LE LIVRE NOIR DU COMMUNISME

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

 

Về Quyển Sách Tố Cộng ‘’LE LIVRE NOIR DU COMMUNISME’’ (Lâm Lễ Trinh)

LỜI NÓI ĐẦU

Người ta có thể nói rằng lịch sử là môn khoa học chuyên về nổi đau khổ của con người. Thế kỷ bạo động trong đó chúng ta đang sống, đã chứng minh hùng hồn điều này. Trong các thế kỷ trước, các cường quốc Âu Châu đã làm giàu trong các cuộc buôn bán người nô lệ da đen. Nước Pháp với chính sách thuộc địa đã ghi lại biết bao nhiêu ghê tởm trong lịch sử. Xã Hội Hoa Kỳ vẫn còn duy trì nền văn hóa bạo động phát sinh từ hai tội ác trọng đại:

Việc khai thác người nô lệ và việc tiêu diệt các giống thổ dân Da Đỏ.

Nhưng nếu nói về sự bạo động, thế kỷ chúng ta đang sống đã vượt hẳn các thế kỷ trước. Thế kỷ của chúng ta đã có quá nhiều thảm họa do con người gây ra: Hai trận thế chiến, Chế độ Đức Quốc Xã, các thảm trạng xảy ra ở Armenia, Biafra, Rwanda và một vài khu vực khác. Đế Quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ chủ mưu tiêu diệt các sắc dân gốc Armenia. Đức Quốc Xã tiêu diệt dân Do Thái. Mussolini tàn sát dân Ethiopie…Nhưng những sự tàn sát này vẫn không thể nào so với tội ác của cộng sản đã gây ra.

Chủ nghĩa cộng sản, một hiện tượng lớn của thế kỷ 20, bắt đầu từ năm 1914 và kết thúc vào năm 1991 tại Mạc Tư Khoa. Chủ nghĩa cộng sản ra đời trước chủ nghĩa Quốc Gia Xã Hội, gọi tắt là Quốc Xã. Chủ nghĩa cộng sản sống lâu hơn Quốc Xã và nó lan rộng ra khắp năm Châu.

Chúng ta cần phân biệt giữa Chủ nghĩa và hành động. Về phương diện lý thuyết chính trị, chủ nghĩa cộng sản đã có từ nhiều thế kỷ, nhiều ngàn năm trước. Nhà hiền triết Hy Lạp Platon đã đề cập đến ‘’Chế độ cộng hòa’’ trong đó người dân không bị lệ thuộc vào tiền bạc hay quyền lực. Trong xã hội đó chỉ có sự khôn ngoan, công lý và lẽ phải ngự trị mà thôi.

Một nhà tư tưởng lớn của Anh, ông Thomas More cũng đã vạch ra một quốc gia lý tưởng nhưng đã bị bạo chúa Henri VIII chặt đầu. Những tư tưởng này là những nguồn sinh khí những đóng góp quý giá cho các nền dân chủ về sau.

Còn chủ nghĩa cộng sản được đề cập ở đây không có vị thế của các nguồn tư tưởng trên. Đây là chủ nghĩa cộng sản hành động. Nó đã diễn ra ở một thời điểm nhứt định, tại các quốc gia được biết rõ qua các cuộc khủng bố, đàn áp, kiểm soát biên giới, kiểm soát các phương tiện truyền thông, bắt giam và cho lưu đày các thành phần đối lập.

Những ký ức về khủng bố đã làm cho người ta không quên được chủ nghĩa cộng sản. Người ta không quên Mao Chủ Tịch vĩ đại của Trung Cộng, Kim nhựt Thành của Bắc Triều Tiên, Hồ chí Minh của Việt Nam, Fidel Castro của Cu Ba v.v… và gần với lịch sử hiện đại của chúng ta là: Maurice Thorez, Jacques Duclos, Georges Marchais.

 

Nhưng tội ác của cộng sản đã không được đánh giá trên cả luật pháp cũng như trên bình diện bình thường. Qua các trang sách này, lần đầu tiên chúng tôi đặt vấn đề với cộng sản về tội ác mà chủ nghĩa này đã gây ra. Sẽ có nhiều người cho rằng phần lớn các tội ác được coi là hợp pháp vì các tội ác này do được thực hiện theo lệnh của các lãnh tụ mà nước Pháp đã đón tiếp họ một cách nồng hậu.

Các tội ác mà chúng tôi trình bày trong quyển sách này không dựa trên các tài liệu ‘’pháp lý’’ của chế độ cộng sản. Chúng tôi sẽ dựa trên các văn bản ‘’bất thành văn’’. Nói một cách khác, các tài liệu này không được viết ra như các đạo luật thiêng liêng về luân lý của nhân loại.

Chúng ta có thể không lưu tâm đến các cuộc xử bắn các con tin, sự tàn sát nhóm nhân công nổi loạn, các mồ chôn tập thể của những người nông dân chết đói, do hoàn cảnh gây nên. Chúng tôi chỉ đề cập đến chiều sâu của tội ác mà cộng sản đã coi đó như là cứu cánh của toàn thể hệ thống lãnh đạo.

Chúng tôi sẽ nói lên những gì? Chúng tôi sẽ đưa ra những tội ác nào?
Có vô số tội ác :

Trước hết là tội ác về văn hóa của các quốc gia cộng sản thống trị và văn hóa của nhân loại.

Staline đã ra lịnh phá bỏ hàng trăm giáo đường của các tôn giáo tại Nga. Nhà độc tài Ceaucescu của Lỗ Ma Ni đã ra lịnh phá hủy trung tâm lịch sử Châu Âu đó là Thành Phố Bucaresti. Pol Pot đã cho tháo gỡ từng viên gạch của Thành Phố Nam Vang, Thủ Đô nước Cao Miên. Trong cuộc cách mạng văn hóa, Hồng Vệ Binh của Mao đã phá hủy vô số kho tàng văn hóa vô giá của nhân dân Trung Hoa.

Chúng tôi chỉ ghi lại tội ác của một số người được coi là linh hồn của các vụ tàn sát. Tùy theo mỗi chế độ, các phương tiện khủng bố được thi hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Xử bắn, xử treo cổ, nhận chìm trong nước, đánh bằng gậy gộc, dùng chất khí độc, cho chết đói, đưa đi lưu đày, gây ra tai nạn trong lúc đưa đi lưu đày, bắt đi bộ trên các quãng đường dài hàng trăm cây số, lao động khổ sai, kiệt sức….

Chúng tôi thống kê danh sách con số người đã bị cộng sản giết chết. Đây chỉ là con số tối thiểu. Phải cần thời gian mới có thể đưa ra con số chính xác. Sau đây là con số người nạn nhân đã bị cộng sản giết chết :

Trung Quốc: 65 triệu.

Liên Xô: 25 triệu.

Miên: 2 triệu.

Phi Châu: 1,7 triệu.

A Phú Hãn: 1,5 triệu.

Đông Âu: 1 triệu.

Việt Nam: 1 triệu.

Trung Mỹ: 150 ngàn.

Các phong trào cộng sản quốc tế, các đảng cộng sản đang nắm chính quyền: Vài chục ngàn.

Tổng số người chết lên đến con số gần 100 triệu.

Nếu tính theo tỉ lệ thời gian thì Pol Pot đứng hàng đầu gây tội ác. Trong vòng 3 năm, Pol Pot đã tiêu diệt một phần tư dân số dân tộc Miên. Mao đã gây tội ác trầm trọng trong cuộc cách mạng văn hóa. Bàn tay của Lenine và Staline đẩm máu vì cái lô-gích tư tưởng của mình.
Nếu chỉ suy tư về tội ác thì không thể nào đánh giá được phẩm chất chiều sâu của nó được. Công việc này phải được xét xử trên tiêu chuẩn khách quan và trên khía cạnh pháp lý.

Tại Tòa Án Numberg vào năm 1945, các lãnh tụ Đức Quốc Xã đã bị kết án về tội diệt chủng trong Thế Chiến Thứ Hai căn cứ theo điều 6 của Tòa Án Quốc Tế. Điều luật này ghi 3 trọng tội: Chống lại hòa bình, tội ác gây ra trong chiến tranh và tội chống lại nhân loại.

Nếu căn cứ vào điều luật thứ 6 này thì Lenine, Staline cũng như tất cả chính quyền cộng sản đã gây ra tội ác đều phải bị kết án.

Theo điều luật thứ 6A, các hành động như chỉ đạo, sửa soạn và theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lăng hay tiếp tay vào các cuộc chiến tranh vi phạm các thỏa ước quốc tế đều bị ghép vào tội chống lại hòa bình. Như vậy Staline phải bị kết án. Staline bí mật ký hai hiệp ước với Đức Quốc Xã vào ngày 23 tháng 8 và ngày 28 tháng 9 năm 1938 để rảnh tay ở hai mặt trận phía Đông và phía Tây. Hai hiệp ước này đã khởi đầu Đệ Nhị Thế Chiến. Ngoài ra Staline còn vi phạm vào tội giúp khí giới cho Bắc Triều Tiên đem quân xâm lấn Nam Triều Tiên vào ngày 25 tháng 6 năm 1950. Staline cũng đã xua quân tiến chiếm Phần Lan vào ngày 30 tháng 9 năm 1939.

Mạc Tư Khoa đã chỉ đạo các đảng cộng sản đàng em, mở các cuộc chiến tranh phá hoại các một số quốc gia khác. Tại A Phú Hãn, Mạc Tư Khoa đã vi phạm vào điều luật thứ 6A khi đưa quân vào giúp đảng cộng sản nước này để cướp chính quyền vào ngày 27 tháng 12 năm 1979. Nó mở đầu cho cuộc chiến kéo dài cho đến ngày nay vẫn chưa kết thúc, mặc dù quân Nga đã rút ra từ năm 1989.

Điều luật 6B nêu ra các hành động vi phạm trong lúc chiến tranh. Các điều khoản này đã được ghi rõ trong bản ‘’giao ước quốc tế’’ ra đời năm 1907 tại Thành Phố La Hague của nước Hòa Lan. Nó bao gồm các điểm: Hành động ám sát, hành hạ, ngược đãi, lưu đày khổ sai, hành quyết các con tin, cướp bóc hay tước đoạt tài sản, tàn phá các thôn xóm, hạ giá tiền tệ không có lý do cho chính đáng cho nhu cầu quân sự…

Staline đã cho thủ tiêu hầu hết các sĩ quan của Quân Đội Ba Lan bị bắt làm tù binh vào cuối năm 1939. Tại Thành Phố Katyn khi cho khai quật mồ chôn tập thể 4500 tử thi, mỗi tử thi đều có vết đạn ở sau ót. Ngoài ra còn các vụ giết người trầm trọng khác cho đến giờ này không có mấy người biết đến đó là các vụ tàn sát hàng trăm ngàn tù binh Đức ở các trại giam khổ sai từ năm 1943 cho đến năm 1945. Vụ Hồng Quân Nga hãm hiếp phụ nữ Đức trên các phần đất Đức bị chiếm.

Điều luật 6 C ghi các tội chống lại nhân loại. Nó gồm các hành động như sau: Tàn sát, tiêu diệt, biến thành nô lệ, bắt đi lưu đày, ngược đãi vì lý do chính trị, kỳ thị chủng tộc hay tôn giáo…

Trong bản cáo trạng tại Tòa Án Numberg, Tổng Biện Lý Francois de Menton nhấn mạnh tính chất ý thức hệ của các tội ác này như sau:

Tôi cho rằng tất cả các tội ác đã gây ra cho một khối đông đảo quần chúng là tội ác chống lại tư tưởng. Tôi muốn nói lên một chủ nghĩa đã chối bỏ tất cả giá trị luân lý của nhân loại. Tội ác chống lại tư tưởng là nguồn gốc của chủ nghĩa Quốc Xã. Đó là chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc. Đây không phải là một tại nạn rủi ro, không phải là một sự việc tình cờ. Trái lại các hành động kỳ thị đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được tổ chức trong khi thi hành…

Các bản tuyên cáo của Tòa Án Numberg nhấn mạnh đến một điểm chính của điều khỏan ‘’chống lại nhân loại’’: Lạm dụng quyền lực của nhà nước đề phục vụ cho một chính sách và thi hành các tội ác.

Căn cứ vào điều luật này, thì tất cả các hành động xảy ra dưới thời Lenine, Staline và tại các quốc gia nằm trong tay cộng sản đều phải bị kết án.

Cộng sản nhân danh nhà nước, nhân danh một ý thức hệ để tiêu diệt hàng chục triệu người vô tội, chỉ vì họ là quý tộc, là thành phần trung lưu, trí thức, địa chủ…

Khái niệm về tội ác chống lại nhân loại rất phức tạp. Ngoài tội diệt chủng dân Do Thái do Đức Quốc Xã gây nên, ngày 9 tháng 12 năm 1948 Liên Hiệp Quốc xác nhận như sau: Giết hại, vi phạm tinh thần hay thân thể, cưỡng ép từ bỏ điều kiện sinh sống để dần dần bị tiêu diệt đối với một nhóm dân, một sắc dân hay một tôn giáo điều bị ghép vào tội ‘’chống lại nhân loại’’.

Bộ Hình Luật mới của Pháp định nghĩa từ ‘’diệt chủng’’ rộng rãi hơn. Đó là thỏa hiệp đưa đến việc tiêu diệt một phần lớn hay toàn thể một khối người, một sắc tộc, một giai cấp trong xã hội hay một tôn giáo. Quan điểm này cũng không khác nào tư tưởng của Andre Frossard. Theo ông ta, nếu một người bị giết vì lý do đã được sinh ra trong một giai cấp xã hội, một sắc dân hay theo một tôn giáo…đều bị coi như tội ác chống nhân loại.

Trong quyển sách ‘’Cuộc khủng bố đỏ ở Nga’’ xuất bản năm 1927 tại Bá Linh, Sử Gia người Nga ông Serguei Melgounov kể lại một mẫu chuyện của một người chỉ huy đầu tiên của cơ quan tình báo chính trị Sô Viết, có tên là Latziv. Ngày 1 tháng 11 năm 1919 ông ta ra lịnh cho một tên công an dưới quyền là tìm bắt những người thuộc giới trung lưu mà không cần cứu xét tội lỗi. Câu hỏi đầu tiên phải đặt ra là: Anh thuộc thành phần nào, gốc gác từ đâu, trình độ học vấn, nghề nghiệp…

Chính Lenine và đám thân cận của ông ta cũng không dung thứ các đối thủ chính trị. Những đối thủ chính trị này cần phải tiêu diệt ngay. Hành động diệt chủng của nhóm người bolshevik thực sự tiến hành kể từ năm 1920 khi họ cho giải thể nhóm dân Cosaques. Đàn ông bị xử bắn. Người già, phụ nữ và trẻ em bị đưa đi lưu đày. Làng mạc, nhà cửa bị phá hủy.

Trong những năm 1930, 1932 công tác giải thể nhóm dân Cosaques mạnh mẽ và toàn diện hơn. Staline sử dụng bộ máy tuyên truyền trong nước cũng như bên ngoài về việc kết án xử bắn, đưa đi lưu đày những ai chống lại lịnh ‘’tập thể hóa’’. Tuy rằng những người đưa đi lưu đày không bị giết ngay nhưng với các điều kiện lao động cực khổ, trong điều kiện thời tiết giá lạnh của mùa Đông ở vùng Bắc Tây Bá Lợi Á, chẳng còn được bao nhiêu người sống sót. Cho đến nay con số tử vong chưa được chính thức đưa ra, nhưng phải kể đến hàng trăm ngàn.

Trong vụ nạn đói ở vùng Ukraine vào những năm 1932-1933 và những vụ chống tập thể hóa đã có đến trên 6 triệu ngưới chết. Tại vùng này đã diễn ra hai hình thức diệt chủng: Diệt chủng giai cấp và diệt chủng sắc dân.

Quốc Xã Đức sử dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để thiết lập các phòng hơi ngạt và lò thiêu để giết dân Do Thái. Trong khi cộng sản sử dụng ‘’vũ khí đói’’ để tiêu diệt các sắc dân. Cộng sản tìm đủ mọi cách để kiểm soát lương thực. Họ chỉ phân phối lương thực cho các phần tử mà họ cho là xứng đáng. Họ phân biệt giữa nhóm người này, nhóm người khác. Tình trạng này đã dẫn đến các nạn đói làm chết hàng triệu người tại các nước cộng sản.

Bản tổng kết đầu tiên toàn bộ các tội ác được ghi như sau:

Trong những năm 1918-1922 có hàng chục ngàn con tin bị xử bắn mà không được xét xử. Hàng trăm ngàn công nhân và nông dân bị tàn sát vì chống đối chính sách tập thể hóa của cộng sản.

Nạn đói năm 1922 đã làm cho 5 triệu người chết.

Hàng trăm người Cosaques sống quanh sông DON bị tiêu diệt.

Hàng chục ngàn chết trong các trại tập trung vào những năm 1918-1930.

Hàng trăm ngàn phú nông, trung lưu, trí thức bị đưa đi lưu đày.

Trên 6 triệu dân Uraine bị chết đói trong năm 1932-1933.

Hàng trăm ngàn ngườì thuộc các sắc dân Ba Lan, Ukraine, dân Bắc Âu, dân sống trong vùng Moldave bị đi lưu đày trong những năm 1939-1940 và tái diễn trong những năm 1944-1945.

Năm 1941, nhóm dân Đức nhưng làm việc cho Nga sinh sống dọc theo sông Volga bị đi lưu đày.

Năm 1975-1979 dân ở các Thành Phố Cao Miên bị đi lưu đày và bị thủ tiêu.
Tiêu diệt từ từ dân Tây Tạng do cộng sản Trung Quốc chủ trương từ năm 1950.

Cho tới nay người ta chưa tính hết tội ác do Lenine, Staline gây ra. Và các tội ác này cũng tái diễn dưới bàn tay của Mao trạch Đông, Kim nhật Thành và Pol Pot.

Về phương diện ngôn ngữ của các sử gia, cần phải đưa ra một vấn đề: Sử gia có quyền sử dụng các từ thuộc lãnh vực pháp lý như ‘’tội ác chống lại nhân loại’’ hay ‘’tội diệt chủng’’ trong lúc nghiên cứu về tính chất của chiến tranh hay không? Mặc khác, các khái niệm này cũng không nên quá phức tạp để giữ tính khách quan trong lúc sưu tầm tài liệu lịch sử.

Về điểm thứ nhất, lịch sử cho chúng ta thấy tội ác diệt chủng không phải là tội ác độc quyền của Đức Quốc Xã. Hãy nhìn những gì đã xảy ra gần đây ở các nước Bosnie, ở Rwanda, chúng ta sẽ bằng lòng điểm này.

Phần thứ hai là chúng ta sẽ không trở lại cái thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, sử gia chỉ tìm hiểu sự việc mà không phán đoán.

Nhưng đứng trước thảm họa của nhân loại, sự phá vỡ phẩm giá của con người, các sử gia có thể bỏ qua một số nguyên tắc để cứu xét vấn đề. Sử Gia Jean Pierre Azema đã kết án chế độ Đức Quốc Xã có ‘’tội ác chống lại nhân loại’’. Và ông Pierre-Vielal Naquet cũng tuyên bố tương tự khi kết án tên Touvier, một người Pháp công tác viên đắc lực cho Đức Quốc Xã.

Cũng như vậy, chúng tôi làm những công việc sưu tầm để đưa ra ánh sáng những tội ác do cộng sản đã gây ra.

Ngoài ra còn phải đặc trách nhiệm của các chế độ cộng sản đang nắm quyền hành. Họ là những kẻ tòng phạm. Năm 1987, Bộ Hình Luật của Gia Nã Đại tu chính các điều 3.76 và 3.77 ghi các điểm thuộc tội ác chống lại nhân loại, gồm có: Mưu toan, tòng phạm, khuyến khích, giúp đỡ để thực hiện tội ác chống lại nhân loại, âm mưu và tòng phạm sau khi đã xảy ra sự việc.

Vậy mà trong khoảng thời gian từ năm 1920 đến 1950 những người cộng sản trên thế giới đã hô hào cổ võ cho hai tên gây tội ác Lenine và Staline. Hàng trăm ngàn người tham gia vào phong trào cộng sản quốc tế. Trong những năm 1950, 1960, 1970 hàng triệu người sùng bái Mao trạch Đông của Trung Quốc trong cuộc cải cách văn hóa. Và gần đây còn có nhiều người ca tụng Pol Pot. Về sau họ chỉ trả lời: Chúng tôi đâu có biết… Mà quả thật không dễ gì biết những gì cộng sản làm. Bí mật là phương châm hoạt động của cộng sản. Nhưng có nhiều người ngày nay đã biết sự thật nhưng họ vẫn im lặng.

Năm 1969 ông Robert Conquest, một trong những Sử Gia đầu tiên nghiên cứu về tội ác của cộng sản, đã viết: ‘’Một việc rất rõ là có nhiều người chấp nhận các cuộc thanh trừng diễn ra ở Thành Phố Mạc Tư Khoa trong các năm 1936, 1937 và 1938 theo lịnh của Staline. Chính sự chấp thuận này là sự đồng lõa cho các vụ thanh trừng toàn diện tiếp theo sau. Nhiều người ở bên ngoài đã thừa nhận các vụ hành quyết là đúng. Những người này dù chỉ có lời bình phẩm về các vụ thanh trừng này cũng phải chịu trách nhiệm và phải được coi là tòng phạm trong các vụ án chính trị.

Joseph Berger, một cán bộ trong tổ chức quốc tế cộng sản, người đã từng nếm mùi ở các trại lao động khổ sai, đã kể lại một lá thư của một nữ tù nhân đảng viên cộng sản được trả tự do sau khi lưu đày với nội dung như sau: ‘’Các người cộng sản thế hệ chúng tôi chấp nhận quyền lực của Staline. Họ chấp nhận hành động bạo ác của Staline. Và cả những người cộng sản khác trên khắp thế giới. Đây là một vết nhơ mà chúng tôi đã vi phạm. Để phá bỏ vết nhơ, chúng tôi phải làm sao cho các tội ác này không còn tái diễn. Điều gì đã diễn ra? Phải chăng chúng tôi mất cả lý trí? Phải chăng chúng tôi là những kẻ phản bội cộng sản? Thật ra chúng tôi, kể cả những nhân viện thân cận của Staline đều đã vi phạm các tội ác. Chúng tôi đã tưởng rằng đó là những đóng góp quan trọng cho việc chiến thắng của Chủ nghĩa xã hội. Chúng tôi cũng tin tưởng tất cả các việc làm để cũng cố quyền uy cho đảng cộng sản ở Liên Xô cũng như cho các đảng cộng sản trên toàn thế giới. Chúng tôi không bao giờ nghĩ đến có sự tranh chấp giữa chính sách và luân lý…

Những người cộng sản Tây phương, mặc dù họ không bị khống chế bởi cơ quan NKVD (Bộ nội vụ) của Liên Xô nhưng họ vẫn mù quáng ca ngợi Liên Xô và nhà độc tài Staline. Phải chăng họ đã uống phải liều thuốc tiên nào đó nên luôn luôn tôn sùng quy phục quyền lực tối uy của Liên Xô.

Trong quyển sách nói về cách mạng của Nga, nhà văn Martin Malia đã vén cho chúng ta thấy tấm màn nghịch lý của một ‘’tư tưởng lớn’’ và đã dẫn đến một kết luận: Đó là một tội ác lớn.

Bà Annie Kriegel, một nhà phân tích lớn về chủ nghĩa cộng sản đã cho thấy hai mặt của chủ nghĩa: Mặt tươi sáng và mặt tối.

Ý thức hệ cộng sản dự phóng một xã hội tốt đẹp. Điều này đã mê hoặc nhiều người. Nhưng xã hội cộng sản tước đoạt tất cả trách nhiệm của chúng ta. Họ quyết định mọi việc. Nhiều người ở bên ngoài vì sợ chịu trách nhiệm và tự do đã chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Nhưng những người sống trong chế độ độc tài cộng sản thì quá chán ngán. Họ chỉ mong có sự thay đổi. Trong luận đề ‘’Sự sợ hãi của ý thức tự do’’ ông Fromm tuyên bố: Tình nguyện làm đầy tớ cho chủ nghĩa cộng sản.

Những người tình nguyện làm đầy tớ cũng là những kẻ tòng phạm. Khi chấp nhận làm gạch nối cho công tác tuyên truyền che dấu sự thật cũng là tòng phạm.

Phân tích hiện tượng cộng sản khi đang nắm chính quyền là một việc làm khó khăn.
Ông Jean Ellenstein cho rằng Staline là một hiện tượng vừa mang tính chất bạo tàn của thời cổ Hy Lạp, vừa mang tính độc tài của Đông phương. Nhận định này tương đối chính xác nhưng chưa khai thác được chiều sâu của tính độc tài. Một vài so sánh sau đây sẽ giải thích rõ vấn đề.

Chúng ta bằng lòng dưới thời Nga Hoàng dân chúng bị áp bức. Người bolshevik chiến đấu chống lại chế độ Nga Hoàng. Nhưng một khi quyền hành nằm trong tay những người bolshevik thì sự áp bức con kinh hoàng hơn ở thời Nga Hoàng rất nhiều. Nga Hoàng đưa những tù chính trị ra trước Tòa Án xét xử, đúng luật lệ của một tòa án. Có nghĩa là có luật sư biện hộ cho tội nhân, có nhân chứng, có dư luận của quần chúng. Đối với cộng sản, các sự việc trên không hề xảy ra. Người tù trong chế độ Nga Hoàng hưởng đủ quy chế tù nhân. Họ có quyền đọc sách, viết thơ và nếu bị lưu đày, họ đi cùng với gia đình. Họ có quyền đi săn, đi câu cá và có quyền giúp đỡ tù nhân khác… Chính Lenine và Staline cũng đã từng ở tù và bị lưu đày dưới thời Nga Hoàng. Cả hai đã có những kinh nghiệm này.

Trong tác phẩm ‘’Kỷ niệm ngôi nhà của người chết’’’, nhà văn Dostoievski đã làm cho độc giả của ông ta xao xuyến. Nhưng nếu so với các thảm cảnh của thời Lenine, Staline thì chẳng đáng vào đâu.

Từ năm 1888 đến năm 1917, nước Nga xảy ra rất nhiều cuộc rối lọan và bị đàn áp. Đã có 6360 người bị kết án tử hình. Trong số này có 3922 người bị xử bắn. Nhưng so với 4 tháng đầu tiên lên nắm chính quyền, người bolshevik đã xử tử nhiều hơn so với con số này.
Vào những năm 1920 đến năm 1940, cộng sản lên tiếng phản đối các cuộc khủng bố của chính quyền quân phiệt ở các nước khác. Chúng ta thử xét xem những gì xảy ra ở Ý. Chế độ Phát xít Ý có ngược đãi các nhà chính trị đối lập. Trong năm 1935 nhà độc tài Mussolini đã bắt vài trăm đối thủ chính trị vào tù và vài trăm người khác bị quản thúc tại các đảo. Trên thực tế có vài ngàn người lưu vong. Đó là những gì mà thế giới đã kết án nhà độc tài Mussolini và chính quyền của ông.

Trong kỳ Thế Chiến Thứ Hai, Đức Quốc Xã đã ra tay đàn áp các thành phần chống đối họ như các người cộng sản, nhóm xã hội ,nhóm vô chính phủ và một số nghiệp đoàn. Đức Quốc Xã công khai đàn áp và bắt giam những người này. Từ năm 1933 đến 1939 Đức Quốc Xã đã kết án và xử bắn 20.000 người. Đó là chưa kể đến con số người bị bắn chết vì lý do không đủ tiêu chuẩn sắc tộc thuần tuý tóc vàng, da trắng, những người bịnh tâm thần, tật nguyền hay già yếu…

Hitler đã ra lịnh giết chết những người già, người bịnh tâm thần bằng hơi ngạt. Từ năm 1933 đến năm 1940 đã có 70.000 người chết vì hơi ngạt. Khi Giáo Hội lên tiếng phản đối, chương trình dùng hơi ngạt mới ngưng hoạt động. Sau này rút kinh nghiệm đã dùng hơi ngạt giết chết lớp người thứ ba, đó là giống dân Do Thái.

Thoạt đầu có vài trăm người Do Thái bị giết chết. 35.000 người bị bắt giam vào các trại tập trung và sau đó bị đưa vào các trại tử thần. Khi tấn công vào Liên Xô, quân Đức đã giết 15 triệu dân ở các vùng chiếm đóng. Có 5,1 triệu dân Do Thái, 3,3 triệu tù binh Sô Viết và 1,1 triệu dân đã bị bắt vào các trại tử thần. Ngoài con số nạn nhân này, cũng cần phải kể đến vài trăm ngàn dân Tziganes, 8 triệu người bị cưỡng bách lao động khổ sai và 1,6 triệu người còn sống sót lại trong các trại tập trung.

Tòa Án Numberg đã kết án những tội phạm và đã công bố những tội ác mà họ đã gây ra. Sau cùng khi tiết lộ hành động diệt chủng giống dân Do Thái đã làm cho lương tâm nhân loại xúc động.

Ở đây chúng tôi không muốn đưa ra một danh sách so sánh về con số kinh hoàng hay bản kết toán về sự ghê tởm về những gì cộng sản đã làm. Nhưng sự kiện tội ác của cộng sản đã quá rõ ràng. Chế độ cộng sản đã giết chết hàng trăm triệu người so với 25 triệu nạn nhân của Đức Quốc Xã. Với bản đúc kết này, ít ra chúng ta cũng thấy được sự khác nhau giữa hai chế độ trong thế kỷ này. Năm 1945, Đức Quốc Xã bị kết án là chế độ bị vi phạm quá nhiều tội ác trong thế kỷ. Trong khi đó chế độ cộng sản lại được duy trì cho đến năm 1991 với tất cả tính cách pháp lý quốc tế của nó. Cho cả đến ngày hôm nay, cộng sản vẫn còn ngự trị trên một vài quốc gia với một số tín đồ. Và mặc dù có một vài nước cộng sản nhìn nhận tội ác của Staline, của Lenine nhưng cho đến nay họ vẫn chưa chịu từ bỏ các nguyên tắc của Lenine và họ cũng chẳng hề bị kết án có liên hệ gì với tội ác này cả.

Các phương pháp của Lenine và sau này được Staline hệ thống hóa, đã được tay chân bộ hạ của hai ông thi hành làm cho chúng ta liên tưởng đến những gì đã xảy ra trong thời Đức Quốc Xã. Có một số tội ác đã xảy ra trước thời Hitler.

Roudolf Hoess là người được ủy nhiệm thiết lập trại tử thần Auschwitz. Về sau trại trưởng của trại này tiết lộ cho biết ông có nhận chỉ thị của ủy ban trung ương về an ninh một số chi tiết về các trại tập trung của Sô Viết. [ Nên nhớ là đầu năm 1918, Lenine đã ra lịnh cho lưu đày các chính trị đối thủ và và năm 1933 Đức Quốc Xã cũng áp dụng như vậy]. Tài liệu còn nhấn mạnh Sô Viết tiêu diệt toàn bộ một số dân bằng cách bắt họ lao động khổ sai.
Với mức độ và kỹ thuật gây tội ác cho một số quần chúng đông đảo mà những người cộng sản đã khai trương áp dụng, và sau đó Đức Quốc Xã đã làm theo. Dưới cái nhìn của chúng tôi, người ta có thể minh chứng một chân lý về sự liên hệ trực tiếp giữa chế độ cộng sản và sự ra đời của chế độ Đức Quốc Xã.

Vào các năm cuối của thập niên 20, cơ quan GPV, một danh xưng mới của cơ quan tình báo chính trị Sô Viết, cho cho ra đời chính sách tỉ lệ phân vùng. Mỗi vùng phải tìm cách bắt đi lưu đày một tỉ lệ ‘’thành phần thù địch’’ nào đó do nhà nước chỉ định. Sau năm 1920, Hồng Quân đánh bại quân Hoàng Gia [ Bạch Quân ], đã xảy ra các cuộc lùng bắt khủng khiếp các sắc dân địa phương Ba Lan và 3 nước vùng Baltique. Việc chuyên chở các người lưu đày trên các toa xe lửa dùng để chở súc vật đã được tái diễn tại các trại tập trung của Đức Quốc Xã. Năm 1943-1944 trong lúc chiến tranh đang diễn ra ở khắp nơi, Stalin, thay vì cung cấp cho chiến trường, ông ta đã dùng hàng ngàn nhân viên của cơ quan tình báo chính trị cùng với hàng chục ngàn toa xe vào công việc chuyên chở các dân thuộc sắc tộc sống trong vùng Caucase đi lưu đày trong vòng vài ngày.

Đối chiếu những gì đã xảy ra dưới chế độ Đức Quốc Xã và dưới chế độ cộng sản, chúng ta sẽ thấy kỳ lạ. Vassili Grossman là người đầu tiên đã nêu ra tội ác xảy ra ở khám đường Treblinka. Mẹ ông đã bị lính Đức Quốc Xã giết chết trong khu biệt giam của vùng Berditchev. Ông cũng là một trong những người trưng bày tội ác của Đức Quốc Xã đã tiêu diệt người Do Thái cư ngụ trân lãnh thổ của Sô Viết.

Trong tập truyện ngắn ‘’Rồi tất cả cũng đi qua-Tout passe’’, ông đã đưa một nhân chứng của vụ chết vì đói ở vùng Urakine. Ông viết: ‘’Các văn sĩ, kể cả Staline cho rằng phú nông là những người ăn bám, những ký sinh trùng. Họ là những kẻ đã đốt bỏ bông lúa và giết chết trẻ em’’. Staline cũng còn công khai khuyến khích quần chúng nổi dậy chống lại quần chúng, tiêu diệt tất cả những người mà họ gọi là tầng lớp xấu xa. Staline cho còn cho biết muốn giết họ thì hãy coi thành phần phú nông không phải là người cũng giống như Đức Quốc Xã coi dân Do Thái cũng không phải là người.

Đức Quốc Xã dự trù cho một xã hội tương lai của một sắc dân thuần chủng. Cộng sản chuẩn bị cho ngày mai một xã hội của những người vô sản. Hai cách cải tạo xã hội tuy có khác nhau về cách sử dụng tiêu chuẩn nhưng giống nhau ở mục đích. Nếu cho rằng chủ nghĩa cộng sản là một chủ thuyết tổng quan thì thật là sai lầm. Nếu nó mang tính chất toàn cầu, thì quả thực một nửa nhân loại không còn xứng đáng để sinh tồn. Bởi nó mang tính chất của chủ nghĩa Quốc Xã. Nếu có khác chăng là khác ở chỗ, cộng sản phân chia ra nhiều giai cấp trong khi Quốc Xã phân chia ra giống dân và lãnh thổ.

Tội ác của Lenine, Staline và hình ảnh dân Cao Miên dưới thời Pol Pot đã đặt ra một câu hỏi mới cho các luật gia, các sử gia và cho cả nhân loại: Phải xếp vào tội nào đối với những người đã tiêu diệt các thành phần bị ghép vào tội thù địch vì lý do chính trị, tư tưởng, không phải ở phạm vi vài ba cá nhân mà cả tập thể đám đông quần chúng xã hội . Phải chăng cần đặt ra một tội danh mới? Người Anh đã dùng danh từ Politicide, bao gồm ý nghĩa của Chính Trị-politipue và Giết Chết-Cide. Người Tiệp Khắc gọi là Tội ác cộng sản.

Người ta biết gì về những tội ác cộng sản gây ra? Người ta muốn biết cái gì, loại nào? Và tại làm sao phải chờ mãi đến cuối thế kỷ này nó mới có các cuộc nghiên cứu nghiêm túc?
Việc nghiên cứu tội ác của Quốc Xã đã có từ lâu và đã đi khá xa so với việc nghiên cứu các cuộc khủng bố của Lenine, Staline. Nói chung, có sự khác biệt khá lớn giữa các cuộc nghiên cứu cần phải vượt qua mặc dù các nước Đông Âu đã gia tăng các cuộc nghiên cứu này.
Một số khác biệt đã được phát hiện. Năm 1945, lực lượng Đồng Minh thắng trận đã chính thức lên án tội ác diệt chủng những người đầu não của Đức Quốc Xã. Nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống và đạt nhiều kết quả trong công tác kết án này. Hàng ngàn quyển sách xuất bản, hàng trăm cuống phim trình chiếu. Như ‘’Đêm và sương mù-Nuit et Brouillard’’, ‘’Sự chọn lựa của Sophine-Le choix de Sophine’’, ‘’Danh sách của Schindler-La liste de Schindler’’. Chỉ riêng ông Raul Hilberg, ông ta đã sưu tầm các chi tiết về thủ tục và phương pháp giết người dân Do Thái dưới thời Đệ Tam Đế Quốc Đức.

Những tên như Himmler, Eischman được thế giới biết đến như biểu tượng của tàn ác và dã man của thời đại. Nhưng người ta không hề nói đến những hung thần cộng sản. Các tên ác ôn như Djerjinski, Iagoda hay Iejev nào có ai biết đến. Còn các tên Lenine, Staline, Hồ chí minh, Mao trạch Đông, thì lại được sùng kính đáng ngạc nhiên. Lại có một viên chức nhà nước Pháp, Le Loto đã dùng các hình ảnh này vào trong chương trình quảng cáo. Có ai bao giờ thấy các hình ảnh của Hitler hay Goebbels trong các sinh hoạt tương tợ hay không ?
Việc nghiên cứu tội ác của Quốc Xã Đức được chính thức xác nhận. Nguyện vọng của những người sống sót được đáp ứng. Các nhà nghiên cứu được công nhận và các nhà lãnh tụ của quốc gia liên hệ đã làm sáng tỏ giá trị của nền dân chủ. Nhưng tại sao chỉ có tiếng vang rất nhỏ về lời khai của những người sống sót trong chế độ cộng sản? Tại sao có sự im lặng chính trị một cách ngượng ngùng như vậy? Và nhất là sự im lặng của quý vị trong Hàn Lâm về thảm họa của cộng sản từ hơn 80 năm qua đã gây cho hơn 1/3 dân số trên 4 lục địa. Tại sao chúng ta bất lực để đặt yếu tố ‘’Tội ác’’ vào trọng tâm trong công việc nghiên cứu chế độ cộng sản? Tội ác đối với tập thể đông đảo quần chúng, tội ác hành động có âm mưu, tội ác chống lại nhân loại.

Phải chăng chúng ta không có đủ khả năng hiểu biết? Hay đó chỉ là sự từ chối không muốn biết chỉ vì sợ hãi?

Lý do của sự che dấu này rất phức tạp. Trước hết đó là hành động cổ điển của những người chủ mưu gây tội ác. Họ muốn xóa bỏ những gì họ đã làm. Họ không muốn ai nhắt đến.
Năm 1956 Khruhchev đọc một bản văn bí mật nhìn nhận tội ác của cộng sản, tội ác của các nhà lãnh đạo cộng sản, những người hiện đang nắm quyền hành cũng đã nhúng tay vào. Theo lời của một hung thủ, họ mong được che đậy các tội ác và cứ đổ lỗi cho Staline. Họ chỉ là người thừa hành. Vì muốn che dấu các đồng chí của ông ta nên Khruhchev chỉ nêu lên những người cộng sản là nạn nhân trong các cuộc khủng bố này. Dĩ nhiên cũng có người cộng sản là nạn nhân thật. Nhưng so với con số thường dân chết thì con số nạn nhân là người cộng sản thì quá nhỏ. Thay vì kết án, Khruhchev chỉ nói rằng đó là ‘’Sự lạm dụng dưới thời Staline’’ để mong bào chữa cho sự liên tục của chế độ.

Khruhchev cũng trình bày cho biết những trở lực và những người chống đối trong khi viết bản phúc trình mật này. Kể cả nhân vật thân cận của Staline. Tên Kaganovitch là một đảng viên thân cận với Staline. Ông ta có thể cắt cổ cha ông ta nếu như có lịnh, chỉ cần một cái nheo mắt của Staline. Ông ta cho rằng thi hành lịnh của Staline là để phục vụ cho sự nghiệp của đảng. Cũng phải được hiểu là cho cả sự nghiệp của Staline. Sau này Kaganovitch giải thích cho hành động của ông ta là vì ông muốn bảo tồn mạng sống của mình. Ông ta chỉ còn muốn có một điều là làm sao xóa bỏ tội ác của ông. Công việc này chỉ có thể thực hiện được bằng cách phải bảo vệ bí mật các văn khố dự trữ, không ai được tham khảo, kiểm soát toàn diện báo chí, kiểm soát các người ra nước ngoài, tuyên truyền và phóng đại các thành quả của chế độ, các cơ quan truyền thông thực hiện các công tác đầu tiên là ngăn chận tất cả các đề nghị đưa ra ánh sáng các sự thật về tội ác của cộng sản.

Vì không bằng lòng với những gì họ đã làm trong quá khứ, những tội phạm tìm mọi cách chống lại những ai muốn tìm hiểu sự thật.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, tại Pháp có hai vụ tố cáo tội ác của cộng sản. Từ tháng 4 đến tháng giêng năm 1949, Tòa Án Ba Lê đã xét vụ án ông Victor Kravchenko, cựu công chức cao cấp Sô Viết và là tác giả quyển ‘’Tôi chọn tự do-Je choisi la liberte’’.
Từ tháng 11 năm 1950 đến tháng giêng năm 1951 cũng tại Tòa Án Ba Lê, ông Aragon đã kiện ông David Rousset, một nhà trí thức có khuynh hướng Trotski.

Rousset đã từng bị lưu đày trong các trại tập trung của Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến. Năm 1946 ông đoạt giải văn chương Renaudot với tác phẩm ‘’Vũ trụ tập trung-Univers concentrationaire’’. Ngày 12 tháng 11 năm 1946, ông Rousset kêu gọi những tù nhân ở Liên Sô hãy thành lập ủy ban điều tra các trại tập trung khổ sai. Báo chí cộng sản lúc bấy giờ mở chiến dịch chống phá Rousset kịch liệt và chính quyền Sô Viết cho biết là không hề có trại lao động khổ sai ở xứ này. Hưởng ứng lời kêu gọi của Rousset, tờ báo Figaro Litteraire số ra ngày 25 tháng 2 năm 1950 cho đăng một bài báo tựa đề: ‘’Trại tập trung khổ sai của Sô Viết, Cái gì khốn khổ nhất: Địa ngục hay trại Belzebuth?’’ trong đó bà Magaret-Neuman với tư cách là nạn nhân, tường thuật lại những gì bà đã trải qua trong trại tập trung của Sô Viết và của Quốc Xã Đức.

Những nhà độc tài Sô Viết tìm mọi cách chống lại lương tâm của con người. Họ mở ra một mặt trận rộng lớn với một số vũ khí đồ sộ để can thiệp vào mọi nơi trên thế giới. Họ tuyên bố bài trừ, đe dọa, và làm mất niềm tin đối với những người như Soljenitsine, Boukovski, Zinoviev, Plioutch…Họ đuổi những người này ra nước ngoài hay cho đi lưu đày biệt xứ. Họ quản thúc ông Sakharov, Nhà Bác Học đầu tiên chế ra bom nguyên tử tại Thành Phố Gorgi. Cho Tướng Piotr Grigorenko an trí trong nhà thương điên…

Trước sự đe dọa quá lớn cùng với sự che đậy bịp bợm, các nạn nhân không đủ can đảm để phát biểu và cũng không còn khả năng để hội nhập vào cái xã hội còn đầy rẫy những tên chỉ điểm, những hung thủ đang sống nghênh ngang. Trong tác phẩm ‘’Rồi mọi việc cũng qua’’, tác giả Vassili Grossman tỏ vẻ thất vọng khi so sánh hai thảm kịch. Thảm kịch Do Thái đã được chính người Do Thái trên toàn thế giới chu lo tưởng niệm. Trong khi thảm kịch của những nạn nhân của chế độ cộng sản không hề có quyền đòi hỏi bồi thường, cho dù chỉ làm một lễ tưởng niệm nhỏ. Tất cả đều bị cấm kỵ.

Một khi cộng sản không còn che dấu được một số sự thật như các vụ xử bắn, các trại tập trung, gây ra các nạn đói… thì chúng vội vàng chạy tội vụng về. Sau khi nhìn nhận có xảy ra các cuộc khủng bố, họ tìm cách biện minh hợp lý. Họ cho rằng khi người ta đốn gỗ trong rừng thì có các dăm cây bay ra ngoài. Hay muốn chiên trứng gà thì phải đập vỏ trứng. Nhưng nào có chiên trứng gà nào đâu! Cái bịp bợm nhất là cách sử dùng ngôn ngữ của cộng sản. Hình thức tập trung chúng gọi la trại cải tạo. Các tên cai tù thì mệnh danh là các tên quản giáo. Họ cố biến những tù nhân của chế độ cũ thành những người của chế độ mới. Ở các trại tù Sô Viết, các tên cai tù dùng bạo lực bắt tù nhân phải thừa nhận chính quyền. Tại Trung Cộng, các tù nhân là những sinh viên bị cưỡng bách đi lao động. Họ bị bắt buộc phải học các tư tưởng do đảng đưa ra và phải sửa sai tư tưởng cá nhân. Phải nói láo những sự thật. Nó làm cho tư tưởng của con người trở nên loạn thị về xã hội và chính trị. Tuy vậy sự méo mó về đường lối tuyên truyền của cộng sản còn có thể sửa đổi được, nhưng khó có thể đưa những đã vi phạm tư tưởng trở về cái tri thức thích nghi. Cái ấn tượng đầu tin đã trở thành thiên kiến. Những người cộng sản nhờ guồng máy tuyên truyền mạnh mẽ, khó có ai sánh kịp, cộng thêm vào đó với cách sử dụng ngôn ngữ điếm xão, đôi khi còn dùng vũ lực để chống lại các lời tố cáo về các hành động khủng bố của chúng, chúng tạo được một hàng ngũ chặt chẽ, kéo theo cảm tình viên, lập lại chủ nghĩa cộng sản. Các người cộng sản biết sử dụng một cách có hiệu lực nguyên tắc đầu tiên của hệ tư tưởng. Ông Tertullien đã từng tiên bố: ‘’Tôi tin, dù cho phi lý’’.

