chắn sẽ đời đời theo níu chân bọn chúng và gia đình mà đòi món nợ xưong máu ngút trời này!

 

7

 

 - Nào Khe Đá Mài, Bãi Dâu, Tây Lộc..., mà mỗi địa danh là một chứng tích không thể chối cãi về những tội ác man rợ, kinh khiếp đến rợn người, gây ra bởi loài quỉ đỏ cộng phỉ uống máu người không biết tanh!!

 Huế tang thương lầy lội

Huế rách như xơ mướp!

Huế tiêu điều với tường xiêu, mái đổ

Huế với thép gai giăng mắc

Huế như mặt kẻ bị đậu mùa!!

Huế với B40, với AK47, với CKC báng đỏ,

Huế đầy nước mắt với khăn tang,

Máu đỏ tanh hôi chảy ngập đàng,

Hoa cúc, mai vàng sau chẳng thấy?

Chỉ còn hoang lạnh với ly tan?!!

 Các nạn nhân vô tội đã bị bọn sát nhân khát máu mang ra sau chùa bắn theo kiểu hành quyết KGB với một viên đạn vào đầu. Thiếu Tá Từ Tôn Khoáng thì bị bọn chúng ra lệnh bắn nát thây với hơn 200 viên đạn vào người!

8

 

Gía phải trả cho lòng bác ái, nhân đạo để phục vụ, và dạy dỗ, đào tạo những người thầy thuốc cho một đất nước Việt Nam còn nghèo nàn, chiến tranh là bốn quan tài như thế này sao?

 Sở dĩ tìm được các xác chết tại khe Đá Mài là do oan hồn của một thanh nữ Phật Tử bị bọn ác thú việt cộng thủ tiêu để diệt khẩu, đã chết oan uổng, tức tưởi, nên đã hiển linh về báo mộng cho mẹ đi tìm xác và đưa đẩy bà mẹ này đến khe Đá Mài.

 Trong cái cảnh hỗn mang ấy, tôi đi giữa kinh thành Huế tang thương, đổ vỡ, lạc lõng, bơ vơ, không định hướng như bị mộng du. Tôi đi mà lòng ngậm ngùi thương tiếc như lạc mất người yêu xưa! Tôi đi, nhìn, nghe, phân vân, bồng bềnh như đang sống trong một cơn ác mộng khủng khiếp!

9NXT

L8ễ chuyển quan tài các cố GS, BS người Đức vào Sài Gòn. Hình chụp ở Viện Đại Học Huế, tháng 4 năm 196 

 Bỗng tôi hoảng hồn vì tiếng Vespa rít lên bên cạnh, đồng thời với cái vỗ vai làm tôi giật bắn người:

- Đã biết tin gì chưa?

 Tôi định thần nhìn lại, thì ra Đặng Ngọc Hồ, tôi hỏi.

- Tin gì mà có vẻ gấp rút thế?

- Tìm thấy xác của các thầy Krainick, Discher, Alterkoster và cả xác bà Krainick nữa!

- Trời ơi, có chắc không, ở đâu?

- Nghe đâu gần chuà Tường Vân, phía trên giốc Nam Giao. Rồi Hồ nói luôn:

- Ban đầu dân họ tưởng người Mỹ, họ báo với tiểu khu. Tiểu khu liên lạc với Lãnh Sự Mỹ, thì được biết phía Mỹ tuy có thiệt hại khá nhiều, nhưng không có mất tích. Sau liên lạc với viện Đại Học mình và với Lãnh Sự Quán Tây Đức thì biết Đức bị mất tích 4 công dân: 3 nam và 1 nữ. Bây giờ thì hoàn toàn trùng khớp.