Nằm trong khuôn khổ tuyên truyền, nhiều nhà trí thức khoa bản đã bán đứng lương tri của họ. Vào năm 1928, Văn Hào nổi danh của Nga, ông Gorki đã chấp nhận đi viếng các vùng thuộc Quần Đảo Solovski. Nơi đây là thí điểm tập trung mà sau này theo nhận xét của Soljenitsine, trở thành hệ thống trại tù Goulag. Sau chuyến viếng thăm, Nhà Đại Văn Hào Gorki viết các bài báo ca tụng chế độ Sô Viết và quần đảo Solovski. Một nhà văn Pháp, ông Henri Barbusse sau khi đoạt giải văn chương Goneourt vào năm 1916 đã viết bài nịnh hót chế độ Staline. Năm 1928 ông cho xuất bản quyển ‘’Xứ Georgie tuyệt vời’’. Đó là quê hương của Staline. Tại nơi này, Staline cùng với thân cận Ordjonikidze vào năm 1921 đã mở một cuộc tàn sát rùng rợn.

Gần đây, Mario Maccio đã ca tụng Mao và Alain Peyrefitte cũng làm như vậy. Bà Danielle Mitterand cũng từng ca tụng Fidel Castro. Lòng gian tham, sự nhu nhược tính khoe khoang và sự hư ảo đã bị bạo lực cách mạng thôi miên. Các chế độ độc tài, dù với động cơ nào, vẫn luôn luôn có người sùng bái và ca tụng. Và họ cũng cần những người này. Chế độ độc tài cộng sản cũng vậy.

Đứng trước các lời tuyên truyền của cộng sản, các nước Tây phương có thái độ mù quáng lạ lùng. Hầu hết các nước Tây Âu đã tỏ ra quá ngây thơ đối với chế độ cộng sản xão quyệt. Phải chăng họ khiếp sợ trước sức mạnh của Sô Viết hay vì cái vô liêm sĩ của các chính khách? Tại hội nghị Yalta vào năm 1945 đã hiện diện sự mù quáng này. Tổng Thống Hoa Kỳ đã buôn rơi các nước Đông Âu cho Staline và Staline hứa sẽ cho tổ chức bầu cử tại các quốc gia này. Năm 1944, Tổng Thống De Gaulle tại Mạc Tư khoa, đã bỏ rơi Ba Lan cho bạo chúa Staline để đổi lấy sự chấp thuận của lãnh tụ cộng sản Pháp Moris Thorez về một bảo đảm an ninh xã hội và chính trị trên đất Pháp khi khi chiến tranh kết thúc.

Việc làm mù quáng này đã cũng cố một cách hợp pháp lòng tin của những người cộng sản Phương Tây và các thành phần khuynh tả. Họ cho rằng ở phía sau bức màn sắt là thiên đàng chủ nghĩa xã hội. Nhiều cuộc tranh luận về vấn đề này trong các nước dân chủ. Họ cho rằng phía bên kia bức màn sắt là một thực thể. Bà Simone Veil nhấn mạnh rằng công nhân cách mạng rất sung sướng vì họ được nhà nước yểm trợ. Một nhà nước ủng hộ chính thức các hoạt động của công nhân. Chỉ có nhà nước mới có quyền ban cho. Chủ nghĩa cộng sản tự xưng là con đẻ của truyền thống giải phóng, con người và xã hội, một giấc mơ về sự bình đẳng thực sự, một hạnh phúc cho tất cả mọi người. Trong cái hào quang sáng chói này, cộng sản đã phơi bày tất cả tất cả những điều nhơ nhớp mà chủ nghĩa xã hội đã gây ra.

Dù muốn hay không, sự không biết về chiều sâu của tội ác do cộng sản gây ra mỗi lúc một gia tăng. Một phần cũng tại sự thờ ơ của các người cùng thời với anh, cha chúng ta. Không phải con người có quả tim chai đá. Ông Tzvetan Todorov nhấn mạnh: ‘’Ký ức tang chế của cá nhân ta đã cản trở ta cái tri giác cảm xúc các nổi đau khổ của người khác…’’.
Thế kỷ 20 là thế kỷ xảy ra quá nhiều tang thương. Con người đã gánh chịu quá nhiều nổi đau khổ cho nên chẳng mấy ai còn có thể động lòng trắc ẩn trước sự đau khổ của người khác.

Có ba lý do che dấu tội ác của cộng sản :

1. Trước hết là vấn đề liên hệ đến ý thức cách mạng. Cho tới ngày nay nhiều người vẫn còn sùng bái ý niệm cách mạng của giữa thế kỷ thứ 19. Các biểu tượng như lá cờ đỏ, bài quốc tế ca, nắm tay dơ lên cao, có dịp xuất hiện khi có sự tranh chấp xã hội. Hình ảnh Che’ Guerava trở thành cái mốt thời trang. Nhiều nhóm người làm cách mạng, sinh hoạt công khai, lên tiếng phản đối những ai chỉ trích về tội ác của những người làm cách mạng đi trước. Họ không ngần ngại đọc các bài diễn văn ca tụng những tội phạm như Lenine, Staline, Mao… Có rất nhiều tác giả viết nhiều sách ca tụng và tin tưởng vào những lời tuyên truyền của cộng sản.

2. Lý do thứ hai của hành động che dấu tội ác của cộng sản là bởi Sô Viết đã tham gia vào cuộc chiến tranh chống Hitler và đã chiến thắng. Đó là cơ hội để cho những người cộng sản chính thức đeo mặt nạ của những người ái quốc lương thiện hòng đạt cho kỳ được mục tiêu tối hậu là nắm lấy chính quyền.

Từ đầu tháng 6 năm 1941, khi quân Đức xua quân xâm chiến lãnh thổ Sô Viết, tất cả các đảng viên đảng cộng sản ở các quốc gia bị Đức chiếm đóng, đồng loạt đứng lên, chiến đấu võ trang chống lại Quốc Xã Đức hay Phát xít Ý. Những người cộng sản cũng đã chịu cùng số phận của các tổ chức chính trị khác. Hàng ngàn đảng viên cộng sản bị hành hung, bắt giam, lưu đày lao động khổ sai hay bị xử bắn. Cộng sản đã thần tượng hòa những đảng viên bị tù đày hay bị xử bắn để nâng cao lý tưởng của chúng và còn dùng để chỉ trích những ai tố cáo tội ác của chúng. Ngoài ra, còn có rất nhiều người không phải là cộng sản, cùng sát cánh với cộng sản trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, không chịu mở mắt ra. Tại nước Pháp, quân của cánh De Gaulle vì cùng chung chống Đức Quốc Xã với quân của Sô Viết nên họ theo De Gaulle trở thành bộ phận của Sô Viết đối chọi với Hoa Kỳ.

Việc các người cộng sản tham gia chống Phát xít được coi như là mẫu mực của phe tả. Những người cộng sản tự coi mình là tiêu biểu của lực lượng chống Phát Xít. Nhân danh nhãn hiệu chống Phát xít này, cộng sản đã làm câm họng những ai chỉ trích họ.

Francois Furet đã nhấn mạnh rất nhiều về cái điểm cốt cán này. Đức Quốc Xã thua trận, các nước gọi là điều ác. Những người cộng sản chiến thắng Đức, đó là điều thiện. Trong Tòa Án Numberg, cộng sản ngồi vào ghế biện lý. Chính nhờ vậy, họ đã che lấp các hoạt động xấu xa đối với giá trị dân chủ của các nước Tây phương. Cộng sản đã từng ký hòa ước với Đức Quốc Xã vào năm 1939, cùng với quân Đức tàn sát các sĩ quan Ba Lan tại Katyn vào mùa Xuân 1940. Nhân dân các quốc gia bị Đức chiếm đóng và được các nước Đồng Minh Anh, Hoa Kỳ giải phóng thì tỏ ra vô cùng biết ơn Hồng Quân Nga và cùng chia sẻ với nhân dân Sô Viết về những sự mất mát vì chiến tranh. Ngành tuyên truyền của cộng sản khai thác triệt để các sự kiện này. Đồng thời, bộ máy tuyên truyền của cộng sản cũng tìm cách che dấu những tội ác của chúng gây nên tại các quốc gia chúng chiếm đóng. Các nước Tây Âu cũng như dân chúng trên toàn thế giới đâu biết những gì đã xảy ra. Sử gia đã chia các cuộc chiến giải phóng ra làm hai loại: Một là dân chủ hóa các quốc gia nằm trong khối Đồng Minh Tây Âu. Hai là thiết lập chế độ độc tài ở các quốc gia thuộc quyền kiểm soát của Hồng Quân Nga. Ông Witold Gombrowicz diễn tả thảm cảnh của các quốc gia bị Hồng Quân chiếm đóng như sau:

‘’Chiến tranh đã kết thúc nhưng không giải phóng cho người dân Ba Lan. Tại khu vực đau khổ Trung Âu này, đó chỉ là sự thay đổi bóng tối này bằng một bóng tối khác. Các hung thủ của Staline đến thay các hung thủ của Hitler mà thôi. Trong khi đó, tại Thủ Đô Ba Lê của nước Pháp người ta ca hát chào mừng nhân dân Ba Lan đã được giải phóng khỏi gông cùm phong kiến…’’

3. Lý do thứ ba của sự che dấu tội ác rất tế nhị.

Sau năm 1945, sự kiện diệt chủng dân Do Thái đã trở thành một hiện tượng dã man hiện đại. Hiện tượng này xâm chiếm tất cả tâm tư của con người. Trước thế chiến, cộng sản cho rằng họ không hề có hành động ngược đãi dân Do Thái. Và họ biết rất rõ là họ sẽ đạt được nhiều thắng lợi trên mặt tuyên truyền một khi họ khuyến khích phong trào chống Phát Xít. Gần đây, tại các nước cộng sản lại xảy ra vụ xét lại tội diệt chủng dân Do Thái, với mục đích làm mờ đi tội ác tương tự của chúng.

Khúc quanh lớn đã diễn ra vào ngày 24 tháng 2 năm 1956. Đó là ngày chính thức nhìn nhận tội ác của cộng sản. Buổi chiều ngày hôm ấy, Bí thư thứ nhất của đảng cộng sản Liên Xô, ông Nikita Khruhchev khai mạc đại hội lần thứ 20 của đảng cộng sản. Đại hội họp trong phòng kín. Các đại biểu im lặng và căng thẳng ngồi nghe Khruhchev vạch tội Staline, ròng rã 30 năm là người hùng của chủ nghĩa cộng sản thế giới. Bản phúc trình mật từ ngày đó đã là nguyên nhân của sự chuyển hướng căn bản của chủ nghĩa cộng sản ngày nay. Và đây là lần thứ nhất một người lãnh đạo cao cấp cộng sản chính thức thừa nhận những người lãnh đạo từ năm 1917 đã gây ra tội ác.

Có nhiều lý do đã thúc đẩy Khruhchev phá vỡ một trong những điều cấm kỵ của cộng sản. Mục đính chính của Khruhchev là tìm cách quy tội cho một cá nhân để chạy tội cho chính sách dã man của chủ nghĩa cộng sản. Trong kế hoạch này, ông tấn công và khai trừ các đảng viên tay chân của Staline, những người theo Staline và chống lại ông. Kết quả cho chúng ta thấy rõ vào mùa Hè năm 1957, tất cả các đảng viên thân Staline ở mọi ngành, mọi nơi đều bị cách chức. Thí dụ điển hình này chỉ là một chi tiết tầm thường. Trên thực tế còn nhiều điều kinh hoàng hơn. Khi ông ta còn ở chức vụ Bí Thư vùng Ukraine, được coi như là lãnh chúa của vùng, trong nhiều năm phát động nhiều vụ tàn sát khủng khiếp. Trong tập hồi ký, ông chỉ ghi lại những thành quả tốt đẹp của ông mà thôi. Đại hội kết thúc với những quyết nghị và chương trình thi hành các nghị quyết. Nhưng rồi họ làm được những gì. Ông ta viết:

‘’Vậy chúng ta phải làm gì cho những người bị xử bắn vô tội, phải làm gì cho những người bị bắt và bị thủ tiêu? Chúng ta có bằng cớ rõ ràng rằng họ là những người công dân lương thiện, họ là những đảng viên trung thành với đảng. Họ đã hy sinh cho chủ nghĩa cộng sản. Sớm hay muộn gì, những người hiện còn bị giam trong các khám sẽ được trả tự do. Họ sẽ kể lại cho thân nhân nghe những gì đã xảy ra. Vì vậy tôi phải thú nhận trước các đại biểu hiện diện ngày hôm nay về đường lối lãnh đạo sai lầm của đảng trong những năm đó. Làm sao chúng ta có thể nói là chúng ta không hề biết gì chuyện đó. Chúng ta phải biết rằng đó là một thời kỳ đàn áp và độc đoán ở trong đảng. Chúng ta có nhiệm vụ phải trình bày trước đại hội những gì chúng ta biết. Trong cuộc sống, những người phạm tội sẽ nhận khoan hồng nếu như họ thú tôi’’.

Cũng có một số trường hợp hối hận xảy ra. Nhiều người trước kia tham dự trực tiếp vào các vụ tàn sát thời Staline, tiêu diệt các đảng viên khác để chiếm giữ các chức vụ quan trọng, nay cũng tư phê bình, tự kiểm điểm. Đó chỉ vì sự cưỡng bách mà phải làm. Ai đó có thể trực tiếp đứng ra ngăn chận sự tàn sát này? Đó là Khruhchev. Nhưng rồi cũng chính Khruhchev vào năm 1956 đã ra lịnh cho Hồng Quân kéo xe tăng vào đè bẹp dân chúng Hung gia Lợi.

Trong các phiên họp đại hội thứ 22 của đảng cộng sản, Khruhchev lại một lần nữa cho rằng đảng viên cộng sản là nạn nhân của Staline. Ông cho xây đài tưởng niệm những người cộng sản này. Ông đi trở lại con đường độc tài. Con đường độc tài tuyệt đối dành riêng cho cộng sản.

Vào năm 1962 khi còn tại quyền tổng bí thư đảng, ông Khruhchev cho xuất bản quyển ‘’Một ngày của Ivan Denissovitch’’ của Alexandre Soljenitsine. Ngày 24 tháng 10 năm 1960 Khruhchev bị truất phế, nhưng không bị thủ tiêu. Ông mất âm thầm vào năm 1974. Chẳng ai hay biết, ngoại trừ thân nhân.

Nhiều người nhìn nhận rằng bản ‘’phúc trình mật của Khruhchev’’ phá vỡ căn bản chính sách của cộng sản trong thế kỷ thứ 20.

Theo ông Francois Furet một đảng viên cộng sản Pháp ly khai năm 1954 cho rằng bản phúc trình mật chỉ là một sự thú nhận quanh co. Bản phúc trình chỉ đề cập đến những người cộng sản là nạn nhân của Staline. Nhưng theo ông, dù sao bản phúc trình mật cũng xác nhận là có xảy ra các vụ tàn sát kinh hoàng và ở mức rộng lớn trên đất nước Nga. Điều mà có nhiều người từ lâu nay vẫn nghi ngờ. Nhiều lãnh tụ đảng cộng sản ở các quốc gia khác không chịu thừa nhận tội ác như Khruhchev đã làm. Mãi đến năm 1979, đảng cộng sản Trung Quốc mới chịu phân tích con đường chính trị của Mao. Họ cho rằng Mao đã có công rất lớn cho đến năm 1957. Sau đó họ Mao đã làm sai. Cộng sản Việt Nam chỉ đề cập đến điểm này xuyên qua việc tố cáo ‘’hành động diệt chủng của Pol Pot’’. Còn Castro thì cho rằng không hề có bạo lực xảy ra dưới thời của ông.

Cho đến lúc này, chỉ có những người chống đối cộng sản, những thành phần ly khai lên tiếng kết án tội ác của cộng sản. Kết quả của các vụ tố cáo chẳng đi đến đâu. Chỉ có những người sống sót được trong các trại tù của Đức Quốc Xã, của cộng sản mới đủ ý chí quyết liệt tố cáo tội ác. Nhưng ở Pháp không mấy ai chịu nghe họ. Pháp có trên 10.000 công dân sinh sống trong hai vùng Alsace và Lorraine, bị Quốc Xã sát nhập vào Đức. Trong chiến tranh, Những người Pháp này bị Đức gởi đi ra mặt trận trên đất Nga. Họ bị Hồng Quân bắt làm tù binh và bị ngược đãi. Cho đến ngày hôm nay, 50 năm sau, gia đình của họ không hề biết được tin tức gì cả. Chính phủ Pháp chưa giải quyết thỏa đáng.

Tháng hai năm 1956, bản phúc trình mật do Khruhchev đọc trước đại hội đảng lần thứ 20 đã làm đảo lộn hàng ngũ cộng sản. Lời tố cáo không phải xuất phát từ Phương Tây Tự Do mà từ Thánh địa Mạc Tư Khoa. Ý niệm cộng sản bị lung lay, không phải chỉ ở Nga mà còn dao động ở các nước cộng sản chư hầu. Bởi vì lời tố cáo không phải phát xuất từ một đảng viên bình thường do bất mãn, trái lại, nó do chính Chủ Tịch nhà nước đương kiêm đệ nhất Bí Thư Khruhchev đích thân tuyên đọc. Sự kiện này khiến cho người ta tự hỏi, liệu chủ nghĩa cộng sản còn đáng được tin tưởng hay không? Cả hội trường, không một đảng viên đại biểu nào phát biểu chống lại, chứng tỏ bản phúc trình mật có một giá trị sức mạnh ghê gớm.
Từ đầu năm 1917, đã xảy ra nhiều sự kiện lịch sử nghịch lý. Một nhóm tỏ vẻ hồ hởi đón nhận cái gọi là ‘’tia sáng lớn lóe ra từ phương Đông’’. Nhóm khác cực lực chỉ trích các hoạt động của người bolshevik. Các cuộc tranh cải giữa hai khuynh hướng nhằm vào các cuộc khủng bố bạo lực của Lenine.

Trong những thập niên 20 và 50, cũng có nhiều người lên án bộ mặt thật của những người bolshevik. Nhưng phải đợi đến khi người cộng sản tự thú thì tốc độ tố cáo mới có phần gia tăng. Nhiều ủy ban thành hình có nhiệm vụ thu nhập những ký ức của nạn nhân. Như Ủy Ban Quốc Tế về chế độ Trại tập trung của David Rousset hay ủy ban về sự thật tội ác của Staline… Nhưng tiếng nói của các Ủy ban bị lấn át bởi tiếng trống tuyên truyền của cộng sản và được nối tiếp bởi sự yên lặng hèn hạ gần như thờ ơ. Ngay cả khi Soljenitsine cho xuất bản quyển ‘’Quần đảo Goulag’’ và tác phẩm ‘’Ảo ảnh chết người’’ của Pin Yathay dư luận ở Tây phương vẫn tiếp tục im lặng. Xã hội Tây Phương vẫn từ chối nhìn nhận sự thật đã xảy ra trước mắt họ: Chủ nghĩa cộng sản từ căn bản, ở mỗi cấp độ, tất cả đều đã nhúng tay vào tội ác.

Từ năm 1920 đến năm 1950 vì cộng sản bưng bít, nên các nhà nghiên cứu các tài liệu về các tội ác, chỉ có thể căn cứ vào những lời khai của các nhân chứng trốn thoát khỏi địa ngục Liên Sô.

Năm 1959 một viên chức cao cấp của cơ quan tình báo Sô Viết KBG rời bỏ hàng ngũ chạy qua Tây Phương tìm tự do. Ông ta trình bày tất cả các chi tiết về các trại Goulag và được viết lại trong tác phẩm ‘’Chế độ trại tập trung của Sô Viết từ 1930-1957’’, tác giả là Paul Barton. Sách do nhà xuất bản Plon phát hành năm 1959. Ông Paul Barton là ai. Ông ta là người Tiệp Khắc lưu vong. Tên thật của ông là Jiri Veltrusky. Ông là một trong những người tham dự của nổi dậy ở Thủ Đô Prague của Tiệp Khắc vào năm 1945 chống lại Đức Quốc Xã.

Năm 1948 ông trốn qua Pháp.

Vào những thập niên 70- 80, Soljenitsine cho ra đời tác phẩm ‘’Quần đảo ngụ tù Goulag’’.

Dư luận có chú ý, nhưng Soljenitsine cũng đã gặp nhiều khó khăn khi tìm cách phá vỡ cái lớp lừa bịp. Vào năm 1975, một ký giả của tờ báo lớn ở Pháp, tờ Humanité đã ví Soljenitsine, người đạt giải thưởng Nobel văn chương, như các ông Pierree Laval, Doriot và Deat. [ các ông này bị Tòa Án Pháp kết tội tử hình vì đã nghinh đón quân Đức như đón những đoàn quân giải phóng ].

Những gì ông Soljenitsine viết, cũng như những gì ông Chalamov kể về Kolyma hay ông Pin Yathay nói về Cao Miên đều là những nhận thức quyết định đầu tiên về ý thức.

Gần đây, ông Vladimir Boukovski, một trong những người ly khai trong phong trao ly khai dưới thời Brezhnev, đã phản kháng trong tác phẩm ‘’Xử án tại Mạc Tư Khoa-Jugement a Moscow’’. Ông ta kêu gọi thành lập một Tòa Án quốc tế như Tòa Án Numberg để xử tội ác của chế độ cộng sản. Tác phẩm của ông ta được thế giới Tây phương tiếp nhận nồng hậu. Nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy các tài liệu kêu gọi phục hồi danh dự và sự nghiệp của Staline.

Ngày hôm nay các trung tâm văn khố trưng bày các sự thật, đã thúc đẩy công việc sưu tầm các tội ác. Trung tâm văn khố của Liên Bang Sô Viết cũ, của các nước Đông Âu, của Cao Miên đã đưa ra ánh sáng những sự kiện kinh hoàng. Đã đến lúc phải mở một cuộc điều tra theo phương pháp khoa học về tội ác của chủ nghĩa cộng sản mà không sợ bị chi phối vì lý do chính trị. Câu hỏi được đặt ra là phải quy trách tội ác của cộng sản ở cấp độ nào cho đúng?

Để trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này, cần phải có những đóng góp đặc thù trong công tác nghiên cứu.

Điểm thứ nhất, chúng tôi làm bổn phận của chúng tôi đối với lịch sử.

Đối với sử gia, không thể có áp lực nào cho dù chính trị, tư tưởng hay cá nhân riêng tư cấm đoán họ nghiên cứu bất kỳ một đề tài nào. Ngày nay không ai có thể ngăn chận sự tìm hiểu, khai quật và phán quyết những gì đã xảy ra và nhất là những sự kiện từ bấy lâu nay bị dấu kín trong các văn khố cũng như trong lương tâm của con người.

Vấn đề nghiên cứu chủ nghĩa cộng sản không thể chỉ giới hạn trong tầm vóc một quốc gia, một xã hội hay chỉ trong lãnh vực văn hóa. Bởi với chính sách cực quyền, cộng sản không những chỉ hoạt động trên phần đất Âu Châu và còn bao trùm khắp cả thế giới.

Nói một cách khác, vấn đề tội ác cộng sản không những chỉ xảy ra trên phần đất Nga mà còn cả trên lãnh thổ Trung Quốc của Mao trạch Đông, trên Bắc Triểu Tiên ở Việt Nam, trên đất Chùa Tháp Cao Miên của Pol Pot nữa. Tại các quốc gia này, cộng sản thực hiện mẫu mực những gì đã xảy ra trên đất Nga, trở thành phòng trào cộng sản thế giới. Sự kiện lịch sử mà chúng ta đang trực diện có liên quan đến toàn thể nhân loại trên trái đất.
Lịch sử và ký ức được quy định trong nhiều hình thức khác nhau. Ở một nơi, nó liên hệ đến các quốc gia mà nơi đó cộng sản không có một chút ảnh hưởng nào trong lãnh vực kinh tế hay xã hội. Như ở các quốc gia Anh, Úc, Bỉ….

Ở một nơi khác, chủ nghĩa cộng sản tỏ ra đáng ghê sợ. Như ở Hoa Kỳ sau năm 1946. Cộng sản có thể cướp lấy chính quyền ở Pháp, ở Ý, ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay ở Hy Lạp. Tại một số quốc gia Đông Âu, cộng sản ngự trị hàng chục năm, cho tới những năm gần đây mới bị dân chúng hạ bệ… Và ngọn lửa cộng sản vẫn còn chập chờn gây đe dọa tại Trung quốc, Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Lào và Việt Nam.

Tùy theo hoàn cảnh và thái độ của những người đương thời, vấn đề lịch sử cũng như những ký ức không giống nhau. Trường hợp tại các quốc gia nói trên, thái độ của họ chỉ là những cuộc vận động đơn giản về suy tư. Nhưng ở trường hợp khác, họ còn phải đương đầu với một số vấn đề cần thiết cho sự hòa giải quốc gia trong những quyết định trừng phạt hay tha thứ cho những phạm tội đã gây ra tội ác. Nước Đức là một trường hợp đặc biệt. Việc thống nhất nước Đức quả là một phép mầu nhiệm. Nó không giống như Tiệp Khắc chia làm hai quốc gia riêng biệt. Còn Nam Tư thì tan rã ra từng mảnh nhỏ. Các nước Ba Lan, Miên thì vẫn còn còn ray rứt với cái quá khứ tội ác. Ở một mức độ nào đó, hiện tượng quên đi những gì trong quá khứ có thể chấp nhận để hàn gắn vết thương luân lý và tâm lý của từng cá nhân hay của tập thể.

Tại các nước cộng sản, thì việc chối bỏ tội ác được thực hiện một cách có hệ thống. Trung Cộng, Cu Ba Bắc Triều Tiên, Việt Nam vẫn còn cai trị bằng bạo lực.
Về phương diện luân lý, không ai có quyền phủ nhận bổn phận của họ đối với lịch sử và ký ức.

Không một ai có quyền bảo rằng ‘’Ai cho anh cái quyền nói đến Thiện và Ác’’. Giáo Hội Thiên Chúa Giáo, qua Thông Điệp Mit Brennender Sorge đề ngày 14 tháng 7 năm 1937 của Đức Giáo Hoàng Pio XI, đã chính thức lên án chủ nghĩa Quốc Xã. Thông Điệp thứ hai Divini Redemtoris đề ngày 19 tháng 3 năm 1937 Đức Giáo Hoàng tố cáo cộng sản. Thông Điệp thứ hai nhấn mạnh những đặc quyền của Thiên Chúa ban cho loài người. Quyền sinh sống, Quyền được toàn vẹn thân thể, Quyền được hưởng những nhu cầu cấn thiết hằng ngày, Quyền được sống đến ngày cuối cùng theo con đường Chúa đã vạch định, Quyền được hội họp, Quyền tư hữu, Quyền sử dụng các tư hữu này. Cho dù ai có mỉa mai cái đạo đức gỉa nào đó của Giáo Hội khi cho phép những người làm giàu quá mức bằng cách chiếm đoạt tài sản của người khác, nhưng vấn đề nhắc nhở con người phải tôn trọng nhân phẩm vẫn là điều cần thiết.

Năm 1931, trong một Thông Điệp, Đức Giáo Hoàng XI nhận định rằng, cộng sản hoạt động công khai và tìm đủ mọi cách kể cả bạo lực để đạt cho kỳ được hai mục tiêu. Đó là: Luôn luôn đấu tranh giai cấp và hủy bỏ hoàn toàn quyền tư hữu.

Cộng sản sử dụng mọi phương tiện để đạt cho được hai mục tiêu này. Cộng sản chẳng tôn trọng cái gì cả. Nơi nào cộng sản nắm chính quyền thì nơi đó cộng sản cho thi hành khủng bố tàn bạo. Các cuộc tàn sát ở Đông Âu và ở Á Châu đã chứng tỏ điều này. Lời cảnh cáo của Đức Giáo Hoàng mang nhiều ý nghĩa vì nó phát xuất từ một cơ chế tồn tại qua nhiều thế kỷ.

Nếu cho rằng Giáo Hội giữ vai trò kiểm duyệt về luân lý, thì những người viết sử phải viết làm sao về các mẫu chuyện mang tính chất anh hùng của những người cộng sản và những mẫu chuyện thống thiết của các nạn nhân của cộng sản? Trong tác phẩm ‘’Hồi ký của nấm mồ – Memoiries d’outre-tombe’’, Nhà Văn Francois Rene’ de Chateaubriand viết: ‘’Trong sự im lặng của đê hèn, người ta không còn nhớ đến những tiếng kêu của dây xích của người nô lệ hay không nghe tiếng nói của người tố cáo’’.

Trong khi mọi người khiếp sợ trước bạo chúa, các sử gia đứng ra làm công việc báo thù cho dân tộc. Nhưng ở vào những ngày cuối cùng trong đời, Chateubriand không còn tin tưởng vào ‘’việc báo thù cho dân tộc’’. Và với tư cách là sử gia, với khả năng khiêm tốn, người viết sử cho dù không muốn mình là phát ngôn viên của nạn nhân, cũng phải sẵn sàng nói lên sự thật những gì mà họ đã trải qua. Người viết sử thực hiện công việc của ý thức. Công việc của sử gia là thiết lập các sự kiện thực đã xảy ra. Ngoài ra còn có sự liên hệ của sử gia với chế độ cộng sản. Họ đã bị bắt buộc phải viết lên lịch sự của sự lừa dối. Mặc dù các cánh cửa của các văn khố đã mở toanh, các tài liệu trình bày ra trước mặt, nhưng sử gia cũng phải đề phòng để khỏi trở thành quá ‘’thơ ngây’’ trong một số vấn đề phức tạp, có nhiều hậu ý, cần phải tranh luận.

Nhưng các sự hiểu biết về lịch sử không thể không kể đến sự phán xét, nếu muốn tôn trọng giá trị của nền dân chủ, và nhất là việc tôn trọng nhân phẩm. Trong cái ý niệm này, sử gia phán xét những chủ chốt của lịch sử. Ngoài những lý do khách quan đã thúc đẩy các sử gia sưu tầm các tội ác lịch sử, còn có lý do của cá nhân họ. Có nhiều vị cộng tác trong tập tài liệu này đã từng là những người bị lý thuyết cộng sản mê hoặc. Các vị này cũng từng ủng hộ chủ nghĩa cộng sản chính thống Lenine-Staline hay chủ nghĩa cộng sản ly khai Trotsky-Mao trạch Đông.

Việc nghiên cứu để so sánh các việc xảy ra ở Trung Quốc, Liên Xô, Cu Ba và cả ở Việt Nam cần phải có một cuộc sưu tầm rộng rãi. Đến nay chúng tôi chỉ có một số ít tài liệu. Ở vài nơi, các trung tâm văn khố mở cửa. Có nơi chỉ hé mở. Và nơi khác thì vẫn còn đóng kín. Với tình trạng này, chúng tôi chưa đủ để có thể bắt tay vào công việc nghiên cứu. Chúng tôi biết rằng chúng tôi có một số tài liệu tuy không toàn bộ, nhưng phát xuất từ những tổ chức đáng tin cậy, được coi như là bước khởi đầu. Chúng tôi mong rằng đây là phát súng khai trương cho các cuộc nghiên cứu rộng lớn sau này. Chúng tôi khởi đầu bằng một cuộc điều tra các sự việc đã xảy ra. Các sự việc này rất là quan trọng và không thể nào chối cãi được.
Quyển sách của chúng có quá nhiều chữ và có rất ít hình ảnh. Ngày hôm nay, con người tiếp nhận thường xuyên các tin tức, hình ảnh qua các hệ thống truyền thanh, truyền hình và trên báo chí. Ảnh hưởng của các cơ quan truyền thông có tác dụng rất lớn trong quần chúng để đánh giá phải trái các sự việc đã xảy ra. Chúng tôi chỉ có một số ít hình ảnh. Các trại tập trung Goulag chúng tôi không có hình. Chúng tôi có vài tấm ảnh của các trại cải tạo ở Trung Quốc. Hình ảnh các nạn đói của ‘’Bước tiến nhảy vọt’’ của Trung Quốc thì không dễ gì có được. Ai cũng biết, đối với cộng sản các hình ảnh như vậy là tuyệt đối phải giữ bí mật.

Những người thắng trận ở Tòa Án Numberg có đủ điều kiện tự do để quay phim chụp hình, kể cả quay cảnh hàng ngàn người chết ở Bergen-Belsen. Họ cũng còn tìm thấy các bức ảnh do các hung thủ Đức Quốc Xã chụp các lính Đức bắn chết một người đàn bà trên tay đang bồng đứa con. Đối với chế độ cộng sản thì không thể chụp hình như vậy được vì các vụ khủng khiếp này luôn luôn xảy ra trong vòng bí mật.

Xin quý độc giả rộng lượng chấp nhận một số ít hình ảnh sưu tầm trong quyển sách.
Xin quý độc giả hãy đọc thật kỹ từng trang một và suy tư về nổi thống khổ mà hàng chục triệu người đã chịu đựng.

Xin quý vị hãy tưởng tượng tấm bị kịch vĩ đại đã diễn ra. Nó đã ám ảnh nhân loại trên toàn thế giới từ mấy thập niên qua và sẽ còn kéo dài mấy thập niên về sau.

Câu hỏi chính yếu được đặt ra là: Tại sao những người như Lenine, Staline, Trotsky hay các đồng chí của họ phải tiêu diệt những người mà họ cho là kẻ thù?

Tại sao những người này có quyền giết người? Như vậy họ đã vi phạm vào điều luật, mặc dù không thành văn, nhưng đã chi phối nhân loại: Người không được giết người.

Đoạn cuối của quyển sách sẽ là phần trả lời cho các câu hỏi này.

 

 


 

HẮC THƯ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN:

Phần I

(René Fossion – Trần Hữu Sơn lược dịch)

 

PHẦN I

TÀN SÁT-KHỦNG BỐ-ĐÀN ÁP

CHƯƠNG 1

NGHỊCH BIỆN VÀ SỰ HIỂU LẦM
VỀ CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, cái huyền thoại về cuộc Đại cách mạng được coi là ‘’một sự kiện lịch sử không thể tránh được’’ không còn giá trị gì cả. Cái mốc thời điểm 1917 nay chỉ còn là một sự kiện lịch sử bình thường. Rất tiếc là xã hội chúng ta chưa có sử gia nào sẵn sàng đứng lên phá vỡ cái huyền thoại của năm khởi đầu cho tương lai của dân Nga: Sống trong hạnh phúc hay nhận lấy thảm họa.

Một sử gia đương thời người Nga nhận định rằng các cuộc bút chiến về cuộc cách mạng 1917 sau 80 năm vẫn còn diễn ra.

Theo quan điểm của nhóm chủ trương tự do, cuộc cách mạng tháng 10 chỉ là cuộc đảo chánh. Một nhóm người cuồng tín, mặc dù không có cơ chế căn bản nào trong xã hội Nga vào thời đó, nhưng có tổ chức, đã khéo léo dùng bạo lực trấn áp một xã hội thụ động. Vì không hiểu được chiều sâu của xã hội và lịch sử, nhiều người, trong đó có các sử gia, giới trí thức và những người lãnh đạo nước Nga hậu cộng sản đã đánh giá cuộc cách mạng tháng 10 như là một bước đi lạc hướng của một xã hội Nga phong phú, cần cù và đang tiến trên con đường dân chủ.

Một nhóm khác, gồm các thành phần ưu tú, một giai cấp được ưu đãi dưới thời Sô Viết, cương quyết đoạn tuyệt với cái gọi là ‘’dấu ngoặc quái đản chủ nghĩa Sô Viết’’, thể hiện dưới chiêu bài giải phóng xã hội. Thành phần này đã tỏ ra hối hận trong suốt thới kỳ ‘’đổi mới’’ [ 1985-1991] ở Nga, khi họ biết được sự thật vô cùng đau đớn đã xảy ra dưới thời Staline.

Nếu cuộc đảo chính năm 1917 do những người bolshevick chủ xướng, được coi như là một tai nạn, thì chính nhân dân Nga là nạn nhân.

Với nhận định này, những nhà viết sử Liên Sô đã cố gắng giải thích cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917 là kết quả hiển nhiên của một sự kiện có thể tính trước, phải xảy ra. Nó nằm trong lịch trình giải phóng của khối đông dân chúng cùng với ý thức chủ nghĩa bolshevik. Do cách thay đổi các từ, những nhà viết sử đã biến các cuộc bút chiến về biến cố 1917 trở thành một sự kiện lịch sử hợp pháp của chế độ Sô Viết. Nếu quả thật cuộc Đại cách mạng tháng 10 có nhiệm vụ hoàn thành lịch sử, biểu tượng cho một thông điệp giải phóng các dân tộc trên thế giới, thì nó phải chống lại những sai lầm do Staline gây ra. Ngay nay, chế độ Sô Viết đã sụp đổ, chứng tỏ tính cách ‘’bất hợp pháp’’ của cuộc cách mạng tháng 10. Biện chứng Marxist trở thành tầm thường. Nói theo luận điệu bolshevik, biện chứng Marxist bị ném vào thùng rác lịch sử. Tuy vậy, cũng giống như cái sự sợ hải, cái ký ức tầm thường vẫn còn đeo dai dẵn bên người, bên trời Tây nhiều hơn ở Liên Bang Sô Viết cũ.

Nếu chúng ta không chọn hai khuynh hướng tự do và Marxist thì sẽ có khuynh hướng thứ ba. Khuynh hướng này đặt ý thức hệ lịch sử ra ngoài cuộc cách mạng. Họ cho rằng đó là cuộc nổi dậy của một nhóm nhỏ quần chúng.

Trong số rất nhiều câu hỏi được đặt ra về năm 1917, các sử gia đã bác bỏ những sơ đồ đơn giản của trường phái tự do.

Chính sách ‘’quân sự hoá nền kinh tế’’ có liên hệ gì đến việc đế quốc Nga tham đự vào cuộc thế chiến thứ nhất. Phải chăng hiện tượng bạo lực xã hội là môi trường phát sinh bạo lực chính trị, và từ đó chống lại xã hội? Tại sao, nếu cho rằng đó là cuộc cách mạng quần chúng có tính cách sâu rộng, lại có thể để cho một nhóm nhỏ người độc tài, nhiều tham vọng lãnh đạo?

Ngược thời gian, nghiên cứu các công trình sử liệu tranh chấp về quan điểm, chúng ta có thể coi cuộc cách mạng tháng 10 là tụ điểm của hai phong trào. Một phong trào có chuẩn bị kỹ lưỡng để nắm lấy chính quyền do một đảng phái có tổ chức, có hệ tư tưởng chủ động. Cuộc cách mạng xã hội đã diễn ra theo nhiều giai đoạn và dưới nhiều hình thức khác nhau. Khởi đầu là cuộc khởi nghĩa của nông dân. Đó là một tập hợp đông đảo của các tầng lớp nông dân sống ở miền quê, có nguồn gốc lâu đời trong lịch sử Nga. Không những họ chống đối giai cấp địa chủ mà còn phẫn nộ với những người ở sống trong Thành Phố, những người sống bên ngoài nông thôn và những người tham gia vào chính quyền.

Vào mùa Hè và mùa Thu năm 1917, họ đã hoàn toàn thắng lợi. Chu kỳ nổi loạn khởi đầu từ năm 1902, bước vào đĩnh cao năm 1905-1907 và hoàn tất vào năm 1917. Cuộc cách mạng ruộng đất giữa những người nông dân và thành phần địa chủ về vấn đề chia đất canh tác đang ở trong giai đoạn quyết định. Kế hoạch canh tác dựa trên nhân khẩu như bấy lâu nay chờ đợi đã diễn ra để cắt đứt ảnh hưởng của thành thị đối với giới nông dân miền quê. Thời điểm 1917 trở thành cái mốc của các chu kỳ kế tiếp. Các cuộc nổi dậy vào những năm 1918-1922 rồi vào cao điểm của những năm 1929-1932, chính sách tập thể hóa nông nghiệp hoàn toàn thất bại.

Trong năm 1917, song song với cuộc cách mạng của nông dân, lại diễn ra sự tan rã hàng ngũ quân đội trên 10 triệu. Đó là tập hợp của các thành phần nông dân đi quân dịch theo quy chế 3 năm. Họ chẳng biết đi quân dịch để làm gì và tại sao họ phải thi hành. Các Tướng lãnh phàn nàn về tinh thần ái quốc của những quân nhân này. Họ không có ý thức chính trị và cũng chẳng hiểu biết gì về trách nhiệm công dân.

Lực lượng căn bản thứ ba xuất thân từ một thiểu số của xã hội, chỉ có thể đại diện cho 3 % dân số, nhưng họ tập trung ở Thành Phố lớn, có ý thưc chính trị. Đó là giới công nhân thợ thuyền. Hãng xưởng là nơi phát sinh những mâu thuẫn xã hội. Cuộc cách mạnh kỹ thuật ở đầu thế kỷ đã phát sinh ra một phong trào đòi hỏi quyền lợi cho tầng lớp công nhân thợ thuyền. Khẩu hiệu mang tính chất cách mạng của họ là: ‘’quyền kiểm soát thuộc về giới thợ thuyền, chính quyền thuộc về Sô Viết’’.

Phong trào thứ tư cũng là tập thể cuối cùng tham dự vào công cuộc giải phóng đó là những dân tộc thuộc địa của Nga Hoàng đứng lên giành lại độc lập.

Mỗi phong trào, mỗi nhóm mang lấy màu sắc riêng tư. Từ tính năng động, tổ chức nội bộ, thời gian hoạt động cho đến mục đích… mỗi tổ chức hoạt động riêng rẽ. Nó không biểu tượng những khẩu hiệu tuyên truyền của bolshevik. Nó cũng chẳng mang tính chất chính trị của đảng phái này.

Vào năm 1917, các lực lượng này đã góp công rất lớn vào sự phá hủy hệ thống chính quyền Nga Hoàng. Trong khoảng thời gian rất ngắn, vào cuối năm 1917, những người thiểu số bolshevik hoạt động lẻ loi trong đám đông quần chúng. Mục tiêu trước mắt cũng như chiến lược lâu dài của những người bolshevik hoàn toàn khác với các đoàn thể chung quanh.

Nhưng tạm thời họ đứng chung trong một chiến tuyến để tiến hành cuộc đảo chính và thực hiện cuộc cách mạng xã hội, trước khi xảy ra sự xung đột trong nhiều thập niên sau này.

Mùa Thu 1917, các phong trào xã hội cũng như các dân tộc thuộc địa đứng lên đòi tự trị trong một điều kiện lịch sử vô cùng thuận tiện. Một mặt do tình hình chiến tranh xảy ra toàn diện của cuộc thế chiến thứ nhất. Mặt khác do sự thoái hóa về chính trị, khủng hoảng kinh tế, xã hội phá sản của nước Nga. Cuộc thế chiến thứ nhất không những chẳng đem lại cho Nga Hoàng sự thống nhất lãnh thổ mà trái lại còn làm lung lay thành quả cuộc cách mạng 1905-1906. Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, non trẻ, chưa kịp hiện đại hóa vì lý do vốn tư bản cũng như chuyên viên kỹ thuật ngoại quốc. Chiến tranh đã dựng lại sự cách biệt giữa một nước Nga kỹ nghệ hóa và một nước Nga nông nghiệp. Về mặt chính trị, cái hố ngăn cách giữa nông thôn và thành thị mỗi lúc một sâu.

Nga Hoàng dự trù cuộc chiến sẽ kết thúc sớm. Nhưng khi các eo biển bị phong tỏa, nước Nga đã trở thành một quốc gia hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ ngoại quốc. Từ năm 1915, các vùng đất phía Tây của Nga đã bị liên quân Đức-Áo-Hung chiếm đóng. Do vậy nguồn cung cấp từ BaLan, một quốc gia phát triển kỹ nghệ mạnh nhất trong vùng, bị cắt đứt. Nước Nga không còn sức để theo đuổi cuộc chiến. Ngay từ năm 1915, hệ thống hỏa xa bị ngưng trệ. Đồ phụ tùng không có để thay thế vì phải nhập từ nước ngoài. Việc chuyển hướng công nghệ phục vụ cho chiến tranh đã làm xáo trộn sản phẩm kỹ nghệ cung cấp cho xã hội. Hậu phương thiếu nhu yếu phẩm, hãng xưởng thiếu nhân công. Nạn lạm phát gia tăng. Ở nông thôn hiện tượng suy sụp trầm trọng hơn. Ngưng cấp phát tín dụng nông nghiệp. Chính quyền trưng thu ruộng đất. Nông dân bị động viên vào quân đội. Nông sản phẩm bị trưng dụng. Các hàng hóa trao đổi giữa nông thôn và Thành Phố sa sút. Tất cả những sự kiện này dẫn đến sự trì trệ quá trình hiện đại hoá các cơ sở nông nghiệp do Thủ Tướng Pior Stolypin nhen nhúm từ năm 1906. Ông bị ám sát vào năm 1910. Trong suốt ba năm chiến tranh, nông dân đã coi chính quyền nhý kẻ thù. Nhất là quần chúng nông thôn. Hằng ngày trong quân ðội quân nhân bị ðối xử tồi tệ. Họ cảm thấy nhý là kẻ nô lệ hõn là những ngýời dân thi hành nghĩa vụ. Xung ðột giữa sĩ quan và quân nhân dýới quyền gia tãng. Thêm vào ðó, quân Nga thua liên tục trên các chiến trýờng ðã làm giảm uy tín chính quyền.

Bản chất bạo động của thời xa xưa vẫn còn hiện diện ở nông thôn. Nó đã bộc phát dữ dội vào những năm 1902-1903 và giờ đây nó xuất hiện rõ ràng vào năm 1917.

Chính quyền thật sự mất quyền kiểm soát kể từ năm 1915. Tại nhiều nơi, nhiều ủy ban và hiệp hội tự đứng quản lý sinh hoạt hằng ngày thay chính quyền. Như săn sóc các thương binh từ các mặt trận đưa về. Chính quyền phải khuyến khích và yểm trợ cho một phong trào lớn đang được diễn ra từ cơ sở hạ tầng cho đến cơ cấu tối cao để chận đứng và tiêu diệt các mầm móng khác đang tìm cách phá hoại cơ chế xã hội Nga lúc bấy giờ.

Thay vì phải liên kết ngay với các phần tử tiến bộ trong xã hội, Nga Hoàng Nicolas II cứ ôm lấy chế độ Quân Chủ Bình Dân. Nga Hoàng muốn duy trì mình là người ‘’cha’’ của Nông dân. Nga Hoàng đích thân giữ chức Tổng Chi Huy Quân Đội. Đó là một hành động tự sát của một chế độ chuyên chế. Tổng hành dinh đóng ở Mongilev bị cô lập. Việc nước kể từ năm 1915 nằm trong tay Hoàng Hậu Alexandra, một người đàn bà gốc Đức, không được lòng dân. Đến năm 1916, chính quyền gần như tan rã. Quốc Hội Douma, do dân bầu nhưng chỉ là đại diện cho một thiểu số dân, hằng năm chỉ họp vài tuần. Chính phủ và Bộ trưởng thay đổi liên tục. Dân chúng không tin tưởng vào Quốc Hội và Chính Quyền.