 

10NXT

Sinh viên Y Khoa Huế chung sức đưa quan tài qúy thầy - các cố GS, BS người Đức - lên xe về phi trường Phú Bài

 

TKD

Bộ trưởng Bộ Giáo dục VNCH Tăng Kim Đông gắn huân chương lên các quan tài của bốn bác sĩ người Đức bị VC thảm sát ở Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968

 

 Tôi chưa kịp đình thần, thì trong tiếng còi inh ỏi, đã trông thấy Bùi Hữu Út xuất hiện như một cơn lốc trên chiếc xe gắn máy, lạng và thắng nhanh như chớp! Tôi và Hồ vừa vội vàng nhảy tránh cú lạng vừa nói cho Út biết... Đằng xa lại thấy Lê Đình Thiềng, chở Nguyễn Quang trờ tới...

 

1 1

 

Bia tưởng niệm các GS, BS Krainick, Raymund Disher và ALois Altekoester như trong hình đã bị đập và vất xuống hồ rau muống nằm giữa trường Y Khoa Huế và trường Cán sự Điều dưỡng sau ngày đất nước thống nhất. "Qúy Thầy đã bị chôn hai lần (1968 và 1975), nhưng mãi mãi tập thể Y Khoa Huế không bao giờ quên ơn của qúy Thầy đã góp công xây dựng trường, đào tạo những Bác Sĩ tài năng và đã hy sinh đời mình cho lý tưởng phụng sự Y đạo ngay trên quê hương chúng tôi." 

Bọn tôi, vội vàng làm cuộc họp “bỏ túi” trên lề đường Trần Hưng Đạo, gần Chi Thông Tin ở chân múi cầu Trường Tiền, bay giờ đã gãy một nhịp do đạn pháo kích của bọn cộng phỉ xâm lược từ phương bắc – vết ô nhục do đoàn cán binh cộng phỉ bắc việt để lại, khắc một vết nhơ sâu đậm trong lòng người dân xứ Huế có lẽ đến muôn đời sau.

 Khi đó vào khoảng mười giờ sáng, cái lạnh của những ngày đầu Xuân len lén như dao cắt vào da thịt, lại thêm cái nắng quái của ngày Xuân, sao hôm nay lại khác thường, nó nhợt nhạt, vàng vàng, tai tái như da của một xác chết. Nó như bàng bạc mùi tử khí của một thành phố đang ung mủ, đã có lắm người chết oan khiên uất hận; chúng tôi chợt nghĩ đến các thầy và thương quá là thương.

 

5

Bia của Thầy Raymund Disher. Theo thứ tự từ trái sang phải và đứng: Anh Tôn Thất Hứa khóa 1, gia đình Thầy Discher: hai cô con gái, cậu con trai Gunther (sanh ra không thấy mặt bố), bà qủa phụ Discher, chị Thảo (chuyên viên phòng thí nghiệm của thầy Nguyễn Mạnh Hùng), anh Phạm Đăng Thiện khóa 3, anh Trần Hữu Thế khóa 1, anh Trần Tiễn Sum khóa 5 và Thầy Lê Huy Chước. Ngồi: anh Lê Văn Mô khóa 3, anh Phan Tiên Thái khóa 5 và anh Bùi Cao Đệ khóa 4. 

 Tôi đề nghị anh Hồ qua tiểu khu hỏi lại tình hình an ninh vùng đó đã ổn chưa, rồi sau đó, chúng tôi lên xe, chở nhau, nhắm vùng Nam Giao trực chỉ.

 Một hồi sau, Tiểu Khu cho một tiểu đội, trên chiếc xe Dodge, với vũ khí đầy đủ đi mở đường, nhắm hướng vùng chùa Tường Vân. Anh Thiếu Úy bảo bọn tôi ngồi chờ ở ngã ba đường Nam Giao, ngã rẽ vào chùa Tưòng Vân để chờ họ báo tin. Khoảng nửa giờ sau, viên sĩ quan trở lại bảo tình hình an ninh an toàn, ụ không có mìn bẫy và hiện tiểu đội ông vẫn bám sát địa hình. 

 Đột nhiên ông buồn bã, ngậm ngùi nói:

- Quân tôi, cùng một số dân trong xóm, đang đào đất, thấy nhô lên bốn cái đầu tóc, trong đó có một đầu tóc màu bạch kim. Thật tội nghiệp quá!

 Bọn tôi nhìn nhau thở dài:

- Chắc là thầy Discher rồi!

 Mái tóc màu bạch kim, hơi dợn sóng của người thầy tài ba thưong mến học trò, xem học trò như con, không ngừng ám ảnh tâm hồn chúng tôi đến xót xa.

 Bọn tôi cám ơn viên Sĩ Quan và tất cả lên xe, nhắm hướng chùa Tường Vân trực chỉ.

 Chùa Tưòng Vân nằm về hưóng tây nam núi Ngự Bình (hưóng Nam Giao, từ phố đi lên), đi quá chùa Sư Nữ một quãng xa thì rẽ phải, con đường mòn đất đỏ, thoai thoải dốc với nhiều ổ gà và nhiều bụi rậm.

 Ngôi chùa với mái rêu phong, cỗ kính, chung quanh sân rộng là những ngọn trúc la đà. Ở giữa là ngọn giả sơn Ngư Tiều Canh Độc. Xa xa, về phía dưói ruộng là hàng tre bao phủ, xanh ngắt một màu, xen kẽ mấy cây lồ ô, thân vàng có sọc xanh, dịu dàng lay động trứoc gió. Cảnh chùa tuy đẹp, nhưng bọn tôi không còn lòng dạ nào thưởng ngoạn khung cảnh nên thơ!

 Vừa xuống xe tại sân chùa, đã nghe tiếng cuốc xẻng và thấy vài người dân địa phưong tụm năm tụm ba, cùng một vài anh em quân nhân đang xúm xít đào bới tận bờ hào tre, cách sân chùa khoảng 200 mét. Bọn tôi vội vàng chạy lại:

  - Tội quá các anh ôi, 3 ông, 1 bà. Tất cả đều bị bắn giống nhau. Tụi việt cộng thật quá dã man, tán ác! Tiếng một quân nhân phát biểu.

 “... Trong chiếc hầm chật hẹp đó, 4 ngưòi ngoại quốc đều bị trói thúc ké, hai tay bị bẻ quặt ra sau lưng, bị siết chặt bằng giây điện thoại truyền tin...”

 Tôi vội vàng nhìn theo tay anh chỉ, thấy ba quân nhân đang cùng một vài ngưòi dân, tay cuốc, tay xẻng, nhẹ nhàng xúc đất và cát lên từ một chiếc hầm đào vội; bề dài khoảng 3.0m, bề ngang khoảng 1.0m và bề cao khoảng 1.0m, vừa đủ cho thế quì thẳng đứng của một ngưòi ngoại quốc! Trong chiếc hầm chật hẹp đó, 4 ngưòi ngoại quốc đều bị trói thúc ké, hai tay bị bẻ quặt ra sau lưng, bị siết chặt bằng giây điện thoại truyền tin.

 Nhìn mặt họ đều bị biến dạng thê thảm. Thái dưong trái là lỗ đạn vào, thái dưong phải là lỗ đạn ra, nên bị phá ra toang hoát; mắt lồi hẳn ra ngoài! Đưòng đi ngọt xớt của viên dạn do chính kẻ luôn luôn miệng trơ trẽn và lố bịch rêu rao lấy lưọng khoan hồng và nhân đạo làm nền tảng để xử thế, đã làm méo mó, biến dạng những khuôn mặt hiền hoà của các vị thầy chúng ta.

 Các Thầy đã “được giải phóng” bởi những tên tay sai man rợ ác ôn của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của bọn Bắc Bộ Phủ dựng nên! Chúng đã đang tâm đi “giải phóng” những con ngưòi chỉ biết đem tình thương và lòng nhân ái ra cứu chữa cho mọi ngưòi bệnh tật, nghèo đói..