Trong lúc khủng hoảng chính trị, vụ ám sát Raspoutine vào đêm 31 tháng 12 năm 1916 đã làm sôi nổi dư luận quần chúng. Các cuộc biểu tình đã một thời lắng dịu vì chiến tranh, nay có dịp tái bộc phát, sâu rộng hơn. Các cuộc nổi dậy lan rộng trong hàng ngũ quân đội. Hệ thống tiếp tế tan rã.

Số phận của chính quyền thực sự đã được quyết định từ tháng 2 năm 1917.

Sau năm ngày biểu tình liên tục do giới công nhân thợ thuyền chỉ đạo, cùng với cuộc nổi loạn của vài ngàn quân nhân trong Thành Phố Petrograd, chế độ Nga Hoàng hoàn toàn sụp đổ. Bộ Tổng Tham Mưu không dám huy động quân đội để đàn áp các cuộc nổi loạn như vậy trong Thành Phố. Chính quyền thiếu chuẩn bị chính trị để dàn xếp các đảng phái đối lập.

Nội bộ đảng phái chia rẻ trầm trọng. Từ những người Tự Do của Đảng Dân Chủ Lập Hiến cho đến những người dân chủ Xã Hội.

Cuộc nổi loạn bắt đầu từ ngoài đường phố và kết thúc trong văn phòng của Điện Tauride, Trụ Sở Quốc Hội Douma. Những Đảng viên Tự Do run sợ trước những người ngoài đường phố. Trong khi đó cánh Xã Hội lại coi đây là cuộc cách mạng của giai cấp Tư Sản. Họ cho rằng cứ theo thời gian, cuộc cách mạng tư sản sẽ dẫn đến cuộc cách mạng xã hội toàn diện. Sau nhiều cuộc thương thuyết, các phe đối lập thỏa hiệp một công thức chưa từng xảy ra: Thành lập hai chính quyền. Một bên là Chính Quyền Lâm Thời, có nhiệm vụ tái lập trật tự để tiến tới một nước Nga Tư Bản, liên kết với Đồng Minh Anh, Pháp. Phía bên kia là chính quyền Sô Viết của Thành Phố Petrograd, thuộc phe Xã Hội. Họ tự nhận là những người nối tiếp truyền thống Sô Viết Saint Petesbourg vào năm 1905, đại diện cho khối quần chúng cách mạng.

Từ ngày 2 tháng 3 đến ngày 25 tháng 10 năm 1917 đã có 3 chính phủ lâm thời liên tiếp thay đổi. Tất cả đều tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các vấn đề do chế độ cũ để lại: Giải quyết khủng hoảng kinh tế, tham dự cuộc chiến, giải quyết đời sống cho giới công nhân thợ thuyền, vấn đề ruộng đất…

Nhóm Tự Do Dân Chủ Lập Hiến chiếm đa số trong hai chính phủ đầu tiên. Nhóm menshevik và nhóm Xã Hội chiếm đa số trong chính phủ kỳ ba. Họ thuộc thành phần trí thức tiến bộ của một xã hội dân sự trong Thành Phố. Họ tin tưởng một cách mù quáng vào nhân dân. Họ cũng sợ các lực lượng núp trong bóng tối đang bao vây họ. Họ không biết những người trong bóng tối là ai và âm mưu những gì?

Đa số những người mới lên cầm quyền cảm thấy cuộc cách mạng diễn ra ôn hòa. Họ để cho cao trào đòi hỏi dân chủ làm sụp đổ chế độ Nga Hoàng và cố tạo ra một nước Nga Tự Do hơn cả các quốc gia trên thế giới. Đó là ước mơ của những người quá lý tưởng như ông Hoàng LVOV, từng giữ chức Thủ Tướng trong hai chính phủ đầu tiên.

Trong bản tuyên cáo đầu tiên ông Hoàng LVOV nói rằng bản chất của dân Nga là tinh thần dân chủ toàn diện. Tinh thần này sẵn sàng hòa hợp với các nước khác để cùng tiến lên tiếp nối con đường của cách mạng Pháp, đặt căn bản trên các nguyên tắc lớn: Tự Do Bình Đẳng và tình nghĩa anh em.

Tin tưởng vào các niềm tin này, Chính phủ lâm thời ban hành các biện pháp dân chủ. Chính Phủ nhìn nhận các quyền tự do căn bản như bãi bỏ các đạo luật kỳ thị sắc tộc, tôn giáo. Cho phổ thông đầu phiếu. Nhìn nhận quyền tự quyết của các sắc dân trong Cộng Đồng Nga, cho các quốc gia Ba Lan, Phần Lan quyền tự trị…Qua các biện pháp này, chính phủ hy vọng sẽ tạo sự đoàn kết trong dân chúng, cùng nhau chiến thắng cuộc chiến, tiến tới hợp tác với các nước dân chủ Đồng Minh Tây Phương. Vì quá lo cho vấn đề pháp lý, chính phủ lâm thời đã khước từ một số biện pháp căn bản để bảo đảm cho tương lai trước khi triệu tập Quốc Hội vào mùa Thu năm 1917. Vì chỉ giữ vai trò lâm thời, chính phủ không giải quyết các vấn đề hệ trọng như vấn đề Hòa Bình, vấn đề ruộng đất. Và vì cuộc chiến còn đang diễn ra, nên chính phủ Lâm Thời trong thời gian ngắn ngũi, cũng chẳng giải quyết được gì cho cuộc khủng hoảng kinh tế của nước Nga. Tình trạng khan hiếm nhu yếu phẩm vẫn diễn ra hằng ngày. Vấn đề tiếp tế lương thực, và sinh hoạt trao đổi thực phẩm giữa thành thị và nông thôn bị tắc nghẽn. Hãng xưởng đóng cửa. Con số thất nghiệp của giới công nhân thợ thuyền gia tăng. Tất cả những sự kiện trên làm cho tình hình xã hội cáng lúc càng căng thẳng.

Đứng trước thái độ ‘’chờ thời’’ của Chính Phủ Lâm Thời, nhiều tổ chức xã hội dân sự tự động đứng ra giải quyết vấn đề. Trong vòng vài tuấn lễ đã có hàng ngàn tổ chức Sô Viết, ủy ban công xưởng, ủy ban các khu phố, các đội tự vệ võ trang công nhân, mệnh danh là các Vệ Binh Đỏ, các ủy ban nông dân, các ủy ban quân nhân… tự thành hình và tự hành động. Các cuộc hội thảo, các quyết định, các yêu sách, những đòi hỏi của quần chúng quay quanh về vấn đề chính trị. Đúng là sinh hoạt giải phóng. Cuộc tranh đấu mỗi ngày mỗi lớn mạnh hơn. Cuộc cách mạng tháng hai này mở đầu cho các sự câm thù và các việc chiếm đoạt đất đai đã ấp ủ từ lâu. Hầu hết các yêu sách mang tính chất chính trị của các tổ chức xã hội đã được chính phủ Lâm thời chấp thuận.

Giới công nhân thợ thuyền quay cuộc đấu tranh qua mặt trận kinh tế. Họ đòi hỏi mỗi ngày làm việc 8 tiếng đồng hồ. Bãi bỏ chế độ tiền phạt vạ. Thành lập các ủy ban bảo đảm an sinh xã hội và tăng lương. Đòi hỏi thay đổi mối quan hệ xã hội giữa chủ nhân và công nhân. Thành lập ủy ban cứu xét đơn xin việc làm và cho nghỉ việc. Họ đòi hỏi quyền kiểm soát trong sản xuất. Nhưng muốn thực hiện quyền kiểm soát của công nhân trong các nhà máy, họ đòi phải có một chính phủ khác. Đó là ‘’Chính quyền Sô Viết’’. Chỉ có cơ chế này mới có thể thi hành các biện pháp cấp tiến, có quyền trưng thu các công xưởng, xí nghiệp, đưa đến chính sách quốc hữu hóa các công cụ sản xuất. Yêu sách này chưa ai hề nghe biết vào đầu năm 1917. Thế mà chỉ sáu tháng sau, việc quốc hữu hóa được nói đến thường xuyên.

Trong cuộc cách mạng tháng hai và tháng mưới năm 1917, những người lính gốc nông dân với một quân số 10 triệu, họ đã giữ một vai trò quyết định. Quân Hoàng Gia tan rã mau chóng vì lính đào ngũ và không muốn chiến tranh. Ngay từ ngày đầu, Chính Phủ Lâm Thời ra tuyên cáo số 1 về ‘’Hiến chương của quân nhân’’. Theo tuyên cáo này, quân nhân không còn bị ràng buộc bởi luật lệ của chính quyền cũ. Quân nhân có quyền chọn lấy vị quan quan cho nhóm mình hay không cần sĩ quan cũng được. Quân nhân có quyền tham gia trực tiếp vào các chiến lược quân sự. Một sự kiện chưa hề xảy ra. Nhưng đó là các luật lệ lót đường cho chế độ bolshevik. Theo nhận định của Đại Tướng Broussilov, thì quân nhân chẳng biết gì về chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa vô sản và hiến pháp. Họ muốn có hòa bình, họ muốn được chia đất đai canh tác, được tự do sinh sống không cần đến pháp luật, không có sĩ quan mà cũng chẳng có địa chủ. Chủ nghĩa bolshevik của họ, trên thực tế là sự khát khao lớn để được có tự do, không bị ràng buộc. Đó là chủ nghĩa vô chính phủ.

Tháng 6 năm 1917, các cuộc phản công của quân Nga hoàn toàn thất bại. Quân Nga bắt đầu tan rã. Hàng trăm sĩ quan bị lính bắt giam vì tình nghi là các phần tử phản cách mạng. Có một số sĩ quan bị ám sát. Số lính đào ngũ gia tăng hằng ngày. Sang đến tháng 8, tháng 9, hằng ngày có trên hàng chục ngàn lính đào ngũ. Những người lính gốc nông dân này chỉ mong có dịp là trở về miền quê của họ để khỏi mất phần chia đất đai và gia súc thuộc sở hữu của các địa chủ. Từ tháng 6 tháng 10 năm 1917 có trên hai triệu quân nhân quá mệt mỏi vì chiến tranh và vì thiếu ăn lâu ngày trong các chiến hào. Họ quyết định rời bỏ hàng ngũ, mang theo vũ khí, trở về quê, gây thêm rối loạn ở những vùng đó.

So với các cuộc nổi loạn vì đất đai của những năm 1905-1906, thì các cuộc nổi loạn vào mùa Hè 1917 xảy ra rất ít. Và chính quyền còn làm chủ được tình hình. Sau khi nghe tin Nga Hoàng thoái vị như họ chờ đợi, các hội đồng nông thôn mở các phiên họp làm thỉnh nguyện thư, trình bày nguyện vọng và những lời phê phán của họ. Yêu sách đầu tiên là đất đai phải thuộc quyền sở hữu của những người đang canh tác. Phải phân chia đất đai của các địa chủ hiện đang bỏ trống. Họ yêu cầu xét lại thuế má, giảm tô. Dần dần, nông dân tự thành lập ủy ban điền địa từ đơn vị xóm, thôn đến làng, xã. Họ cử các người có học như thầy giáo trong làng, các vị linh mục, các chuyên viên nông nghiệp lãnh đạo các ủy ban. Họ đề cử các y tá săn sóc sức khỏe cho nông dân.

Nhưng từ tháng 5 tháng 6 năm 1917, các ủy ban trở nên cứng rắn hơn. Các ủy ban nông nghiệp khởi đầu tước đoạt các nông cụ và gia súc của các địa chủ. Họ tự động chiếm hữu các vùng đất không canh tác và các khu rừng của tư nhân. Cuộc chiến đấu khởi đầu từ thời tổ tiên xa xưa của họ. Nhờ cuộc cải cách ruộng đất của cựu Thủ Tướng Stolypine, một số người dân trước kia đã ra công khai thác ruộng đất và lâu dần trở nên giàu có, sơ hữu một số đất đai. Trước cuộc cách mạng tháng 10, những người nông dân giàu có, hay còn gọi là địa chủ này là đối tượng đấu tranh của nhóm người bolshevik. Giới địa chủ bị bolshevik kết tội là các thành phần bóc lột, cho vay nặng lãi, những tên tư sản nông thôn, thành phần hút máu nhân dân… Những người bolshevik kêu gọi địa chủ hiến dâng ruộng đất, tài sản, dụng cụ sản xuất của họ vào qủy cộng đồng để trở về với cộng đồng nông thôn. Họ cũng hưởng theo nguyên tắc bình đẳng được phân chia theo khẩu phần ăn.

Vào mùa Hè năm 1917, tình trạng ở nông thôn trở nên căng thẳng hơn khi các người lính đào ngũ mang theo vũ khí trở về làng xóm. Khi nhận ra chính phủ không giữ lời hứa phân chia đất đai gia súc, họ nổi loạn tấn công vào các trang trại lớn trong đó có chứa các nông cụ hiện đại, thuộc quyền sở hữu của giới quí tộc. Họ đập phá, nhục mạ và đuổi các chủ gia ra khỏi làng xóm.

Tại các vùng ở Ukraine và các địa phương thuộc khu vực Tambov, Penza, Voronej, Saratov, Orel, Toula, Riazan, đã có hàng ngàn nông trại, khu nhà bị đốt phá và hàng trăm chủ gia bị tàn sát.

Đứng trước tình trạng ‘’vô chính phủ’’, giới chủ nhân, địa chủ cùng với các lãnh tụ của các đảng phái có khuynh hướng tự do cùng quyết định phải sử dụng quân đội để dàn xếp. Họ đề nghị Tướng Kornilov đứng ra thành lập chính phủ. Nhưng đề nghị này không được Chính Phủ Lâm Thời do ông Alexandre Kerenski chấp thuận. Người ta chờ đợi cuộc đảo chánh nhưng cuộc đảo chánh do Tướng Kornilov chủ trương xảy ra trong 3 ngày kể từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 8 năm 1917 bị thất bại. Tình hình chính trị cũng như các vấn đề xã hội trở nên bi đát hơn. Chính phủ lâm thời không còn kiểm soát được bộ máy thông tin của nhà nước. Trong lúc đó, tại các cơ quan đầu não xảy ra các vụ tranh chấp quyền hành giữa hai phe dân chính và quân sự. Phe quân nhân muốn nắm trong tay các quyền Tư Pháp, Hành Chánh, và quân đội.

Phải nhận rằng có tiến bộ trong các hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự. Phải chăng họ đã bị bolshevik hóa? Điều này không có gì chắc chắn. Mặc dù cùng dùng các khẩu hiệu ‘’Công nhân kiểm soát các xí nghiệp’’, hay ‘’Tất cả quyền lực thuộc về Sô Viết’’… nhưng mỗi bên hiểu và giải thích theo lối suy tư của mình. Trong quân đội, hiện tượng bolshevik hóa thể hiện sự khát khao hòa bình của các người lính. Họ tham dự cuộc chiến khá lâu và số thương vong lên quá cao, so với tất cả cuộc chiến trong quá khứ.

Với tập thể nông dân, cuộc cách mạng của họ có cùng mục đích với lực lượng cách mạng xã hội, thuận lợi cho việc chia đất chia đai. Nhưng đối với những người bolshevik, mục đích của họ là quốc hữu hóa tất cả đất đai, thành lập đơn vị tập thể lớn để sản xuất nông sản.

Những người ở thôn quê không hề hiểu biết gì cái tên bolshevik. Những người lính đào ngũ trở về làng đã kể cho họ nghe những gì đã xảy ra. Trong khi đó những người bolshevik với con số đoàn viên không mấy chính xác một đến hai trăm ngàn trong tháng 10 năm 1917, đi tuyên truyền trong quần chúng dưới khẩu hiệu ‘’Hòa bình và ruộng đất’’. Nhưng dù sao giữa lúc nước Nga ‘’vô chính phủ’’, quyền lực nhà nước nằm trong tay các ủy ban, các hội đoàn xã hội dân sự, các Sô Viết… thì chỉ cần có một hạt nhân nhỏ có tổ chức là có thể chiếm lãnh quyền hành to lớn. Đó là điều những người bolshevik đã làm. Họ đã đạt mục tiêu nắm lấy chính quyền. Họ đã thành công vào thời điểm đó.

Từ ngày thành lập đảng vào năm 1903, những người bolshevik cho thấy đường lối chính trị của họ khác hẳn với các đảng phái xã hội dân chủ trong nước Nga cũng như tại các nước ở Âu Châu. Đảng được tổ chức chặt chẽ, kỹ luật sắt, họ là những người làm cách mạng chuyên nghiệp. Họ thi hành các biện pháp mạnh, dứt khóat và mau lẹ để giải quyết các trật tự xã hội hiện hành.

Trận thế chiến thứ nhất đã xác định tính chất đặc trưng của chủ nghĩa bolshevik theo định nghĩa của Lenine. Đặc trưng của khuynh hướng Lenine là không bao giờ hợp tác với các luồng tư tưởng Xã Hội-Dân Chủ. Lý thuyết của Lenine được trình bày trong tác phẩm ‘’Chủ nghĩa Đế Quốc, giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa Tư Bản’’. Ông cho rằng cuộc cách mạng sẽ không diễn ra ở các nước giàu có mà là sẽ xảy ra tại các nước còn đang phát triển, non yếu như nước Nga. Nhưng cũng theo Lenine, cuộc cách mạng phải do một tổ chức tiên phong, có kỹ luật chặt chẽ lãnh đạo, tiến tới một chính phủ Độc Tài của những ngườ vô sản, một nền ‘’Độc Tài Vô Sản’’. Nó sẽ biến cuộc chiến Đế quốc hóa thành một cuộc nội chiến.

Trong bức thơ đề ngày 17 tháng 10 năm 1914 gởi cho ông Alexandre Chliapnikov, một trong những người lãnh đạo nhóm bolshevik, Lenine viết: ‘’Chế độ Nga Hoàng thua trận chỉ là một thiệt hại nhỏ. Nhiệm vụ và công tác của chúng ta là cố kéo dài có phương pháp với mục đích là biến cuộc chiến tranh này thành cuộc nội chiến. Cho tới giờ phút này chuyện đó chưa xảy ra. Chúng ta chờ đợi thời cơ chín mùi và thúc đẫy một cách có hệ thống cho thời cơ chín mùi. Hiện nay chưa cho phép chúng ta hứa hẹn một điều gì về cuộc nội chiến và cũng chưa làm gì để cho cuộc nội chiến xảy ra. Chúng ta chỉ có thể tạo ra cơ hội để cho cuộc nội chiến xảy ra, dù phải chờ đợi. Chúng ta đi về hướng này’’.

Ông nêu lên những mâu thuẫn của Đế Quốc. Cuộc chiến của đế quốc sẽ làm đảo lộn các danh từ giáo điều Marxist. Nó sẽ nổ ra ở đất Nga chớ không ở nơi nào khác. Trong suốt thời gia của cuộc thế chiến thứ nhất, Lenine đã vận động lực lượng bolshevik tìm mọi cách phát động cuộc nội chiến ở Nga.

Tháng 9 năm 1917 Lenine nhận định, những ai nhìn nhận cuộc chiến tranh giai cấp đều phải chấp nhận một cuộc nội chiến. Trong xã hội có giai cấp, luôn luôn xảy ra cuộc chiến tranh chấp về giai cấp.

Trong cuộc nổi dậy thành công vào tháng 2 năm 1917 không có một nhân vật cao cấp bolshevik nào tham dự cả. Hoặc họ đang lưu đày hay đang ở nước ngoài. Lenine tiên đoán chính sách dung hòa, thành lập chính phủ Lâm thời sẽ thất bại. Ở Thành Phố Petrograd, nhóm Sô Viết đã thành lập xong Chính Phủ Lâm Thời, gồm các phe xã hội cách mạng và xã hội dân chủ và một số nhóm khác. Trong thời gian từ 20 đến 25 tháng 3 năm 1917, trong lúc lánh nạn ở Zurich, Thủ Đô Thụy Sĩ, Lenine viết bốn lá thơ gởi về. Tạp chí Sự Thật Pravda chỉ đăng có lá thư thứ nhất. Ba lá kia không được lên báo vì Lenine đòi nhóm Sô Viết ở Thành Phố Petrograd hay ðoạn giao với Chính Phủ Lâm Thời ðể chuẩn bị cho giai ðoạn ‘’Vô sản cách mạng’’.

Theo Lenine, sự xuất hiện các nhóm Sô Viết là dấu hiệu cho thấy đã vượt qua giai đoạn ‘’Cách mạng giới trung lưu’’. Cho nên không còn phải chần chờ gì cả. Các tổ chức cách mạng phải nắm lấy chính quyền bằng cách sử dụng vũ khí, chấm dứt chiến tranh đế quốc, cho dù phải lao vào một cuộc chiến khác, cuộc nội chiến. Và như vậy tình hình đã diễn ra theo sách lược cách mạng.

Trong thời gian chiến tranh Nga-Đức, Lenine được chính quyền Đức cấp cho giấy thông hành di chuyển trên đất Đức. Ông trở về Nga vào ngày 3 tháng 4 năm 1917. Lúc này Lenine vẫn còn quá khích. Trong các viết nổi tiếng của ông với tựa đề ‘’Luận Đề Tháng Tư’’, ông nhắc lại sự phản đối của ông về việc thành lập một nền Cộng Hòa Đại Nghị dựa vào nguyên tắc dân chủ.

Ông bị các nhóm Sô Viết ở Thành Phố Petrograd phản đối kịch liệt. Nhưng ngược lại, những người mới gia nhập ủng hộ triệt để. Staline cho rằng những người chống đối là những người thực tiễn. Trong vài tháng sau, các phần tử bình dân, trong đó có các nông dân bị động viên đã giữ vai trò chính. Và do số đông, những người nông, không có ý thức chính trị tràn ngập cả các giới trí thức và dân Thành Phố, là những người đã có kinh nghiệm đấu tranh và có ý thức tổ chức. Chính do cái truyền thống bạo động phát xuất từ nền văn hóa nông dân, họ không hiểu, hay nói đúng hơn, họ không bị chủ thuyết giáo điều Marxist chi phối. Họ tiêu biểu cho thành phần bolshevik bình dân. Họ, vì thế, đã làm mờ chủ nghĩa bolshevik chính thống. Họ không cần phải đặc câu hỏi, phải chăng giai đoạn trung lưu cần thiết để tiến lên xã hội chủ nghĩa? Họ thuộc thành phần hoạt động trực tiếp, sử dụng bạo động. Họ là những người nhiệt thành hoạt động cho chủ nghĩa bolshevik. Họ không cần hội thảo lý thuyết. Họ chỉ cần phải học thuộc lòng một điều căn bản được coi như là nhật lịnh: Cướp lấy chính quyền.

Nhưng trong số những người thuộc thành phần bolshevik bình dân này đã có một số đông bắt đầu lo lắng. Như các thủy thủ đóng ở căn cứ Hải Quân Kronstadt nằm ngoài khơi Thành Phố Petrograd, một vài đơn vị thuộc quân khu Thủ Đô và một số Hồng vệ binh. Họ sợ nổi dậy sớm, sẽ bị thất bại. Vì thế họ cho rằng Lenine quyết định quá nông nổi và hạn hẹp. Trái với các tin đồn, suốt năm 1917, lực lượng bolshevik thật sự vô cùng khủng hoảng và chia rẽ. Vào đầu tháng 7 năm 1917, đảng bolshevik gần như tan rã. Các cuộc biểu tình vào ngày 3 và 5 ở Thành Phố Petrograd bị chính phủ cấm và bị coi là bất hợp pháp. Các thành phần đầu não của đảng bị đặt ra ngoài vòng luật pháp. Họ phải bỏ trốn ra nước ngoài như trường hợp của Lenine.

Nhưng vì chính phủ bất lực trước các vấn đề của xã hội, uy tín chính quyền, quyền lực truyền thống giảm sút, thêm vào đó cuộc đảo chánh thất bại của Tướng Kornilov, đã giúp cho đảng bolshevik sống lại. Cuối tháng 8 năm 1917, đảng bolshevik đã tập hợp lại các đảng viên, cùng với các cảm tình viên, trở thành một khối đông và mạnh. Họ đã đủ mạnh để chuẩn bị cướp chính quyền.

Thêm một lần nữa, Lenine giữ vai trò lý thuyết gia và chiến lược gia, vai trò quyết định để chiếm lấy chính quyền. Một vài tuần trước ngày đảo chính 17 tháng 10 để thành lập nhà nước bolshevik, Lenine đã hoạch ra một kế hoạch chu đáo cho cuộc bạo động. Ông ta tiên liệu ngăn ngừa sự bộc phá của các phần tử cực đoan trong đảng và những hoạt động bất ngờ của khối quần chúng. Ông cũng tiên liệu tránh cái ‘’Pháp lý cách mạng’’ của lãnh tụ bolshevik như Zinoviev hay Kamenev. Hai lãnh tụ này đã ‘’bị cháy’’ trong các vụ biểu tình hồi đầu tháng 7 vừa qua vì còn tin tưởng vào sự hợp tác với các đảng xã hội dân chủ và xã hội cách mạng.

Từ nơi trú ẩn ở Phần Lan, Lenine liên tục gởi về ủy ban trung ương đảng bolshevik ở Thành Phố Petrograd những lời kêu gọi nổi dậy cướp lấy chính quyền. Ông viết: ‘’Nếu chúng ta tái lập nền hòa bình và phân chia ruộng đất cho nông dân, thì chúng ta sẽ thành lập được chính quyền mà không có ai lật đổ được. Nếu chúng ta chờ đợi cho có nhiều người ủng hộ thì sẽ không bao giờ có. Không có cuộc cách mạng nào chờ đợi như vậy. Lịch sử sẽ không tha thứ nếu chúng ta không nắm lấy chính quyền ngay bây giờ…’’

Phần đông người bolshevik hoài nghi lời kêu gọi của Lenine. Họ cho rằng cần gì phải ‘’đột phát’’. Cứ theo tình hình này thì rõ ràng rất thuận lợi cho họ và còn có vẻ cấp tiến nữa. Chỉ cần nắm lấy khối đông quần chúng và khuyến khích họ bạo động. Hoặc kết hợp với các phần tử thuộc các phong trào xã hội cùng các lực lượng của chính phủ đang tan rã, khuyến khích họ hành động và chờ đến kỳ Đại Hội Liên Bang các SôViết kỳ II ngày 20 tháng 10 năm 1917. Vào kỳ đại hội, phe bolshevik sẽ chiếm ưu thế vì có các đã có các đại diện trong các trung tâm đông đảo thợ thuyền công nhân, cùng với các một số lớn đại diện các ủy ban của các quân nhân gốc nông dân. Trong khi đó đại diện của các Sô Viết ở nông thôn có khuynh hướng xã hội cách mạng. Nhưng theo Lenine, nếu các Sô Viết nông thôn có khuynh hướng xã hội này được đại hội chấp thuận chỗ đứng ra thành lập chính phủ thì cũng sẽ là chính phủ Liên Hiệp. Nhóm bolshevik sẽ chia quyền cùng với các nhóm xã hội khác. Như vậy, theo ông, bolshevik chỉ có thể nắm lấy chính quyền nếu dùng vũ lực nổi loạn trước ngày khai mạc Đại Hội. Ông ta cũng tiên đoán rằng các phe phái khác sẽ lên án cuộc đảo chánh, tách ra trở thành phe đối lập, giao quyền hành cho người bolshevik.

Ngày 10 tháng 10 năm 1917, từ biên giới Phần Lan Lenine bí mật trở về Thành Phố Petrograd. Ông triệu tập ngay một phiên họp với sự hiện diện của 12 lãnh tụ trong số 21 ủy viên trung ương đảng bolshevik. Sau 10 tiếng đồng hồ hội thảo, ông đã thuyết phục được đa số các ủy viên để thi thi hành một quyết định mà từ trước đến nay chưa hề xảy ra. Đó là kế hoạch nổi dậy bằng vũ lực trong một thời gian ngắn sắp tới. 10 phiếu chấp thuận kế hoạch. Hai phiếu chống của Zinoviev và Kamenev.

Ngày 16 tháng 10, mặc dù nhóm cách mạng Xã Hội trong tổ Sô Viết Thành Phố Petrograd chống đối, Trotski cũng quyết định thành lập một tổ chức quân sự. Trên nguyên tắc, nó thuộc quyền quyết định của Ban chấp hành Sô Viết Petrograd. Ủy ban lấy tên là ủy ban quân sự cách mạng, viết tắc CMRP, được ủy nhiệm thực hiện một cuộc nổi dậy quân sự cướp lấy chính quyền, khác hẳn các trường hợp nổi dậy của nhân dân trước đây.

Theo như kế hoạch của Lenine, con số người tham dự trực tiếp vào cuộc cách mạng tháng 10 rất hạn chế. Vài ngàn lính của quân khu Petrograd, một số Hải Quân ở Cảng Kronstadt, một số Hồng vệ binh và một số lãnh tụ bolshevik thuộc các ủy ban công xưởng. Cuộc nổi dậy chỉ chạm súng lẻ tẻ. Con số thương vong không đáng kể. Việc chiếm lấy chính quyền không mấy khó khăn. Ủy ban quân quản nắm lấy quyền hành. Như vậy quyền lãnh đạo nhà nước hoàn toàn nằm trong tay của một tổ chức, do ủy ban trung ương bolshevik giao phó. Không một ai có quyền tham dự cho dù có tổ chức Đại Hội.

Chiến lược tạo một sự việc đã rồi của Lenine đã thành công. Nhóm xã hội ôn hòa rời bỏ phòng họp Đại Hội để phản đối hành động mưu phản quân sự do nhóm bolshevik chủ mưu, qua mặt các tổ chức Sô Viết. Phòng hội giờ chỉ còn nhóm bolshevik và các đồng minh của họ. Những đại biểu hiện diện trong hội trường lúc bấy giờ đã tán thành cuộc nổi dậy đồng thời bỏ phiếu chấp thuận nghị quyết do Lenine đưa ra: ‘’Tất cả các quyền lực đều về tay các Sô Viết’’.

Nghị quyết này chỉ làm cho có hình thức để thừa nhận sự việc ‘’người bolshevik được ủy quyền’’. Đó là một sự tưởng tượng đã lừa bịp nhiều thế hệ của những người nhẹ dạ, dễ tin. Họ nhân danh nhân dân trong các nước Sô Viết đứng ra cai trị đất nước. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi chấp thuận nghị quyết, thành lập tân chính phủ bolshevik, Đại Hội II bế mạc. Tân chính quyền bolshevik do Lenine làm Chủ Tịch. Các ủy viên đã chấp thuận các nghị quyết cho tái lập hòa bình và tiến hành phân chia ruộng đất. Đó là công tác đầu tiên của tân chế độ.

Không lâu sau đó, tân chính quyền phải đối đầu ngay những sự xung đột và những sự hiểu lầm giữa chính quyền và các thành phong trào xã hội. Các phong trào này cho rằng chính họ đã tạo nên sự tan rã mau chóng chế độ cũ cả về phương diện xã hội cũng như về kinh tế.

Sự hiểu lầm đầu tiên là công việc chia ruộng đất.

Nhóm bolshevik chủ trương quốc hữu hóa đất đai. Nhưng vì tương quan lực lượng bất lợi cho họ nên họ phải chấp thuận theo kế hoạch phân chia ruộng đất của các nhóm xã hội cách mạng. Một nghị quyết về ruộng đất đã hủy bỏ quyền tư hữu đất đai. Ruộng đất bị tịch thu không bồi thường và đặt dưới quyền của ủy ban nông nghiệp địa phương. Ủy ban này sẽ tái phân phối ruộng đất cho nhân dân. Trên thực tế, việc hợp pháp hóa các việc làm của cộng đồng làng xã đã bắt đầu từ mùa Hè năm 1917. Những người bolshevik đã tước đoạt tàn nhẫn đất đai của điền chủ, của những người giàu có. Nhưng vì phải dựa vào cuộc cách mạng của nông dân, cuộc cách mạng đã giúp cho người bolshevik cướp lấy chính quyền, cho nên họ phải chờ đến 10 năm sau mới thực hiện được chương trình riêng của họ. Đó là chính sách quốc hữu hóa. Các cuộc tập thể hóa ở nông thôn là một cuộc chạm trán gay go giữa chính quyền và nông dân. Đó là kết quả của sự hiểu lầm về nghị quyết do cách mạng tháng Mười tạo ra. Một sự hiểu lầm bi thảm nhất của năm 1917.

Việc hiểu lầm thứ hai là vấn đề giao tế giữa đảng bolshevik và các thể chế mới.

Các thể chế mới này là những tổ chức đã tham gia vào các hoạt động nhầm xóa bỏ cơ chế quyền lực cũ, và cũng đã giữ vững lập trường. Đó là các ủy ban của các công xưởng, xí nghiệp, các nghiệp đoàn, các đảng xã hội, các ủy ban khu phố, các Hồng vệ binh, và nhất là các tổ Sô Viết. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, các thể chế mới này bị tước bỏ quyền lực. Họ phải chịu sự chỉ đạo của đảng hay giải tán. Khẩu hiệu ‘’Tất cả quyền lực thuộc về Sô Viết’’ trở thành khẩu hiệu phổ thông trên nước Nga trong tháng 10 năm 1917, nay bị trở cờ, quyền lực nằm trong tay đảng. Đảng quản lý các Sô Viết.

Dưới khẩu hiệu ‘’Công nhân kiểm soát xí nghiệp’’, các người bolshevik, các người vô sản của Thành Phố Petrograd và các Thành Phố kỹ nghệ đã hất cẳng các chủ nhân và nhân công nhà máy ra ngoài, dành quyền kiểm soát. Họ tự nhận là công nhân. Tình trạng chống đối và lo âu xảy ra trong giới thợ thuyền. Vật giá gia tăng, dẫn theo nạn lạm phát.

Tháng 12 năm 1917, chính quyền gặp phải sự chống đối của công nhân. Họ đình công. Chỉ vòng trong vài tuần lễ, những người bolshevik gần như mất hết niềm tin mà họ đã gây được trong lòng giới lao động trong suốt năm 1917.

Việc hiểu lầm thứ ba là sự đối xử với các sắc tộc, cựu thuộc địa của Nga đưới thời Nga Hoàng.

Cuộc đảo chính của người bolshevik đã làm cho các sắc dân muốn tách ra khỏi mẫu quốc Nga. Chính quyền mới bảo đảm yêu sách này bằng cách họ chấp thuận sự bình đẳng, chủ quyền và quyền tự quyết gia nhập hay ly khai của các sắc dân. Chỉ trong vòng vài tháng các sắc dân Ba Lan, Phần Lan, Baltique, Ukraine, Armenie tuyên bố độc lập. Đứng trước tình trạng rầm rộ ly khai chính trị, chính quyền bolshevik phải đưa ra các vấn đề khác để tìm cách chận đứng sự ly khai. Họ cho rằng vì cần phải bảo vệ vụ lúa mì ở Ukraine, vùng dầu hỏa ở Caucase, và những quyền lợi của nhà nước khác, họ quả quyết lãnh thổ này là do nhà nước thừa hưởng của chế độ Nga Hoàng. Họ còn đòi hỏi nhiều hơn những gì chính phủ lâm thời đã làm.

Do nhiều hình thức khác nhau của các cuộc cách mạng xã hội và của các sắc dân nên xảy ra cuộc va chạm mang tính đa dạng. Chính sách thực thi đường lối chính trị độc tài, không chấp nhận phân chia quyền lực, đã dẫn ngay đến các cuộc đối kháng, xung đột mãnh liệt từ phía quần chúng trong xã hội, từ đó đưa đến các cuộc đàn áp đẫm máu, khủng bố dã man của phía chính quyền.


 

CHƯƠNG 2

LỰC LƯỢNG VÕ TRANG
CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỘC TÀI VÔ SẢN

Chính quyền mới là một tập hợp đa dạng.

Bộ phận chính là trung tâm quyền lực của các Sô Viết, kết tụ thành một ủy ban hành chánh trung ương. Ủy ban này bao gồm một chính phủ hợp pháp và một hội đồng đại biểu nhân dân. Họ cố tìm hậu thuẫn và sự thừa nhận chính thức của dân chúng trong nước và của thế giới bên ngoài.

Bên cạnh đó, một bộ phận cách mạng khác có cơ chế hoạt động nằm giữa hệ thống quyền lực, đó là ủy ban quân quản Thành Phố Petrograd.

Feliks Dzerjinski nhận định vai trò của ủy ban quân quản như sau: ‘’Đó là một cơ cấu nhẹ nhàng, uyển chuyển, không có một pháp chế chi tiết, có thể thi hành công tác khẩn cấp. Không một định chế pháp lý nào có thể cản trở các hoạt động của ủy ban nhằm đương đầu và tiêu diệt các kẻ thù của Lực Lượng võ trang chuyên chính vô sản’’.

Trong những ngày đầu của tân chế độ, Lực lượng võ trang của chính quyền độc tài vô sản hoạt động như thế nào ?

Theo lời của Dzerjinski, và sau này chính cơ quan công an chính trị Tcheka xác nhận, chương trình hành động của lực lượng võ trang rất đơn giản và ngắn gọn. Lúc đầu, ủy ban, có tên gọi tắc CMRP, gồm có 60 thành viên, trong đó nhóm bolshevik chiếm 48 ghế. Số còn lại gồm một vài thành viên thuộc nhóm Xã hội cách mạng thiên tả và một số thành viên độc lập. Chủ tịch là một đảng viên đảng xã hội và bốn phó chủ tịch thuộc đảng bolshevik, trong đó có Dzerjinski và Antonov-Ovseenko.

Trong thực tế, trong suốt thời gian cầm quyền, chỉ có 20 thành viên của ủy ban thực sự đứng ra ký tên cho khoảng chừng 6000 văn thư hay án lịnh với danh nghĩa là thư ký hay chủ tịch của ủy ban.

Qua hình thức chỉ thị, nghị quyết, ủy ban CMRP đã tổ chức một mạng lưới hoạt động với chừng 1000 nhân viên được gài vào trong các đơn vị quân đội, các ban chấp hành Sô Viết, các tổ chức phường khóm. Các nhân viên này chỉ thi hành theo chỉ thị của ủy ban CMRP mà thôi. Họ không lệ thuộc vào chính phủ cũng như không lệ thuộc vào bộ chính trị trung ương.

Trong khi các đảng viên bolshevik còn đang bận rộn thành lập chính phủ, ngày 26 tháng 10, một số nhân vật không tên tuổi đã đưa ra một số biện pháp để cũng cố chính quyền độc tài vô sản, như:

Cấm phát hành các truyền đơn phản cách mạng.

Đóng cửa 7 tờ báo có khuynh hướng tư sản quý tộc và khuynh hướng xã hội ôn hòa.

Kiểm soát bưu điện và đài phát thanh.

Thành lập ủy ban kiểm kê tài sản, nhà cửa, xe hơi…

Lịnh đóng cửa báo chí được phê chuẩn sau đó hai ngày

Nhưng phải chờ sau một tuần lễ tranh luận sôi nổi, giữa chính quyền và bộ chính trị trung ương bolshevik, lịnh đóng cửa báo chí mới chính thức cho thi hành bằng một quyết nghị.

Trong giai đoạn đầu, vì chưa tin tưởng vào khả năng của mình, đảng bolshevik khuyến khích tiếp tục áp dụng chiến thuật đã giúp họ thành công trong các biến cố của năm 1917. Đó là lợi dụng tinh thần quá khích và bồng bột của quần chúng.

Khi đại diện của Tỉnh Pskov đến chất vấn về tình trạng vô chính phủ, Dzerjinski trả lời: ‘’Nhiệm vụ của chúng ta là phá bỏ trật tự cũ. Nhưng chúng ta chưa đủ lực lượng để làm công tác này. Vì thế chúng ta phải lợi dụng sự cuồng nhiệt của quần chúng. Quần chúng cho rằng chính họ tự động đứng lên giải phóng. Trong giai đoạn kế tiếp, chúng ta sẽ hướng dẫn họ hành động. Dưới quyền lãnh đạo của chúng ta, chúng ta trở thành tiếng nói của quần chúng và cùng với nhân dân chống lại kẻ thù của giai cấp vô sản. Chúng ta sẽ trở thành những người xây đường cho các dòng thác cách mạng. Chúng ta sẽ khai thác sự căm thù và kích thích ý chí trả thù hợp lý của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp áp bức’’.

Trong một phiên họp của ủy ban CMRP hôm 29 tháng, nhiều thành viên của ủy ban đề nghị phải tiến hành ngay các biện pháp đối phó và đánh phá kẻ thù của nhân dân. Ngày 13 tháng 11 để đáp ứng lời đề nghị của các thành viên, ủy ban CMRP ra thông báo:

‘’Công chức của các công sở hành chánh, ngân hàng, hỏa xa, bưu điện… đang phá hoại các chính sách của nhà nước bolshevik. Kể từ ngày hôm nay, họ là kẻ thù của nhân dân. Tên tuổi của những người này sẽ được đăng trên các báo và sẽ được niêm yết ở những nơi công cộng’’.

Tiếp theo sau mấy ngày niêm yết, là một bản cáo trạng kết án.

Những người bị nghi ngờ phá hoại, đầu cơ hay chiếm đoạt tài sản bị giam tức khắc vì bị coi như là kẻ thù của nhân dân. Trong vòng vài ngày, ủy ban CMRP đã cho ra đời hai tội trạng đáng sợ: Kẻ thù của nhân dân và kẻ bị tình nghi.

Ngày 28 tháng 11, chính quyền ban hành một nghị quyết do Lenine ký để hợp thức hóa cụm từ ‘’kẻ thù của nhân dân’’. Nghị quyết xác nhận tất cả thành viên của đảng Dân Chủ Lập Hiến đều là kẻ thù của nhân dân. Những người này sẽ bị bắt và đưa ra tòa án nhân dân. Theo các điều khoản của nghị quyết, tất cả các luật lệ của các đảng dân chủ xã hội cũng như của đảng xã hội cách mạng đều đi ngược lại quyền lợi của giai cấp nông dân thợ thuyền. Trong khi chờ đợi soạn thảo bộ luật mới, ṭa án phải dựa theo các luật lệ hiện hành xét xử sao cho phù hợp với trật tự của cách mạng.

Nội dung của nghị quyết thật mơ hồ. Nó sẽ dẫn đến những hậu quả do sự lạm dụng quyền hành.

Các Tòa Án cũ được thay thế bởi các tòa án nhân dân và tòa án cách mạng. Các tòa án này có toàn quyền xét xử các tội phạm chống đối nhà nước vô sản, tội phá hoại, tội làm gián điệp, tội lạm dụng quyền thế và tội phản cách mạng.

Ông Rourski, ủy viên nhân dân phụ trách Tư pháp từ năm 1918 đến 1928 xác nhận rằng, tòa án nhân dân không phải như các Tòa Án thường. Đó là tòa án của chính quyền chuyên chính vô sản. Nhiệm vụ của các tòa án này là kết án với mục đích tiêu diệt và loại trừ các phần tử chống lại chính quyền bolshevik hơn là mục đích xét xử.

Một trong các tòa án này là tòa án chuyên về báo chí. Nó có nhiệm vụ tuyên xử các tội vi phạm các điều khoản của nghị quyết chính quyền về báo chí. Tòa án ra lịnh đình bản các nhật báo, tuần báo, và các tạp chí cố ý phổ biến sai lệch các tin tức.

Bên cạnh sự hình thành các cơ quan Tư pháp, ủy ban CMRP cũng ráo riết cũng cố cơ cấu của mình.

Tình hình lương thực vô cùng nguy cập. Kho dự trữ lương thực của Thành Phố Petrogradchỉ còn có thể cung cấp một ngày ăn không đày đủ cho dân có phiếu tiếp tế thực phẩm. Để đối phó với tình trạng thiếu lương thực, ngày 4 tháng 11, chính phủ thành lập ủy ban lương thực. Nhiệm vụ của ủy ban là đi tìm lương thực. Thông cáo đầu tiên của ủy ban lương thực nhắm vào những người giàu có, thành phần chiếm hữu của cải. Ủy ban lương thực trưng dụng số lương thực thăng dư của họ.

Ngày 11 tháng 11, ủy ban lương thực gởi một số nhân viên về các tỉnh đi truy lùng, thu mua ngũ cốc, lương thực để tiếp tế cho dân Thành Phố Petrograd và cho binh lính của Hồng quân đang chiến đấu với quân Đức. Các nhân viên này được lấy từ các toán quân của các binh chủng bộ binh, hải quân, Hồng vệ binh, công nhân và thợ thuyền.

Một ủy ban đặc trách truy lùng tàn quân nhân cũng như nhân viên cảnh sát của Nga Hoàng thành lập vào ngày 10 tháng 11. Các toán truy lùng còn có nhiệm vụ thanh toán các đảng viên của các đảng tư sản và cả các công chức bị tình nghi.

Trong tình cảnh rối ren của Thành Phố vì nạn đói, các toán Hồng vệ binh phối hợp với toán tự vệ ô hợp mới được thành lập, lục soát nhà cửa của nhân dân. Các toán này tịch thu tài sản, bắt bớ người một cách vô cớ, đòi tiền chuộc mạng sống… Họ mạo danh ủy ban cách mạng hăng say cướp bóc tài sản, tịch thu lương thực và hành hung những ai chống lại. Các vụ thanh toán vì tư thù xảy ra quá nhiều. Các vụ cướp có vũ khí nhắm vào các tiệm buôn, kho hàng, kho rượu trong Lâu Đài Mùa Đông của Hoàng Gia Nga. Hiện tượng hống hách càng ngày càng gia tăng. Dzerjinski phải đích thân ra lịnh bài trừ các phần tử gây rối loạn và hiện tượng say sưa của các toán trưng thu.

Ngày 6 tháng 12, ủy ban chống gây rối và bài trừ say rượu ban hành tình trạng khẩn trương và lịnh thiết quân luật trên toàn Thành Phố Petrograd để chấp dứt tình trạng vô trật tự do các phần tử ‘’bất hảo núp dưới danh nghĩa cách mạng’’ gây ra.