 Sau đó, chúng tôi cùng nhau, ngươi một tay phụ giúp anh em chuyển xác quí thầy lên xe của tiểu khu và đưa vào nhà xác của Bệnh Viện Trung Ương Huế.

 Cả thành phố Huế xôn xao, cả bệnh viện xôn xao! Nhiều ngưòi đã khóc nức nở. Có nhiều tiếng khóc thầm lặng ở khu nội thưong, phòng cấp cứu, khu truyền nhiểm, khu nhi đồng…..

  - Ôi, còn đâu nữa vị Bác Sĩ trưỏng đoàn, luống tuổi, hồn nhiên, thưong yêu sinh viên, đã luôn luôn tận tụy trong bài giảng, trong lâm sàn, suốt đêm ngày khám bệnh ở khu Nhi Đồng. Thân mật với sinh viên, vui đùa, xem như con; chúng tôi thưòng gọi ông là Bon Papa.

 Có lần, trong khi chuông reo, chờ giáo sư đổi giờ vào giảng, chúng tôi thuờng nghịch ngợm “câu giờ”; mặc dầu chuông reo, nhưng chưa chịu vào lớp. Tôi cùng Lê văn Mộ, Trần Xuân Thắng, Hoàng Thế Định…đứng cheo leo trên mép thành cửa sổ lầu hai, nói chuyện phiếm. Ông đi lại nhắc nhở:

- C’est l’heure!

 Chúng tôi giả bộ không nghe, ông vội trờ tới, nheo mắt, lo lắng mĩm cưòi nói:

  - N’avez vous pas peur de tomber du ciel?

 Tôi làm bộ sắp rơi từ cửa sổ đáp:

  - Si, mais je veux voler dans le ciel plein de beaux nuages, mon bon papa.

 Ông vội vàng chạy lại, hai tay nhẹ nhàng nhất bỗng tôi lên, đặt xuống sàn nhà, hào hển nói:

- Oh, Il faut faire attention, mon pauvre enfant!

 Bọn chúng tôi cười sảng khoái vì câu đựoc giờ, ù chạy vào phòng học. Bon Papa mệt nhọc theo sau!

 Còn đâu những kỷ niệm êm đềm bên ngưòi Thầy yêu quí, ngưòi đã đem hết cuộc đời tận tuỵ để phụng sự khoa học. Lẽ ra Thầy phải về nước dưõng bệnh một thời gian, sau khi bị cơn bệnh “Japanese Encephalitis” vật vã một thời, tưỏng như gần “đi đứt”. Tuy nhien ông đã ở lại vào dịp Tết Mậu Thân nghiệt ngả và bọn quỉ đỏ đã bắt Thầy cùng vị phu nhân can đảm, yêu thưong chồng, xin được đi theo để chăm sóc chồng cho đến ngày cuối cuộc đời thì Bà cũng bị xử bắn luôn!

 Xin vĩnh biệt thầy cùng phu nhân.

 Nguyện cầu Thầy cùng phu nhân thanh bình trong cõi vĩnh hằng, ở nơi không còn hận thù, ở nơi mà bọn quỉ đỏ phải lánh xa.

   - Ôi, còn đâu nữa, Bác Sĩ Raymund Discher -  ngưòi BS trẻ tuổi, điềm đạm và trầm tĩnh, vui tính và nhân hậu nhưng nghiêm khắc, ngày đêm ở khu truyền nhiễm, với tương lai đang rực sáng, Nhớ lại những “Family Party” thầy và cô thỉnh thoảng mở ra, mời sinh viên một vài lớp đến dự trong căn apartment nhỏ ấm cúng, bên bờ sông Bến Ngự. Thầy và cô hạnh phúc bên nhau như đôi vợ chồng mới cưói, thức ăn nhẹ, ruợu chát đỏ, vừa chuyện trò với đám sinh viên và nghe những tấu khúc bất hủ của Mozart trong không gian của buổi chiều đang tắt nắng, chỉ còn lại ánh đèn vàng của gian phòng ấm cúng.. Hạnh phúc của thầy cô bình yên và miên viễn đến chừng nào.