Ngoài các vụ nổi loạn, chính quyền bolshevik còn phải lo đối phó các cuộc đình công lan rộng của công chức xảy ra hồi ngày 25 tháng 10. Do sự đe dọa này, nhà nước cho thành lập ủy ban thân Nga để chống lại các hành động phản các mạng, chống luôn các vụ đầu tư kinh tế, chính trị và các vụ phá hoại. Ủy ban có tên là Vetchka, và được thế giới biết đến với cái tên Tcheka: Ủy ban công an chính trị.

Trước khi cho ra ban công an chính trị Tcheka, các lãnh tụ bolshevik cho giải tán ủy ban CMRP.

Lực lượng võ trang của chính quyền độc tài vô sản đã bảo vệ những người bolshevik như thế nào trong bối cảnh chính trị hỗn loạn của Nga thời bấy giờ ?

Trong phiên họp ngày 6 tháng 12, các lãnh tụ bolshevik ủy nhiệm cho Dzerjinski được toàn quyền, thành lập ngay một ủy ban đặc biệt. Ủy ban của Dzerjinski có quyền sử dụng mọi khả năng của cách mạng để tìm ra một biện pháp nhằm chận đứng các cuộc đình công của công chức và chống lại các vụ phá hoại.

Trước đó vài ngày, Lenine bày tỏ sự phấn khởi về diễn tiến và thành quả của cuộc cách mạng Pháp 1789. Ông cho rằng cách mạng tháng 10 năm 1917 của Nga là sự tái diễn của cách mạng Pháp. Lenine nói với viên thư ký V. Bontch Brouevitch phải tìm cho được một người vô sản tiến bộ và nhiệt tình. Người đó có thể thay thế vai trò công tố viên Fouquier Tinville. Chính công tố viên này đã thủ tiêu nhiều người, mà ông gọi là những phần tử phản động trong thời các mạng Pháp. Lenine nghĩ rằng Dzerjinski có thể đóng vai trò đó. Trong thời gian điều hành ủy ban CMRP, Dzerjinski đã chứng tỏ khả năng của mình trong chức năng này. Lenine còn cho người thư ký biết thêm rằng chính Dzerjinski đã từng bị ông Okrankha, Trưởng ban an ninh Hoàng Gia Nga bắt giam. Vì thế Dzerjinski biết rất rõ, anh ta phải làm gì trong vai trò đó.

Trước khi cơ quan công an chính trị Tcheka mở phiên họp đầu tiên vào ngày 7 tháng 12, Lenine gởi thơ cho Dzerjinski, dặn dò: ‘’Theo đề nghị của đồng chí trong bản phúc trình ngày hôm nay, chúng ta có thể viết ra một thông cáo , với nội dung: ‘’Bọn trưởng giả âm mưu nhúng tay vào tội ác, bằng cách chiêu dụ các thành phần cặn bã của xã hội để gây rối loạn. Đồng lõa với bọn này là những cán bộ cao cấp trong các cơ quan, công sở. Chúng sẽ tham gia vào các cuộc đình công và phá hoại để làm yếu dần chính sách của chính phủ. Cuối cùng chúng thay đổi cơ chế xã hội. Bọn trưởng giả sẽ tìm đủ mọi cách để cản trở kế hoạch cung cấp lương thực, và như vậy, sẽ có hàng triệu người chết đói. Phải thi hành ngay một số biện pháp đặc biệt để đối phó với các phần tử phá hoại, phản cách mạng’’.

Trong phiên họp tối ngày 7 tháng 12, Dzerjinski đọc bản dự thảo tuyên cáo trước ủy ban. Dzerjinski cho rằng: ‘’cách mạng đang bị đe dọa trầm trọng ở khắp nơi. Đây là mặt trận nguy hiểm nhất. Vì thế chúng ta phải vận dụng các đồng chí cứng rắn, cương quyết, không tình cảm, sẵn sàng hy sinh và sẵn sàng hành động cho dù rất tàn ác, để đạt cho được mục tiêu của cách mạng. Không có công lý gì cả. Chúng ta không đi tìm công lý. Chúng ta đang bị bao vây trong một trận chiến ác liệt. Kẻ thù tấn công chúng ta khắp nơi, nhưng chúng nó không chịu lộ diện. Đây là mặt trận sống mái, một mất, một còn. Tôi yêu cầu, hãy thành lập một ủy ban có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết ngay những khó khăn, thanh toán ngay bọn phản cách mạng bằng phương châm cách mạng và lòng trung thành với người bolshevik’’.

Ủy ban có nhiệm vụ :

1.- Chủ động, thanh trừng và cô lập hóa các âm mưu phá hoại của các phần tử hay đảng phái phản cách mạng trên toàn quốc.

2.- Đưa tất cả các phần tử chống cách mạng ra tòa án nhân dân.

Ủy ban sẽ mở các cuộc điều tra sơ khởi. Nếu tình hình đòi hỏi, ủy ban sẽ chia ra làm ba công tác :

a./ Tình báo.

b./ Tổ chức.

c./ Hành động.

Ủy ban sẽ thành lập một bộ phận chuyên môn theo dõi và khám phá các hoạt động phá hoại, báo chí, và các cuộc đình công của bọn dân chủ cách mạng hữu phái và bọn dân chủ lập hiến.

Ủy ban sẽ cho thi hành các biện pháp sau đây: tịch thu tài sản, trục xuất ra khỏi nơi cư trú, tịch thu thẻ phân phối lương thực, công bố danh sách kẻ thù nhân dân…

Ngày 12 tháng 12, nhóm bolshevik thương lượng với nhóm xã hội cách mạng thiên tả. Họ bằng lòng chia 6 ghế cho đảng cách mạng xã hội để giải tỏa tình trạng cô lập chính trị trong Quốc Hội. Vì là nhóm thiểu số, nên nhóm bolshevik áp dụng chiến thuật hòa hoãn.

Ban công an chính trị Tcheka bắt đầu bành trướng và khởi sự hành động trong khi chưa được pháp lý thừa nhận. Dzerjinski cũng như Lenine không muốn có một sự ràng buộc nào trong khi hành động. Theo hai ông, cuộc sống sẽ hướng dẫn các hành động của Tcheka. Đó là sự khủng bố dân chúng và các vụ bạo động trên đường phố. Những người bolshevik tạm thời bỏ qua những nghi ngờ của họ về tính quá khích của quần chúng. Họ cố tình khuyến khích quần chúng nổi loạn.

Ngày 1 tháng 12, với trách nhiệm của ủy viên đặc trách chiến tranh, Trotski báo động: ‘’Trong vòng một tháng, các cuộc bạo động của quần chúng sẽ gia tăng cường độ khủng khiếp hơn những gì đã xảy ra trong cuộc cách mạng 1789 của Pháp. Lúc bấy giờ sẽ không còn nhà tù để chứa. Lúc đó phải dùng đến máy chém, một phát minh quan trọng của cách mạng Pháp. Lợi điểm của máy chém là làm giảm số lượng người. Và máy chém sẵn sàng đón chờ kẻ thù của chúng ta’’.

Trong một buổi nói chuyện với hiệp hội nhân công thợ thuyền, Lenine, lại một lần nữa nhấn mạnh: ‘’Bạo lực khủng bố là công lý của cách mạng vô sản. Chính quyền Sô Viết phải hành động như vậy và bắt buộc phải hành động như vậy trong cuộc cách mạng vô sản. Nhờ đó mà chúng ta mới đập tan được công lý của bọn tư sản trưởng giả, công cụ của giai cấp bốc lột thống trị. Quân nhân và công chức phải đứng lên để tự cứu lấy mình. Không chờ ai giúp cả. Nếu đám đông quần chúng không đứng lên đấu tranh, chúng ta sẽ mất hết. Nếu chúng ta không khủng bố chống bọn đầu cơ và không bắn vào đầu chúng trước đám đông quần chúng thì chúng ta sẽ hoàn toàn thất bại’’.

Những lời kêu gọi bạo động này thật sự đã xảy ra trước khi những người bolshevik lên nắm chính quyền.

Khởi từ mùa Thu năm 1917, nông dân nổi loạn cướp phá hàng chục ngàn nông trại và tàn sát hàng ngàn điền chủ. Bạo động ngự trị trên đất Nga trong suốt năm đó. Nó bộc phát dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở đô thị, bạo động là phản ứng của tương quan quyền lợi giữa các giới tư bản. Ở nông thôn, nó là hệ quả của sự xung đột trường kỳ giữa giới nông dân và địa chủ.

Ba mặt bạo động: Nông thôn, thành thị và chiến tranh đã tạo cho nước Nga ở trong một tình trạng bùng nổ mà hậu quả của nó là sự tàn phá đặc biệt trong giai đoạn sôi sục cách mạng. Nó đánh dấu một phá sản của trật tự và quyền lực. Nó tạo sự nghi kỵ giữa những người sống ở miền quê với lớp dân thành thị. Nông dân cho rằng thành thị là nơi xuất phát các quyền lực và áp bức. Trái lại, một số chính trị gia xuất thân từ giới trí thức cho rằng nông dân là dân bán khai, còn mang thú tính, cần phải phục tùng những người sống có tổ chức ở Thành Phố. Giới trí thức và các chính trị gia đều nghĩ rằng, các cuộc bạo động của nông dân sẽ làm suy giảm quyền lực của chính phủ. Đây là cơ hội tốt cho nhóm bolshevik lên nắm chính quyền trong khoảng trống chính trị của thời đó.

Cuối năm 1917 và đầu năm 1918, không có lực lượng đáng kể nào chống lại chính quyền.

Chỉ trong vòng một tháng, đảng bolshevik chiếm một phần lớn đất đai ở miền Bắc và miền Trung cho đến tận trung lưu khu vực sông Volga. Họ kiểm soát nhiều thị trấn vùng Caucase, Thành Phố Bakoa và Thành Phố Tachkent vùng Trung Á.

Ukraine và Phần Lan đã ly khai và không có hành động nào chống lại chính quyền bolshevik. Một toán quân nhân độ chừng 3000 người do hai Tướng Alexeiev và Kornilov lãnh đạo ở phía Nam nước Nga là tổ chức duy nhất chống lại quân bolshevik. Đơn vị này là tiền thân của Bạch Quân sau này. Hai Tướng lãnh Alexeiev và Kornilov đặt nhiều hy vọng vào giống dân Cosaque sinh sống trong vùng sông Don và Kouban. Dưới thời Nga Hoàng, những người Cosaque có nhiều đặc quyền so với nông dân thường. Khi phục vụ trong quân đội đến 36 tuổi, họ được phép giải ngũ và được cấp 30 mẫu đất để canh tác. Nguyện vọng của họ là mong giữ được phần đất mà họ đã được cấp phát. Họ rất sợ các cuộc đấu tố nhắm vào phú nông. Chính vì muốn bảo vệ đất đai của mình, người Cosaque quyết tâm tham gia vào các tổ chức chống lại nhóm bolshevik vào mùa Xuân 1918.

Cuộc nội chiến thực sự diễn ra từ mùa Đông năm 1917 và mùa Xuân năm 1918 khi nhóm quân tình nguyện độ vài ngàn người chống lại các cuộc đàn áp của trên 6000 quân Sô Viết, đặc dưới quyền chỉ huy của Tướng Sivers ở miền Nam nước Nga. Cuộc đàn áp diễn ra rất thô bạo. Quân Sô Viết đàn áp luôn cả thường dân.

Vào tháng 6 năm 1919, Tướng Denikine, chỉ huy trưởng lực lượng quân sự miền Nam nước Nga cho mở cuộc điều tra về tội ác của nhóm bolshevik. Sau vài tháng làm việc, ủy ban điều tra tội ác đã đúc kết một danh sách các tội phạm của các vụ đàn áp ở Ukraine, Kouban, vùng sông Don và bán đảo Crimee. Các bằng chứng tội ác, các nhân chứng còn sống sót đã được S.P. Melgounov ghi lại đày đủ trong cuốn sách ‘’Cuộc khủng bố đỏ trên đất Nga từ năm 1917 đến hết năm 1924’’. Sách xuất bản ở Luân Đôn. Nội dung của quyển sách ghi lại tội ác do bọn bolshevik gây ra kể từ tháng giêng năm 1918. Sách được xem như tài liệu giáo khoa trong các trường học.

Tại Tangarog, những người bolshevik trói tay 50 địa chủ và sĩ quan Bạch quân và đẩy họ vào trong các lò nấu thép đang sôi sục.

Tại Evpatoria, hàng trăm sĩ quan và các nhà tư sản quý tộc bị trói chân tay, bị tra tấn dã man trước khi bị quăng xuống biển.

Tại các Thành Phố chiếm đóng khác như Sebastopol, Yalta, Alouchta, Simferoplo… cũng xảy ra nhiều vụ giết người man rợ tương tự. Nhất là ở những vùng có dân Cosaque sinh sống.

Ủy ban điều tra tội ác liệt kê chi tiết về các vụ giết người như sau :

Các xác chết mất tay, thiếu chân, không đầu, xương hàm bể nát, bộ phận sinh dục phá hư… Theo tác giả Melgounov của tài liệu về tội ác, khó có thể xác nhận tội ác do chính phủ ra lịnh thi hành theo chính sách khủng bố, hay do các thành phần cuồng tín gây ra trong các cuộc giao tranh mà các cấp chỉ huy không kiểm soát được. Cho đến tháng 8 năm 1918, không có một tài liệu nào xác định công an Tcheka địa phương đã ra lịnh các cuộc tàn sát. Trên thực tế có một số công an cơ sở nhúng tay. Nạn nhân của các vụ tàn sát không những chỉ là những đảng viên của các tổ chức thù địch, mà còn cả những người bị tình nghi là kẻ thù của nhân dân và các thường dân vô tội nữa.

Đầu tháng 3 năm 1918, trong số 240 người bị giết tại Yalta, có 165 sĩ quan, 70 tù chính trị, luật sư, ký giả, giáo sư. Các toán công an võ trang, Hồng vệ binh, và các đảng viên bolshevik đã giết họ.

Tiêu diệt các phần tử thù địch là hệ quả tất nhiên của của cuộc cách mạng chính trị và xã hội, với một bên là kẻ chiến thắng và phía bên kia là kẻ bại trận. Quan niệm này không phải chỉ được mới biết sau tháng mười năm 1917. Nhưng những người bolshevik đã chính thức hợp thức hóa nó.

Trong một bức thư của một Đại Úy trẻ viết vào tháng 3 năm 1918, đã kể lại những gì đã xảy ra trong trung đoàn của anh. ‘’Giữa chúng tôi (sĩ quan và binh sĩ) đã có một vực thẳm ngăn cách không ai lường trước được. Bình thường chúng tôi là chủ của đám lính. Nhưng vì đây là cuộc cách mạng xã hội và chính trị, chúng tôi là người thua cuộc, nên các binh sĩ lên tiếng nói rằng giờ đây họ là những người chủ của chúng tôi. Họ tưởng rằng họ đã trả được mối thù sau nhiều thế kỷ làm tôi tớ.

Đối với đám đông quần chúng, người bolshevik giải thích các hành động phục thù xã hội như chỉ điểm, khủng bố là làm đúng theo lời của Lenine.

Ngày 15 tháng 12 năm 1917, Dzerjinski cho đăng trên tờ Izvestia lời kêu gọi các Sô Viết phải thành lập các toán công an chính trị Tcheka. Kết quả của lời kêu gọi này là sự xuất hiện vô số ủy ban, phân đội, cơ quan đặc biệt… nhiều đến nổi, chính quyền không thể kiểm soát. Vài tháng sau, mượn lời than phiền của quần chúng, chính quyền ra lịnh dẹp các toán công an Tcheka. Sau đó, chính quyền trung ương tự đứng ra thành lập một mạng lưới công an khác để tiện việc theo dõi.

Tháng 7 năm 1918, Dzerjinski báo cáo thành quả của ngành công an trong nửa năm đầu: Trong khoảng thời gian này, chúng tôi bắt tay ngay vào việc. Chúng tôi còn mò mẫm cho nên không hoàn tất sứ mạng. Đến ngày hôm nay, bản tổng kết về thành quả của các vụ đàn áp chống lại ‘’những cái tự do’’ được coi là khá súc tích. Khởi đầu, Tcheka chỉ có chừng 100 nhân viên. Nửa năm sau con số nhân viên tăng lên 12.000 cán bộ.

Ngày 11 tháng giêng năm 1918, Dzerjinski gởi báo cáo về cho Lenine: ‘’Ban đầu tổ chức của chúng ta còn khiêm nhường. Mặc dù đã đạt được một số thành quả đáng kể nhưng chúng tôi vẩn còn ở trong tình trạng ‘’chưa thể được’’. Chúng tôi không có nguồn tài trợ nào cả. Chúng tôi làm việc suốt ngày đêm. Chúng tôi không có bánh mì, bơ phó mát để ăn và không có cả trà, sữa, đường để uống. Xin đồng chí cho phép chúng tôi sử dụng thực phẩm trưng thu của các nhà giàu để làm lương thực hằng ngày’’.

Dzerjinski chiêu mộ được lối chừng 100 bạn cũ đã từng sát cánh với ông trong thời hoạt động bí mật. Phần lớn họ thuộc sắc dân Ba Lan, Baltes. Họ làm việc trong ủy ban quân sự cách mạng Thành Phố Petrogad. Vài người trong số này về sau trở thành lãnh tụ của Bộ nội vụ trong năm 1930. Như các ông Latsis, Menjiinski, Messing, Moroz, Peter, Trilisser, Unchlicht và Iagoda.

Công tác của ban công an chính tri Tcheka la phá tan các cuộc đình công của công chức Thành Phố Petrograd.

Phương pháp làm việc của các toán công an rất đơn giản. Họ bắt các người chủ chốt các cuộc đình công với lý do là ai không làm việc thì người đó không có chỗ đứng trong xã hội… Dzerjinski ra lịnh bắt các dân biểu thuộc đảng cách mạng xã hội và đảng menshevik trong quốc hội lập hiến. Ông Steinberg, ủy viên nhân dân đặc trách tư pháp thuộc cánh xã hội thiên tả cực lực phản đối hành động chuyên quyền này của Dzerjinski. Steinberg đặt vấn đề thẳng với Lenine về vai trò của ủy ban nhân dân đặc trách tư pháp. Liệu ủy ban tư pháp của ông có còn cần thiết nữa hay không. Hay đặt cho nó cái tên ủy ban phá hoại xã hội như đã xảy ra có lẽ đúng hơn. Lenine trả lời: ‘’Đúng vậy! Tôi cũng muốn gọi như vậy nhưng không thể được’’.

Lenine tìm cách giải hòa Dzerjinski và Steinberg. Steinberg muốn ban công an chính trị Tcheka trực thuộc cơ quan tư pháp, nhưng Dzerjinski viện cớ rằng tư pháp còn chịu ảnh hưởng quá nhiều của chế độ cũ, chỉ làm lợi cho chế độ cũ. Dzerjinski chỉ muốn ban công an chính trị Tcheka chịu trách nhiệm trực tiếp với chính phủ mà thôi.

Ngày 6 tháng giêng năm 1918 xảy ra một biến cố quan trọng, nhằm gia tăng quyền lực cho chế độ độc tài bolshevik. Khóa họp Quốc Hội đầu tiên chỉ có 175 dân biểu hiện diện. Con số quá ít so với tổng số 707 dân biểu. Công an chính trị Tcheka đến giải tán phiên họp. Không có một phản ứng đáng kể nào chống lại hành động chuyên quyền này. Chỉ có một cuộc biểu tình nhỏ, nhưng bị quân đội dẹp tan ngay. 20 người tham dự cuộc biểu tình bị bắn chết. Đó là kết quả đau thương của bài học về dân chủ và bài học dân chủ chỉ kéo dài trong vài tiếng đồng hồ.

Sau khi giải tán Quốc Hội, chính quyền bolshevik của Thành Phố Petrograd trở nên bấp bênh. Bởi vì lúc bấy giờ tại Thành Phố Brest-Litosk, các ủy viên nhân dân Trotski, Kamenev, Ioffe và Radek đang thương lượng hòa bình với các nước Đức, Áo, Hung và Thổ Nhỉ Kỳ.

Ngày 19 tháng 1 năm 1918 chính quyền bolshevik vội vàng công bố dời Thủ Đô về Mạc Tư Khoa. Không phải người bolshevik sợ quân Đức tấn công vì Nga và Đức đã ký hòa ước ngày 15 tháng 12 năm 1917, nhưng chính là họ lo sợ lực lượng công nhân thợ thuyền nổi dậy chống đối.

Từ hai tháng nay, sự bất mãn ở những khu vực lao động lên cao. Tình trạng lính đào ngũ gia tăng làm giảm số phiếu đặt hàng ở các công xưởng phục vụ cho quân đội. Các hãng xưởng không có việc làm cho nên phải đóng cửa. Hàng chục ngàn thợ thất nghiệp. Thực phẩm thiếu thốn. Khẩu phần ăn giảm sút, chỉ còn 250 g bánh mì cho mỗi đầu người. Không còn cách nào cứu vãng tình thế, Lenine phải đem xử bắn các người đầu cơ để làm vật tế thần. Ông ra lịnh cho xí nghiệp phải cử người đi truy lùng và tịch thu lương thực. Công nhân nào không tuân lịnh sẽ bị tịch thu thẻ tiếp tế thực phẩm.

Ngày 31 tháng 1 năm 1918, sau khi đi Brest-Litovk trở về, Lenine thành lập ủy ban đặc biệt chuyên lo chuyện vận và tiếp tế lương thực. Trotski và Tsiouroupa chịu trách nhiệm ủy ban này. Đó là quyết định để dẫn đến vai trò độc quyền tiếp tế lương thực của chính quyền cộng sản.

Trung tuần tháng hai, Lenine chuyển cho ủy ban một dự án, nhưng ủy ban không thi hành. Theo Lenine, nếu dự án hình thành, nông dân bắt buộc phải nộp một số lương thực thặng dư cho chính quyền. Nhà nước sẽ trả bằng giấy chứng nhận thay vì tiền. Sau một thời hạn thu hoạch mùa mà nông dân không giao đủ số lượng lương thực thì sẽ bị xử bắn. Tsiouroupa viết trong tập hồi ký: ‘’Sau khi đọc bản dự án, chúng tôi tưởng như sét đánh. Nếu thi hành dự án của Lenine, chắc chắn sẽ xảy ra một cuộc hành quyết nông dân tập thể. Cuối cùng chúng tôi bác bỏ dự án’’.

Ở thời điểm này có nhiều sự kiện giúp chúng ta khám phá các sự thật. Đầu năm 1918, Lenine bị dồn vào ngõ cụt vì chính sách của ông. Ông rất sợ kế hoạch tiếp tế lương thực cho các trung tâm kỹ nghệ thất bại. Ông có cái cảm tưởng các trung tâm kỹ nghệ là những ốc đảo nằm giữa đại dương nông dân. Chính vì lo sợ, ông sẵn sàng ra lịnh tịch thu tất cả lương thực của nông dân thay vì chỉ thay đổi vài ba điểm trong chính sách.

Sự xung đột vì thế không thể nào không xảy ra.

Một bên là tập thể nông dân cương quyết giữ lấy sản phẩm do sức lao động của mình làm ra.

Phía bên kia là tân chính quyền bolshevik vì muốn chứng tỏ quyền hành, không cần quan tâm đến các nguyên tắc vận hành kinh tế. Họ coi các diễn biến hiện tại là dấu hiệu của một xã hội vô trật tự.

Cuộc thương lượng ở Brest-Litovk ngày 18 tháng 2 năm 1918 bất thành. Quân Đức tràn vào lãnh thổ Nga. Chính quyền bolshevik công bố tình trạng ‘’tổ quốc lâm nguy’’. Nhà nước kêu gọi dân chúng chống lại quân Đức, kèm theo các lời cảnh cáo: Xử bắn tất cả những ai làm gián điệp, những kẻ đầu cơ, những người xách động chống phá chính quyền cách mạng.

Ngày 3 tháng 3 năm 1918, Nga ký hòa ước với Đức. Các biện pháp thi hành trước đây tạm thời bãi bỏ. Nhưng đến ngày 16 tháng 6 chính quyền cho tái thi hành lịnh xử bắn. Trên thực tế, công anh chính tri Tcheka đã ra lịnh xử bắn nhiều người nhưng chẳng ai phản đối.

Khi chính phủ rời Petrograd dọn về Mạc Tư Khoa, ban công an chính trị Tcheka chiếm các cơ sở của chính phủ và các công ty bảo hiểm nằm dọc theo Đại Lộ Bolchaia-Loubianka, cạnh điện Cẩm Linh làm văn phòng chính cho cơ quan mình. Cơ sở này, theo thời gian thay đổi thành GUEPON, NKVD, MVD và cuối cùng là KBG đến ngày Sô Viết cáo chung.

Từ con số 600 nhân viên vào tháng 3 lên đến 2000 vào tháng 7, công tác tại Mạc Tư Khoa. Đó là chưa kể đến các nhân viện thuộc lực lượng công an đặc biệt. Trong khi đó Bộ nội vụ chỉ có 400 nhân viên phục vụ.

Trong đêm 11 rạng 12 tháng 4 năm 1918, công an tung ra 1000 nhân viên mở cuộc càn quét Thủ Đô Mạc Tư Khoa. Họ tấn công vào 20 cao ốc, nơi cư trú của các thành phần vô chính phủ. Sau nhiều giờ kháng cự, công an bắt giữ 520 người. 25 người bị bắn tại chỗ với tội danh ‘’các tên ăn cướp’’. Từ đó công an gán cho tội trạng ‘’ăn cướp’’ vào những ai mà họ muốn thủ tiêu.

Sau đêm càn quét được coi là thành công, Các toán công an tiếp tục mở các cuộc ruồng bắt trong chiến dịch mà họ gọi là ‘’bình định’’.

Trong một văn thư gởi cho ủy ban trung ương đề ngày 29 tháng 4 năm 1918, Dzerjinski xin tăng thêm lực lượng để có thể trấn áp các cuộc chống đối càng ngày càng lớn của nhân dân.

Từ tháng 10 năm 1917 đến nay, chính quyền bolshevik không cải thiện được gì cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân như chính quyền đã hứa hẹn trong cuộc cách mạng hồi tháng 2 năm 1917.

Dưới con mắt của nông dân, bolshevik là những người cộng sản, không hơn không kém. Những người bolshevik tịch thu lương thực do nông dân làm ra. Nông dân đặt câu hỏi liệu có khác gì giữa những người bolshevik của ngày hôm qua khi họ phân phối đất đai cho nông dân và những người bolshevik của hôm nay ra khi họ ra lịnh tịch thu lương thực, trưng dụng đến cái áo sơ mi cuối cùng của những nông dân lương thiện?

Vào mùa Xuân 1918, tình hình quân sự cũng như chính trị trên toàn nước Nga chưa phân chia thắng bại. Tại một số Sô Viết, dân chúng còn làm chủ tình hình. Ở đó, sinh hoạt chính trị là sự liên hiệp giữa hai bên quốc cộng. Giữa đảng bolshevik và đảng dân chủ xã hội. Các tờ báo đối lập vẫn còn xuất hiện mặc dù bị truy lùng. Tại một số địa phương đã xảy ra các cuộc tranh quyền giữa hai đảng phái đối cực. Đảng xã hội ôn hòa và đảng menshevik cũng đạt nhiều thành quả tốt đẹp. Trong các cuộc bầu cử tại các Sô Viết, mặc dù bị áp lực và bất công trong các cuộc vận động, các đảng xã hội cũng chiếm 19 trong số 30 Sô Viết địa phương.

Đứng trước tình thế bất lợi này, chính quyền bolshevik phản ứng lại bằng cách cho áp dụng chính sách độc tài trên hai lãnh vực chính trị và kinh tế.

Hệ thống giao thông tồi tệ, phương tiện di chuyển thiếu phụ tùng thay thế đã dẫn đến tình trạng khó khăn trong chính sách phân phối lương thực. Sản phẩm kỹ nghệ từ Thành Phố không đến tay nông dân, trong khi đó nông sản của nông dân không đền Thành Phố để tiêu thụ. Vấn đề then chốt của chính quyền là làm sao có đủ lương thực để cung cấp cho các Thành Phố và binh sĩ trên các chiến trường. Đó là hai trung tâm quyền lực của chính quyền. Có hai giải pháp phải chọn: Hoặc trở lại nền kinh tế thị trường trên cơ sở của một nền kinh tế đổ nát hiện nay. Hoặc áp dụng chính sách cưỡng bách trưng thu lương thực. Đảng bolshevik đã chọn con đường thứ hai. Bởi họ tin rằng chỉ có cưỡng bách mới có thể phá vỡ được chế độ cũ.

Vào ngày 29 tháng 4 năm 1918, ngỏ lời trước ủy ban nhân dân trung ương, Lenine tuyên bố thẳng: ‘’Tầng lớp tiểu tư sản hiện đang đứng vào hàng ngũ của chúng ta để cùng nhau lật đổ bọn tư sản và địa chủ. Nhưng tình hình ngày nay đã thay để. Bọn tiểu tư sản không chịu sinh hoạt trong tổ chức có kỹ luật. Nay chúng ta phải thẳng tay với những người có chút ít tài sản này’’.

Vài ngày sau đó, ủy viên nhân dân đặc trách lương thực cũng nói rằng chỉ có dùng súng đạn mới thu mua được lương thực. Trotski hô hào một cuộc nội chiến để trưng thu lương thực của nông dân.

Trong bài viết của một lãnh tụ bolshevik, ông Radek Karl vào năm 1921 cho chúng ta thấy chính sách của chính quyền bolshevik vài tháng trước khi cuộc cách mạng bùng nổ. Ông Radek Karl viết: ‘’Những người nông dân vừa tiếp nhận đất đai là những người lính vừa ở mặt trận chống Đức trở về. Họ còn vũ khí trong tay. Họ không coi chính quyền ra gì cả. Họ muốn làm gì thì làm. Cơ cấu hành chánh cũ đã hủy bỏ, trong khi đó chưa hình thành cơ cấu mới. Chính quyền có đến trưng thu hiện vật, thì cũng chẳng có gì để thu. Nông dân chỉ chịu nộp thuế cho nhà nước khi nào họ bị cưỡng bách’’.

Nửa năm sau, chính quyền bolshevik cho thi hành hai biện pháp quan trọng.

Ngày 13 tháng 5, chính phủ ủy quyền cho ủy ban nhân dân đặc trách tiếp tế lương thực thành lập một đội quân tiếp tế. Giữa tháng 6, đội quân tiếp tế tuyển dụng 12.000 nhân viên, đa số là dân thất nghiệp trong Thành Phố Petrograd. Đến năm 1920 con số này lên đến 20.000 người. Nhiệm vụ của đội quân là tiến hành công tác trưng thu lương thực. Họ được trả lương theo tỉ lệ lương thực mà họ trưng thu được của nông dân.

Nghị quyết thứ hai ban hành ngày 11 tháng 6 năm 1918, cho tuyển dụng một số nông dân nghèo vào toán tiếp tế để họ đi thu các nông phẩm thặng dư của các điền chủ. Về sau các bần cố nông này lần lượt thay thế các Sô Viết địa phương, vì chính quyền không còn tín nhiệm các Sô Viết này nữa. Động cơ chính thúc đẩy những nông dân nghèo tham gia vào các toán trưng thu là họ được quyền tịch thu nông phẩm của các địa chủ, điều mà bấy lâu nay họ thèm muốn. Hơn nữa họ được quyền ăn chia một số lương thực tịch thu này.

Chúng ta có thể tưởng tượng ra hình ảnh của những người đại diện của chính quyền tại các vùng nông thôn. Chế độ mới gồm những người chỉ nghĩ đến quyền lợi. Sự hiểu biết chính trị và xã hội quá nông cạn. Họ hành động cốt chỉ để đạt được tham vọng riêng tư qua các hình thức cổ điển. Như đánh đập thuộc cấp, rượu chè say sưa, làm lợi cho mình và cho gia đình mình. Điều đó có thể cho chúng ta thấy mặt thật của cuộc cách mạng. Đó là lời nhận định của ông Grziosi.

Lúc đầu, ủy ban tiếp tế thu hoạch được một số kết quả. Nhưng việc dùng nông dân nghèo vào công tác thu mua nông phẩm chứng tỏ chính quyền bolshevik không am tường về đời sống ở nông thôn. Theo một cách suy tính đơn giản, người cộng sản cho rằng nông thôn phân chia nhiều giai cấp và xung đột nhau. Nhưng trên thực tế, xã hội nông thôn liên kết nhau rất chặt chẽ để chống lại kẻ thù bên ngoài, nhất là chống lại những người ở Thành Phố. Một khi bắt buộc phải nộp nông phẩm thặng dư, cả làng họp lại để giải quyết bình đẳng việc đóng góp. Thay vì chỉ có nông dân giàu nộp số nông phẩm thặng dư, họ quyết định chia nhau đóng góp tùy theo khả năng từng gia đình.

Nhưng vì bị cướp mất quá nhiều nông sản, nông dân bắt đầu phản đối. Nhiều vùng nông thôn nổi loạn. Trước các hành động hung bạo của các toán trưng thu, các cuộc chống đối của nông dân thật sự mang tính chất của một cuộc chiến tranh du kích.

Cuộc chiến khởi đầu từ tháng 6 năm 1918.

Trong tháng 7 và tháng 8 nông dân gây 110 cuộc nổi loạn.

Các cuộc nổi loạn này lan tràn đến các vùng dưới quyền kiểm soát của người bolshevik. Trong vòng vài tuần lễ, uy tín của chính quyền tiêu tan. Trong suốt ba năm thi hành chính sách trưng thu tài sản, đã xảy ra hàng ngàn cuộc chống đối. Chính quyền đã phải dùng quân đội để can thiệp vào một số cuộc nổi loạn của nông dân.

Do việc áp dụng chính sách độc tài cứng rắn, một số tờ báo không thuộc nhóm bolshevik bị đóng cửa vĩnh viễn. Các cuộc đình công của thợ thuyền bị đàn áp thẳng tay. Thành viên của các đảng đối lập bị truy lùng khắp nơi.

Trong hai tháng, 5 và 6, có 250 tờ báo của phe đối lập bị đóng cửa. Các Sô Viết mà đa số thành viên thuộc các đảng menshevik và đảng xã hội cách mạng ở các địa phương Kalouga, Tver, Riazan, Kostrama, Tov, Oerel, Vologda… đều bị giải tán bằng võ lực. Hình thức giải tán tại hầu hết các Sô Viết diễn ra giống nhau. Sau vài ngày bầu cử, vì là nhóm thiểu số tại các Sô Viết, đảng bolshevik yêu cầu chính quyền đưa quân đội đến giải cứu. Các toán công an Tcheka tuyên bố lịnh giới nghiêm và cho nhân viên lùng bắt các đại diện của các đảng đối lập đắc cử trong các Sô Viết. Dzerjinski đề cử các đảng viên cộng sản trung tín đến các Sô Viết làm cuộc đảo chánh, chiếm quyền hành.

Trong văn thư ngày 31 tháng 5 năm 1918 đề cử ông Eidok đến Tver, Dzerjinski chỉ thị: ‘’Công nhân thợ thuyền đang chịu ảnh hưởng nhóm menshevik và nhóm xã hội cách mạng. Họ đình công, biểu tình và đòi thành lập chính phủ của những người xã hội. Đồng chí phải cho niêm yết khắp nơi và thông cáo rằng các toán công an Tcheka sẽ hành quyết ngay tại chỗ các tên trộm cướp, các thành phần đầu cơ, các bọn phản cách mạng, và những ai có âm mưu chống lại chính quyền bolshevik. Đồng chí ra lịnh bắt giam những người tư sản quý tộc, trung lưu không thường xuyên đóng góp lương thực cho nhà nước. Kiểm tra và lập danh sách. Danh sách này rất cần thiết cho chúng ta nếu họ chống đối. Đồng chí hãy chọn trong các toán công an những người cương quyết, những người biết rõ rằng chỉ có bắn vào đầu người khác, mới bắt họ câm mồm tuân lịnh. Kinh nghiệm dạy cho tôi biết, chỉ cần một số ít người cứng rắn có thể làm thay đổi cán cân thắng bại’’.

Việc giải tán các Sô Viết có các nhóm đối lập chiếm đa số và việc trục xuất các người menshevik và đảng xã hội ra khỏi ủy ban nhân dân trung ương đã gây phẫn nộ trong dân chúng. Công nhân thợ thuyền tổ chức đình công tại các trung tâm kỹ nghệ. Tình trạng tiếp tế lương thực ngày càng tồi tệ. Tại vùng Kolpino gần Thành Phố Petrograd, thị trưởng ra lịnh cho quân đội bắn thẳng vào toán biểu tình chống nạn đói. Có 10 công nhân tham dự biểu tình bị bắn chết.

Tại nhà máy Berezoski gần Thành Phố Ekaterinbourg, Vệ binh đỏ bắn chết 15 người trong toán biểu tình tố cáo nhóm bolshevik biển thủ 150 rúp và chiếm đoạt các công ốc cao đẹp nhất của Thành Phố. Ngày hôm sau, cả vùng bị giới nghiêm. Công án bắn chết 15 người không làm báo cáo về trung ương.

Trong khoảng thời gian từ 15 tháng 5 đến 30 tháng 6 năm 1918, xảy ra rất nhiều cuộc biểu tình đẫm máu ở Sormovo, Iaroslavl, Toula và tại các Thành Phố kỹ nghệ Oural, Nijni-Taguil, Belorektsk, Zlatous, Ekaterinbourg. Các toán công an địa phương gia tăng các cuộc đàn áp.

Trong ba ngày, từ 8 đến 11 tháng 6, nha công an chính trị Tcheka họp đại hội toàn quốc dưới sự chủ tọa của Dzerjinski. Có tất cả 100 đại biểu của 12.000 nhân viên thuộc 43 đơn vị công an địa phương về tham dự. Cuối năm 1918, con số nhân nhiên của Tcheka lên đến 40.000. Và con số cao nhất của ngành này đã từng lên đến 280.000 nhân viên. Nhiều người cho rằng ngành công an còn đứng trên cả các Sô Viết và trên cả đảng cộng sản nữa.

Nội dung của đại hội ngành công an nhằm xác định vai trò tiêu diệt các âm mưu phản cách mạng của Tcheka trên toàn lãnh thổ Cộng Hòa Sô Viết. Tcheka còn là cơ quan quyền lực hành chánh của Sô Viết. Đại hội đã lập ra một sơ đồ tổ chức và kết thúc đại hội bằng một chương trình hành động, giao cho ban công an Tcheka thi hành trước khi làn sóng phản cách mạng nổi lên vào mùa Hè năm 1918. Tất cả các toán công an địa phương phải thi hành theo mẫu tổ chức của trung ương Loubianka và phải hoàn thành trong một thời gian ngắn nhất. Công tác thực hiện từng bước như sau: Thu nhận tin tức tình báo, điều nghiên các hoạt động của quân menshevik, quân Bạch Nga, các trường sĩ quan và hạ sĩ quan, các nhóm cách mạng thiên hữu, các nghiệp đoàn công nhân thợ thuyền, kiều dân ngoại quốc, thường dân và cả Hồng quân. Tóm lại, công an có nhiệm vụ điều tra và thành lập lý lịch từng người. Hồ sơ cá nhân được xếp theo từng loại, có ban phụ trách và quản lư riêng. Như ban quản lý sĩ quan, ban phụ trách nghiệp đoàn… Các ban phụ trách này khi cần, sẽ tham dự các cuộc hành quân lục soát cùng với các toán công an.

Hai ngày sau khi kết thúc đại hội, chính phủ cho tái lập án tử hình. Án này đã được hủy bỏ sau cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917, nhưng được áp dụng tại chiến trường, ở những vùng có lịnh giới nghiêm vào tháng 7 trong cùng năm đó. Đại hội kỳ hai, ngày 26 tháng 10 năm 1917 biểu quyết bãi bỏ án tử hình. Quyết định này đã làm cho Lenine phẫn nộ. Lenine cho rằng bãi bỏ án tử hình là bày tỏ thái độ yếu đuối không thể chấp nhận được. Lenine và Dzerjinski luôn luôn đề nghị tái lập tính cách pháp lý của bản án tử hình. Nhất là sử dụng cơ quan ‘’siêu pháp lý’’ của ngành công an để thi hành án tử hình. Bản án tử hình hợp pháp đầu tiên do tòa tuyên án ngày 21 tháng 6 năm 1918 là bản án ‘’chống lại cách mạng’’ của Đề Đốc Hải Quân Tchastnyi.

Vào ngày 20 tháng 6 năm 1918, lãnh tụ bolshevik của Thành Phố Petrograd là ông V. Volodarski, bị ám sát. Vụ ám sát xảy ra trong lúc tình hình ở cố đô rất căng thẳng. Mấy tuần lễ trước, sự liên hệ giữa đảng bolshevik và lực lượng công nhân thợ thuyền hết sức tồi tệ. Có hơn 70 vụ đụng độ giữa hai thế lực này trong tháng năm và tháng sáu.

Để đối phó các cuộc đình công, chính quyền ra lịnh đóng cửa các hãng xưởng lớn, mặc dù các hãng xưởng này đã quốc hữu hóa. Về sau, các xí nghiệp nhỏ cũng bị đóng cửa luôn, nhằm để bẽ gãy hoàn toàn các âm mưu đình công.

Sau vụ ám sát V. Volodarsk, một số thợ thuyền trong trong Thành Phố Petrograd bị bắt. Ban đại diện công nhân thợ thuyền menshevik của Thành Phố cũng bị giải tán. Hai ngày sau, công an bắt giam 800 công nhân thợ thuyền. Lực lượng thợ thuyền tổ chức cuộc biểu tình phản đối đại quy mô vào ngày 2 tháng 7 năm 1918.

Trong thơ của Lenine gởi cho Zinoniev, bí thư Thành Phố Petrograd, cho chúng ta thấy cái suy tính chính trị bất thường của Lenine. Lenine đã nhận định sai lầm về các cuộc nổi loạn của công nhân thợ thuyền sau vụ ám sát thủ lãnh V. Volodarski. Lenine tưởng rằng mục đích các cuộc biểu tình là để bày tỏ sự thương tiếc về cái chết của Volodarski.

Lenine viết :

‘’Đồng chí Zinoniev, Tôi vừa nhận được tin cho biết giới thợ thuyền ở Petrograd biểu tình đòi hỏi phải có hành động đối với vụ ám sát đồng chí Volodarski, nhưng đồng chí [ không thể là đồng chí của ủy ban nhân dân Thành Phố Petrograd ] đã chống lại. Tôi cương quyết phản đối đồng chí. Chúng ta bị tổn thương. Mặc dù chúng ta cổ võ khủng bố quần chúng theo như nghi quyết của Thành Phố, nhưng nếu làm như vậy, đồng chí sẽ làm bế tắt tất cả sáng kiến đứng đắn của nhân dân. Điều này chúng ta không thể chấp nhận. Chúng ta đang ở trong thời chiến. Chúng ta cần hô hào nghị lực của quần chúng để chống lại ‘’’bọn phản cách mạng’’, đặc biệt là tại Thành Phố Petrograd. Nó quyết định thành quả của cuộc cách mạng.

Chào đồng chí.’’

CHƯƠNG 3

KHỦNG BỐ ĐỎ

Ngày 3 tháng 8, Đại Sứ Đức Karl Helfferich từ Mạc Tư Khoa gởi một bản phúc trình về cho chính phủ Đức với nội dung như sau: “Các lãnh tụ bolshevik rất lo sợ về số phận mỏng manh của họ trước tình hình hỗn loạn đang lan tràn ở Mạc Tư Khoa. Có tin đồn ‘bọn phản động’ đã xâm nhập vào Thủ Đô”.

Chưa có lúc nào người bolshevik lo sợ như vậy. Từ mùa Hè năm 1918, các cơ sở quyền lực của họ hoàn toàn sụp đổ. Họ chỉ còn kiểm soát các vùng phụ cận quanh Thủ Đô lịch sử Mạc Tư Khoa.

Thủ Đô bị bao vây bởi ba cánh quân.

Cánh quân thứ nhất quây quanh vùng sông DON, bao gồm binh sĩ thuộc sắc dân Cosaque dưới quyền lãnh đạo của Tướng Krasnov và quân Bạch Nga của Tướng Denikine.

Cánh quân thứ hai là quân của Đức và lực lượng Rada của Ukraine.

Cánh quân thứ ba nằm dọc theo đường xe lửa xuyên Tây Bá Lợi Á do các đạo quân của người Tchques. Cánh quân này chiếm đóng nhiều Thành Phố và được chính quyền của đảng xã hội cách mạng ủng hộ.

Trong các vùng do người bolshevik kiểm soát đã có 140 cuộc nổi loạn. Các cuộc chống đối nổ ra lớn nhất vào mùa Hè năm 1918. Nguyên nhân của các cuộc nổi loạn là chính sách cưỡng bách trưng thu lương thực của chính quyền cộng sản. Nông dân chống lại các toán trưng thu. Nông dân còn chống lại các biện pháp của chính phủ nhằm hạn chế kinh doanh tư nhân, chống lại lịnh động viên bắt thanh niên gia nhập Hồng Quân. Nông dân kéo đến bao vây, đe dọa và đốt phá các trụ sở của Sô Viết địa phương, tại các làng xã ở gần họ.

Các toán công an bảo vệ trụ sở nhà nước nổ súng ào đám đông nông dân để giải vây.

Các cuộc đụng độ càng ngày càng gia tăng.

Chính quyền bolshevik cho rằng Bạch quân chủ mưu, hướng dẫn các cuộc gây rối chống nhà nước.

Ngày 9 tháng 8 năm 1918, trong bức thơ trả lời cho chủ tịch ủy ban nhân dân Sô Viết Thành Phố Nijni-Hogorod về các cuộc chống đối của nông dân, Lenine viết: “Các đồng chí hãy thành lập ngay bộ chỉ huy bộ ba gồm có đồng chí, Markin và một đồng chí khác. Các đồng chí phải thi hành ngay lịnh khủng bố quần chúng. Xử bắn hay bắt bỏ tù gái mãi dâm, các cựu sĩ quan Bạch Quân. Hãy mở các cuộc lục soát càng nhiều càng tốt. Phải hành động quyết liệt. Bắn tại chỗ những ai đi ngoài đường có mang theo vũ khí. Lưu đày các phần tử thuộc nhóm menshevik và các phần tử tình nghi”.