   Tuy nhiên định mệnh năm Mậu Thân đã khắc nghiệt cướp đi mạng sống của người chồng tài hoa. Thầy vừa mới đưa vợ về nước, và đáng lẽ thầy còn được nghỉ, mọi ngưòi đều khuyên nên ở lại, nói tình hình ngoài Huế không an ninh, nhưng thầy lại tìm đủ mọi cách ra Huế để giảng dạy sinh viên cho kịp thời khoá biểu riêng mà thầy đã lập sẵn!

 Bọn quỉ đỏ đã nhẫn tâm hành quyết thầy bằng viên đạn xuyên thái dương đầy thù hận!

 Nguyện cầu linh hồn Bác Sĩ Raymund Discher sẽ mãi mãi bình yên ở chốn vĩnh hằng.

 - Ôi, còn đâu nữa Bác Sĩ Alterkoster, ngưòi Bác Sỉ trẻ tuổi, đẹp trai, tận tâm ở khu truyền nhiễm. Alterkoster với bộ râu quai nón đầy vẻ giang hồ của một tay hải tặc khí phách “Le Viking”, đôi mắt xanh biếc ánh lên nét thông minh và nhân từ; nhìn chung rất lôi cuốn và nhất định phải là một “good guy”. Alterkoster rất thân mật và hoà đồng với sinh viên, ông thưòng rũ sinh viên lên Kim Long, Thiên Mụ ăn chè, ăn bánh bèo.. Tướng ông rất tốt, xem qua không thể chết yểu được, ngờ đâu lại bại dưới tay “sát thủ” của đảng và bác!

 Tối hôm đó, chúng tôi, hầu như tất cả các sinh viên Y khoa còn tại Huế, đều tề tựu đến bệnh viện trung ưong. Từ Đại Học Xá Nam Giao, trung tâm Xavier, trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, Cán Sự Y Tế... các bạn ở mọi nơi trong thành phố, lần lượt biết tin, tập trung tại phòng trực bệnh viện để phân chia công việc và trực xác quí thầy, đang tạm quàng tại nhà xác bệnh viện.

 Mờ sáng hôm sau, quan tài quí thầy được đưa lên quàn tại Toà Viện Trưỏng Viện Đại Học Huế.

 Sinh viên Y khoa chúng tôi, quần sẩm, áo chemise trắng dài tay, cravat đen; nghiêm trang vòng tay đứng thành hai hàng, trực bên quan tài quí thầy. Những tràng hoa phúng điếu rải rác của các Toà Lãnh Sự, các Trưòng, các Hội Đoàn, Đoàn Thể, các Phân Khoa bạn...

 Không khí lắng đọng, cảm xúc và trang nghiêm. Mắt mọi ngưòi đều rưng rưng, tiếng máy quay phim đều đều, âm thanh trầm buồn như lời nguyện cầu. Đột nhiên, có tiếng thổn thức ở phía cửa chính, mọi ngưòi xôn xao nhìn ra; nhiều ống kính hưóng theo, ánh sáng máy ảnh lập loè: Một thiếu nữ, trong bộ đồ đen tuyền, khăn tang trắng bịt ngang đầu, nức nở lão đảo tiến vào; hai tay ôm chặc vòng hoa tím – Couronne Mortuaire – kết cườm đen có đính dãi băng màu tím với giòng chữ trắng “To You With All My Sacred And Humble Love” Đức Tổng Giám Mục lặng lẽ nhìn, nét mặt ngài dịu đi. Mọi ngưòi xúc động bàng hoàng cùng với nhiều tiếng nức nở. Ai đây? Ngưòi thiếu nữ nhẹ đặt vòng hoa trước linh cữu của BS. Alterkoster rồi phủ phục xuống, ôm quan tài khóc nức nở!