Ngày hôm sau, 10 tháng 8 năm 1918, Lenine cũng gởi công lịnh cho viên chủ tịch ủy ban nhân dân Sô viết ở Penza. Ông viết: “Đồng chí, bọn phú nông gây rối loạn tại 5 khu vực thuộc phạm vi kiểm soát của đồng chí. Đồng chí phải thẳng tay triệt hạ. Vì quyền lợi của cách mạng, đồng chí phải cương quyết thi hành. Khắp nơi, các cuộc chiến cuối cùng tiêu diệt bọn cường hào phú nông đã bắt đầu. Hãy tịch thu tất cả thóc lúa dự trữ của họ. Tìm bắt các tên mà tôi đã nêu lên ngày hôm qua. Các đồng chí phải làm thế nào để các làng ở xa hàng trăm cây số ai ai cũng đều nghe biết, để họ khiếp sợ. Họ sẽ truyền miệng với nhau rằng người bolshevik giết chết các cường hào địa chủ và sẽ tiếp tục xử bắn những ai bị nghi là những kẻ khát máu. Hãy gởi điện văn cho tôi biết khi nào đồng chí cho thi hành chỉ thị này. Ký tên Lenine. Ghi chú: Hãy tìm thêm các phụ tá cứng rắn”.

Nếu đọc kỹ các phúc trình của các toán công an về các cuộc nổi loạn trong mùa Hè 1918, chỉ có các vụ xảy ra ở Iazoslavl, Rybink, và Mouron là do Liên Minh Bảo Vệ Tổ Quốc , dưới quyền lãnh đạo của Boris Savinkov và công nhân thợ thuyền công xưởng sản xuất vũ khí Ijevsk chu xướng. Liên Minh chịu ảnh hưởng của hai lực lượng menshevik và xã hội cách mạng địa phương và dường như có chuẩn bị trước. Các cuộc nối dậy của nông dân bộc phát chống lại các toán trưng thu lương thực, các toán bắt lính. Hồng quân và các toán công an đàn áp thẳng tay. Chỉ có Thành Phố Iazoslavl dưới quyền chỉ huy của Boris Savinkov là còn cầm cự được 15 ngày. Sau khi Thành Phố này thất thủ về tay Hồng quân, Dzerjinski gởi một ủy ban đến điều tra. Sau 5 ngày làm việc, từ 24 đến 28 tháng 7 năm 1918, ủy ban ra lịnh hành quyết 428 người.

Trước ngày thi hành lịnh khủng bố đỏ, ngày 3 tháng 9 năm 1918, các lãnh tụ bolshevik Lenine và Dzerjinski liên tiếp gởi điện văn đến các các toán công an địa phương chỉ thị họ áp dụng các biện pháp phòng ngừa các cuộc nổi loạn. Theo Dzerinski, một trong các biện pháp hữu hiệu nhất là bắt giữ “các con tin” trong giới tư sản quý tộc đã ghi trong các danh sách.

Bắt các con tin giam vào các trại tập trung.

Ngày 8 tháng 8, Lenine ra lịnh cho ủy viên nhân dân phụ trách tiếp tế Tsourioupa thiết lập ở mỗi đơn vị sản xuất ngũ cốc một danh sách gồm có 25 người làm ăn giàu có. Bắt giam họ và cho họ biết, nếu không nạp đủ chỉ tiêu trưng thu thì tính mạng của họ không được an toàn. Ủy viên Tsourioupa không chịu thi hành chỉ thị của Lenine. Ông ta viện cớ các cuộc lùng bắt con tin đang gặp khó khăn. Lenine gởi ngay điện văn thứ hai giải thích thêm: “Tạm thời ngưng vụ bắt giam con tin, nhưng phải quản lý họ tại địa phương. Những người giàu có vì muốn bảo vệ tính mạng nên phải bắt họ chịu trách nhiệm thu góp lương thực trong địa phương. Họ phải hoàn thành công tác góp thu lương thực và giao cho các toán trưng thu. Ngoài biện pháp bắt giam con tin, các lãnh tụ bolshevik còn cho thi hành biện pháp “trại tập trung”.

Ngày 9 tháng 8 năm 1918, Lenine gởi công điện cho ủy ban nhân dân Tỉnh Penza, ra lịnh cho bắt giam vào các trại tập trung tất cả cường hào địa chủ, quân lính Bạch Nga, các Giáo Sĩ, các phần tử nghi ngờ chống chính phủ. Vài ngày trước đó, Lenine và Dzerjinski cũng đã đề nghị giam con tin vào các trại tập trung. Các trại tập trung mọc lên ở những nơi Hồng quân đang chiếm đóng.

Trong số những người bị bắt vì “tình nghi” hay để “phòng ngừa”, gồm có lãnh tụ của các đảng đối lập còn đang được tự do hoạt động.

Ngày 15 tháng 8, Lenine và Dzerjinski ra lịnh bắt các lãnh tụ nhóm menshevik. Đó là các ông Martov, Dan, Petresscov và Goldman. Các tờ báo của menshevik bị đóng cửa. Đảng viên của họ bị loại ra khỏi các chức vụ trong các ủy ban Sô Viết.

Đối với người bolshevik, không có ranh giới cho đối lập. Trong thời nội chiến, luật lệ có định nghĩa riêng của nó. Trong thời nội chiến, không có các sắc luật thành văn. Ông Latsis, một thân cận của Dzerjinski viết trên báo Izvestia số ra ngày 23 tháng 8: “Cuộc nội chiến có những nguyên tắc riêng. Không những nó buộc phải tiêu diệt các tiềm năng đối phương mà nó còn chứng tỏ cho thấy, kẻ nào chống lại trật tự của giai cấp vô sản sẽ bị tiêu diệt ngay. Những người vô sản không cần biết và cũng không dùng các luật lệ do tầng lớp tư sản thiết lập trước đây. Họ đã giết hàng ngàn chiến sĩ của chúng ta. Ngược lại chúng ta giết từng người một, sau khi đưa họ ra Tòa Án nhân dân. Trong thời kỳ nội chiến, không cần sự hiện diện, hay nói rõ ra không cần Tòa Án nào cả. Nếu chúng ta không giết họ, thì họ sẽ giết chúng ta. Vậy nếu chúng ta không muốn bị giết, thì chúng ta phải giết họ”.

Có hai vụ ám sát xảy ra ngày 30 tháng 8 năm 1918. Một vụ nhắm vào ông M.S. Outriski, chỉ huy trưởng công an Thành Phố Oetrograd và một vụ nhắm vào Lenine. Hai vụ mưu sát làm dao động đảng bolshevik. Trên thực tế hai vụ mưu sát không có liên hệ gì với nhau. Cuộc ám sát viên chỉ huy công an Thành Phố Petrograd xảy ra theo truyền thống của các cuộc khủng bố cách mạng bình dân do một nhóm sinh viên trẻ tuổi thực hiện để trả thù cho các bạn đồng khóa của họ vừa mới bị công an hành quyết vài ngày trước đó.

Vụ mưu sát Lenine, mà bấy lâu nay vẫn cứ tưởng là do cô Fanny Kaplan, một nữ lãnh tụ thân cận với nhóm vô chính phủ và nhóm xã hội cách mạng chủ mưu, thực sự do cơ quan công an dàn cảnh để tạo sự kích thích ra mặt của quần chúng. Cô Fanny bị công an bắt và bị hành quyết không xét xử. Nhưng sự việc xảy ra vượt qua kế hoạch của người tổ chức. Sau vụ mưu sát, chính quyền bolshevik quy tội cho nhóm xã hội hữu phái là những kẻ âm mưu và là những phần tử tay sai cho đế quốc Anh-Pháp. Liền ngay sau đó, báo chí đăng lời kêu gọi của chính phủ mở mặt trận khủng bố.

Tờ Sự Thật số ra ngày 31 tháng 8 năm 1918, đăng lời kêu gọi: “Hỡi đồng bào! Đã đến lúc chúng ta phải tiêu diệt bọn tư sản trưởng gỉa. Nếu không, bọn chúng sẽ tiêu diệt chúng ta. Chúng ta cần tẩy sạch các phần tử ung thối tư sản ra khỏi Thành Phố. Phải ghi các người này và các thành phần có thể làm nguy hai đến cách mạng vào một quyển sổ đen. Bài hát chính thức của giai cấp thợ thuyền là bài hát kêu gọi hận thù và báo thù”.

Trong cùng ngày, Lenine cùng với cộng tác viên Peters kêu gọi giai cấp công nhân với lời lẻ tương tự: “Hỡi giai cấp công nhân! Các người hãy phát động cuộc khủng bố quy mô và vĩ đại. Bọn tư sản là những con thủy súc phản cách mạng. Tất cả kẻ thù của giai cấp công nhân, khi bị bắt có mang theo vũ khí thì phải xử bắn ngay tại chỗ. Bất kỳ ai có cử chỉ hay lời lẻ nhỏ nào chống lại cách mạng sẽ bị bắt giam và bị đưa vào trại tập trung”.

Sau lời kêu gọi này, ngày 3 tháng 9, ủy viên nhân dân phụ trách công tác nội vụ ông N. PeTrotski cho đăng một huấn thị trên tờ Izvestia. Ông phàn nàn là mặc dù lịnh khủng bố các thành phần chống lại giai cấp công nhân đã ban hành từ lâu, nhưng cho đến nay ở nhiều nơi vẫn chưa thi hành. Ông viết: “Đã đến lúc phải chấm dứt tình cảm yếu đuối. Phải bắt giam ngay các phần tử xã hội cách mạng. Bắt làm con tin tất cả các sĩ quan Bạch Quân và tư sản trưởng giả. Nếu họ chống cự, chúng ta đem đi hành quyết tập thể. Cơ quan hành chánh địa phương phải có sáng kiến riêng trong công tác này. Cơ quan công an và quân nhân cách mạng phải phát hiện và bắt giam tất cả các người tình nghi. Cho hành quyết ngay những ai có liên hệ đến các hành động phản cách mạng. Nhân viên hành chánh thẩm quyền địa phương phải phúc trình lên Bộ Nội vụ các việc làm “nhu nhược” hay “mập mờ” của các Sô Viết ở địa phương mình. Thái độ lưỡng lự, chao đảo không thể chấp nhận trong khi thi hành công tác khủng bố quần chúng”.

Đây là văn kiện chính thức xác nhận tinh thần phát động quy mô chiến dịch KHỦNG BỐ ĐỎ.

Theo lời kêu gọi của Dzerjinski và Peters, cuộc khủng bố đỏ chỉ là kết quả của sự phận nộ của quần chúng chống lại hai cuộc mưu sát ngày 30 tháng 8 năm 1918, chớ không phải theo lịnh của chính phủ đưa ra.

Thật ra, khủng bố đỏ chính là do sự câm thù của các cấp lãnh đạo bolshevik đối với những người trước đây đã đàn áp họ. Những người bolshevik sẵn sàng thủ tiêu, không phải từng cá nhân mà cả từng giai cấp.

Trong tập hồi ký của Raphael Abramovitch (một lãnh tụ menshevik) ông tường thuật lại mẫu đối thoại của ông và ông Dzerjinski hồi tháng 8 năm 1917:

– Abramovitch, anh còn nhớ bài diễn văn của Lasalle, nói về nguyên thể của hiến pháp không?

– Tôi còn nhớ.

– Ông Lasalle nói rằng, hiến pháp được quy định bởi mối tương quan quyền lực trong xã hội của một quốc gia trong một thời điểm nào đó. Tôi tự hỏi, tương quan nào giữa chính trị và xã hội có thể thay đổi?

– Đó là quá trình phát triển của kinh tế và chính trị với sự phát sinh một hình thức mới về kinh tế, sự nâng cao các giai cấp xã hội như anh biết.

– Như vậy chúng ta thay đổi mối tương quan xã hội này. Ví dụ như bắt một vài giai cấp nào đó phục tùng chính quyền hay thủ tiêu các giai cấp này.

Cách suy tư lô-gích của các lãnh tụ bolshevik về một cuộc chiến tranh giai cấp là một sự tàn ác, lạnh lùng và vô liêm sĩ.

Tháng 9 năm 1918, một nhân vật cao cấp trong hàng ngũ lãnh đạo bolshevik, ông Grigori Zinoviev tuyên bố: “Để đánh bại kẻ thù, chúng ta phải ra tay khủng bố. Chúng ta phải kéo 90 trong số 100 triệu dân Nga về phía chúng ta. Số còn lại, chúng ta không cần quan tâm. Họ sẽ bị tiêu diệt.

Ngày 5 tháng 9, chính quyền Sô Viết chính thức ban hành lịnh KHỦNG BỐ ĐỎ.

Để bảo vệ chính quyền bolshevik, các toán công an tăng cường hoạt động để chống lại hẻ thù của giai cấp vô sản. Công an bắt giam, cô lập hay xử bắn các phần tử có liên quan đến Bạch Quân, liên quan đến các cuộc chống đối, có mưu toan gây rối loạn, tham gia vào các cuộc biểu tình…Tên tuổi của những thành phần bị kết án, xử bắn đều được đăng trên báo kèm theo những lý do hành quyết.

Về sau, Dzerjinski xác nhận: “các văn bản ngày 3 và 5 tháng 9 năm 1918 đã hợp thức hóa các hành động thanh toán các phần tử chống đối chúng tôi. Mặc dù có nhiều người phản đối, nhưng chúng tôi có quyền thủ tiêu kẻ thù mà không cần thông báo cho ai cả”.

Trong một thông cáo nội bộ ghi này 3 tháng 9, Dzerjinski ra chỉ thị cho tất cả Sô Viết địa phương phải nhanh chóng thủ tiêu các phần tử còn lại. Nhưng các cuộc thanh toán đã diễn ra ngày 31 tháng 8. Trên tờ Izvestia số ra ngày 3 tháng 9 cho biết, công an đã giết 500 con tin tại Thành Phố Petrograd. Trong tháng 8 công an xử bắn 800 người. Trên thực tế, con số này vẫn còn rất thấp so với con số chính thức. Một nhân chứng cho biết, có 1300 người bị giết chết trong Thành Phố Petrograd. Đó là chưa kể đến con số người thường dân và sĩ quan trong Thành Phố Konstadt bị giết nhưng không ghi trong hồ sơ lưu trữ. Công an cho đào các hố lớn rồi bắt 400 dân và sĩ quan Bạch Quân đứng cạnh hố, bắn từng người.

Ông Peters, cánh tay mặt của Dzerjinski, khi trả lời trên báo Outo Moskvy, ông nói rằng: “công an của Thành Phố Petrograd vì quá nhiệt tình và xúc động nên không còn lý trí khi thi hành công tác khủng bố. Trước khi xảy ra vụ mưu sát Ouritski, không hề có vụ hành quyết nào cả. Các ông hãy tin lời tôi. Tôi không phải là người khát máu như người ta đã gán cho tôi”.

Tại Thủ Đô Mạc Tư Khoa, sau vụ mưu sát lenine, có vài bộ trưởng của thời Nga Hoàng bị hành quyết. Theo tờ Izvestia, vào ngày 3 và 4 tháng 9, tại Thủ Đô chỉ có 29 con tin bị hành quyết. Trong số này có hai vị bộ trưởng thời Nga Hoàng, ông N. Khvostov Bộ trưởng nội vụ và I. Chtcheglovitov Bộ trưởng tư pháp. Nhưng theo lời khai của những người bị bắt giam, có hàng trăm vụ xử bắn xảy ra trong tháng chín.

Trong thời gian thi hành chiến dịch Khủng Bố Đỏ, Dzerjinski cho xuất bản tuần báo Ejenedelnik VCK cơ quan phát ngôn của công an Tcheka. Tờ báo công khai ghi công trạng của các toán công an và khuyến khích nhân viên của các toán này hãy báo thù cho số đông quần chúng. Sau 6 tuần lưu hành, ủy ban trung ương đảng ra lịnh đóng cửa. Nhiều lãnh tụ bolshevik lên án hành động quá lộ liễu của công an về các vụ công bố các hành động quá dã man trong các cuộc lùng bắt các thành phần đối lập, các trại tập trung hay các vụ hành quyết… Chính nhờ tuần báo này mà ngày nay người ta mới biết “ít nhất” những gì đã xảy ra của chiến dịch KHỦNG BỐ ĐỎ trong tháng 9 và 10 năm 1918.

Ngày 31 tháng 8 năm 1918, thi hành lịnh của Nicolas Boulganine, công an Tcheka của Thành Phố Nijini-Novgord bắt nhốt 700 người và đem xử bắn 141 con tin. Ông Boulganine sau này làm chủ tịch Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết từ năm 1954 đến 1957.

Tại Thị Trấn Viatka, công an địa phương vùng Ouralsau khi rút khỏi Thành Phố Ekateringbourg, ra lịnh giết chết 23 cựu hiến binh, 154 người phản cách mạng, 8 người vô chính phủ và 10 đảng viên menshevik khuynh tả. Toán công an khu vực Ivan Voznessenk bắt giam 181 người. Cho hành quyết 25 người thuộc thành phần chống cách mạng và xây một trại tập trung chứa chừng 1000 người. Trong thị trấn nhỏ Sebejsk có 16 điền chủ và một Linh Mục bị bắn chết. Vị Linh Mục bị bắn vì đã làm lễ cầu nguyện cho Nga Hoàng II.

Tại Tver, công an bắt giam 130 và bắn chết 39 người. Ở vùng Perm có 50 người bị giết…

Chúng ta cò thể đọc một danh sách dài đày tang tóc và đau thương trong tuần báo Ejenedelnik phát hành suốt trong 6 tuần lễ.

Mùa Thu 1918, trên các báo đều có ghi lại hàng ngàn các cuộc hành quyết. Như tờ Izvestia Tsaritsynskoi Goubtcheka, tiếng nói của nhân dân vùng Tsarytsine, đăng tin vụ thảm sát 103 người trong tuần lễ từ 3 đến ngày 10 tháng 9 năm 1918.

Tờ Izvestia Penzenskoi Goubtcheka, cơ quan phát ngôn vùng Penza, loan tin không lời bình luận: “Vụ ám sát đồng chí Egorov, một công nhân cư ngụ tại Thành Phố Petrograd trong lúc công tác trưng thu lương thực và vụ hành quyết 152 Bạch Quân là do lịnh của công an địa phương. Bất kỳ ai có mưu đồ chống lại lực lượng võ trang chuyên chính vô sản đều bị trừng phạt gắt gao”.

Các bản phúc trình mật của công an địa phương gởi về trung ương vừa mới công khai cho phép tham khảo, cho thấy các vụ đàn áp dã man đã diễn ra khi nông dân phản đối lịnh trưng thu lương thực hay chống lại lịnh bắt lính của nhà nước. Dưới tội danh “các cuộc nổi loạn của bọn địa chủ phản cách mạng”, nông dân bị đàn áp liên tục, dã man và đẫm máu trong suốt mùa Hè 1918.

Không thể tìm ra con số chính xác nạn nhân của cuộc khủng bố đỏ đầu tiên. Một trong những thủ lãnh chính trong ngành công an là ông Latsis, đã tiết lộ, trong sáu tháng sau cùng của năm 1918, công an đã giết 4500 người. Ông ta nói một cách vô liêm sĩ: “Người ta lên án các toán công an và các công tác quá hăng say của họ. Nhưng thật ra các thành viên của cơ quan công an Tcheka chưa thi hành đứng đắn và chưa thi hành tối đa các hình phạt tử hình. Phải dùng bàn tay sắt để giảm bớt nạn nhân”.

Cuối tháng 10 năm 1918, ông Iouri Martov, một lãnh tụ khác của ngành công an, ước lượng con số nạn nhân do công an thủ tiêu là 10.000 người. Chúng tôi nghĩ rằng con số chính xác có thể lên tới 15000.

Cuộc khủng bố đỏ rõ ràng là phương tiện của nhà nước bolshevik dùng để tiêu diệt tiềm năng phản kháng của các lực lượng chống đối. Trên thực tế nó là một hình thức nội chiến, dùng các phương tiện giết người không nương tay như Latsis thường nói: Nội chiến có luật chơi riêng của nó. Biến cố xảy ra tại công xưởng sản xuất vũ khí Motolivikha là một vụ điển hình. Công nhân của công xưởng vũ khí đình công để phản đối chính sách phát thẻ tiếp tế lương thực dựa trên giai cấp xã hội và phản đối sự lạm quyền của công an địa phương. Nhà nước ghép công nhân vào tội phá rối và không chịu nói chuyện với công nhân. Nhà nước ra lịnh đóng cửa công xưởng, sa thải công nhân và bắt giam ban tổ chức đình công. Trong suốt mùa Hè năm đó, chính quyền bolshevik cho thi hành chính sách này.

Đến mùa Thu, ngành công an tái tổ chức và phân chia công tác tích cực hơn. Dựa vào các lời khen thưởng của trung ương, công an địa phương càng hăng hái tiến xa vào công tác đàn áp. Họ ra lịnh thủ tiêu 100 công nhân tham dự đình công.

Nếu đem con số người bị công an bolshevik giết chết 10000 trong hai tháng so với nạn nhân do chế độ Nga Hoàng thủ tiêu, thì chúng ta sẽ thấy rõ sự cách biệt trong chính sách đàn áp của hai chính quyền.

Chúng tôi xin nhắc lại, từ năm 1825 đến năm 1917, các Tòa Án thời Nga Hoàng xử tử 6321 người kể cả các tù chính trị bị xét theo quân luật. Cao điểm là cuộc nổi loạn năm 1905. Có 1310 vụ bị kết án tử hình và bị hành quyết vào năm 1906. Suốt gần một thế kỷ (92 năm) Nga Hoàng xét xử có bản án, có điều tra và có luật sư biện hộ, chỉ bằng một phần ba hay một nửa con số nạn nhân của chính quyền bolshevik xảy ra trong hai tuần lễ đầu của năm 1918. Không phải bản án nào dưới thời Nga Hoàng cũng bị hành quyết. Một số tội phạm được hưởng giảm án tử hình và chuyển sang chung thân khổ sai.

Nhưng những hình thức kết án trong chế độ cộng sản còn đi xa hơn con số nạn nhân. Việc đặt ra các cấp hạng kết tội mới như: Bị tình nghi, kẻ thù của nhân dân, tòa án cách mạng, tòa án nhân dân, thi hành biện pháp phòng ngừa… là những lịnh hành quyết không cần xử án. Có cả hàng trăm, hàng ngàn người bị các toán công an chính trị bắt giữ. Các toán công an này hoạt động trên cả pháp luật nhà nước.

Diễn tiến các cuộc cách mạng xảy ra ngoài dự tính của nhóm người bolshevik. Các cuộc bút chiến trong tháng 10 giữa các lãnh tụ bolshevik về vai trò của ngàng công an chính trị đã nói rõ lên sự kiện này. Trong lúc Dzerjinski phải dấu tên đi Thụy Sĩ chữa bịnh, vào ngày 25 tháng 10 năm 1918, ủy ban trung ương nhóm họp để bàn về cơ chế tổ chức và vai trò của ban công an Tcheka. Các đảng viên lão thành như Bonkharine, Olminski và ủy viên bộ nội vụ Petrovski chỉ trích hành động “đứng trên chính quyền” của ngành công an. Họ đưa ra các biện pháp chế ngự và giảm quyền hành của công an, mà theo họ là những tên giết người, bạo dâm và là những phần tử bần cùng trong ngành công an. Trung ương thành lập một ủy ban kiểm soát. Ông Kamenev, một nhân vật đòi hủy bỏ ban công an chính trị Tcheka, được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban kiểm soát. Nhưng chẳng bao lâu, các ủy viên thuộc ban công an Tcheka chiếm ưu thế trong ủy ban kiểm soát. Nhóm này cũng cố lại uy thế của công an. Vai trò lãnh đạo của ủy ban kiểm soát trở lại trong tay của Dzerjinski, Sverdlov, Staline, Trotski và cả Lenine nữa.

Ngày 19 tháng 12 năm 1918, thể theo lời yêu cầu của Lenine, ủy ban trung ương đảng bolshevik đưa ra một nghị quyết cấm tất cả báo chí đăng các bài chỉ trích các cơ quan của đảng và nhà nước, kể cả ban công an chính trị Tcheka. Bởi vì các cơ quan này đang thi hành những nhiệm vụ khó khăn. Như vậy là xong. “Lực lượng chuyên chính vô sản” đã được thừa nhận hoạt động hợp pháp, hành động đúng. Như có lần Lenine nói: “Một nhân viên công an chính trị Tcheka giỏi là một người cộng sản tốt”.

Đầu năm 1919, Dzerjinski đề nghị thành lập một chi bộ đặc trách an ninh quân đội. Ngày 16 tháng 3 năm 1919 Dzerjinski được bổ nhiệm vào chức vụ ủy viên nhân dân đặc trách bộ nội vụ. Dưới sự hướng dẫn của ban công an chính trị Tcheka, Dzerjinski phân phối các dân quân vệ binh, các binh đoàn và các lực lượng hổ trợ quân đội vào các cơ quan hành chánh. Tháng 5 năm 1919, tất cả các đơn vị phục vụ hỏa xa, phụ trách tiếp vận và tiếp tế lương thực… cùng có chung một danh xưng. Đó là lực lượng đặc biệt bảo vệ an ninh nội chính. Quân số của lực lượng này trong năm 1921 lên đến 200.000 người.

Lực lượng có nhiệm vụ canh gác các trại tập trung, các yếu điểm chiến lược quân sự, các ga xe lửa, các cuộc hành quân truy lùng và trưng thu tài sản, đàn áp các cuộc biểu tình, chận đứng các cuộc bạo động chống đối nhà nước… Với quân số 200.000, lực lượng đặc biệt bảo vệ an ninh nội chính là một bộ phận đáng kể trong quân đội Hồng quân. Mặc dù trên giấy tờ Hồng quân có tới 3 hay 4 triệu quân, nhưng hầu như đã tan rã. Số lính đào ngũ quá cao, khó có thể huy động trên 500.000 người.

Một trong những công tác đầu tiên của ủy viên nhân dân đặc trách bộ nội vụ là cứu xét lại quy chế tổ chức các trại tập trung thành lập từ năm 1918 nhưng tới nay chưa có căn bản pháp lý. Nghị quyết ký ngày 15 tháng 4 năm 1919 phân trại tập trung ra làm hai loại: Trại cưỡng bách lao động dành cho các tội nhân đã bị kết án, trại thứ hai dành cho những người bị bắt làm con tin. Nhưng sự phân chia chỉ có tên giấy tờ mà thôi. Theo chỉ thị đề ngày 17 tháng 5 năm 1919, mỗi tỉnh phải thành lập một trại tập trung chứa ít nhất 300 tù nhân. Theo chỉ thị này, tù nhân được chia ra làm 16 loại. Gồm có: Tư Sản Trưởng Giả, Công Chức chế độ cũ, Hiệu Trưởng các Trường Trung Học, các Luật Sư của Tòa Án, Xã Trưởng và Phụ Tá, Quận Trưởng, Tỉnh Trưởng, các thành phần ăn bám xã hội, gái mãi dâm, ma cô, lính đào ngũ, tù binh…

Con số bị bắt vào trại tập trung và vào các trại cưỡng bách lao động càng ngày càng nhiều.

Trong năm 1919, con số tù cải tạo là 16.000. Vào tháng 9 năm 1921 con số này lên đến 70.000, chưa kể đến con số người bị bắt vì nổi dậy chống chính quyền.

Riêng Tỉnh Tambov, vào mùa Hè 1921 đã có 50.000 người thuộc gia đình của những người bị bắt làm con tin vì có dính líu đến những phần tử mà họ gọi la những “tên ăn cướp”. 50.000 tù nhân này được đưa vào 7 trại tập trung do những toán đang thi hành công tác trưng dụng và đàn áp các cuộc chống đối quản lý.

 

CHƯƠNG 4

CUỘC CHIẾN BẨN THỈU

Dưới cái nhìn tổng quát, một số phân tích gia cho rằng cuộc chiến tranh ở Nga là cuộc nội chiến giữa phe bolshevik Đỏ và phe Bảo Hoàng Trắng.

Nhưng trên thực tế, ngoài các cuộc giao chiến giữa hai phe Hồng Quân và Bạch Quân ra, vấn đề quan trọng là những gì xảy ra ở hậu tuyến sau khi chiến tuyến di chuyển về phía trước. Đặc điểm của những diễn biến ở hậu phương là các cuộc đàn áp bằng vũ lực tại những nơi mà Hồng quân hay Bạch quân chiếm đóng.

Tại các vùng do Hồng Quân kiểm soát, các cuộc đàn áp được tổ chức có phương pháp và rất quy mô. Đối tượng là quần chúng của mọi tầng lớp. Đặc biệt đối với lãnh tụ của các đảng phái chính trị hay các đoàn thể chống đối, các công nhân đình công đòi hỏi yêu sách, các người trốn quân dịch, lính đào ngũ. Đơn giản hơn nữa là các công dân thuộc các giai cấp xã hội bị tình nghi thù địch với cái tội là đã sinh ra và lớn lên trong các Thành Phố của phe đối nghịch nay được tái chiếm.

Điểm quan trọng của cuộc nội chiến là cuộc đương đầu của hai phe trước hàng triệu nông dân, lính đào ngũ, bất phục tùng. Họ là yếu tố quyết định thành hay bại của cuộc chiến cho cả Hồng Quân lẫn Bạch Quân.

Suốt trong mùa Hè 1919, những người nông dân đã nhiều lần nổi lên chống chính quyền bolshevik ở các vùng trung lưu sông Volga , sông Don và trên toàn vùng Ukraine. Nhờ các cuộc nổi loạn này, Đô Đốc Koltchak và Tướng Denikime đã phá vỡ hằng trăm cây số sâu vào chiến tuyến của bolshevik. Nhưng sau đó vài tháng, Koltchak đã tính toán sai lầm khi ông quyết định trao trả ruộng đất lại cho các địa chủ. Nhóm nông dân vùng Tây Bá Lợi Á kịch liệt chống lại quyết định của Koltchak. Vì thế Bạch quân dưới quyền chỉ huy của Đô Đốc Koltchak thất trận.

Các cuộc hành quân của Bạch lẫn Hồng quân chỉ diễn ra từ cuối năm 1918 đến đầu năm 1919, nghĩa là chỉ hơn một năm, trên thật tế không phải là cuộc nội chiến. Đó là các cuộc chiến vô cùng bẩn thiểu với mục đích là đè đẹp các thế lực của nông dân nổi dậy ở những vùng họ chiếm đóng. Ở các vùng đất do bolshevik kiểm soát, đã diễn ra các cuộc đấu tranh giai cấp, chống lại lớp người giàu có, các phần tử mà họ cho là xa lạ với xã hội , truy lùng lãnh tụ của các phe đối lập, đàn áp những người đình công, tấn công những đơn vị Hồng quân bị nghi ngờ tiếp tay trong các cuộc nổi dậy của nông dân.

Trong các vùng do Bạch quân chiếm đóng, những người bị tình nghi gốc Do Thái thân bolshevik bi truy nã gắt gao. Không phải chỉ có bolshevik mới đàn áp. Các cuộc khủng bố trắng đã diễn ra ở vùng Ukraine để tàn sát những người Do Thái xảy ra vào mùa Hè 1919 dưới quyền chỉ huy của Tướng Denikine và các lực lượng võ trang Petioura. Họ đã giết lối 150.000 người Do Thái. Những nhà nghiên cứu nhận định rằng không thể đánh giá các cuộc khủng bố đỏ cũng giống như đánh giá các cuộc khủng bố trắng. Cuộc khủng bố đỏ được tổ chức có hệ thống, có phương pháp, có suy tính kỹ lưỡng và được thi hành trước khi xảy ra cuộc nội chiến. Nó được lý thuyết hóa để chống lại tất cả mọi tầng lớp trong xã hội.

Trong khi đó, cuộc khủng bố của Bạch quân chỉ do các đơn vị ngoài tầm kiểm soát của quân Bạch Nga. Nó không nằm trong kế hoạch hay tính toán của bộ chỉ huy Bạch quân. Các cuộc đàn áp này thường do các toán công an, cảnh sát hay các toán phản gián thực hiện. Tướng Denikine đã nhiều lần lên án các cuộc khủng bố này. Để đối đầu với cơ quan phản gián của Bạch quân, phía Hồng quân đã cho cơ quan tình báo chính trị Tcheka kết hợp với “lực lượng bảo vệ nội chính cộng hòa'” lập thành một lực lượng có nhiều đặc quyền và được tổ chức rất chu đáo.

Khó có thể trình bày hết các hình thức khủng bố của cuộc nội chiến. Ở đây chúng tôi chỉ nêu những điểm tiêu biểu về các cuộc đàn áp của nhóm bolshevik. Tùy theo phương pháp thực hiện và tùy ưu tiên giải quyết, các cuộc đàn áp đều đã xảy ra trước cuộc nội chiến. Cuộc đàn áp thực sự mở rộng vào cuối mùa Hè năm 1919. Chúng tôi chỉ chọn ra đây các sự kiện rõ ràng và xảy ra liên tục theo thời gian để có thể theo dõi từ đầu của chế độ bolshevik:

Các vị lãnh tụ chính trị không thuộc phe bolshevik, từ những người thuộc phe Bảo Hoàng đến các thành phần vô chính phủ.

Các công nhân thợ thuyền đấu tranh cho quyền lợi sơ đẳng của họ, như có việc làm, có cơm ăn, có quyền tự do căn bản và tôn trọng nhân phẩm.

Các nông dân, lính đào ngũ có liên hệ đến các cuộc chống phá chính quyền của lực lượng nông dân, hay các đơn vị Hồng quân nổi loạn.

Các người Cosaques bị coi là thành phần chống chính quyền bolshevik vì họ thuộc giai cấp riêng biệt của xã hội. Họ bị lưu đày từng khối đông quần chúng. Hiện tượng giải trừ người Cosaque là một điềm báo hiệu cho các cuộc lưu đày của thành phần giàu có cùng với các sắc dân đã diễn ra với mức độ quy mô trong những năm 1930 sau này. Nó nói lên tính liên tục trong chính sách đàn áp của Lenine và Staline.

Các phần tử xa lạ với xã hội, kẻ thù của nhân dân, các thành phần bị tình nghi, các con tin… bị thủ tiêu, đã từng xảy ra ở các Thành Phố trước khi người bolshevik rút lui vì Bạch quân tấn công hay khi tái chiếm.

Người ta biết rất nhiều về các cuộc lùng bắt các đối thủ đảng phái chính trị đối lập chống lại chính quyền bolshevik.

Các lãnh tụ có tên tuổi của các đảng phái chính trị thường để lại các chứng từ. Có số còn bị tù đày, có vị lưu vong ra nước ngoài, hiện đang còn sống. Các lãnh tụ gốc nông dân hay công nhân là những thành phần nồng cốt thường bị xử bắn không cần xét xử. Có khi họ bị thanh toán trong các cuộc hành quân truy lùng do tổ chức công an chính trị Tcheka phát động. Điển hình là cuộc đàn áp diễn ra ngày 11 tháng 4 năm 1918 tại Mạc Tư Khoa nhắm vào thành phần vô chính phủ. Họ đã bắn tại chỗ hàng chục người. Các cuộc hành quân truy lùng các thành phần vô chính phủ vẫn tiếp tục mấy năm liền sau đó. Lực lượng gọi là vô chính phủ vừa chống lại chính quyền chuyên chế của bolshevik, vừa chống lại những người của chính quyền cũ. Như lãnh tụ Makkno gốc nông dân thuộc lực lượng vô chính phủ. Lúc đầu ông hợp tác với Hồng quân để chống lại Bạch quân. Khi thanh toán xong Bạch quân, ông quay ra chống Hồng quân. Họ bị Hồng quân và các toán Tcheka kết tội là các tên lưu manh phá rối và bị xử bắn. Trong số đó có rất nhiều nông dân bị giết. Theo bản thống kê của những người nông dân còn sống sót bỏ chạy qua Đức hồi năm 1922 cho biết con số người bi bắn lên đến 138 người vào năm 1919 đến 1921. Cho đến ngày 1 tháng giêng năm 1922 có tất cả 608 người bi bắt cầm tù.

Từ mùa Hè 1918 cho tới tháng 2 năm 1919, nhóm xã hội thiên tả vẫn còn là đồng minh của chính quyền bolshevik nên được đối đãi khoan hồng. Nữ lãnh tụ Spiridonova của phe xã hội cách mạng được phép chủ tọa một phiên đại hội của đảng. Nhưng khi lên án về các vụ đàn áp của các toán công an chính trị Tcheka, bà bị bắt cùng với 210 đảng viên của bà vào ngày 19 tháng 2 năm 1919. Tòa Án cách mạng bolshevik kết tội họ là những người điên nên giam họ trong các trung tâm người bịnh tâm thần. Đây là hình thức đàn áp người đối lập chính trị đầu tiên của chính quyền chuyên chế Sô Viết. Bà Maria Spiridonova vượt ngục và tiếp tục bí mật chỉ huy lực lượng xã hội cách mạng thiên hữu. Theo báo cáo của cơ quan công an chính trị Tcheka, trong năm 1919, họ đã phá vỡ 58 tổ chức xã hội cách mạng và năm 1920 phá vỡ 45 tổ chức khác. Trong vòng hai năm này, có tất cả 1875 người thuộc đảng xã hội cách mạng bị bắt cầm tù. Ngày 19 tháng 3 năm 1919, Djerjinski tuyên bố, ông ta sẽ không phân biệt các Bạch quân thuộc cánh xã hội cách mạng hay thuộc phe Krasnov nữa. Các đảng viên đảng xã hội cách mạng cũng như các thành phần menshevik sẽ bị bắt giam làm con tin. Họ sẽ bị kết án tùy theo các hoạt động chính trị của các đảng của họ.

Đối với chính quyền bolshevik, đảng xã hội cách mạng luôn luôn là đối thủ chính trị nguy hiểm của họ. Người ta còn nhớ kết quả của cuộc tuyển cử tự do vào tháng 11 và 12 năm 1917. Trong cuộc bầu cử tự do này, đảng xã hội cách mạng thiên hữu đã chiếm đa số tuyệt đối trong Quốc Hội. Ngay sau khi Quốc Hội lập hiến giải tán, đảng xã hội các mạng vẫn còn tham dự chính quyền tư cấp địa phương cho đến ủy ban hành pháp trung ương Sô Viết. Nhưng đến tháng 6 năm 1919, đại diện của nhóm xã hội cũng như nhóm menshevik bị đẩy ra khỏi các cơ quan chính quyền. Từ đó các đảng chính trị này kết hợp với nhau thành lập đơn vị chính quyền tạm thời tại Samara và Omsk. Nhưng chẳng bao lâu họ cũng bị Đô Đốc Bạch quân Koltchak giải tán. Đứng giữa hai thế lực Hồng và Bạch quân, các tổ chức chính trị của nhóm menshevik cũng như nhóm cách mạng xã hội không chọn được con đường chính trị nào để hoạt động. Hơn thế nữa họ còn bị các tổ chức xã hội đối lập khác xâm nhập, phá hoại, trở nên yếu thế.

Ngày 20 tháng 3 năm 1919, khi Bạch quân tấn công, chính quyền bolshevik cho phép nhóm Xã hội cách mạng tái bản tờ báo của đảng dưới cái tên Dân Quyền – Delo naroda.

Ngày 31 tháng 3, cơ quan công an chính trị Tcheka mở cuộc bố ráp tìm bất các phần tử của nhóm xã hội cách mạng và menshevik, mặc dù họ được phép hoạt động. 1900 đảng viên của hai đảng này bị bắt tại Mạc Tư khoa và tại các Thành Phố Toula, Somolensk, Voronej, Penza, Samara và Kostroma.

Ngày 28 tháng 8 năm 1918, Lenine viết một bài báo đăng trên tờ Sự Thật -Pravda, kết án nhóm xã hội cách mạng và menshevik là những tên tay sai của Bạch quân, địa chủ và tư bản… Liền sau đó, cơ quan công an chính trị Tcheka bắt giam 2380 người.

Ông Victor Tchernov, vị Chủ Tịch Quốc Hội một ngày, nhân các thợ xếp chữ tổ chức lễ đón chào phái đoàn nhân công Anh ngày 23 tháng 5 năm 1920 đã giả dạng lên diễn đàn tố cáo hành động lố bịch của chính phủ và cơ quan Tcheka. Sau đó chính quyền chuyên chế truy lùng ông và những đảng viên xã hội khác. Tất cả gia đình ông bị bắt giữ làm con tin.

Trong một bản tin nội bộ của cơ quan Tcheka đề ngày 1 tháng 7 năm 1920 có ghi những lời đểu cáng như sau: Nếu không cho họ hoạt động công khai, thì họ sẽ hoạt động bí mật. Và như vậy rất khó kiểm soát. Tốt hơn hết là để cho họ hoạt động “bán hợp pháp”. Muốn bắt họ lúc nào cũng được, và nhất là cho người trà trộn vào để chỉ điểm các cán bộ nồng cốt của tổ chức họ. Đối với các đảng chống Sô Viết, làm như vậy chúng ta dễ kiểm soát. Khi muốn bắt chúng ta chỉ cần kết tội như gây chia rẽ, tạo rối loạn, loan các tin thất thiệt… Lợi dụng tình hình nội chiến, chúng ta ghép họ vào các tội phản động, phản cách mạng, phản tổ quốc, lũng đoạn hậu phương, làm gián điệp cho địch.

Đầu năm 1918, đảng bolshevik, nhân danh giai cấp công nhân đứng lên cướp chính quyền, đã mở các cuộc đàn áp lại công nhân. Các cuộc đàn áp kéo dài đến năm 1919, 1920 và đạt cao điểm vào năm 1921. Điển hình nhất là cuộc đàn áp công nhân đình công biểu tình ở Thành Phố Kronstad. Từ đầu năm 1918, công nhân Mạc Tư khoa đã biểu lộ sự nghi ngờ của họ đối với chính quyền bolshevik.

Ngày 2 tháng 7 năm 1918, công nhân tổ chức đình công nhưng thất bại. Đến tháng 3 năm 1919 chính quyền bolshevik bắt giam một số lãnh tụ đảng xã hội cách mạng. Trong đó có bà Maria Spidonova. Mới trước đó bà được các nhân công nghinh đón khi bà đến viếng các công xưởng trong Thành Phố Petrograd. Các cuộc lùng bắt tiếp tục diễn ra trong lúc tình hình đang căng thẳng vì các cuộc đình công, chống đối.

Ngày 10 tháng 3 năm 1919, nhân một kỳ đại hội của công nhân công xưởng Poutilov, 10.000 công nhân đã đọc tuyên cáo long trọng lên án chính quyền bolshevik. Họ cho rằng chính quyền bolshevik là chính quyền độc tài cộng sản, cai trị bằng các toán công an chính trị Tcheka và các tòa án cách mạng. Bản tuyên cáo đòi hỏi trao quyền lại cho các Sô Viết công xưởng, công nhân có quyền tự do chọn ban đại diện, Bãi bỏ hạn chế lương thực, được quyền mang thực phẩm mỗi lần 24 ký từ miền quê về Thành Phố, trả tự do cho những đảng viên các đảng chính trị còn bị giam giữ kể cả bà Maria Spiridonova…

Để chận đứng phong trào chống đối mỗi ngày một lớn rộng, đích thân Lenine phải trở lại Petrograd ngày 12 và 13 tháng 3 năm 1919. Nhưng khi Lenine lên diễn đàn trong các công xưởng để nói chuyện, các công nhân không cho ông nói. Họ trương biểu ngữ và phản đối Lenine và Zinoviev. Họ hô khẩu hiệu: Đả đảo Do Thái và các ủy viên. Họ đã ghép phong trào bài trừ người Do Thái cùng với bài trừ bolshevik vào một. Những thiện cảm của họ trong những ngày đầu của cuộc cách mạng tháng 10 giờ đây gần như tiêu tan. Bằng chứng, những lãnh tụ bolshevik lớn như Trotski, Zinoviev, Kamenev, Rykov, Radek… đều là gốc Do Thái. Vì thế dưới mắt của quần chúng, có sự trùng hợp giữa bolshevik và Do thái.

Ngày 16 tháng 3 năm 1919, các lực lượng võ trang công an Tcheka tấn công công xưởng Poutilov đã bị lực lượng công nhân thợ thuyền chống trả. 900 công nhân bị bắt và sau đó 200 người trong số này bị hành quyết, tại Schlusselbourg, cách Petrograd 50 cây số. Không hề có phiên tòa nào xét xử họ cả. Và theo luật lệ mới, tất cả công nhân đình công đều bị sa thải. Muốn làm trở lại, họ phải làm bản tự khai là họ đã bị các tên đầu sỏ phản động lạm dụng gây ra tội ác. Từ đó công nhân bị kiểm soát gắt gao. Vào mùa Xuân, cơ quan công an Tcheka tổ chức mạng lưới các tên chỉ điểm trong các công xưởng. Những tên chỉ điểm có nhiệm vụ theo dõi công nhân rồi báo cáo cho cơ quan công an theo tiêu chuẩn lao động cần cù, thành phần phản động hay thành phần lười biếng.

Cũng trong mùa Xuân 1919 cũng đã xảy ra các cuộc đình công và bị đàn áp dã man ở các trung tâm kỹ nghệ Toula, Sormovo, Orel, Briansk, Tver, Ivanovo-Voznessesk, Astrakhan. Họ cùng có một nguyện vọng. Dù được tiếp tế phiếu thực phẩm, nhưng với đồng lương chết đói, họ chỉ có thể mua lối 250 gram bánh mì mỗi ngày. Công nhân đòi hưởng khẩu phần hằng ngày bằng khẩu phần của Hồng quân và của nhân viên thuộc cơ quan công an Tcheka. Ngoài ra, nguyện vọng của họ cũng có tính cách chính trị. Họ đòi bỏ các đặc quyền dành cho cộng sản, đòi trả tự do cho các tù chính trị, đòi tự do bầu ủy ban thợ thuyền của công xưởng, bãi bỏ tất cả các cuộc trưng binh của Hồng quân, đòi tự do báo chí, tự do tư tưởng…

Sự kiện vô cùng nguy hiểm cho chính quyền bolshevik là các đơn vị Hồng quân đóng ở các khu kỹ nghệ Orel, Briansk, Gomel, Astrakhan nổi loạn và đứng về phía công nhân. Dưới khẩu hiệu đả đảo bọn Do Thái và các ủy viên chính trị, các đơn vị Hồng quân nổi loạn chiếm đóng một phần các Thành Phố. Nhưng sau nhiều ngày giao chiến, lực lượng chính phủ cùng các toán công an võ trang đã tái chiếm. Lại xảy ra các cuộc lùng bắt, đàn áp dã man. Hàng trăm người bị hành quyết. Hàng ngàn công nhân bị sa thải, bị tịch thu thẻ tiếp tế lương thực. Cuộc đàn áp quan trọng nhất xảy ra tại Toula và Astrakhan trong tháng 3 và tháng 4 năm 1919. Chính Dzerjinski có mặt trong các cuộc đàn áp này. Toula là Thành Phố sản xuất vũ khí cho nước Nga. Vũ khí này dùng để chống lại các cuộc đình công của công nhân xưởng sản xuất vũ khí. Vào mùa Đông 1918-1919 xưởng đã chế tạo 80% vũ khí cho Hồng quân trên toàn nước Nga.

Trước đó có nhiều vụ bất ổn xảy ra tại Toula. Những tay nghề giỏi trong các hãng xưởng Toula lại là các thành viên của nhóm menshevik và nhóm xã hội cách mạng. Đầu tháng 3 năm 1919, các cuộc truy lùng khởi đầu. Hàng trăm thành viên đảng xã hội cách mạng bị bắt đã làm nổ bùng cuộc chống đối. Cao điểm của cuộc nổi loạn xảy ra vào ngày 27 tháng 3 khi công nhân mở cuộc tuần hành đòi tự do và chống đói. Có cả hàng ngàn công nhân và nhân viên hỏa xa tham dự cuộc tuần hành. Ngày 4 tháng 4, Derjinski ra lịnh bắt 800 người cầm đầu cuộc tuần hành. Quân chính phủ dùng vũ lực giải tỏa các công xưởng bị chiếm đóng từ nhiều tuần lễ qua. Công nhân lại bị sa thải. Thẻ tiếp tế không còn giá trị. Nạn đói đang diễn ra. Muốn được cấp phát thẻ tiếp tế để được mua 250 gram bánh mì mỗi ngày thì họ lại phải làm đơn cam kết nếu bỏ sở làm thì sẽ bị kết án tử hình.

Ngày 9 tháng 4, cơ quan Tcheka đem xử bắn 26 người. Ngày hôm sau các hãng xưởng hoạt động trở lại.

Thành Phố Astrakhan nằm trên cửa sông Volga, là địa điểm chiến lược then chốt cuối cùng của người bolshevik để ngăn chận sự liên lạc giữa các toán quân của Đô Đốc Koltchak ở phía Đông và cánh quân của Tướng Denikine ở hướng Tây Nam. Tháng 3 năm 1919 xảy ra cuộc nổi dậy và cuộc đàn áp kinh hoàng các cuộc đình công của nhân công thợ thuyền. Khởi đầu vì lý do kinh tế, vì các tiêu chuẩn cấp phát lương thực. Sau đó với lý do chính trị, đòi thả các chính trị phạm. Ngày 10 tháng 3, trung đoàn 45 có nhiệm vụ đàn áp cuộc biểu tình, nhưng đã quay súng lại và gia nhập lực lương công nhân thợ thuyền. Họ đập phá trụ sở bolshevik, giết chết nhiều cấp lãnh đạo đảng. Chủ tịch ủy ban quân quản Serge Kirov của Thành Phố Astrakhan ra lịnh dùng hết mọi phương tiện để tiêu diệt không nương tay những “con rận của Bạch quân”. Các đơn vị còn trung thành với chính phủ khóa chặt các ngõ vào Thành Phố, cho truy lùng bắt công nhân và tái chiếm lại Thành Phố. Vì không đủ chỗ nhốt, họ dùng xà lan chở công nhân và quân nhân, cột vào các cục đá, xô xuống sông Volga cho chết chìm.

Ngày 15 tháng 4, nhà nước mở chiến dịch đánh tư sản. Họ viện lý do, những người tư sản đã xúi giục các cuộc nổi dậy. Trong hai ngày liền, các căn nhà sang trọng của các thương gia, tư sản trong Thành Phố Astrakhan bị nhà nước tịch thu và đem chủ gia ra bắn. Có lối 600 người bị bắn và 1000 bị chết chìm. Từ trước đến nay người ta được biết tại Thành Phố này chỉ có các cuộc đụng độ giữa phe Hồng và Bạch quân. Gần đây, các tài liệu lấy từ trung tâm văn khố cho biết đó là các cuộc tàn sát công nhân tàn bạo, vĩ đại và xảy ra trước các cuộc tàn sát ở Thành Phố Kronstadt do người bolshevik chủ trương.

Cuối năm 1919 và bước qua năm 1920, vì phải động viên trên 2000 công nhân cho chiến trường cho nên đã tạo nên một bầu không khí tồi tệ giữa chính quyền Sô Viết và công nhân. Trotski đề nghị quân sự hóa các cơ xưởng trong kỳ đại hội đảng lần thứ tư tổ chức vào hồi đầu tháng 3. Theo ông, con người vốn lười biếng. Dưới chế độ Tư Bản người ta phải làm việc vì để sinh tồn, vì lẽ kinh tế thị trường hướng dẫn nhân công. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, sự hữu dụng của công nhân là nguồn năng lực lao động thay thế cho thị trường. Nhà nước có nhiệm vụ hướng dẫn, sử dụng và chỉ huy công nhân. Công nhân phải tuân theo lịnh như quân nhân trong khuôn khổ một nhà nước công nhân, bảo vệ quyền lợi giai cấp vô sản. Đây là căn bản và hướng đi của công cuộc quân sự hóa các lực lượng lao động. Một số lãnh tụ bolshevik và nghiệp đoàn chỉ trích quan điểm của Trotski. Theo quan điểm này, còn có nghĩa là cấm đình công, cấm đào nhiệm trong thời chiến và tăng cường quyền kiểm soát cho các ban giám đốc các xí nghiệp. Từ nay các nghiệp đoàn và các ủy ban công xưởng lệ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên. Công nhân không được phép rời nhiệm sở. Họ sẽ bị trừng phạt khi vắng mặt hay đi trễ. Hiện tượng vắng mặt và đi trễ xảy ra thường xuyên trước đây vì công nhân còn phải tìm công việc khác làm thêm để có thể nuôi gia đình. Sự kiểm soát giờ giấc, vì thế gây thêm khó khăn cho công nhân. Họ không kiếm được thêm tiền. Nạn đói đe dọa. Trong bản phúc trình đề ngày 6 tháng 12 năm 1919 của cơ quan công an Tcheka gởi về chính phủ đã viết: “Nhiều công nhân trong nhiều công xưởng luyện kim ở Mạc Tư Khoa tỏ ra thật vọng và bất mãn. Họ sẵn sàng đình công, bạo động, nổi dậy nếu chúng ta không giải quyết cấp bách vấn đề tiếp tế lương thực”.

Đầu năm 1920, mức lương hằng trung bình của công nhân ở Thành Phố Petrograd là 7000 đến 12000 rúp. Với đồng lương này không thể nào so với giá thị trường 700 rúp cho một lít sữa, 3000 rúp nửa ký thịt heo, 5000 rúp nửa ký thịt bò. Mỗi công nhân được phân chia một số lượng thực phẩm tùy theo loại hạng.

Cuối năm 1919 ở Petrograd, công nhân làm việc nặng mỗi ngày lãnh 250 gram bánh mì, mỗi tháng được quyền mua 250 gram đường, 1 ký cá khô và 125 gram dầu ăn.

Trên lý thuyết, công nhân được chia làm 5 loại bao tử lao động. Hạng nhất là các công nhân làm công việc nặng. Kế đến là quân nhân của Hồng Quân. Trí thức được xếp vào hạng ăn không ngồi rồi, không được cấp phát gì cả. Tuy phân chia như vậy nhưng trên thực tế, phứt tạp và bất công hơn nhiều. Trong hạng nhân công còn phải chia ra nhiều đẳng cấp. Ưu tiên dành cho các công nhân phục vụ trong các cơ quan thiết yếu cho sự sống còn của chế độ.

Mùa Đông 1919-1920, tại Petrograd có tất cả 33 loại phiếu mua thực phẩm. Mỗi phiếu chỉ có giá trị trong một tháng. Với phương pháp tập trung phiếu phân phối thực phẩm, chính quyền bolshevik đã sử dụng vấn đề “đói và no” như là một vũ khí quan trọng để thưởng hay trừng phạt những ai hưởng ứng hay chống lại chính quyền.

Ngày 1 tháng 2 năm 1920, Trotski báo cáo cho Lenine biết, phải cắt giảm số lượng bánh của các công nhân không phục vụ để cung cấp thêm cho các công nhân phục vụ cho ngành vận tải. Nếu cần phải bỏ chết đói hàng ngàn người để cứu chế độ, họ sẵn sàng cho chết đói ngay. Trước tình trạng này, những ai còn có thân nhân ở miền quê, họ phải trở về quê để xin thêm thực phẩm. Nhưng con số người có thân nhân ở miền quê rất ít. Chính sách quân sự hóa lao động các công xưởng kể như thất bại. Năng xuất sản xuất rất thấp. Nhiều cuộc đình công, bỏ việc và bạo động xảy ra liên tục, rồi các cuộc đàn áp thẳng tay.

Báo Sự Thật-Pravda, số ra ngày 12 tháng 2 năm 1920 cho rằng nhân công đình công là những con muỗi vàng phá hoại. Chỗ đứng của họ là các trại tập trung.

Theo thống kê chính thức của bộ lao động, 77% các công xưởng đủ loại ở Nga đã tham gia vào các cuộc đình công phá hoại trong sáu tháng đầu của năm. Xí nghiệp quan trọng nhất là các xưởng luyện kim, hầm mỏ, hỏa xa vì các nơi này chính sách quân sự hóa được thi hành triệt để. Các phúc trình được coi như là tối mật của cơ quan công an chính trị Tcheka gởi về trung ương đã nói rõ các vụ đàn áp công nhân chống lại chính sách của nhà nước. Các công nhân bị bắt vì bị truy tố là những phần tử phá hoại, đào ngũ, rồi bị đưa ra Tòa Án cách mạng. Tháng 4 năm 1920, tại Thành Phố Simbirsk có 12 công nhân phục vụ trong ngành sản xuất vũ khí đã bị tòa án cách mạng buộc tội đình công, tuyên truyền chống phá chính quyền bolshevik. Nếu ta phân tích chính sách “Cái lưỡi gỗ”, chúng ta cỏ thể biết các công nhân đã ngưng làm việc khi họ chưa được phép. Họ chống đối ban giám đốc khi bị bắt buộc đi làm thêm vào ngày chủ nhật. Họ cũng đã tố cáo những người cộng sản có quá nhiều đặc quyền, tố cáo tiền lương quá thấp.

Ngày 29 tháng giêng năm 1920, các cuộc đình công lan tràn đến các vùng Tây Bá Lợi Á. Lenine gởi điện văn cho Smirnov, chỉ huy trưởng ủy ban quân sự cách mạng quân khu 5 và khuyến cáo: “P. đã báo cáo cho tôi hay, công nhân ngành hỏa xa phá hoại và công nhân vùng Ijevsk cũng gây nổi loạn. Tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao đồng chí chấp nhận sự việc như vậy. Tại sao đồng chí không ra lịnh đàn áp các vụ phá hoại”.

Vào năm 1920, do chính sách quân sự hóa lao động, tại vùng Ekaterinboutg đã xảy ra nhiều vụ đình công. Có 80 nhân công bị bắt hồi tháng 3 và bị giam trong các trại tập trung. Trong tháng 4 có 100 nhân viên hỏa xa phục vụ trên đường xe lửa Riazan-Oural bị kết án. Tháng 5, trên đường xe lửa Mạc Tư Khoa-Koursk 120 nhên viên. Xưởng luyện kim Bransk có 152 công nhân bị bắt trong tháng 6. Sự kiện quan trọng hơn hết, đó là vụ đàn áp ngày chủ nhật 6 tháng 6 tại xưởng chế tạo vũ khí Toula. Công nhân xưởng vũ khí từ chối không chịu làm thêm giờ phụ trội. Họ viện cớ ngày chủ nhật là ngày duy nhất để họ trở về miền quê mua thêm thực phẩm. Ban giám đốc nhờ cơ quan an ninh Tcheka đưa nhân viên đến bắt các người thợ. Quân luật được thi hành tại xưởng. Họ thành lập một ủy ban gồm có lãnh tụ đảng, đại diện công an, tố cáo âm mưu chống cách mạng do các tên gián điệp Ba Lan chủ mưu cùng với 100 tên mọi rợ [ ám chỉ các thành phần đảng xã hội cách mạng và nhóm menshevik]. Cuộc đình công lan tràn rất nhanh. Kế hoạch đấu tranh thay đổi. Cả ngàn nhân công cùng với vợ con đến bao vây văn phòng của công an và xin được bắt giam luôn. Họ làm như vậy để chứng tỏ lời buộc tội cho họ chống phá cách mạng là vô căn cứ. Bị phản ứng bất ngờ, các chỉ huy công an địa phương không biết giải quyết bằng cách nào và cũng không biết phải báo cáo làm sao với cấp trên. Một ủy ban hỏi cung đã tra hỏi hàng ngàn nhân công và vợ con họ hầu tìm ra thủ phạm chính. Muốn được thả ra, được làm việc trở lại và được cấp thẻ lương thực thì nhân công phải làm tờ tự khai với lời lẽ như sau:

“Tôi, ký tên dưới đây là một con chó hôi thúi, phạm tội ác, đã ăn năn trước tòa án cách mạng và Hồng quân. Tôi đã kê khai các tội của tôi. Tôi hứa sẽ làm việc chăm chỉ trở lại”.

Không như ở các trung tâm khác, công nhân ở trung tâm Toula chỉ bị kết án nhẹ. 28 người đưa đi trại giam, 200 không cho định cư tại Toula.

Vì thiếu tay nghề nên ban giám đốc phải giữ lại một số thợ chuyên môn. Việc đàn áp cũng như việc tiếp tế lương thực vì thế cũng tùy thuộc vào từng loại công nhân. Mặt trận chống lại công nhân chỉ là một trong những mặt trận nhỏ của cuộc nội chiến. Mặt trận chính của chính quyền bolshevik chính là mặt trận chống lại lực lượng vũ trang nông dân. Các tài liệu mật ngày nay phơi bày cho chúng ta thấy trận chiến đàn áp đẫm máu, cuộc chiến bẩn thiểu là cuộc chiến của chính quyền bolshevik tấn công những người lính gốc nông dân.

Trong cuộc chiến quyết định giữa người bolshevik và toàn thể khối nông dân dẫn đến sự hình thành một chính sách khủng bố. Derjinski chê trách nông dân là những người không hiểu biết đâu là quyền lợi vật chất của họ. Ông coi nông dân là những con thú, cần phải dùng súng đạn để chế ngự. Trotski thì cho rằng phải dùng cây chổi sắt để thanh toán họ như đã thanh toán đẫm máu các “băng đảng ăn cướp” ở Ukraine. Các “băng đảng” này do các lãnh tụ nông dân và lãnh tụ Nestor Makhno lãnh đạo.

Các cuộc nổi dậy của nông dân bắt đầu từ mùa Hè năm 1918 sang đến mùa Hè 1919. Cuộc nổi loạn mỗi lúc mỗi gia tăng. Cao điểm của nó là vào mùa Đông 1919-1920. Đến lúc này chính quyền bolshevik thấy nguy nên họ nhượng bộ. Có hai lý do gây nổi loạn. Thứ nhất là vì nhà nước trưng dụng lương thực. Kế đến là lịnh bắt nông dân đi lính.

Tháng giêng 1919, xảy ra các cuộc lùng kiếm lương thực quá bừa bãi. Trung ương cho tái tổ chức. Mỗi tỉnh, quận, xã, tổ hợp nông dân bắt buộc phải đóng cho nhà nước một số lương thực nhất định và định kỳ từng mùa. Số lương thực này không chỉ riêng ngũ cốc mà còn gồm cả 20 loại khác. Khoai tây, mật ong, trứng gà, bơ, sữa, thịt… Mỗi tổ nông dân đều phải chịu trách nhiệm giao đủ số lượng lương thực. Chính quyền địa phương chứng nhận và sẽ trao đổi vật dụng do các nhà máy sản xuất, cần dùng cho cuộc sống hằng ngày. Nhưng đến cuối năm 1920, số lượng cung cấp chỉ bằng 15% nhu cầu. Nhà nước chỉ trả một số tiền tượng trưng theo giá quy định của nhà nước. Trong lúc đó đồng rúp mất 96% giá trị.

Từ năm 1918 đến năm 1920 chỉ số trưng dụng lương thực tăng lên gấp 3. Khó mà biết con số chống đối của nông dân có tăng theo tỉ lệ này hay không.

Lý do thứ hai của các cuộc nổi loạn này là số lính đào ngũ trong trận chiến tranh với Đức. Họ gọi đó là cuộc chiến đế quốc. Các quân nhân gốc nông dân rời bỏ hàng ngũ chạy vào các khu rừng, tổ chức thành “quân đội xanh”,chống lại chính quyền Bolshevik. Có khoảng 3 triệu lính đào ngũ trong hai năm 1919-1920. Các toán công an lùng bắt trở lại khoảng 500.000 quân nhân trong năm 1919. Qua đến năm 1920, các toán công an phối hợp với ủy ban chống đào ngũ, truy lùng và bắt được 700.000 đến 800.000 lính đào ngũ. Một số lính đào ngũ trốn về nông thôn, nơi họ quen biết địa hình nên dễ lẫn tránh, trốn thoát các cuộc truy nã. Trước tình trạng đào ngũ trầm trọng này, chính quyền phải cho thi hành các biện pháp mạnh. Họ xử bắn hàng ngàn lính đào ngũ và bắt thân nhân của các quân nhân này giữ làm con tin. Chính sách “bắt làm con tin” được áp dụng từ mùa Hè năm 1918. Theo lịnh của Lenine ký ngày 15 tháng 2 năm 1919, các toán công an địa phương bắt “các con tin” đi quét tuyết trên các đường xe lửa. Nếu không thi hành chu toàn, công an có quyền đem họ ra xử bắn.

Ngày 12 tháng 5 năm 1920, Lenine ra chỉ thị cho các ủy ban cách mạng tỉnh phải chống lại việc đào ngũ. Các quân nhân đào ngũ được gia hạn một tuần lễ để ra trình diện. Bất kỳ ai giúp đỡ hay che chở các đào binh đều bị kết án như là những con tin và sẽ bị trừng phạt. Tuy vậy, mức độ đào ngũ cũng không thuyên giảm. Cuộc chiến dẹp quân đào ngũ đã diễn ra rất tàn ác, gay go, đẫm máu và kéo dài có nơi đến 4, 5 năm.

Ngoài lý do bị trưng thu tài sản, bị bắt đi lính, giới nông dân còn cho rằng các ủy viên cộng sản là những người ngoại lai. Cán bộ cộng sản đã xâm phạm vào quyền lực nội bộ của địa phương. Họ lý luận đơn giản rằng chính sách tịch thu lương thực của cộng sản khác với chính sách cải cách điền địa của người bolshevik năm 1917. Ở nông thôn, sau các hành động bạo tàn của Bạch quân, rồi kế tiếp chính sách trưng dụng của Hồng quân đã làm họ vô cùng khốn khổ.

Ban kế hoạch của cơ quan tình báo công an chia lực lượng võ trang nông dân ra làm hai loại. Loại tổ chức từng nhóm nhỏ vài trăm người và tổ chức định kỳ. Loại thứ hai đông hơn, có khi lên đến hàng chục ngàn nông dân tham dự. Loại này được tổ chức có kế hoạch, có đường lối chính trị do các lãnh tụ cách mạng xã hội lãnh đạo. Họ có khả năng chiếm đóng các vùng rộng lớn ở nông thôn cũng như ở Thành Phố.

Đầu tháng 4 năm 1919, lính đào ngũ và nông dân nổi dậy chống chính sách của nhà nước về việc bắt lính, thu mua lương thự và trưng dụng tài sản tại vùng Lebiadinski thuộc Tỉnh Tambov. Họ trương khẩu hiệu “Đả đảo cộng sản! Đả đảo Sô Viết”. Dùng vũ lực, các toán nông dân phá 4 trụ sở ủy ban hành chánh cách mạng và dùng cưa, cưa 7 cán bộ cộng sản cho đến chết. Lực lượng tiếp trợ của cộng sản cùng với tiểu đoàn 212 công an đến dẹp tan nhóm nông dân nổi loạn. 60 người bị bắt và 50 người bị bắn tại chỗ. Khu hoàn toàn bị phá hủy.

Ngày 11 tháng 6 năm 1919, vào lúc 16 giờ 15, Tỉnh Voronej báo về trung ương: “Tình hình trở lại bình thường. Cuộc nổi loạn ở Novokhopersk đã bị đè bẹp. Phi cơ của chính phủ đã san bằng Thị Trấn Trechia nơi bọn phản loạn nông dân khởi xướng. Cuộc tảo thanh vẫn còn tiếp tục.

Ngày 23 tháng 6 năm 1919, cuộc nổi loạn của lính đào ngũ ở Volost Petropavlovskaia đã bị đàn áp. Thân nhân của các đào binh bị bắt làm con tin. Khi chúng ta đem một thân nhân ra xử bắn thì đào binh của thân nhân này từ trong rừng ra đầu hàng. Chúng ta đã xử bắn 34 đảo binh để làm gương”.

Ba bản phúc trình kể trên được lấy ra trong hàng ngàn bản phúc trình khác trong thư khố của cơ quan chính trị công an Tcheka vừa mới cho phép công chúng tha khảo. Điều này đã nói lên sự kinh hoàng trong trận chiến của chính quyền bolshevik chống lại giới nông dân. Phương cách của chính quyền cộng sản áp dụng là bắt thân nhân của những người lính nông dân đào ngũ đem đi xử bắn và dùng phi cơ san bằng nhà cửa, làng xóm của nông dân. Bất kỳ ai che chở đào binh đều bị xử bắn, nhà cửa bị tiêu diệt.

Từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 30 tháng 11 năm 1918, trong 12 Tỉnh ở Nga đã xảy ra 44 cuộc nổi loạn loại nhỏ có vài trăm người tham dự. Có 2320 người bị bắt giam, 620 người bị giết chết và 982 người bị xử bắn. Đồng thời cũng có 480 cán bộ cộng sản và 112 nhân viên của các toán trưng thu bị giết chết.

Trong tháng 9 năm 1919, tổng kết 48375 lính đào ngũ trong 10 Tỉnh của nước Nga. Bị bắt lại 7325, giết chết 1826 và đem xử bắn 2230 người. Phía chính quyền chết 430. Đó là chưa kể con số thương vong của thường dân.

Cao điểm của các cuộc nổi loạn xảy ra ở các thời điểm và tại các vùng khác nhau. Vùng Trung lưu sông Volga và Ukraine vào tháng 3 đến tháng 8 năm 1918. Vùng Samara, Oufa, Kazan, Tambov từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1920.

Từ cuối năm 1920 đến giữa năm 1921, nông dân ở các vùng Ukraine, lưu vực sông Don, Kouban, bị đàn áp nặng nề. Ngọn lửa chống đối của nông dân tàn lụi khi nạn đói khủng khiếp của thế kỷ thứ 20 bắt đầu bao trùm trên toàn nước Nga.

Hai vùng đất phì nhiêu Samara và Simbirk đã cung cấp 1/5 lương thực cho toàn nước Nga vào năm 1919. Và cũng chính nơi này và cũng vào thời điểm này, các cuộc nổi loạn chính thức bùng nổ. Một lực lượng nông dân võ trang với chồng 30.000 tay súng đã chiếm đóng nhiều thị trấn trong một thời gian khá lâu. Chính quyền Sô Viết mất Tỉnh Samara. Cuộc nổi loạn này đã giúp cho Bạch quân của Đô Đốc Koltchak tiến chiếm vùng Volga. Sau đó Hồng quân đến tiếp viện và đánh bật lực lượng nông dân, tái chiếm Tỉnh Sanara. Nông dân đòi bỏ chính sách trưng thu, đòi cho tự do thương mại, đòi tự do bầu cử và đòi chấm dứt giai cấp cai trị của cộng sản.

Ngọn lửa của cuộc nội chiến ở Tỉnh Samar vừa tạm lắng xuống, thì tại Ukraine bùng nổ dữ dội. Sau khi ký hòa ước với Đức và quân Đức Hung rút khỏi đất Nga vào cuối năm 1918, chính quyền cộng sản dồn nỗ lực đàn áp nông dân Ukraine. Đây là 2 vùng trù phú nhất của nước Nga thời Nga Hoàng. Chính vùng này đã cung cấp thực phẩm nuôi những người “vô sản” ở Petrograd và Mạc Tư Khoa. Vì phải cung cấp với chỉ tiêu quá cao, cộng thêm vào đó bị quân Đức-Hung tịch thu trước khi rút đi, dân Ukraine không còn đủ lương thực để sống chờ đến vụ mùa năm tới. Dân Ukraine không đủ ăn. Trước đó vùng Ukraine bị tái phân chia đất đai theo chính sách mới của nhà nước năm 1917, nay lại bị quốc hữu hóa, kế hoạch canh tác thay đổi. Nông dân trở thành người làm công. Họ bất mãn và chống lại chính quyền. Họ học nhiều kinh nghiệm chiến đấu trong thời kỳ bị quân Đức- Hung chiếm đóng.

Đầu năm 1919, Ukraine có chừng vài chục ngàn nông dân võ trang. Các cấp chỉ huy có nhiều kinh nghiệm gốc Ukraine như Simon Petlioura, Nestor Makhno, Hryhoryiv và Zeleny. Họ chủ trương lấy đất cho nông dân, cho tự do thương mại, cho bầu cử tự do các Sô Viết, không bị chi phối bởi những người ở Thủ Đô Mạc Tư Khoa và những tên Do Thái. Họ coi dân Thành Phố Mạc Tư Khoa, bolshevik và người Do Thái là một. Tất cả nhửng thành phần này sẽ bị đuổi ra khỏi Ukraine. Sự kiện này giải thích tại sao các cuộc nổi dậy và đàn áp đã diễn ra trong một thời gian quá lâu giữa những người bolshevik và lực lương nông dân. Hơn thế nữa, nông dân cũng chống lại Bạch quân vì họ không muốn tái lập chính sách đại điền chủ như xưa.

Cuộc nổi loạn lớn nhất xảy ra hồi tháng 4 năm 1919 chống lại các toán trưng thu nông sản của chính quyền. Có 93 cuộc bạo động xảy ra ở Tỉnh Kiev, Tchernigov, Poltava và Odessa. Trong 20 ngày đầu tháng 7, công an ghi nhận có 210 vụ chống đối với trên 100.000 nông dân võ trang và hàng trăm ngàn người dân ủng hộ.

Dưới quyền của lãnh tụ Hryhoryiv có trên 20.00 tay súng mà phần lớn là thuộc các đơn vị Hồng quân ngã về phía nông dân. Với 50 khẩu đại bác, 700 súng đại liên, họ đã chiếm đóng các Thành Phố phía Nam Ukraine như Tcherkassy, Kherson, Nikolaiev và Odessa trong tháng 3 và tháng 4. Họ thành lập tai các vùng này các cơ quan hành chánh tự trị với khẩu hiệu: Tất cả chính quyền thuộc Sô Viết của dân Ukraine. Đất Ukraine của người Ukraine, không có người bolshevik cũng không có người Do Thái.

Dưới tay lãnh tụ Zeleny cũng có khoảng 20.000 tay súng, kiểm soát gần hết Tỉnh Kiev, ngoại trừ Thành Phố. Họ tổ chức thanh toán người Do Thái sinh sống trong các Thành Phố.

Lãnh tụ Nestor Makhno chủ trương tinh thần quốc gia, xã hội và vô chính phủ. Dưới trướng ông phục vụ vài chục ngàn tay súng. Ông chống lại sự nhúng tay của chính quyền vào nội bộ của nông dân. Ông đòi quyền tự trị cho nông dân, dựa trên căn bản các Sô Viết do dân bầu ra.

Hàng trăm cuộc nổi loạn của nông dân đã đóng vai trò quyết định ở hậu phương của Hồng quân. Nhờ đó, bạch quân của Tướng Denikine mới đạt được một số chiến thắng.

Bạch quân xuất phát từ phía Nam Ukraine vào ngày 19 tháng 5 năm 1919. Họ tiến quân mạnh mẽ đánh phá Hồng quân, trong khi lực lượng này đang bận tay đối phó với nông dân.

Ngày 12 tháng 6, Bạch quân chiếm Kharkov, ngày 28 tháng 8 chiếm Kiev và ngày 30 tháng 9 chiếm Voronej.

Trong lúc tháo chạy, Hồng quân ra lịnh giết hàng loạt các con tin mà họ còn bắt giữ. Khi rút qua các làng mạc có quân du kích nông dân, Hồng quân cũng như lực lượng võ trang công an ra tay tàn phá nhà cửa và đàn áp gắt gao dân chúng địa phương và hành quyết vô số lính đào ngũ.

Đầu năm 1920, trừ một vài đơn vị nhỏ Bạch quân dưới quyền của Tướng Wrangel đang ẩn núp trong vùng Crimee, toàn thể Bạch quân đều tan rã. Cuộc chiến bấy giờ chỉ là các cuộc đụng độ giữa nông dân và Hồng quân cho đến cuối năm 1922.

Trong tháng 2 và tháng 3 năm 1920 xảy ra cuộc nổi loạn lớn từ vùng sông Volga đến Oral trong các Tỉnh Kazan, Simbirsk và Oufa. Trong vùng này có các sắc dân Nga, dân có tên đạo quân “con ó đen” với quân số trên 50.000 người. Lực lượng chính phủ đã nhà cửa bị thiêu rụi, dùng súng đại liên càn quét những chiến sĩ Ó Đen trong tay chỉ trang bị chỉa ba hay gậy gộc. chỉ trong vài ngày, hàng ngàn nông dân nổi loại bị giết, hàng trăm nhà rụi.

Sau vụ đàn áp mau lẹ lực lượng nông dân “chỉa ba”, cuộc nội loạn lan tràn xuống các vùng dọc sông Volga, rồi đến vùng Tambov, Penza, Samara, Saratov và Tsaritsyne. Lãnh tụ bolshevik, Tướng Anton-Ovssenko, chỉ huy các cuộc đàn áp nông dân vùng Tambov xác nhận chương trình trưng thu năm 1920-1921 sẽ dẫn đến nạn đói lớn. Các toán trưng thu chỉ để lại cho mỗi người khoảng 16 ký lúa mì, 24 ký khoai tây sống trong một năm. Với số lượng thực này họ chỉ có thể sống trong một tháng. Nó khởi đầu cho cuộc chiến đấu sống còn của nông dân từ mùa Hè năm 1920. Cuộc đấu tranh diễn ra liên tục và kéo dài trong hai năm.

Cuộc đấu tranh lớn thứ ba diễn ra trong vùng Ukraine giữa chính quyền và nông dân trong năm 1920. Hồng quân đánh bại Bạch quân và tái chiếm các Thành Phố của Ukraine từ tháng 12 năm 1919 đến tháng 2 năm 1920. Nhưng nông thôn vẫn còn trong tay nông dân. Khác với toán quân “Ó Đen”, lực lượng nông dân này phần lớn là lính đào ngũ có mang theo vũ khí tối tân dưới quyền lãnh đạo của Tướng Makhno. Vào mùa Hè năm 1920, quân số lên đến 15.000 trong đó có 2500 kỵ binh. Họ có 100 khẩu đại liên, 20 súng đại bác và 2 xe thiết giáp. Họ tổ chức thành hàng trăm nhóm từ vài chục đến vài trăm tay súng. Họ mãnh liệt chống lại các cuộc tấn công của quân chính phủ.

Chính quyền bolshevik vào đầu tháng 5 năm 1920 bổ nhiệm ông Felix Dzerjinski làm tư lệnh chiến trường hậu tuyến Đông Nam. Cũng nên biết, ông Dzerjinski là chỉ huy trưởng lực lượng công an chính trị Tcheka. Ông ở lại Kharkov hai tháng để tổ chức 24 đơn vị an ninh nội chính đặc biệt của Cộng Hòa Nga. Đơn vị này bao gồm các toán kỵ binh và các phi đội có khả năng săn đuổi các tổ chức nổi loạn. Nhiệm vụ của họ là trong vòng 3 tháng phải giải quyết xong các nông dân chống chính phủ. Trên thực tế, các cuộc hành quân bình định phải kéo dài hơn 2 năm, từ mùa Hè năm 1920 đến mùa Thu năm 1922. Hàng chục ngàn nông dân cũng như quân chính phủ bị giết chết.

Kế đến là giai đoạn tiêu diệt người Cosaque trú ngụ dọc sông Don và Kouban. Đó là nhóm dân riêng biệt nằm định cư trong một khu vực đặc biệt.

Đây là lần đầu tiên, tân chính quyền thi hành chính sách phân loại, tiêu diệt và lưu đày tập thể đông đảo một sắc dân. Đây không phải là cuộc trả đũa mang tính chất quân sự. Chính sách này đã được hoạch tính từ lâu. Nhiều nghị định hành chính do các nhân vật lớn trong chính quyền Sô Viết ban hành. Như các ông Lenine, Ordjonikidze, Syrtov, Sokolnikov, Reingold.

Năm 1919, chính quyền thất bại trên nhiều mặt trận. Qua năm 1920, Hồng quân tái chiếm các vùng dọc sông Don và Kouban. Chiến dịch tiêu diệt người Cosaque tái diễn tàn bạo và ác liệt hơn lần trước.

Tháng chạp năm 1917 tất cả quy chế họ được hưởng dưới chế độ Nga Hoàng đều bị bãi bỏ. Người bolshevik xếp dân Cosaque vào loại quân cướp, kẻ thù của giai cấp. Dân Copsaque đồng loạt đứng dưới cờ của lãnh tụ tinh thần Krasnov. Ông ta liên minh với Bạch quân ở phía Nam nước Nga vào mùa Xuân 1918.

Mãi đến tháng 2 năm 1919, Hồng quân mới tổng tấn công vào Ukraine và miền Nam nước Nga. Các toán tiền phương của Hồng quân xâm nhập được vùng đất của dân Cosaque dọc theo sông Don. Liền ngay sau đó, Hồng quân cho thi hành một số biện pháp, nhằm tiêu diệt các đặc tính của dân vùng này. Họ tịch thu ruộng đất sở hữu của người Cosaque phân chia cho các người khai hoang gốc Nga, là những người không được hưởng quy chế của người Cosaque. Họ ra lịnh dân Cosaque phải giao nạp vũ khí. Không thi hành mệnh lệnh bị tử hình. Hội đồng hành tỉnh, hội đồng điền địa bị giải tán và đặc ra ngoài vòng pháp luật. Một nghị quyết đã được bộ chính trị đảng cộng sản bí mật soạn thảo từ ngày 24 tháng giêng năm 1919, nhằm tiêu diệt dân Cosaque: “Xét vì cuộc nội chiến chống người Cosaque, vì nhu cầu tối hậu chính trị trong cuộc chiến mất còn, phải áp dụng một cuộc khủng bố toàn diện chống lại các người Cosaque giàu có. Biện pháp tiêu diệt phải được được áp dụng cho tới người cuối cùng”.

Reingold, chủ tịch ủy ban cách mạng vùng sông Don được lệnh phải áp dụng trật tự bolshevik trên vùng dân Cosaque sinh sống. Ông ta nhìn nhận: “Chúng tôi có khuynh hướng tiêu diệt toàn bộ người Cosaque, không phân biệt loại nào”.

Trong vòng vài tuần lễ, từ 15 tháng 2 đến 15 tháng 3 năm 1919, các toán công an đặc biệt đã bắn chết 8000 người Cosaque. Ở mỗi thị trấn, chính quyền bolshevik thiết lập một tòa án nhân dân. Họ chỉ cần vài phút kết tội, tuyên án tử hình các phần tử mà họ cho là phản cách mạng. Đứng trước hành động quá tàn bạo này, dân Cosaque chỉ còn có một con đường sống duy nhất là kết hợp với nhau chống lại tân chính quyền. Cuộc nổi dậy bắt đầu ngày 11 tháng 3 năm 1919 tại Thị Trấn Veshenski. Được tổ chức khéo léo, họ kêu gọi động viên tất cả nam giới tuổi từ 16 đến 55. Họ gởi các điện văn đến các vùng dọc sông Don, đến các vùng lân cận Tỉnh Voronej, kêu gọi dân chúng chống lại bolshevik. Điện văn viết: “Chúng tôi không chống lại các Sô Viết. Chúng tôi đòi hỏi có bầu cử tự do. Chúng tôi chống lại các người cộng sản, các hợp tác xã, các người Do Thái, chính sách trưng thu, các cuộc hành quyết do công an chủ trương”.

Vào đầu tháng 4 năm 1919, lực lượng Cosaque lên đến 30.000 chiến sĩ võ trang thiện chiến. Họ tấn công vào phía sau lưng của Hồng quân, trong khi cánh quân này đang giao tranh với các đơn vị Bạch quân của Tướng Denikine ở vùng phía Nam của Nga.

Đầu tháng 6, quân Cosaque bắt tay được quân Bạch nga trong vùng sông Don. Dân Cosaque được giải phóng khỏi bàn tay “ô nhục” của Mạc Tư Khoa, của bolshevik, của Do Thái. Nhưng người bolshevik lật ngược lại tình thế. Họ phản công mạnh vào tháng 2 năm 1920. Vùng đất của dân Cosaque bị tái chiếm lần thứ hai. Cuộc đàn áp tái diễn với mức độ khủng khiếp hơn lần trước bội phần. Nhà nước bolshevik ra lịnh trưng thu hàng trăm ngàn tấn nông phẩm. Một con số vượt mức sản xuất của nông dân. Họ ra lịnh tịch thu tất cả dụng cụ, vật dụng, kể cả cái ấm nấu nước của dân Cosaque. Trước tình thế này, ai còn có thể cầm súng chống lại nhà nước đều gia nhập vào lực lượng Cosaque.

Bị chận đứng ở Crimee, Tướng Wrangel mưu toan thoát khỏi vòng vây của Hồng quân, tìm cách bắt liên lạc với các toán Cosaque ở Kouban, ngày 17 tháng 8 năm 1920 ông cho 5000 quân đổ bộ ở Novorossiski. Dưới sức tấn công của ba cánh quân: Bạch quân, quân Cosaque và phe nông dân nổi loạn, Hồng quân phải rút ra khỏi Thị Trấn Ekaterinodar. Tướng Wrangel tiến quân và phía Nam Ukraine. Nhưng cuộc chiến thắng của Bạch không kéo dài được lâu. Hồng quân đưa quân vào trận, tràn ngập quân của Tướng Wrangel. Tháng 10, quân của Tướng Wrangel rút lui về Ukraine. Cuộc tháo chạy rất hỗn loạn, làm cản trở cuộc thoái quân. Hồng quân tái chiếm vùng Crimee. Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến giữa hai cánh Hồng và Bạch quân. Cuộc thảm sát lớn nhất đã diễn ra tại đây. Hơn 50.000 thường dân bị quân bolshevik tàn sát.

Vì thua trận, dân Cosaque lại một lần nữa hứng chịu các đòn đàn áp trả thù. Karl Lander, thuộc sắc dân Letton, chỉ huy trưởng công an Tcheka được bổ nhiệm đặc trách toàn quyền Bắc Caucase và vùng sông Don. Ông cho thiết lập các tòa án đặc biệt xử tội dân Cosaque. Chỉ trong vòng tháng 10 năm 1920 đã lên án và đem đi hành quyết 6000 người. Thân nhân, hàng xóm của những binh sĩ lần lượt cũng bị bắt làm con tin, đưa đi giam trong các trại tập trung, còn gọi là trại tử thần. Trong bản phúc trình gởi về Mạc Tư Khoa, trưởng cơ quan công an vùng Ukraine, ông Martynlatsis viết: “các con tin gồm có phụ nữ, trẻ em, người già, tập trung vào một trại ở gần Maikop. Họ sống trong một hoàng cảnh thật kinh hoàng. Họ sống trong những vũng bùn, trong cơn lạnh và đày tuyết rơi của tháng 10. Họ chết như các con ruồi. Phụ nữ chấp nhận những hành động xấu xa để thoát chết. Các binh lính canh gác lợi dụng tình trạng này để bán các phụ nữ vào những việc đê tiện”.

Kháng cự lại lịnh của trại đều bị trừng phạt nặng nề.

Theo ông Lander, viên toàn quyền Bắc Caucase, các cuộc khủng bố đỏ xảy ra rất bình thường. Hằng ngày có trên 300 ngườ bị xử bắn. Công an địa phương nhận lệnh phải thiết lập danh sách ở mỗi vùng một số người nhất định. Chính vì trình trạng này đã xảy ra các vụ tố cáo nhau vì tư thù. Tại Kislovodsk, vì không biết cách nào tìm ra phạm nhân nên họ đem các bệnh nhân trong bịnh viện ra bắn cho đủ chỉ tiêu. Phương pháp tiêu diệt mau lẹ là thiêu đốt tất cả làng mạc và tống dân Cosaque đi lưu đày. Trong tập hồ sơ lưu trữ của ông Sergo Ordjonikidze, chủ tịch ủy ban cách mạng vùng Bắc Caucase còn lưu lại một số phúc trình về các cuộc đàn áp dân Cosaque từ tháng 10 đến trung tuần tháng 11 năm 1920.

Ngày 23 tháng 10, Sergo Ordjonikidze ra lịnh:

Tiêu hủy hoàn toàn làng Kalinovskaia.

Đuổi tất cả cư sống trong các làng Ermolovskaia, Rmanovskaia, Samachinskaia và Mikhailosakaia đi nơi khác sinh sống.

Nhà cửa phân phối cho sắc dân Tchchene, là giống dân luôn luôn trung thành với chế độ bolshevik.

Cho cán bộ công an hộ tống đưa đi đày tất cả đàn ông tuổi từ 18 đến 55 lên các vùng phía Bắc lao động khổ sai.

Trục xuất phụ nữ và trẻ em, đưa đến các làng ở phía Bắc.

Trưng thu tất cả gia súc, tài sản.

Ba tuần lễ sau, Sergo Ordjonikidze phúc trình về diễn tiến các cuộc hành quân như sau:

  • Làng Kalinovskaia bị tiêu hủy và lưu đày 4220 người.
  • Làng Ermolovskaia lưu đày 3128 người.
  • Làng Romanovskaia đợt một lưu đày 1660. Vì thiếu xe số còn lại là 1661 người.
  • Làng Samachinskaia đợt một đưa đi 1018. Số còn lại vì thiếu xe 1900 người.
  • Làng Mikhailovskaia đợt một đưa đi 600. Số còn lại 2200 người.

Ngoài việc đưa đi lưu đày, chính quyền còn sử dụng 154 toa xe lửa chở lương thực trưng thu. Những người bị lưu đày thuộc thành phần thân nhân của các người chống đối chính phủ. Thành phần còn ở lại là những người thân chính quyền, gia đình của Hồng quân, công nhân viên nhà nước cộng sản.

Công tác chuyển vận người lưu đày gặp nhiều trở ngại vì thiếu phương tiện. Cho nên, thay vì đưa tất cả lên miền Bắc, một số di chuyển xuống miền hầm mỏ Donetz, gần đó hơn. Hệ thống đường xe lửa không được tu bổ hoàn hảo, cũng là một trong những lý do chậm trễ. Chiến dịch tiêu diệt dân Cosaque là một kinh nghiệm tổ chức cho chính quyền cộng sản để 10 năm sau họ áp dụng vào chính sách đàn áp điền chủ, phú nông.

Dân Cosaque trả một giá quá đắt khi họ chống lại chính sách đàn áp của chính quyền bolshevik. Theo các ước lượng đáng tin cậy, với dân số không quá 3 triệu, đã có khoảng từ 300.000 đến 500.000 người bị giết hay bị đưa đi đày và chết trong các trại tử thần trong 2 năm, 1919-1920.

Con số người bị giết trong chiến dịch khủng bố đỏ, tiêu diệt các thành phần phản động trong nửa năm sau của năm 1918, không thể nào biết chính xác được. Để thiết lập một xã hội mới trên căn bản con người mới, giai cấp mới, theo người cộng sản, họ phải liên tục thi hành các cuộc tàn sát như vậy.

Trong tờ nhật báo Thanh kiếm đỏ-Krasnyi Metch, tiếng nói của công an Tcheka, số ra đầu tiên, phát hành tại Kiev, viên chủ bút nhận định: “Tất cả việc làm của chúng tôi đều được cho phép. Chúng tôi bác bỏ quan niệm của chế độ cũ về luân lý và nhân đạo. Đó là những điều do bọn tư sản trưởng giả đặt ra để bóc lột và đàn áp giai cấp thấp kém hơn. Quan niệm luân lý của chúng tôi từ trước đến nay chưa hề có. Quan niệm nhân đạo của chúng tôi dựa trên căn bản của một lý tưởng mới. Tiêu diệt tất cả các hình thức áp bức và bạo động. Đối với chúng tôi, mọi hành động đều được cho phép, vì chúng tôi là những người đầu tiên trên thế giới không phải vung gươm lên để áp bức, tạo ra chế độ nô lệ, mà để giải phóng nhân loại thoát khỏi xiềng xích. Phải đổ máu! Và máu chảy thành sông! Máu đào sẽ nhuộm đỏ các ngọn cờ đen của bọn trưởng giả ăn cướp. Cuối cùng tiêu diệt thế giới cũ để giải thoát chúng ta ra khỏi các con chó ăn xác chết. Những con chó này sẽ không bao giờ trở lại”.

Lời kêu gọi này đã gợi trong tâm tư các hành động bạo lực và ý chí trả thù xã hội của các thành viên thuộc cơ quan công an Tcheka, phần lớn được kết nạp là những tên tội phạm, bất hão trong chế độ cũ.

Trong văn thư đề ngày 22 tháng 3 năm 1919, lãnh tụ bolshevik Gopner mô tả hành động của công an ở vùng Ekaterinoslavl như sau: “Có 5 tên công an phạm tội ác, bạo động, ngang ngược và chuyên quyền. Họ bị giựt dây bởi các thành phần đê tiện và các tên mang bản án. Họ có súng trong tay. Họ bắn bất cứ người nào họ muốn hay họ ghét. Họ lục soát, cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ. Họ muốn bắt ai thì bắt. Mua bán giấy tờ giả, đòi tiền hối lộ. Rồi tố cáo những người đưa hối lộ để đòi thêm tiền”.

Trong văn khố của ủy ban trung ương cũng như của Dzerjinski còn lưu lại một số phúc trình về hành động say máu bạo động của các nhân viên công an. Vì không có căn bản pháp lý nào nên các nhân viên công an tỏ ra vô trách nhiệm, tự thi hành các hành động khát máu, vô nhân đạo.