 Mắt tôi mờ đi, cảm xúc đến lặng ngưòi; nhìn người thiếu nữ, không còn trẻ lắm, với nét thuỳ mị, đoan trang và kín đáo, kín đáo như trong tình yêu thiêng liêng của chị, thắm thiết và buồn như màu tím của vành Couronne mortuaire. Những giọt nước mắt xót thương chị đang gởi cho ngưòi mình yêu vừa ngã gục trên mãnh đất của quê hương nầy. Máu đào của anh, vô tình đã tô thắm lên quê hưong Việt Nam mến yêu của chị!

 Tình yêu của hai người kín đáo và thầm lặng như giòng sông xứ Huế, rất ít người được biết.

 Ở đây, tôi xin phép chị Thảo – vâng, người ấy chính là chị – cho tôi viết ra điều; phải chăng đó là những kỹ niệm cao quí nhất và thiêng liêng nhất của cả cuộc đời chị; mà tôi tin rằng, nếu mọi người biết đến, cũng sẽ làm tâm hồn họ thăng hoa, bâng khuâng và xúc động, như khi họ khám phá ra một khu vườn hoa đầy hương sắc, kỳ bí, mong manh, dễ vở. Họ sẽ ngạc nhiên thích thú và trân trọng giữ gìn...

 (Chị là chuyên viên phòng thí nghiệm trường Y, nhưng chị thường lên thư viện để tìm sách đọc nghiên cứu, và trò chuyện cùng chị Hưòng nên nhiều người cứ tưởng chị là quản thủ thư viện -  là chị Hường).

 Sáng hôm sau, hai chiếc máy bay màu trắng bạc “Air America” đưa bốn quan tài vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Ở đó, ngoài phái đoàn Đại Học Y Khoa Huế, còn có phái đoàn của sinh viên Đại Học Y Khoa Saigon chờ đón với vòng hoa phân ưu và biểu ngữ lên án bọn quỉ đỏ khát máu xâm lược từ phương bắc đã ra tay thảm sát một cách hèn hạ và man rợ những người làm công việc y tế, chỉ biết phụng sự khoa học và phụng sự nhân loại.

 (**) Linh cữu của bốn vị được đưa ra phi cơ về cố quốc trên chiếc xe có bốn ngựa kéo, theo sau là 250 sinh viên Y Khoa Huế và Saigon, đội đưa tang và đội quân danh dự của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Sinh viên cầm biểu ngữ nói lên lòng biết ơn công lao của quí vị...

 Một biểu ngữ ghi “Đại Học Huế không quên các giáo sư người Đức”. Trước khi linh cữu được đưa lên máy bay, nghi lễ tiễn biệt diễn ra thật cảm động. Ông Trân, Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục và Kỹ Thuật phát biểu: “Bao nhiêu năm, tôi đã từng tham dự nhiều buổi lễ ghi nhớ các anh hùng hy sinh cho tổ quốc, nhưng chưa bao giờ cảm động như hôm nay, khi tiễn biệt những người Bác Sĩ dân sự này đã chết cho lý tưởng cao cả vì tha nhân và nhân loại.”

 (**) Trích “Cái chết của Bác Sĩ Krainick” của Elje Vannema, trang 98 – 99 (Cuốn Thảm sát Mậu Thân ở Huế)

 Máy bay rời phi đạo, cất cánh lên cao dần và mất hút, mọi người vẫy tay tiễn biệt lần cuối, ánh mắt đỏ hoe, mờ lệ...

 

Vĩnh biệt từ nay bóng dáng thầy

Tình sư nghĩa phụ sáng trời mây

Thương người viễn xứ thân tan nát

Lưu lại danh thơm với tháng ngày!

  

Tôn Thất Sang

Mùa Thu Lá Bay