Sau đây là ba bản báo cáo lấy ra từ hàng chục bản báo cáo về các hành động suy thoái của công an địa phương trong một xã hội vô luật pháp.

Ngày 22 tháng 3 năm 1919, một huấn luyện viên công an vùng Systran thuộc Tỉnh Tambov gởi báo cáo về cho Dzerjinski: “Tôi đã kiểm soát lại các vụ nổi loạn ở vùng Volost Novo-Matrionskaia. Việc bắt người rất hỗn loạn. Tôi đọc lời khai của 70 người bị tra tấn mà tôi chẳng hiểu gì cả. Ngày 16 tháng 2, có 5 người bị xử bắn. Ngày hôm sau 13 người. Trong khi đó lệnh xử bắn đề ngày 28 tháng 2. Khi tôi hỏi viên chỉ huy công an giải thích cho tôi, ông trả lời là ông không có thời giờ lập biên bản. Và cũng chẳng lập biên bản làm gì. Công việc chính là tiêu diệt các thành phần tư sản, kẻ thù của giai cấp”.

Ngày 26 tháng 9 năm 1919, viên thư ký đảng bolshevik vùng Iaroslavl báo cáo các nhân viên công an cướp bóc và bắt bớ người vô cớ. Họ biến văn phòng công an trở thành ổ điếm. Họ mang các phụ nữ tư sản về trụ sở. Họ ăn nhậu say sưa và còn dùng thuốc phiện.

Ngày 16 tháng 10 năm 1919, phái đoàn thanh tra Rosenthal gởi bản phúc trình từ vùng Astrakhan về trung ương: “Atarbekov, Viên chỉ huy lực lượng đặc biệt của quân đoàn 9 không còn nhìn nhận quyền lực của trung ương. Ngày 30 tháng 7, khi đồng chí Zakovski từ Mạc Tư Khoa phái đến để kiểm soát các việc làm của lực lượng đặc biệt, khi gặp vị chỉ huy trưởng, ông ta cho biết là hãy nói lại với Dzerjinski, ông ta không chịu sự kiểm soát nào cả. Không có một tiêu chuẩn hành chánh nào để cho nhân viên tuân theo. Hồ sơ công tác hầu như không thiết lập. Riêng về các vụ tuyên án tử hình, tôi không thấy hồ sơ nào cả. Họ chỉ đưa cho tôi các danh sách không đày đủ và thường chỉ viết có vài chữ: Đã bị xử bắn theo lịnh của Atarbekov. Khó mà biết rõ những gì đã xảy ra trong tháng 3 năm 1919. Nhậu nhẹt xảy ra hằng ngày. Hầu hết các nhân viên công an nghiện bạch phiến. Họ cho rằng phải dùng bạch phiến mới có thể chịu đựng các cuộc bắn giết hằng ngày. Họ quá say máu bạo hành. Cần phải kiểm soát họ”.

Các báo cáo nội bộ của công an và của đảng cộng sản đã được nhiều nhân chứng xác nhận.

Tướng Denikine thành lập một ủy ban điều tra tội ác của các người bolshevik. Các tài liệu này trước kia lưu trữ ở Thủ Đô Tiệp Khắc. Sau năm 1945, văn khố dời về Mạc Tư Khoa. Ngày nay dân chúng có thể đến tham khảo.

Từ năm 1926, nhà viết sử Nga Serge Melgounov đã lập bản kê khai trong tác phẩm của ông. Các cuộc Khủng Bố Đỏ, các cuộc tàn sát các con tin, các vụ hành quyết tập thể, các giai đoạn chính liên quan đến các cuộc đàn áp, có sự trùng hợp với các nguồn tài liệu khác.

Các cuộc tàn sát đầu tiên các người tình nghi, các con tin, kẻ thù của nhân dân bị giam trong các trại tập trung, bắt đầu từ tháng 9 năm 1918 khi cuộc Khủng Bố Đỏ mở màn.

Việc cưỡng đặc chính quyền chuyên chính vô sản tại các Thành Phố đang chiếm hay tái chiếm diễn ra từng giai đoạn.

Trước tiên, họ giải tán tất cả cơ cấu hành chánh cũ. Sau đó ra lịnh cấm buôn bán để ngăn chận vật giá leo thang và tránh nạn đầu cơ tích trữ hàng hóa. Kế đến quốc hữu hóa hay địa phương hóa tất cả công sở, xí nghiệp. Bắt những nhà tư sản, thương gia đóng thuế thật nặng. 600 triệu vào tháng 2 năm 1919 tại Kharkov. 500 triệu tại Odessa vào tháng 4. Để việc đóng thuế được thành công, họ bắt tư sản và thương gia nhốt trong các trại tập trung làm con tin. Đây là hình thức cướp giựt trá hình. Đó cũng là giai đoạn đầu của chính sách đánh cho tan thành phần tư sản mại bản.

Ngày 13 tháng 5, trên báo Izvestia có đăng nghị quyết truất hữu tài sản của tư sản do hội đồng công nhân Thành Phố Odessa biểu quyết. Người nào có tài sản đề phải khai. Khai hết. Từ cái chén, cái nĩa cho đến đôi giày, cái quần, cái áo, nữ trang, tiền bạc… Ai không khai tức là chống lại nhà nước, sẽ bị tử hình.

Latsis, viên công an trưởng vùng Ukraine thú nhận, tiền bạc, vật dụng thu được của tư sản đã chạy vào túi của công an và Hồng vệ binh.

Giai đoạn kế tiếp là tịch thu nhà cửa.

Trong cuộc chiến này, hình thức hạ nhục tư sản rất được phổ biến. Trên báo chí xuất bản ở các vùng Odessa, Kiev, Kharkov, Oural… hằng ngày loan tin các hình thức hạ nhục. Bắt thương gia tư sản, cùng vợ con đi quét đường, lau cầu tiêu, dọn doanh trại cho Hồng vệ binh… Nhưng còn nhiều chuyện bi đát hơn. Họ hãm hiếp con vợ con của những người tư sản bị bắt giam. Đặc biệt ở những vùng do Hồng quân tái chiếm từ tay của Bạch quân, như vùng của người Cosaque và vùng Crimee vào năm 1920, tình trạng hiếp dâm diễn ra khốc liệt và dã man hơn.

Theo tính toán, đây là giai đoạn cuối cùng của chính sách tiêu diệt giai cấp trung lưu trưởng giả. Hành quyết những người bị bắt giam trong các trại tập trung với cái tội, họ là những người có tài sản.

Tại Kharkov, 2000 đến 3000 bị xử tử từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1919. Khi Hồng quân tái chiếm vào tháng 12, lại có thêm từ 1000 đến 2000 người bị giết.

Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1919 tại Odessa có 2200 người. Từ tháng 2 năm 1920 đến tháng 2 năm 1921 3000 vụ.

Tại Thành Phố Kiev xảy ra 3000 vụ từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1919.

Thành Phố nhỏ Armavir xảy ra 300 vụ từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1920.

Trên thực tế còn rất nhiều vụ hành quyết khác đã xảy ra tại nhiều nơi và trong khoảng thời gian khác nhau.

Người ta biết rất rõ các vụ đàn áp xảy ra ở Ukraine, các tỉnh phía Nam nước Nga, vùng Cosaque, vùng Tây Bá Lợi Á và vùng Oural.

Thường các cuộc tàn sát diễn ra khi khi có địch tiến quân tấn công, trước khi rút lui, họ “dọn dẹp” sạch các trại tù tập trung.

Tại Kharkov, hai ngày trước khi các đơn vị Bạch quân tiến chiếm Thành Phố, ngày 8 và 9 tháng 6 năm 1919, hàng trăm con tin bị hành quyết.

Tại Kiev, trên 1800 người bị bắn chết từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 8 năm 1919, trước khi Bạch quân tiến chiếm Thành Phố vào ngày 30 tháng 8 cùng năm.

Tại Ekaterinodar cũng diễn ra tương tự. Trước khi quân Cosaque và quân Artabekov chiếm đóng, trong 3 ngày, từ 17 đến 20 tháng 8, công an giết chết 1600 người. Dân số của vùng này trước khi xảy ra cuộc đàn áp là 30.000 dân.

Sau khi chiếm được Thành Phố, chỉ huy trưởng Bạch quân cho thiết lập một ủy ban điều tra các cuộc tàn sát do những người cộng sản thi hành trước khi rút lui. Theo lời khai của một số nhân chứng còn sống, bản phúc trình khám nghiệm tử thi chứng minh rằng những người chết sau cùng đều có vết đạn bắn từ sau ót xuyên qua đầu. Không có vết đạn nào trong thân thể cả hay dấu vết tra tấn. Trái lại, các thi hài chôn tập thể có dấu tra tấn trước khi đem đi hành quyết. Sử gia Serge Melgounov đã tường thuật trên báo về các dụng cụ và các hình thức tra tấn của công an. Một số khác đã được những người xã hội cách mạng trốn thoát viết lại trong các hồi ký xuất bản trong năm 1922 ở Bá Linh.

Trong vòng một tháng, từ ngày 15 tháng 11 đền ngày 15 tháng 12 năm 1920, sau khi các đơn vị Bạch quân của Tướng Wrangel rút lui ra khỏi vùng Crimee, Hồng quân tái chiếm, có khoảng 50.000 dân bị xử bắn hay bị treo cổ.

Hàng trăm công nhân khuân vác Bến Tàu Sebastopol bị xử bắn vào ngày 26 tháng 11, bởi vì họ đã tiếp tay, giúp cho Bạch quân lên tàu rút lui.

Ngày 28 tháng 11, chính quyền cho đăng danh sách trên báo số người bị xử tử. Danh sách thứ nhất 1634 người. Danh sách thứ hai 1202 người.

Vào tháng 12, các đợt hành quyết giảm dần. Chính quyền cho lập hồ sơ cá nhân và phân loại từng người. Theo họ, còn có rất nhiều tư sản, thương gia từ Thành Phố về nông thôn lẫn trốn trong đám thân nhân của họ. Ngày 6 tháng 12 Lenine cho các ủy viên biết hiện có 30.000 nhà tư sản trốn trong vùng Crimee. Đây là những phần tử tay sai và làm gián điệp cho ngoại quốc. Chúng sẵn sàng hợp tác với tư bản. Chúng phải bị trừng phạt.

Quân số của chính phủ gia tăng bao vây vùng Perekop. Chính quyền ra lịnh dân trong vùng ra trình diện tại các cơ quan công an. Họ phải làm bản tự khai bằng cách trả lời 50 câu hỏi chi tiết về đời tư, nghề nghiệp và những hoạt động trong quá khứ, lợi tức, cảm tưởng của họ đối với biến cố Pologne, họ làm gì kể từ ngày 22 tháng 11 năm 1920… Căn cứ theo các bản tự khai, họ sẽ được chia ra làm ba hạng. Xử bắn, đưa đi lưu đày hay được phóng thích.

Một số người sống sót đã đăng các tin trên báo những gì họ đã chứng kiến trong Thành Phố Sebastopol vào năm 1921.

Toàn khu Nakhimouski treo lủng lẳn tử thi của các sĩ quan Bạch quân. Xác của thường dân và lính thì treo dài dọc theo đường phố. Đây là một Thành Phố chết. Ai còn sống thì lẫn trốn trong các đường hầm, cống rãnh. Các biểu ngữ: “Hãy giết các tên phản bội” treo đầy trên cột đèn, cửa tiệm, vách phố, hàng rào kẽm gai…

Giai đoạn chót của cuộc nội chiến không phải là kết thúc các cuộc đàn áp.

Mặc dù không còn chiến tuyến giữa Bạch quân và Hồng quân nữa, nhưng trận chiến tiêu diệt và bình định vẫn còn tiếp tục và kéo dài trong hai năm.

 

CHƯƠNG 5

CÁC DIỄN BIẾN TỪ TAMBOV
CHO ĐẾN KHI XẢY RA NẠN ĐÓI LỚN

Đến cuối năm 1920, chính quyền bolshevik gần như thành công. Đạo quân cuối cùng của Bạch quân bị đánh bại. Các toán quân của người Cosaque cũng chịu chung số phận. Còn các đơn vị của Makno đang ở trên đường tháo chạy. Nhưng cuộc chiến giữa lực lượng quần chúng xã hội và chính quyền cộng sản vẫn còn tiếp tục. Cao điểm của trận chiến này xảy ra vào đầu năm 1921 của các đạo quân nông dân thoát ra khỏi gộng kiềm của nhà nước bolshevik.

Toàn Tỉnh Tambov, một phần của Tỉnh Volga [ Samara, Sarotov, Tsartsyne, Simbirk] và phía Tây của Siberia nằm trong tay của quân nông dân. Nhà nước chỉ quản lý các Thành Phố.

Các cuộc đình công, phản đối, các cuộc nổi loạn của công nhân thợ thuyền xảy ra liên tục ở các trung tâm kỹ nghệ. Cuối tháng 2 năm 1921, các thủy thủ của căn cứ Hải Quân Kronstadt nằm ngoài khơi Thành Phố Petrograd nổi loạn. Tình hình trở nên khẩn trương. Nhà nước gần như không còn quyền lực điều hành.

Trước nguy cơ bùng nổ, chính quyền đành phải lùi bước. Nhà nước cho ban hành các biện pháp nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của nông dân, là thành phần chiếm đa số và nguy hiểm nhất. Chính quyền hứa sẽ đình chỉ lịnh trưng thu lương thực, thay vào đó là thuế trả bằng hiện vật.

Tháng 3 năm 1921, họ cho thi hành Tân chính sách kinh tế chính trị.

Mặc dù chính quyền có thay đổi chính sách nhưng các cuộc nổi loại của nông dân vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều tài liệu nằm trong văn khố hiện nay cho chúng ta thấy, mùa Xuân năm 1921 không có “hòa bình”. Tình trạng căng thẳng kéo dài cho đến mùa Hè 1922.

Các toán thu mua lương thực vẫn tiếp tục lộng hành ở nông thôn. Việc lùng bắt các lãnh tụ cuối cùng của phe xã hội cách mạng vẫn còn tiến hành. Công nhân thợ thuyền đình công vẫn còn bị đàn áp dã man. Các cuộc tìm kiếm và tiêu diệt nông dân lẫn tránh trong rừng vẫn còn thi hành triệt để, dưới nhiều hình thức: Xử bắn con tin, dùng đạn pháo binh chứa hơi ngạt bắn vào làng quê.

Nhưng chính nạn đói năm 1921-1922 đã quy phục các thôn làng xáo động nhất. Vì vấn đề sống còn, nhân dân các làng quê này đã cương quyết nổi dậy chống lại các toán trưng thu của nhà nước. Nếu phải vẽ một bức tranh thì chúng ta sẽ nhận ra tại các nơi năm trước thu mua nhiều, là những nơi có các cuộc chống đối lớn và bị đói kinh hoàng nhất.

Một cách khách quan, chúng ta có thể nói rằng, nạn đói kém là đồng minh của chính quyền. Nhà nước cộng sản đã sử dụng “Bỏ chết đói” như là một vũ khí để đè bẹp sức kháng cự của nông dân, tiêu diệt Giáo Hội Chính Thống và những người trí thức.

Trong số các cuộc nổi loạn của nông dân chống lại chính sách trưng thu kể từ năm 1918, cuộc nổi loạn của nông dân ở Tỉnh Tambov là quan trọng, được tổ chức chu đáo và do đó cầm cự lâu nhất.

Vùng Tambov nằm phía Đông và cách Mạc Tư Khoa 500 cây số. Từ đầu thế kỷ thứ 20, vùng này là pháo đài của đảng xã hội cách mạng, là di sản của Phong Trào Bình Dân Nga.

Trong những năm 1918-1920, mặc dù bị đàn áp, nhưng vẫn còn nhiều lãnh tụ hoạt động tích cực.

Tambov được coi là vựa lúa quan trọng nằm sát Thủ Đô. Mùa Thu 1918, hàng trăm đoàn trưng thu về công tác vùng này. Đến đầu mùa Xuân 1919, các cuộc đụng độ không tổ chức bắt đầu nổ ra. Nhưng chẳng kéo dài được bao lâu. Chỉ tiêu trưng thu lương thực năm 1918 là 18 triệu thùng lúa mì. Qua năm 1920 chỉ tiêu tăng lên 27 triệu thùng. Vì phản đối nhà nước, không chịu tăng gia canh tác mà lại bi trưng thu nhiều hơn năm trước, nên nông dân sẽ phải nhìn đói nếu nộp hết số lúa để dành.

Ngày 19 tháng 8 năm 1920 xảy ra nhiều cuộc xô xát ở Khitrovo giữa các toán trưng thu và nông dân. Chính quyền địa phương cũng thừa nhận hình thức làm việc bất nhẫn của các toan thu mua lương thực. Nhân viên của các toán này đã lạm dụng quyền hành khi thi hành công tác. Họ thu luôn cả các vật dụng hằng ngày như gối, mền, nồi, chén, nĩa, và nhất là làm ẩm ướt, úng lúa khi chuyên chở ra ga. Họ còn hà hiếp, đánh đập các người già cả chỉ vì những người này có con đào ngũ.

Từ Khitrovo, các cuộc chống đối như lửa gặp rơm khô, lan tràn nhanh chóng. Cuối tháng 8 con số người tham dự chống đối nhà nước lên đến 40.000. Phần đông là các lính đào ngũ có mang theo vũ khí trốn về miền quê. Chĩa ba, cào cỏ, là vũ khí của một số người khác. Họ tấn công và tàn sát, hoặc đuổi đại diện của chính quyền. Nhiều nhất là ở ba vùng thuộc Tỉnh Tambov. Lực lượng nông dân ở Tambov được chỉ huy bởi một lãnh tụ thiện chiến, ông Alexandre Stepanovitch Antonov.

Ông là nhà chính trị thuộc cánh xã hội cách mạng thiên tả. Năm 1908 bị đày ra vùng Tây Bá Lợi Á cho đến cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917. Ông đã từng ủng hộ bolshevik và đã từng được bổ nhiệm chỉ huy quân dân vùng Kirsonov, quê quán của ông. Tháng 8 năm 1918, ông ly khai bolshevik, trở thành lãnh tụ các quân nhân đào ngũ. Các đơn vị của ông đã chận đánh các toán trưng thu của nhà nước khi đi công tác thu mua trong các vùng ông đang chiếm đóng. Khi cao trào nông dân chống đối lên cao, ông tổ chức quân đội có kỷ luật và tổ chức toán tình báo xâm nhập vào các đơn vị của nhà nước. Ông tổ chức các toán tuyên truyền, vận động nhân dân chống lại chế độ bolshevik. Ông đòi hỏi cho nhân dân có quyền tự do mua bán, chấm dứt chính sách trưng thu, tự do bầu cử, bỏ chế độ ủy viên, và giải tán tổ chức công an Tcheka.

Song song với công tác bí mật của đảng xã hội cách mạng, ông còn thành lập tổ chức Liên đoàn công nhân lao động, một hệ thống ngầm của các lãnh tụ nông dân vẫn còn bám trụ tại địa phương. Mặc dù có bất đồng quan điểm trong nội bộ, đã dẫn đến một lãnh tụ ly khai, nhưng phong trào nông dân ở Tambov cũng đã thành lập được một cơ cấu quân sự, một mạng lưới tình báo, một cơ sở chính trị. Đó là một thành công to lớn mà từ trước đến nay lực lương nông dân chưa bao giờ có ngoài phong trào của Makhno.

Tháng 10 năm 1920, chính quyền bolshevik chỉ còn kiểm soát khu lõm trong Thành Phố cấp Tỉnh hay cấp Quận. Hàng ngàn lính đào ngũ gia nhập lực lượng của Antonov. Quân số lên đến 50.000.

Ngày 19 tháng 10 năm 1920, khi nhận ra tình hình quá nghiêm trọng, Lenine thông báo cho Dzerjinski, chỉ huy trưởng ngành công an, phải mau chóng tiêu diệt các phong trào chống đối nhà nước ở Tambov để làm gương.

Đầu tháng 11, lực lượng an ninh của chính phủ chỉ có 5000 quân. Nhưng sau khi đánh bại Tướng Bạch quân Wrangel, đơn vị an ninh lên đến 10.000, cùng với một vài đơn vị ít quân số của Hồng quân.

Qua năm 1921, các cuộc chống đối làn tràn qua các vùng khác. Vùng Volga, gồm các Tỉnh Samara,Saratov, Tsaritsyne, Astrakhan và luôn cả vùng Tây Siberia. Tình hình cực kỳ nghiêm trọng. Nạn đói đang đe dọa tại các tỉnh, trước kia rất trù phú.

Viên chỉ huy Tỉnh Samara báo tin cho trung ương biết về các cuộc bao bây các kho chứa lúa của các toán trưng thu chờ chuyển về Thành Phố và tiếp tế cho chiến trường. Lính giữ kho phải nổ súng vào nông dân đang bao vây họ.

Ở Saratov cũng đã xảy ra các vụ cướp lúa. Nông dân dùng súng của các lính đào ngũ lấy lại 3 triệu thùng lúa mì từ trong kho nhà nước. Nhiều toán Hồng quân giữ kho tan rã.

Khi vùng trù phú Ukraine không còn gì để thu mua, Hồng quân kéo qua phía Đông, đến vùng Tây Siberia. Tại đây họ ra chỉ tiêu trưng thu số lượng mễ cốc cao bằng năm 1913. Nhưng vì vùng này đã bị chiến tranh tàn phá nên không thể nào cung cấp đủ. Cũng như ở những nơi khác, nông dân Siberia nổi lên chống lại lịnh trưng thu.

Từ tháng giêng đến tháng 3, chính phủ mất quyền kiểm soát. Đường xe lửa xuyên Tây Bá Lợi Á bị cắt đứt. Ngày 21 tháng 3, một đơn vị quân nông dân đánh chiếm Thành Phố Tobolsk. Đến ngày 30, Hồng quân chiếm lại.

Ở Thủ Đô Mạc Tư Khoa, ở Petrogradt, vào đầu năm 1921, tình hình cũng chẳng khá gì hơn. Nền kinh tế bị đứng lại. Xe lửa ngưng hoạt động vì thiếu than. Các công xưởng sản xuất ít lại vì nhiên liệu. Số lượng lương thực tiếp tế cho Thành Phố giảm sút. Công nhân bỏ sở tìm việc làm thêm, tụ hợp tranh luận, hay về miền quê mua thêm thực phẩm. Nhiều xưởng bỏ hoang, ai muốn lấy gì thì lấy, chẳng còn người quan tâm.

Ngày 16 tháng giêng, công an báo cáo về trung ương: “Bất mãn lan tràn khắp nơi. Giới thợ thuyền và công nhân tiên đoán chính quyền sắp sụp đổ. Chẳng còn ai muốn làm việc. Ăn không đủ no. Đình công sẽ nổ ra rất lớn. Quân nhân ở Thủ Đô không còn tin tưởng. Họ có thể phản chúng ta bất cứ lúc nào. Phải áp dụng chính sách phòng loạn”.

Ngày 21, chính quyền ra lịnh giảm bớt 1/3 khẩu phần bánh mì ở Thủ Đô, và cho thi hành ngay vào ngày hôm sau. Lịnh này không còn dựa vào khẩu hiệu “phản cách mạng” để kêu gọi lòng ái quốc của tầng lớp dân lao động, vì tàn quân của Bạch Nga đã hoàn toàn tan rã.

Quyết định giảm khẩu phần là hành động đổ dầu vào lửa.

Cuối tháng giêng cho đến đầu tháng 3, các cuộc đình công, các cuộc biểu tình tuần hành cứu đói, các cuộc chiếm đóng các công xưởng sản xuất diễn ra hằng ngày.

Ngày 22-24 tháng 2 tại Mạc Tư Khoa cũng như tại Petrgradt công an đặc biệt ra tay đàn áp các đoàn biểu tình. Xô xát giữa đôi bên. Phía biểu tình tràn vào trại lính giải thích để gây cảm thông. Nhiều vụ nổ súng. Hàng trăm người chết, bị thương và bị bắt giam.

Cuộc nổi loạn ở Thàng Phố Petrograd đạt đến cao điểm vào ngày 22 tháng 2 khi công nhân các hãng xưởng tổ chức bầu Hội Đồng Toàn Quyền của Công Nhân. Hội đồng thuộc khuynh hướng của đảng xã hội cách mạng và của người menshevik. Trong bản tuyên ngôn thứ nhất, họ đòi hủy bỏ chế độ độc tài bolshevik. Họ đòi bầu cử tự do các Sô Viết. Họ đòi tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, và đòi trả tất cả tù chính trị. Để đạt mục đích trên, Hội Đồng kêu gọi công nhân tổng đình công. Nhiều đơn vị quân đội ủng hộ, tán thành yêu sách và tham gia vào cuộc biểu tình.

Ngày 12 tháng 2, một toán công an nổ súng vào đám biểu tình, bắn chết 12 công nhân. Cùng trong ngày, hơn 1000 đảng viên đảng xã hội cách mạng bị bắt. Nhưng vụ đàn áp của công an không chận đứng sự phẫn nộ của quần chúng. Hàng ngàn lính chính phủ rời bỏ hàng ngũ chạy sang phía công nhân thợ thuyền. Màn kịch lật đổ chế độ phong kiến Nga Hoàng cách nay 4 năm, tháng hai năm 1917, nay lại tái diễn.

Ngày 26 tháng 2, vào lúc 21 giờ, Zinoniev, lãnh tụ bolshevik khu vực Petrograd gởi điện văn cho Lenine, bày tỏ sự hoảng hốt của ông: “Công nhân thợ thuyền đã bắt liên lạc với lính trong trại. Chúng tôi đang chợ đợi quân tiếp viện từ Novgorod. Nếu viện binh không đến kịp, chúng tôi sẽ bị tràn ngập”.

Qua ngày hôm sau, là ngày kinh hoàng của quân chính phủ. Các thủy thủ của chiến hạm đậu tại căn cứ Hải Quân Kronstadt nằm ngoài khơi Petrograd nổi loạn.

23 giờ đêm ngày 28 tháng 2, Zinoniev gởi thêm cho Lenine một công điện nữa. Ông báo cáo với Lenine, hai chiến hạm Sebastopol và Petropavlovsk gởi tối hậu thư buộc nhà nước cộng sản phải trả lời. Ông cho biết tình hình công nhân thợ thuyền rất bất ổn.

Các yêu sách của công nhân thợ thuyền chính là yêu sách của những người đã sống 3 năm trong chế độ độc tài cộng sản bolshevik. Ngoài các yêu sách về các quyền tự do, họ còn đòi bình đẳng trong khẩu phần lương thực. Họ còn đòi bầu ủy ban cứu xét các người bị bắt giam trong tù. Giải tỏa lịnh trưng dụng. Giải tán các đơn vị đặc quyền công an. Nông dân có quyền canh tác loại nào, nuôi gia súc nào họ thấy cần thiết.

Ở Kronstadt tình thế biến chuyển dồn dập.

Ngày 1 tháng 3, công nhân tổ chức một cuộc biểu tình vĩ đại. Có 15.000 người tham dự, một phần tư là lính Hải Quân và dân vùng Kronstadt.

Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương bolshevik, ông Mikhail Kalinine phải đích thân đến để cứu vãn tình hình. Nhưng ông ta bị nhóm biểu tình đả đảo và bị đuổi đi. Ngày hôm sau một nhóm bolshevik chừng 2000 của Tỉnh Krostadt đứng ra thành lập một ủy ban cách mạng lâm thời và tiếp xúc với đoàn biểu tình.

Để bẻ gãy phong trào chống đối, ngày 7 tháng 3, lực lượng công an được lịnh hành động dứt điểm cuộc nổi loạn. Trong vòng 48 tiếng đồng hồ, công an bắt giam trên hai ngàn công nhân, cảm tình viên, đảng viên đảng xã hội cách mạng, và những người không đảng phái. Vì không có vũ khí chống cự nên họ bị bắt dễ dàng. Sau đó, chính quyền bolshevik và các toán công an tổ chức chu đáo tấn công căn cứ Hải Quân Krostadt. Tướng Toukhatchevki chỉ huy cuộc tấn công. Ông ta dùng khóa sinh của trường võ bị và các toán công an trong chiến dịch dẹp loạn. Cuộc tấn công bắt đầu ngày 8 tháng 3. Sau 10 ngày giao tranh, căn cứ Kronstadt thất thủ. Trên 1000 người chết cho cả hai bên. Cuộc đàn áp tiếp diễn với tất cả mức độ tàn ác của nó. Quân thua trận bị bắn tại chỗ.

Tài liệu mới đây cho biết từ tháng 4 cho đến tháng 6 có 2103 người bị án tử hình, 6459 tù chung thân khổ sai.

Trước khi Kronstadt thất thủ, gần 8000 người trốn thoát theo con đường băng tuyết thuộc vịnh Phần Lan. Họ tụ tập ở Terijoki, Ino và Vyborg. Khi nghe lịnh ân xá, họ trở vê Nga. Nhưng họ bị lừa. Liền ngay khi trở về, họ bị bắt giam và bị đày đi lao động khổ sai ở đảo Solovski và Kholmogory. Trong số 5000 người bị đày đến nơi này, vào mùa Xuân 1922 chỉ còn sống sót có 500 người.

Trại khổ sai lao động Kholmogory nằm ven sông Dvina, là một trong những trại tàn bạo nhứt. Họ đưa tội nhân xuống thuyền, trói tay chân, và buộc cục đá vào cổ, rồi xô xuống sông.

Đây là sáng kiến của chỉ huy trưởng công an Mikhail Kedrov. Ông ta áp dụng phương thức giết người này từ năm 1920.

Một số lính nổi loạn ở Krostadt, các người Cosaque và nông dân vùng Tambov là nạn nhân của phương thức giết người dã man này trong năm 1922.

Sau khi dẹp xong Kronstadt, nhà nước bolshevik dồn lực lượng vào công tác lùng bắt các đầu não của các cuộc đình công. Mặc khác, họ đình chỉ các cuộc trưng thu và các cuộc đàn áp Tôn Giáo.

Ngày 28 tháng 12, chỉ huy trưởng công an Dzerjinski ra lịnh cho các công an địa phương bắt giam tất cả các thành phần trí thức, nhóm menshevik, đảng cách mạng xã hội. Bắt giam cả các công chức làm việc trong các ủy ban phụ trách nông nghiệp và bộ phận tiếp tế.

Nhóm xã hội ôn hòa cũng bị truy nã cùng với đảng menshevik. Đảng này có ảnh hưởng lớn trong quần chúng. Từ tháng 3 đến tháng 6, cơ cấu trung ương đảng menshevik bị phá vỡ. Các ủy viên bị bắt và đe dọa chuyển ra vùng Siberie. Các vị này tuyệt thực phản đối. Chính quyền tống 12 lãnh tụ đảng menshevik ra khỏi nước Nga. Tháng 2 năm 1922 họ tới Thủ Đô Bá Linh của Đức. Hai lãnh tụ nổi tiếng là ông Dan và Nikholaievski.

Mùa Xuân 1921, chính quyền cộng sản bắt đầu cho sản xuất công nghiệp. Lúc bấy giờ mức sản xuất giảm 1/10 so với năm 1913. Qua chính sách quân sự hóa lao động, nhà nước bắt công nhân gia tăng năng làm việc.

Trung tâm hầm mỏ cung cấp 80% thép và than đá cho toàn nước Nga là vùng Dombass. Tại vùng này, chính quyền áp dụng phương pháp độc tài để bắt công nhân làm việc.

Cuối năm 1920, một trong những lãnh tụ thân tín với Trotski, ông Piatakov được chỉ định làm Tổng cục trưởng phụ trách hầm mỏ. Trong một năm, ông đã cho công nhân sản xuất gấp 5 lần so với mức sản xuất bình thường. Bất cứ công nhân nào vắng mặt đều bị ghép vào tội phá hoại, sẽ bị đưa đi lao động khổ sai hay bị xử bắn. Đã có 18 công nhân bị bắn trong năm 1921. Ông bắt công nhân đi làm luôn ngày chủ nhật, họ mới nhận đủ khẩu phần bánh mì hằng ngày. Ngoài ra họ chỉ nhận 1/3 hay 1/2 khẩu phần để sống qua ngày. Sau khi làm việc xong, họ phải tháo đôi giày của họ để lại cho toán khác mang, tiếp tục làm việc.

Tổng cục trưởng hầm mỏ thừa nhận có nhiều lý do công nhân bỏ việc. Ngoài chuyện thiếu ăn trầm trọng, công nhân mắc bịnh vì thời tiết quá lạnh, quần áo không đủ ấm. Nhất là bị ẩm ướt lâu ngày không có quần áo thay. Để giảm bớt miệng ăn, ngày 24 tháng 6, chính quyền ra lịnh đuổi một số người không có việc làm ra khỏi các trung tâm hầm mỏ. Bớt khẩu phần lương thực của thân nhân công nhân hầm mỏ. Tiêu chuẩn tiếp tế lương thực căn cứ vào năng xuất lao động. Đó là hình thức sơ khai của chính sách trả công theo sản phẩm.

Các biện pháp trên hoàn toàn đi ngược lại các tư tưởng bình đẳng và bảo đảm tiếp tế lương thực mà nhiều công nhân hằng mơ tưởng. Họ bị nhóm người bolshevik lợi dụng. Đó là những phương pháp phản lại tầng lớp thợ thuyền, lại sẽ được áp dụng sau này vào năm 1930 dưới thời Staline. Nhà nước cộng sản bất chấp luật lao động. Họ chẳng quan tâm đến nghiệp đoàn. Chính sách lao động tàn bạo này không phải chỉ là sản phẩm của cuộc nội chiến dưới thời Lenine, mà nó là một báo hiệu trước chính sách sau này của trung tâm quyền lực chủ nghĩa Staline.

Mùa Xuân 1921, chính phủ tiếp tục công tác bình định các vùng còn do nông dân chiếm đóng.

Ngày 27 tháng 4, cục chính trị ủy nhiệm cho Toukhatchevski đàn áp các toán nông dân phiến loạn của Antonov trong vùng Tambov. Một lực lượng quân số chừng 100.000 trong đó đơn vị chính là các toán công an, có pháo binh và không quân yểm trợ, đã tiêu diệt lực lượng đối kháng của Antonov. Các biện pháp thanh trừng, lưu đày, xử bắn, diễn ra thảm khốc tại vùng này sau khi quân chính phủ đánh tan phiến loạn. Họ dùng cả hơi ngạt trong các làng xa xôi mà họ nghi ngờ đã che chở các quân lính của Antonov.

Ngày 11 tháng 6 năm 1921, Toukhatchevski và chủ tịch toàn quyền ủy ban hành pháp, ông Ovseenko cùng ký bản nhật lịnh số 171, cho thi hành các biện pháp sau đây:

1./ Bắn tại chỗ những ai không xưng tên khi bị xét hỏi.

2./ Các ủy ban chính trị quận hay xã có quyền bắt các con tin hay đem xử bắn những người có vũ khí mà không chịu đem giao cho nhà nước.

3./ Khi tìm thấy vũ khí ở nơi nào là những người ở đó sẽ bị hành quyết.

4./ Gia đình nào che chở lính phản loạn, sẽ bị bắt giam và đưa đi lao động khổ sai, biệt xứ. Tài sản sẽ bị tịch thu. Người lớn tuổi nhất trong nhà sẽ bị hành quyết không cần xét xử.

5./ Gia đình của các phiến loạn cũng bị ghép vào các phần tử phiến loạn. Nhà cửa bị tịch thu. Chủ gia bị xử bắn.

6./ Nếu gia đình quân nhân phiến loạn bỏ trốn, tất cả tài sản sẽ chia cho nông dân trung thành với chế độ.

7./ Nhựt lịnh này phải được thi hành triệt để.

Ngày 12 tháng 6, Tướng Toukhatchevski ra lịnh bắn đại bác có đầu đạn chứa hơi ngạt vào các vị trí của quân nông dân nổi loạn. Tàn quân phải di chuyển qua các vùng khác.

Một số lãnh tụ phản đối phương thức dùng hơi ngạt tấn cộng loạn quân.

Tháng 7 năm 1921, công an cho thiết lập bảy trung tâm tập trung, chứa 50.000 bị bắt làm con tin mà phần đông là phụ nữ, thiếu nhi, và người già. Họ là thân nhân của các nông dân, quân nhân đào ngũ. Tính trạng sức khỏe ở vào mức độ tồi tệ nhất. Bịnh tiêu chảy, chí rận, không đủ quần áo, thiếu ăn, diễn ra hằng ngày.

Con số tử vong hàng tháng lên đến 15%.

Ngày 1 tháng 9 năm 1921, từ quân số 40.000 trong cuộc nổi loạn tháng 2, lưc lượng nông dân nay chỉ còn lối 1000 người có vũ khí. Đến tháng 11, loạn nông dân gần như tan rã. Một số bị lưu đày số khác bị án tử hình. Cuộc bình định của vùng Tambov được coi như hoàn tất.

Nhưng tại các vùng quê ở Ukraine, miền Tây Siberiee, các tỉnh ven sông Volga là vùng Caucase vẫn còn các cuộc bạo động, ít ra cũng kéo dài đến cuối tháng 6 năm 1922. Mặc dù chính sách trưng thu đã hủy bỏ nhưng các hình thức sách nhiễu dân chúng vẫn còn tái diễn tại các vùng vừa mới bình định. Cho nên tình hình ở nông thôn vẫn còn ngột ngạt. Nhân dân và chính quyền không tin tưởng lẫn nhau.

Sau đây là bản phúc trình đề ngày 11 tháng 7 năm 1921 của chủ tịch đoàn của ủy ban toàn quyền gồm 5 thành viên, chỉ đạo các biện pháp áp dụng chống lại các tên phiến loạn ở Tambov.

Các cuộc càn quét ở xã Koudrioukovskaia đã bắt đầu từ ngày 27 tháng 7 tại làng Ossinovski. Đó là nơi trú ẩn của loạn quân. Dân làng tỏ ra thờ ơ với các toán công an. Họ không chỉ điểm các nơi ẩn trú của lính nông dân. Họ trả lời không biết.

Chúng ta bắt giữ 40 người làm con tin. Thông báo cho họ biết làng bị bao vây, trong vòng 2 tiếng đồng hồ phải mang vũ khí ra nạp và phải tố cáo các quân phiến loạn. Dân làng hội họp nhưng không có thái độ dứt khoát hợp tác với các toán tảo thanh càn quét. Có lẽ họ cho lịnh xử bắn của chúng ta chỉ là để hăm dọa. Nhưng khi 2 tiếng đồng hồ trôi qua, trước đám đông dân chúng tụ tập, chúng ta đã bắn tại chỗ 21 con tin. Cuộc hành quyết diễn ra từng người có sự hiện diện của các thành viên của ủy ban toàn quyền, những người cộng sản… để gây ảnh hưởng trong quần chúng.

Đối với làng Kareievska, một làng có nhiều tàn quân trú ẩn, với địa hình hiểm trở, chúng ta phá hủy toàn diện và xóa tên luôn trên bản đồ. Dân làng phải bị đưa đi lưu đày. Những gia đình có con phục vụ cho Hồng quân thì được đưa qua các làng lớn hay vào trú ngụ trong các căn nhà tịch thu của các gia đình loạn quân.

Ngày 3 tháng 7 năm 1921, chúng tôi hành quân vào làng Bogoslovka. Chưa có nông dân của làng nào mà cứng đầu và có tổ chức như vậy. Khi chúng tôi đặt câu hỏi, từ trẻ em tới người già đều ngạc nhiên trả lời :

– Ở làng chúng tôi không có tên “ăn cướp” nào cả. Các ông đừng có nghĩ như vậy! Thỉnh thoảng chúng tôi có thấy họ di chuyển qua làng chúng tôi, nhưng chúng tôi không biết không biết có phải họ là những tên “ăn cướp” không? Chúng tôi sống yên ổn. Chúng tôi không làm hại ai cả. Chúng tôi không biết gì cả…

Ủy ban đã thi hành các biện pháp như đã xảy ra ở làng Ossinovski. Chúng tôi bắt giữ 58 con tin. Qua ngày 4 tháng 7 chúng tôi xử bắn trước mắt dân làng 21 con tin. Ngày hôm sau 15. Chúng tôi đã loại 60 gia đình của quân phá hoại tổng số lên đến 200 người. Cuối cùng chúng tôi đạt được mục đích. Dân làng chịu hợp tác truy lùng các tàn quân nông dân và chỉ điểm các hầm vũ khí.

Các cuộc tảo thanh càn quét kết thúc vào ngày 6 tháng 7 năm 1921. Kết quả rất tốt đẹp. Tiếng vang, tràn đến các làng bên cạnh. Những người lính nông dân trốn trong xã Volots cạnh đó đã ra đầu hàng.

Ký tên: Chủ tịch ủy ban toàn quyền”

Siberie là vùng cung cấp một số lớn nông phẩm vào lúc nạn đói đe dọa trầm trọng nhất ở các tỉnh ven sông Volga.

Để xúc tiến việc thu thuế vùng Siberie, Dzerjinski được biệt phái đến vùng này vào tháng 12 năm 1921 với tư cách là toàn quyền đặc biệt. Ông thiết lập một tòa án lưu động. Tòa án di chuyển từ làng này qua làng kia và xử án tù hay đưa đi lao động khổ sai đối với những ai không chịu đóng thuế. Các toán trưng thu, các toán thu thuế cùng với tòa án lưu động đã gây ra biết bao tội ác.

Viên chủ tịch tòa án tối cao Nikolai Krylenko đã ra lịnh điều tra các hành động sách nhiễu của các tổ chức dưới quyền của viên chỉ huy ngàng công an, tướng Dzerjinski.

Ngày 14 tháng 2 năm 1922, sau khi thanh tra vùng Omsk, ông viết phúc trình: “Hành động lạm quyền của các toán trưng thu không thể tưởng tượng được. Họ bắt nông dân không đóng thuế nhốt vào trong các nhà kho không có lò sưởi. Họ tra đánh nông dân bằng các roi da và hăm dọa xử bắn. Nông dân đóng thuế không đủ tiêu chuẩn thì bị trói và bắt chạy khỏa thân qua các đường phố, rồi sau đó bị nhốt trong các nhà kho không lò sưởi. Phụ nữ cũng bị bắt khỏa thân, ngồi trong các hố băng tuyết giá lạnh. Tình hình trong các làng rất là căng thẳng.

Một năm rưỡi sau, khi cho thi hành chính sách kinh tế chính trị, cơ quan công an chính trị, được coi như là nhân chứng đã làm một tờ phúc trình như sau:

“Trong Tỉnh Pskov, các số thuế được quy định trên 2/3 các vụ mùa thu hoạch. Bốn xã võ trang nổi dậy chống lại chính sách thuế cao.

Tỉnh Novgorod vì thất mùa nên thuế giảm xuống 1/4 . Hai Tỉnh Riazan và Tver bị đánh thuế 100%. Dân của hai tỉnh không còn lương thực. Họ phải đào rễ cây hay cắt cỏ để ăn, sống qua ngày. Nhưng ở đây chúng tôi không thấy các cảnh tự sát tập thể như ở Kiev khi nông dân không thể đóng thuế mà cũng chẳng có vũ khí để chống lại. Gần hơn một năm nay, nạn đói đe dọa liên tục, càng làm cho người dân bi quan hơn.

Qua đến mùa Thu 1922, tình hình khả quan hơn. Sau hai năm sống trong cảnh đói kém, vụ mùa năm nay họ được phép giữ nông phẩm để ăn qua mùa Đông, với điều kiện vụ mùa Xuân phải đóng thuế trả từng phần. Năm đó số lượng ngũ cốc thu hoạch giảm rất nhiều so với 10 năm trước.

Hạn hán không phải là lý do duy nhất dẫn đến sự giảm sút trong thu hoạch. Sự thiếu tổ chức, trình độ hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp quá thấp, dụng thu quá thô sơ, lỗi thời là những nguyên nhân. Ngoài ra vấn đề chiến tranh, sự chống đối của nông dân trong chính sách nông nghiệp cũng là lý do làm chậm trễ các quá trình sản xuất”.

Trong lời khai, họ có nói đến cái tại họa nhưng nêu đích danh. Đó là yếu tố chính của các vụ mất mùa: Chính sách trưng dụng.

Các quan đầu tỉnh của các tỉnh bị nạn đói đe dọa nhiều nhất đã cùng nhau họp tại Mạc Tư Khoa trong tháng 6 năm 1921 đã quy trách nhiệm vào chính phủ và nhất là các toán trưng dụng. Chính các toán này vì có quá nhiều quyền hành, đã lạm dụng, thi hành quá gắt gao cho nên làm cho nạn đói trầm trọng hơn. Ông Vaviline, đại diện cho Tỉnh Samara giải thích rằng các ủy ban tỉnh phụ trách tiếp tế từ lúc khởi đầu trưng thu ước lượng con số quá cao. Họ thổi phồng con số trưng thu. Năm 1920, mặc dù mùa màng thất thoát, họ cũng trưng thu hàng triệu thùng lúa mì. Tất cả lúa dự trữ, lúa giống điều bị tịch thu. Qua tháng giêng năm 1921, dân không còn bánh mì để ăn. Qua tháng hai, con số người chết vì đói gia tăng. Vài tháng sau, trong Tỉnh Samara không còn lực lượng chống đối nào nữa cả. Dân chỉ đến bao vây ôn hòa các văn phòng hành chánh Sô Viết hay văn phòng đảng cộng sản. Họ chờ đợi các đoàn tiếp tế lương thực trong nhiều ngày.

Chúng tôi không biết cách nào giải tán. Mỗi ngày, họ lăng ra chết tại trụ sở, chết như con ruồi. Có đến chín trăm ngàn người chết đói trong tỉnh.

Đọc các bản báo cáo của công an địa phương, của cục tình báo quân đội, người ta biết được vụ thiếu lương thực xảy ra từ năm 1919. Từ đó, tình trạng thiếu lương thực mỗi ngày một tăng. Trong các bản phúc trình nội bộ, các ủy ban nông nghiệp và tiếp tế đều có kê khai các vùng đang bị đói và các vùng sẽ bị đói. Vụ đói ở năm 1921 là do các cuộc trưng thu cuồng nhiệt của năm 1920. Cơ quan công an chính trị suy luận rằng chính nhờ nạn đói mới giảm được sự chống đối của quần chúng. Mặc dù chính phủ biết rằng chính cưỡng bách thu mua lương thực sẽ dẫn đến hậu quả không lường được, chính phủ không dùng biện pháp nào để ngăn chận nạn đói.

Ngày 30 tháng 7 Lenine và Molotov gởi điện thư đến các bí thư tỉnh, vùng, ra lịnh họ gia tăng bộ phận thu mua và mở chiến dịch giải thích tầm mức quan trọng chính trị và kinh tế về việc đóng thuế để duy trì sức mạnh của đảng và nhà nước.

Đứng trước chính sách thi hành triệt để tiêu diệt giai cấp nông dân, tháng 6 năm 1921, các nhà trí thức, chuyên viên nông nghiệp, kinh tế, giáo sư đại học đã đứng lên thành lập ủy ban chống đói trong phạm vi của hội canh nông Mạc Tư khoa. Các ủy viên đầu tiên là hai kinh tế gia Krondatiev và Prokopovitch, ông Ekaterina Kouskova, cựu bộ trưởng tiếp tế của chính phủ lâm thời, một nhà văn, một ký giả và một số chuyên viên nông nghiệp. Nhờ sự giới thiệu của Gorki, ủy ban được ông Levkamenev tiếp kiến vào trung tuần tháng 7. Lenine từ chối tiếp kiến ủy ban.

Sau cùng ủy ban thuyết phục được một số nhân vật lãnh đạo đảng về một số vấn đề. Các ủy viên trong ủy ban chống đói là những người rất có uy tín với Tây phương qua cuộc cứu đói năm 1891. Nay họ đứng ra vận động sự giúp đở của quốc tế. Ủy ban đòi một quy chế cho họ. Ngày 21 tháng 7 năm 1921 chính quyền bolshevik cho hợp pháp hóa ủy ban cứu đói dưới cái tên “Ủy ban liên Nga cứu đói”. Ủy ban này được phép mang dấu Hồng Thập Tự, và được toàn quyền tìm kiếm lương thực, thuốc men trong hay ngoài lãnh thổ Nga. Họ được phép sử dụng các phương tiện chuyển vận đặc biệt để mang thực phẩm đến phân phối cho các nạn nhân của nạn đói. Họ tổ chức các quán cơm miễn phí. Họ có quyền liên lạc với các cơ quan ngoại quốc. Chưa bao giờ trong lịch sử nước Nga có được một tổ chức với nhiều quyền như vậy. Sự nhượng bộ này là do sự khủng hoảng kinh tế và xã hội trong khi nước Nga đang cho thi hành tân chính sách chính tri kinh tế. Chính quyền còn đang lo sợ.

Ủy ban liên Nga liền bắt liên lạc với Giáo Chủ Tikhon của Giáo Hội Chính Thống. Vị Giáo Chủ cùng với các Giáo Sĩ thành lập ủy ban cứu trợ.

Ngày 7 tháng 7 năm 1921, Giáo Chủ gởi cho các tu sĩ của các Nhà Thờ ở Nga một bức thơ. “Xác của những người chết đói là món ăn ngon nhất của những người sắp chết đói. Mà món ăn này cũng khó mà tìm cho ra. Cảnh người ăn thịt người đã diễn ra. Hãy ra tay cứu giúp các người anh em của chúng ta. Với sự chấp thuận của giáo dân, các Người có thể sử dụng các kho tàng của Giáo Đường để cứu các nạn nhân đang chết đói. Các vật dụng không có giá trị tâm linh như vàng vòng nữ trang, các tượng thánh v.v…”

Sau khi được Giáo Hội tiếp tay cứu trợ, ủy ban liên Nga liên lạc với các cơ quan từ thiện quốc tế, như Hội Hồng Thập Tự, Hội Tân Giáo Ước [ Quaker ] , Hội người Mỹ cứu trợ [ARA ]. Tất cả đều phản ứng tích cực. Nhưng than ôi, ủy ban liên Nga sống không quá 5 tuần lễ. Đến ngày 27 tháng 8 năm 1921, sáu ngày sau khi ký hiệp đồng với đại diện Hội cứu trợ Mỹ ông Herbert Hoover, chính quyền cộng sản giải tán ủy ban. Đối với Lenine, một khi các con tàu Mỹ chở lương thực rời bến là nhiệm vụ của ủy ban liên Nga hoàn tất. Phần tiếp nhận là phần của người chính quyền, ông Kouskov ký tên nhận lãnh. Đủ rồi. Chủ tịch ủy ban Liên Nga, ông Prokopovitch bị bắt giam ba tháng vì tội “phiến loạn”. Một số ủy viên của ủy ban bị tống ra nước ngoài. Một số khác bị đày đi sinh sống ở các vùng khác nhau, nơi đó không có hệ thống vận chuyển công cộng. Họ bị quản thúc và bị theo dõi hằng ngày. Chính quyền giải thích với dân chúng bằng cách công bố rằng: Vì ủy ban không chịu làm việc nên phải giải tán. Chính quyền ra lịnh cho báo chí mạ nhục. Họ gọi các ủy viên là các cậu ấm, các tên lính của Nga Hoàng, muốn đi rong ra nước ngoài, ít chịu đi công tác ở các tỉnh. Qua báo chí, Chính quyền hạ nhục các nhà trí thức, các nhà từ thiện ít nhất hai lần trong một tháng.

Tuân hành theo chỉ thị của nhà nước, báo chí phát động chiến dịch tố khổ một danh sách 60 nhà trí thức tên tuổi trong ủy ban liên Nga cứu đói. Báo Sự Thật số ra ngày 31 tháng 8 năm 1921 chạy tin “Người ta không thể đùa bỡn với thần đói”, “Người ta đầu cơ trên sự đói kém”, hay “ủy ban cứu trợ… bọn phản cách mạng”.

Khi có người nói rằng ủy ban liên Nga đâu có làm gì phạm pháp, thì Unschlicht là một phụ tá chỉ huy ngành công an trả lời: “Phải rồi, họ chẳng làm gì phạm pháp. Nhưng các việc làm của họ thu hút quan tâm của xã hội. Sự việc này chúng tôi không chấp nhận. Như ông biết, khi ta đặt một nhánh cây vào ly nước, nhánh cây sẽ mọc rễ và nẫy mầm. Khi ủy ban liên Nga hoạt động, trong cộng đồng xã hội phát sinh ra nhiều chi nhánh khác. Chúng tôi phải rút nhánh cây ra và đập nát nó…”.

Thay vào vai trò của ủy ban liên Nga, nhà nước cộng sản dựng ra ủy ban trung ương cứu đói. Đó là một cơ chế nặng nề, quan liêu, gồm các công nhiên viên nhà nước, các ủy viên nhân dân không có khả năng, không có uy tín, thối nát và chỉ biết ăn hối lộ.

Trong lúc có đến 30 triệu ngưới chết đói cần cứu giúp, ủy ban chỉ có thể trợ cứu bất thường cho chừng 3 triệu, 1/3 trên tổng số nạn nhân. Các cơ quan từ thiện quốc tế, như Hội Hồng Thập Tự, Hội Quaker, Hội ARA, phụ lo cho chừng 10 triệu nạn nhân. Có ít nhất 1 triệu người chết đói trong những năm 1921-1922. Trong khi đó nạn đói lớn của Nga vào năm 1891 chỉ có 400 ngàn người chết ở những vùng ven sông Volga và vùng Kazakhstan. Lúc đó chính quyền và toàn dân cùng nhau tham gia vào công tác cứu trợ. Chỉ trừ ông luật sư trẻ Vladimir Lenine, đầu năm 1890 cư ngụ tại Samara là một người trí thức trong vùng đang bị nạn đói đe dọa trong năm 1891, không những không tham gia vào chiến dịch cứu đói, ông c̣n lên tiếng chống lại chính sách cứu trợ của chính quyền. Một người bạn của Lenine nhắt lại quan điểm của Lenine: “Lenine nói trước quần chúng rằng nạn đói là cơ hội tốt cho sự ra đời lớp giai cấp vô sản. Các người vô sản sẽ là những “đạo tì” chôn cất giai cấp trưởng giả. Khi nạn đói hủy diệt hết các nông dân lạc hậu, chúng ta sẽ tiến dần đến mục tiêu. Đó là tiến đến xã hội chủ nghĩa, một giai đoạn đến sau chủ nghĩa Tư Bản. Nạn đói sẽ phá hủy niềm tin của dân chúng vào Nga Hoàng và lòng tin nơi Thượng Đế”.

Ba mươi năm sau, vị luật sư trở thành chủ tịch chính phủ bolshevik cũng lập lại mưu đồ của ông. Ông cho rằng nạn đói sẽ là phương tiện đánh chết kẻ thù. Kẻ thù lúc này là Giáo Hội Chính Thống. Khi đàm thoại với ông Leonid Krassine về kế hoạch Điện Khí Hóa cho nước Nga, Ông nói, điện khí sẽ thay Thượng Đế. Hãy để nông dân cầu nguyện điện khí. Như vậy nông dân sẽ tin phục vào quyền lực nhà nước hơn là tin vào Thượng Đế.

Từ khi thành lập Tân chính quyền, sự ban giao giữa nhà nước và Giáo Hội càng ngày càng tồi tệ hơn.

Ngày 5 tháng 2 năm 1918, chính quyền ra nghị quyết tách rời Giáo Hội ra khỏi nhà nước, ra khỏi nhà trường và quốc hữu hóa tất cả tài sản của Giáo Hội. Dưới thời Nga Hoàng, Chính Thống Giáo là Quốc Giáo. Để chống lại hành động vi phạm vào vai trò truyền thống của Giáo Hội, Giáo Chủ Tikhon đã gởi bốn bức thư đến giáo dân. Người bolshevik liên tục đả phá Giáo Hội bằng cách bôi xấu tên thánh của các vị thánh. Họ tổ chức các cuộc “hội hoa phản tôn giáo” trong những ngày Thánh Lễ. Họ đòi biến Tu viện lớn Trinite Saint Serge gần Thủ Đô, thành “viện bảo tàng vô thần”. Các vị giám mục chống lại lời đề nghị của bolshevik đều bị bắt giam. Lenine lấy cớ nạn đói để tiêu diệt Tôn Giáo.

Ngày 26 tháng 2 năm 1922, trên các báo của nhà nước đăng một nghị định của chính phủ cho tịch thu lập tức tất cả các quý vật bằng vàng, bạc hay đá quý của các Thánh Đường, Tu Viện nếu những vật dụng này không dùng vào trong các cuộc hành lễ. Tất cả quý vật phải chuyển giao cho bộ tài chánh. Bộ này có quyền sử dụng trong công tác cứu trợ nạn đói.

Các biện pháp tiến hành tịch thu tài sản Giáo Hội bắt đầu vào tháng 3 và tiếp diễn sau đó với nhiều vụ đụng độ giữa các toán trông thu và các tín đồ trung tín. Vụ chống đối lớn xảy ra tại Chouia vào ngày 15 tháng 3 năm 1922. Đây là một Thành Phố nhỏ có nhiều nhà máy, nằm trong Tỉnh Ivanovo. Quân đội nổ súng vào đám đông tín đồ bắn chết 10 người. Lấy cớ các cuộc chống đối của tín đồ, Lenine ra tay tiêu diệt tôn giáo.

Trong một văn thư gởi cho các thành viên của bộ chính trị đề ngày 19 tháng 3 năm 1922, với lời lẽ vô liêm sỉ, Lenine giải thích: “Nạn đói là công cụ để đánh chết đầu não của kẻ thù. Về biến cố ở Chouia, chúng ta phải quyết định ngay bây giờ vì nó nằm trong chính sách đấu tranh toàn diện của chúng ta. Cứ theo như các tin trên báo chí, chúng ta cần phải xét đến thái độ chống chính sách tịch thu tài sản của các tín đồ và nhất là lập trường của Giáo Chủ Tikhon. Hiện gìơ Giáo Hội của “một trăm tên áo đen” [ 100 Linh Mục ] đang tổ chức chống lại nhà nước. Tôi nghĩ rằng kẻ thù của chúng ta đã tính sai. Lúc này là lúc thuận lợi cho chúng ta hơn là cho bọn chúng. Sự thành công của chúng ta có thể lên đến 99%. Nó cho phép chúng ta đánh gục bọn đầu não và chúng ta cũng cố địa vị cần thiết cho lúc này và cho vài thập niên về sau. Trong cái khung cảnh người ăn thịt người, người chết hàng trăm, hàng ngàn nằm ngỗn ngang, chúng ta phải thu hết nghị lực, phải hết sức dữ tợn, hết sức tàn nhẫn mới tịch thu tài sản của Giáo Hội được. Chỉ có lúc này là lúc mà nông dân sẽ bỏ bọn Giáo Sĩ, bọn tiểu tư sản, chạy về phía chúng ta. Chúng ta có thể cưỡng đoạt kho tàng trị giá cả trăm triệu Rúp. Nếu không có tài sản này, chúng ta không thể nào thực hiện được công trình xây dựng kinh tế, hành chánh và phòng thủ. Chúng đã sẽ không thể đứng vững được. Chiến dịch tịch thu phải được thi hành ngay lúc này. Chính vì tình hình đói kém, dân chúng chẳng quan tâm đến tình cảm hay xúc động. Vì vậy tôi đi kến kết luận rõ ràng là phải đập tan bọn Giáo Sĩ, bọn “trăm người áo đen” quyết liệt và tàn nhẫn. Tôi đề nghị chương trình hành động của chúng ta như sau:

Giao cho đảng viên Kalinine giải quyết cấp bách mọi vấn đề. Không cho Trotski xuất hiện trước công chúng hay trên báo chí. Gởi ngay một ủy viên thông minh và cương quyết của ủy ban hành pháp trung ương đến Chouia. Không ra văn thư mà bằng khẩu lịnh cho bắt giam Giáo Sĩ càng nhiều càng tốt. Phải bắt ít nhất vài chục tiểu tư sản và thương gia và tố cáo họ đã tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các cuộc chống đối chính sách trưng thu tài sản Giáo Hội. Sau khi thi hành nhiệm vụ, nhân viên thi hành phải báo cáo cho bộ chính trị hay ít nhất cũng phải báo cáo cho hai thành viên của bộ. Căn cứ vào bản báo cáo, bộ chính trị sẽ ra khẩu lịnh cho các cơ quan hữu trách Tư Pháp thi hành bản án các phần tử phản loạn trong biến cố ở Chouia. Xử bắn một số lớn của “100 tên áo đen” cùng với các giáo dân ở Thủ Đô Mạc Tư khoa hay các trung tâm giáo dân khác. Chúng ta phải cho chúng một bài học ngay bây giờ để cho chúng không còn dám nghĩ đến một hình thức chống cự nào nữa trong vài chục năm sau”.

Căn cứ trên các bản phúc trình hằng tuần của cơ quan công an chính trị, cao điểm của chiến dịch tịch thu tài sản Giáo Hội xảy ra hồi tháng 3, tháng 4 và tháng 5 năm 1922. Trong số 1414 vụ chống cự, có 2691 Linh Mục, 1962 Nữ Tu Sĩ và 3447 Nam Tu Sĩ ở các Dòng Tu kín bị hạt sát. Nhà nước mở các vụ xử án Tu Sĩ công khai tại Mạc Tư Khoa, Ivanovo, Chouia, Smolenk, Petrograd. Theo chỉ thị của Lenine, bộ chính trị đưa ra một số biện pháp. Từ ngày 15 đến ngày 20 bắt giam vị Giáo Chủ và các Giám Mục trong Hội Đồng Giáo Hội. Trong vòng một tuần lễ đưa ra Tòa Án những người theo Đạo Chính Thống tại Chouia. Xử bắn các người cầm đầu cuộc nổi loạn. Trong một báo cáo gởi về bộ chính trị, Dzerjinski cho biết Giáo Chủ và phe của ông ta có hành động rõ ràng chống lại lịnh tịch thu tài sản của Giáo Hội. Nhà nước có đủ chứng cớ để bắt giam Giáo Chủ Tikhou và những thành viên phản động nhất của Giáo Khu. Việc bắt giam là một hành động hợp thời và hợp pháp. Linh Mục nào chống lại lịnh tịch thu là kẻ thù của nhân dân.

Ở Petrograd, có 76 Giáo Sĩ bị bắt giam trong các trại lao động khổ sai, 4 vị bị hành quyết trong đó có vị Tổng Giám Mục Giáo Phận Petrograd tên là Benjamin được bầu vào năm 1917. Vị Tổng Giám Mục này rất gần dân. Ông kêu gọi Giáo Hội độc lập với nhà cầm quyền ở Petrograd.

Ở Mạc Tư Khoa, có 140 Linh Mục và giáo dân bị bắt lưu đày lao động khổ sai. Sau đó họ bị kết án tử hình. Giáo Chủ Tikhon bị nhốt tại Tu Viện Donskoi ở Mạc Tư Khoa.

Vài tuần lễ sau khi diễn đi diễn lại trò xử án, ngày 28 tháng 2, báo chí đăng tin xử lại vụ án Mạc Tư Khoa. 34 thành viên đảng xã hội cách mạng bị kết tội “phản cách mạng và chống lại chính quyền bolshevik, là ban chỉ đạo cuộc nổi loạn ở Tambov”, trong đó gồm luôn vụ mưu sát Lenine xảy ra ngày 31 tháng 7 năm 1918.

Lenine cho áp dụng hình thức bị cáo hỗn hợp, như trong năm 1930 sau này Staline áp dụng. Nó gồm cả thành phần chính trị, mười hai thành viên của ủy ban trung ương đảng xã hội cách mạng do Abrmham Gots cầm đầu và các người khiêu khích do chính quyền gài vô. Họ tố cáo các người cùng bị can và khai những lời tự thú của mình. Theo nhận xét của bà Helene Carrere d’Encause thuộc Hàn Lâm Viện của Pháp, là để thử nghiệm phương pháp tố cáo cho ăn khớp với nhau, có xuất xứ là một sự thật. Cuộc chống đối của lực lượng xã hội cách mạng chống lại chính quyền bolshevik từ năm 1918 sẽ đưa đến một nguyên tắc là mọi sự chống đối cuối cùng là đưa đến việc cộng tác với giới tư sản quốc tế.

Chính quyền dàn cảnh các cuộc biểu tình của dân chúng ở bên ngoài các Tòa Án, đòi xử tử hình các tên khủng bố.

Ngày 7 tháng 8, có 10 đảng viên đảng xã hội cách mạng bị kết án tử hình. Nhờ các cuộc vận động quốc tế của một số nhà trí thức Nga trốn ra nước ngoài, cùng với tình hình căng thẳng ở nông thôn, nhà nước cộng sản tạm thời ngưng thi hành các bản án với điều kiện đảng xã hội ngưng các hoạt động chống lại nhà nước.

Tháng giêng năm 1924, các bản án tử hình giảm xuống án 5 năm lao động khổ sai. Nhưng các tù nhân sau 5 năm không được thả ra. Họ bị xử tử vào năm 1930 khi mà dư luận thế giới quên đi và tình hình trong nước không còn là mối lo cho chính quyền nữa.

Kể từ 1 tháng 6 năm 1922, nhà nước cho ban hành bộ hình luật mới. Lenine theo dõi sự soạn thảo các điều khoản của bộ luật. Bộ hình luật mới cho phép dùng bạo lực chống lại kẻ thù chính trị. ‘”Bằng chứng” của các vụ thủ tiêu nhanh chóng không còn giá trị trong thời chiến. Trong các bản dự thảo theo đề nghị của ông, đề ngày 15 tháng 3 năm 1922, Lenine bày tỏ ý kiến với viên chủ tịch nhân dân phụ trách Tư pháp Kourskii: “Theo thiển ý của tôi, phải nới rộng tất tầm xét xử tội tử hình cho tất cả các hoạt động của bọn menshevik, bọn cách mạng xã hội. Ta hãy tạo ra một hình phạt mới. Đó là hình phạt tống ra các vùng xa xôi hay ra nước ngoài. Phải tu chính một số hình thức kết tội các hoạt động có liên quan đến bọn tư sản quốc tế”.

Hai ngày sau, Lenine chỉ thị thêm cho Kourskii.

” Đồng chí, tôi muốn thêm vào bản dự thảo một khoản bổ túc cho bản tân hình luật. Việc cần thiết là phải rõ ràng. Phải đặt ra một nguyên tắc cho đúng với đường lối chính trị, chớ không phải chỉ trong phạm vi hẹp hòi của tư pháp. Các nguyên tắc này sẽ là nguyên do thúc đẩy các cuộc khủng bố. Thiết lập các nguyên tắc rõ ràng, không gian lận, không che giấu. Các điều khoản của hình luật càng cởi mở càng tốt. Chỉ có ý thức cách mạng hợp pháp mới tạo ra các điều kiện áp dụng cho các việc làm”.

 

CHƯƠNG 6

TỪ CUỘC HƯU CHIẾN ĐẾN ĐOẠN QUANH LỚN

Thời-gian 5 năm, từ đầu năm 1923 cho đến cuối năm 1927, cuộc đối đầu giữa chính quyền bolshevik và đảng toàn xã hội đã tạm ngưng. Việc tranh giành địa vị để thừa kế Lénine, qua đời ngày 24 tháng giêng năm 1924, sau một thời gian bị tê liệt vì bệnh đứt gân máu ở não vào tháng 3 năm 1923, và trong khoảng tám tháng ông nằm liệt nên ông đã không tham gia dược vào một hoạt-động chính trị gì cả. Cơn bệnh của Lénine đưa mọi hướng hoạt động của các lãnh tụ bolshevik tấp trung vào việc tìm coi ai là người thứa kế để lãnh đạo đảng và nhà nước. Nhờ vậy, mà trong vòng 5 năm, xã hội Nga có thời gian để “băng bó” lại các đỗ vở.

Trong khoảng thời gian 5 năm này, xã hội của người nông dân họ bao gồm gần 85% toàn thể các dân số của nước Nga đả cố lập lại các cuộc trao đổi để thương lượng các sản phẩm của sức lao động của chính họ và được sống theo sở nguyện, như theo định thức đẹp đẽ của nhà sử gia lớn chuyên nghiên cứu về thân phận của nông dân Nga. Định thức mà ông gọi là: “Cuộc chuyển vận trong ảo tưởng của nông dân”. Các người bolshevik đã đặt tên “ảo tưởng” này là Eserovschina, nếu ta chuyển nghĩa thì gần như là: (Tâm trạng xã hội cách mạng), được căn cứ vào 4 nguyên tắc và cũng là căn bản của mọi chương trình hoạt động của giới nông dân từ nhiều thập niên đã qua: Chấm dứt quyền sở hữu của các vị điền chủ và phân chia ruộng đất cho các nông dân tùy theo số nhân khẩu của mỗi gia đình, quyền được tự do định đoạt cách dùng các sản phẩm do các nông dân tạo ra với sức lao động của họ, tự do mua bán và ở các vùng nông thôn, họ “tự quản”. Nông dân thay mặt cho các cộng đồng làng xã với sự hạn chế hiện diện vào việc can thiệp nôi bộ tại các làng xã của nhà nước bolshevik. Chỉ lập một ban Sô Viết cho vài làng và một tổ của đảng cộng sản cho 100 làng.

Được chính quyền chấp nhận một phần nào đó, được tạm “dung thứ” vì đó là một dấu hiệu “lạc hậu” trong một nước mà yếu tố của kinh tế thị trường lại chính là nông dân, đã bị gián đọan từ năm 1914 đến năm 1922 vừa được khởi hoạt động trở lại. Sau các vụ làm mùa, với thời gian rảnh rỗi, các nông dân từ các làng quê đổ về các thành phố để tìm việc làm hòng kiếm thêm lợi tức. Việc này đã có từ lâu dười chế độ Nga Hoàng, các ngành kỹ nghệ của nhà nước không quan tâm đến việc sản xuất các vật dụng cần thiết cho việc tiêu dùng hàng ngày nhờ vậy các ngành nghề thủ công nghiệp nơi nông thôn đã phát triển khả quan, nạn thiếu lương thực và đói kém đã bắt đầu bớt đi và các nông dân đã có cái ăn hàng ngày.

Sự an sinh trước mắt không che dấu được các mối bất đồng giữa chế độ bolshevik và xã hội Nga, vì họ chưa quên các cuộc bạo động mà chính họ là nạn nhân. Giá các nông sản quá hạ và các bất mãn của giới nông dân quá nhiều, giá các sản phẩm công nghệ thì quá cao và lại rất ít, có thể gọi là hiếm có vì các sắc thuế quá nặng. Giới nông dân họ có cảm tưởng họ là loại công dân hạng thứ hai, so với các người dân ở thành phố và đáng kể là các người thợ công nhân được coi là các người dân được ưu đãi. Nông dân đã than van rất nhiều về các việc “lộng quyền” của các cán bộ đại diện căn bản của chế độ Sô Viết, các người này được đào tạo từ môi trường “Cộng sản chiến tranh”. Các cán bộ này đã lạm dụng tuyệt đối các quyền lực mà họ đã có được từ xưa những tập tục và thói quen hay từ những chính sách khủng bố và đàn áp từ những năm 1918 cho đến 1923. Các cơ quan hành chánh, tư pháp và cảnh sát đều bị hư hỏng vì nạn say rượu, nạn đòi hối lộ công khai, nạn quan liêu và các tư cách bất nhã đối với toàn thể các nông dân. Bản phúc trình dài của cơ quan “Cảnh sát chính trị” vào cuối năm 1925 đã nhìn nhận về: Tình trạng hợp pháp của xã hội chủ nghĩa ở nông thôn đã xác nhận các tệ đoan kể trên.

Mặc dù các lãnh tụ bolshevik cũng là các người đại diện cho chính quyền Sô Viết đã lên án các tệ đoan xảy ra ở nông thôn nhưng họ vẫn lo sợ đề phòng là nơi có thể phát xuất các điều bất lợi và có thể coi là nguy hiểm có thể đe dọa đến quyền lực của họ. Họ coi nơi đây là nơi: Chứa đựng các phần tử koulaks, các người xã hội cách mạng, các linh mục, các vị cựu địa chủ chưa bị thủ tiêu. Đây là tất cả các lời được biểu lộ trong một bản phúc trình của viên chỉ huy cảnh sát chính trị ở Toula. Và các tài liệu của ngành tình báo nơi cơ quan Guépou (tên mới của cơ quan này thay thế cho tên Tchéka), cũng báo cáo là các giới thợ công nhân cũng cần phải kiểm soát gắt gao. Giới thợ công nhân được phục hồi sau những năm xảy ra nội chiến, cách mạng. Họ vẫn còn giữ được các mội liên lạc với giới nông thôn thù nghịch chính quyền. Các người “điềm chỉ” đã hiện diện rất nhiều trong các xí nghiệp, theo dỏi từ các “lời nói” đến các “hành động” của các người thợ công nhân, coi họ có đi sai hướng chỉ định của chính quyền hay không. Các “Khí sắc nông dân” được chỉ cho những người công nhân đã trở về làm việc trở lại sau những ngày nghỉ hàng năm mà trở về làng quê, giúp thân nhân của họ làm việc trong những ngày mùa. Những bản phúc trình của các cơ quan cảnh sát đã phân tích tỉ mỉ các phần tử chống đối trong giới công nhân, thường nằm trong hệ thống “tiểu tổ” của xã hội cách mạng và các phần tử lạc hậu về chính trị này thường xuất phát từ nông thôn, được coi là các phần tử hiểu biết về chính trị.Những sự đình công và ngưng làm việc thường xảy ra trong các năm này, vì số người thất nghiệp lên rất cao. Cuộc sống hàng ngày được cải thiện phần nào cho những người có việc làm. Tất cả đều được phân tích kỹ và các người cầm đầu đều bị bắt.

Ngày hôm nay chúng ta được tham khảo các tài liệu chính trị nội bộ của cơ quan cảnh sát, đã cho ta biết là sau nhiều năm cơ quan này phát triển quá mau đã bắt đầu gặp các khó khăn vì việc tạm ngưng chương trình tự nguyện bolshevik để biến đổi cải cách xã hội. Trong 2 năm 1924-1926, Dzerjinski đã phải đấu tranh nhiều với một vài lãnh tụ bolshevik vì các vị này đã đòi giảm bớt nhân số của các cơ quan Tchéka vì với việc thay đổi tình hình được coi như tạm yên. Do vậy, con số nhân sự này được coi là quá nhiều không còn thích ứng nữa. Và đây là lần thứ nhất mà sự việc giảm nhân sự xảy ra rất mạnh bạo. Đến năm 1953 mới lại xảy ra lần thứ hai việc giảm nhân viên nghành cảnh sát chính trị. Năm 1921 cơ quan Tchéka có 105.000 nhân viên dân chính và 180.000 nhân viên quân sự đặc biệt, bao gồm luôn các lực lượng biên giới, các toán Tchéka phụ trách an ninh cho các cơ quan xe hỏa (đường sắt) và các toán canh gác các trại tập trung. Qua đến năm 1925, cơ quan này chỉ còn lại 26.000 nhân viên dân chính và khoảng 60.000 ngàn nhân viên quân sự. Công thêm với các con số này còn có thêm lối 30.000 người “điềm chỉ”, so với con số người loại này vào năm 1921, với các tài liệu tham khảo các con số này không được biết rõ. Tháng chạp năm 1924, trong thơ của Nikolai Boukharine gởi cho Feliks Dzerjinski, ông đã viết: “Chúng ta cần phải chuyển qua giai đoạn “tự do hơn” của chính quyền Sô Viết: Bớt đàn áp, các việc làm phải hợp pháp, mở nhiều cuộc bàn cải, cho tản quyền về các địa phương và lẽ dĩ nhiên phải dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản. Vài tháng sau đó, ngày 1 tháng 5 năm 1925 chủ tịch tòa án cách mạng, Nikolai Krylenko người đã chủ tọa cuộc xử án “trá hình” tư-pháp (mascarade) của cuộc xử án các người cách mạng, đã gởi một bản phúc trình dài lên bộ chính trị đảng cộng sản Nga, ông đã chỉ trích các việc lạm dụng của cơ quan Guépou đã có những hành động vượt quá mức giới hạn đối với các sắc luật mà họ có trọng trách phải thi hành. Năm 1922-1923 đã có nhiều sắc luật được ban ra với tác dụng hạn chế các khả năng của cơ quan Guépou về các việc liên quan đến: “Gián điệp, Ăn cướp,Tiền giả và Phản cách mạng”. Đối với các tội ác kể trên, cơ quan Guepou sẽ là “Ông Tòa” duy nhất và với “tập đoàn đặc biệt” của họ, họ có thể tuyên án, lưu đày hay cưỡng bách cư ngụ để dễ bề kiểm soát cho tới 3 năm, cho đi tập trung vào các trại lao động cưỡng bách hay tối đa là án tử hình. Năm 1924, trong số 64000 hồ sơ được cơ quan Guépou phụ trách thì 52000 hồ sơ được chuyển qua các tòa án thường. Các cơ quan tư pháp của Guépou đã lưu lại 9000 hồ sơ, một con số quá cao so với hiện tình chính trị được coi như là ổn định. Ông Nikolai Krylenko nhắc lại: “Các điều kiện sinh sống của các người bị đưa đi đày ở các vùng hẻo lánh tại Sibérie, không được cấp phát một đồng tiền nào, các người này đã sống quá thê thảm. Trong số này có các sinh viên tuổi từ 18-19 và các người già 70 tuổi. Thành phần nhiều hơn hết là các thành viên của Giáo Hội và các phụ nữ già, họ đều thuộc vào thành-phần “nguy hiểm cho xã hội” và Nikolai Krylendo cũng đề nghị giới hạn việc dùng danh từ “phản cách mạng”, danh từ này chỉ được dùng riêng cho các đoàn viên các “đảng chính trị, đại diện của các quyền lợi kinh tế của các người trung lưu trưởng giả” để hầu tránh được việc lạm dụng quá độ các từ này trong các ngành nơi cơ quan Guépou.

Đứng trước các sự chỉ trích trên, Dzerjinski và các viên phụ tá của ông đã gởi lên các vị lãnh tụ bolshevik là những người chỉ huy cao cấp của đảng, và riêng cho Staline, nhiều bản báo cáo báo động về các rắc rối nó kéo dài trong nước Ba Lan, các nước Baltes, nước Anh, nước Pháp và nước Nhật.

Về bản phúc trình các hoạt-động của cơ quan Guépou trong năm 1924 gồm có:

– Bắt giam 11.453 tên “ăn cướp” trong số này đã hành quyết 1858 tên tại chỗ.

– Điều tra 926 người ngoại quốc và trong số này đã trục xuất 357 người ra khỏi nước Nga và bắt giam 1542 tên tội phạm làm “Gián điệp”.

– Đã hành quân 81 lần chống lại các nhóm “vô chính phủ” và bắt giam 266 người.

– Được điềm chỉ và phá vở một mưu toan nổi loạn của Bạch Quân ở Crimée, và đã hành quyết 132 người trong khuôn khổ của cuộc mưu toan nổi dậy này.

-Đã thanh toán 14 tổ chức menshevik và bắt giam 540 người, sáu tổ chức cách mạng xã hội thiên hữu và bắt giam 152 người, bảy tổ chức xã hội cách mạng thiên tả và bắt giam 52 người, 117 tổ chức các người trí thức đủ loại và bắt giam 1360 người, hai mươi bốn tổ chức bảo hoàng và bắt giam 1245 người, 85 tổ chức đạo và giáo phái cùng bắt giam 1765 người, và 675 nhóm người koulaks bắt giam 1148 người.

– Trong 2 cuộc “ruồng bắt” lớn diễn ra vào tháng 2 và tháng 7 năm1924 và trục xuất ra khỏi các Thành Phố Moscow và Léningrad khoảng 4500 tên ăn trộm, các tên tái phạm, các tên đã theo kế hoạch nepmen (NEP các tiểu thương và các tên thầu khoán nhỏ)

– Đã cho “kiểm soát và theo dõi chặt chẽ” từ mỗi cá nhân, có 18200 người bị xếp vào thành phần “nguy hiểm” cho xã hội.

– Đã cho “canh chừng” 15.501 xí nghiệp và cơ sở hành chánh.

– Đã đọc và kiểm duyệt 5.078.114 thư từ và các văn thư liên lạc đủ loại.

Với các việc làm kể trên đây, với các con số được coi là chính sác đã nói lên sự “lố bịch trơ trẽn” của chế độ thư lại, vậy có thể đáng tin hay không? Và nằm trong kế hoạch về ngân sách của cơ quan Guépou cho năm 1925 đã nói lên sự kiện là cơ quan này sẽ không bớt hay là nới tay về việc phòng vệ và bảo vệ, đây là nhiệm vụ chính trị chánh của cơ quan cảnh sát và tương xứng với ngân sách được cấp phát. Các dữ kiện này là tư liệu quý giá đối với các sử gia, vì ngoài các con số nêu trên việc hành sự chuyên quyền đủ loại tự nó đã nói lên được việc hành sự thường trực đối với các kẻ thù có tiềm năng, cơ quan Guépou có một vài hệ thống bớt hoạt động nhưng vẫn được đặt trong tình trạng sẵn sàng hành động.

Mặc dầu ngân sách bị cắt giảm và cũng do các lời chỉ trích không có kết quả của các viên lãnh tụ bolshevik, các hoạt động của cơ quan Guépou còn được khuyến khích bởi các điều mà luật hình sự được sửa đổi cho thêm cứng rắn hơn. Căn cứ trên: Các nguyên tắc căn bản nơi hình luật của Liên Bang Sô Viết, được chấp thuận ngày 31 tháng 10 năm 1924 và Bộ luật mới về Hình luật được ban hành năm 1926, đã mở tầm giải thích rộng rải hơn những tội ác bị coi là phản cách mạng và xếp thành luật “các người bị coi là nguy hiểm cho xã hội” mọi hoạt động dù không “nhắm” thẳng vào việc lật đổ hay làm suy yếu chính quyền Sô Viết và bị coi là phạm nhân đã vi phạm vào các quyền lợi đạt được về chính trị và kinh tế của cuộc cách mạng vô sản. Như vậy đạo luật này sẽ trừng phạt mọi trường hợp bất chính và cả các mưu toan hay ý đồ có dính líu đến các trường hợp sẽ xảy ra.

Cũng bị xếp loại và coi như “thành phần nguy hiểm cho xã hội” tất cả các cá nhân nào đã làm một hành động nguy hiểm đói với xã hội hay là có dính líu hoặc liên quan đến các giới tội ác hay trong quá khứ đã có một hành động nào bị coi là một hiểm nguy. Các người bị chỉ định tùy theo các tiêu chuẩn rất là co giản có thể bị lên án mặc dầu thiếu các bằng chứng là thủ phạm. Và hình luật này còn giải thích rõ ràng là tòa án có thể cho thi hành các biện pháp để bảo vệ xã hội, các người đã bị coi là thành phần nguy hiểm cho xã hội vì đã vi phạm một khinh tội được xác định, hay trong trường hợp bị truy tố đã phạm phải một khinh tội được xác định và được tòa án phán xét là “vô tội” vẫn bị coi là nguy hiểm cho xã hội. Tất cả các khuynh hướng được coi là luật hình sự của năm 1926 có điều phi thường, số 28 với 14 phụ chương xác định các tội danh “phản cách mạng” đã cũng cố căn bản hợp pháp của các cuộc khủng bố của chế độ. Ngày 4 tháng 5 năm 1926, Dzerjinski đã gởi một văn thư cho phụ tá của ông là Iagoda, trong văn thư này ông ta nói về một chương-trình rộng lớn để “chống lại các sự đầu cơ”, đã phân tích các ranh giới của chính sách NEP (tân chính sách kinh tế chính trị do Lénine đề ra ) và tinh thần cuộc nội chiến thường trực của các người lãnh đạo cao cấp của chế độ, như sau:

…Cuộc chiến chống lại các sự đầu cơ có một tính cách quan trọng cho ngày hôm nay. Chúng ta cần quét sạch ra khỏi Thành Phố Moscow các phần tử ăn bám và các bọn đầu cơ. Tôi đã ra lịnh cho Pauker thu thập tất cả các tài liệu hiện đang có về việc lập phiếu cá nhân của mổi người dân cư ngụ tại Moscow để giải quyết vấn đề này. Cho đến ngày hôm nay, tôi chưa nhận được gì cả. Đồng chí có nghỉ rằng chúng ta phải cho thành lập một bộ đặc biệt để di dân đi khẩn khoang và ngân sách đặc biệt này sẽ cho các số tiền mà chúng ta đã tịch thâu, để đài thọ cho công tác này. Chúng ta sẽ đưa các phần tử ăn bám này và gia đình của họ đến cư ngụ ở các thành phố hẻo lánh và khổ cực này ở những vùng xa xôi của đất nước Nga, theo một kế hoạch đã được soạn thảo trước và được sự chấp thuận của chính phủ. Chúng ta cần “quét sạch” các thành phố nơi có nhiều trăm ngàn người “ăn bám” và “đầu cơ”, họ đang sống sung túc. Các tên “ăn hại”‘ này đang lủng đoạn và tiêu diệt chúng ta. Vì bọn chúng là thủ phạm đã tạo nên sự khan hiếm các vật dụng kỹ nghệ sản xuất và các hàng hóa để cung cấp cho các người nông dân. Vì chúng giá cả đã leo thang và đòng tiền Rúp đã mất giá? Cơ quan Guépou phải ra tay hành động liền để giải-quyết vấn đề này với tất cả các nghị lực của cơ quan”.

Trong các đặc điểm khác của chế độ hình luật Sô Viết có nói đến sự hình thành của hai hệ thống phân biệt truy tố tội phạm: Một là Tư Pháp, Hai là Hành Chánh. Và có hai chế độ lao từ: Một do bộ nội vụ và Một do cơ quan Guépou đảm trách. Các nhà tù đã có sẵn một hệ thống củ để giam các tội phạm bị kết án do các thủ tục tố tụng thường dùng, còn có một hệ thống các trại tập trung cưỡng bách lao động do cơ quan Guépou quản lý để giam cầm các tội phạm bị kết án do các thủ tục tố tụng đặc biệt của ngành cảnh sát chính trị để xử tất cả các loại tội trạng thuộc về: Phản cách mạng dưới mọi hình thức, các tên đại cường đạo, làm tiền giả và các tội của các nhân viên cảnh sát chính trị gây ra.

Năm 1922, chính phủ đề nghị lập một trại tập trung lớn ở đảo Solovki, năm hòn đảo trên Bạch Hải nằm ngoài khơi vùng Arkhangelsk, và một hòn đảo lớn có một Tu Viện lớn của Giáo Hội Chính Thống Nga. Sau khi đã đuổi các tu sĩ ở đây đi nơi khác, cơ quan Guépou đã tổ chức ở quần đảo nhiều trại tập trung được mang danh là SLON (Trại đặc biệt ở Solovki). Các số tù nhân đầu tiên được lấy ra từ các trại ở Kholmogory và ở Pertaminsk đã đến Solovki vào đầu tháng 7 năm 1923. Đến cuối năm con số các tội nhân lên đến 4000 người và sang đến năm 1927 con số lên đến 15000 người và cuối năm 1928 là 30000 người.

Một đặc điểm của các trại ở Solovki là họ áp dụng chế độ “tự quản” ngoài viên giám đốc và vài nhân viên có trách nhiệm, tất cả các dịch vụ của các trại đều do các phạm nhân đảm nhận. Các phạm nhân này là cựu cộng tác viên và cựu nhân viên của cơ quan cảnh sát chính trị. Các hành động của các loại người này đã đưa đến một kết quả là việc chuyên quyền toàn bộ về việc “tự quản trị” và làm tăng thêm các đặc quyền hưởng lợi, được thừa hưởng rộng rãi dưới chế độ cũ, vì các tù nhân được hưởng quy chế là tù nhân chính trị.

Với chính sách NEP, cơ quan hành chánh của Guépou đã phân loại ra ba hạng tù phạm.

Hạng thí nhất bao gồm các tù phạm thuộc về chính trị, riêng biệt cho các cựu đảng viên của đảng menshevik, xã hội cách mạng và “vô chính phủ”, các tù phạm này đã đòi được ở Dzerjinski và được hưởng một chế độ chính trị khoan hồng vì Dzerjinski cũng đã là tủ phạm chính trị và đã ở tù 10 năm luôn cả thời gian bị đưa di lưu đày. Họ được hưởng một khẩu phần ăn gọi là “khẩu phần chính trị”, được quyền giữ một vài vật dụng dùng cho cá nhân, có quyền được nhận báo chí của thơn nhân gởi vào và không bị bắt buộc làm các việc khổ sai. Đến cuối thập niên 20, quy chế này bị bãi bỏ.

Hạnh hai là hạng đông tù phạm nhiều hơn các hạng khác gồm có các thành phần “phản cách mạng”: Đoàn viên các đảng không thuộc phe xã hội hay vô chính phủ, các thành viên của giáo hội, các cựu sĩ quan của Nga Hoàng, các cựu công chức, các người Cosaque, các người đã tham dự vào cuộc nổi loạn ở Kronstadt và ở Tambov, và tất cả các người bị tuyên án theo điều luật số 58 của luật hình sự.

Hạng thứ ba gồm các tù phạm thuộc luật thường phạm như: Ăn cướp, làm tiền giả do các Tòa Án Guépou kết án và những cựu nhân viên của cơ quan Tchéka mang các tội loại thường phạm và vi phạm các tội của cơ quan này.

Những người “Phản cách mạng” bị giam chung với các người này và những người tù phạm thuộc loại luật thường phạm họ tác yêu, tác quái trong trại giam, các người “phản cách mạng” phải chịu đựng rất nhiều sự chuyên chế hoàn toàn, khổ cực, phải chịu đói vì phần ăn của họ đã bị những người kia cướp đoạt, với thời tiết quá lạnh vào mùa Đông và qua mùa Hè phải chịu đựng nạn muỗi cắn vì vùng này có quá nhiều ao, hồ. Một hình thức tra tấn thường diễn ra ở nơi dây là bắt các nạn nhân ở nơi đây cởi bỏ tất cả quần áo và trói họ lại rồi bắt đứng cả đêm ở ngoài rừng để cho muỗi chích. Khi bị bắt buộc phải di chuyển từ trại này qua trại khác, các tù phạm xin được trói hai tay về phía sau lưng, và đó là điều được ghi ở trong bản điều lệ của trại giam. Đó là cách duy nhất tự vệ của tù phạm, để khỏi phải bị giết vì lý do muốn tẩu thoát. Và sau khi đã hạ sát một tù phạm chỉ cần một báo cáo “cộc lốc” như vậy. Nhà văn có danh ở trong đám các tù phạm tại Solovki tên Varlam Chalamov, ông thuộc loại các tù phạm về chính trị và đã viết lên các thảm trạng xảy ra ở nơi này.

Và với các kinh nghiệm khai thác sức lao động khổ sai của các người từ ở Solovki của cơ quan Guépou trong những năm nội chiến, và phương pháp sử dụng hình phạt khổ sai lao động đã phát triển triệt để vào các năm 1929. Trong thời gian từ khi các trại này được thiết lập, các tù phạm được sử dụng rất ít vào các việc làm sản xuất ở trong vòng các trại, cho đến năm 1925. Bắt đầu từ năm 1926, ban giám đốc của trại tù ở Solovki đã ký các khế ước để sản xuất với các cơ quan quốc doanh và khai thác hợp lý nguồn lao động khổ sai này thành được một nguồn lợi và không giống như các năm 1919-1920 khác với lý thuyết khi các trại tập trung đầu tiên được thành lập là: “Lao động sửa sai” và để “tái cải huấn” các tù phạm. Được tái tổ chức dưới danh xưng USLON (Direstion des camps spéciaux du Nord), ban lãnh đạo các trại giam đặc biệt ở miền Bắc, các trại giam đặc biệt Solovki được thiết lập thêm rất nhiều nằm rải rác trên lục địa và khởi đầu ở các vùng ven Bạch Hải. Năm 1926-1927 nhiều trại mới được thiết lập ở cửa sông Petchora, ở vùng Kem và ở nhiều vùng “đất độc” ở các ven biển không có người sinh sống, và đi vào phía sâu trong các vùng này có toàn là những khu rừng gổ để khai thác. Các tù nhân phải được thực hành một kế hoạch và chương trình sản xuất và phải thực hiện đủ số cây gỗ được hạ xuống và đúng thời hạn chỉ định. Các chương trình sản xuất với chỉ số gia tăng việc cung cấp gỗ cho các cơ quan quốc doanh nên cần thêm một số tù phạm, và số tù phạm này gia tăng rất mau và rất nhiều. Vì yếu tố kể trên, bắt đầu từ năm 1929, tất cả các người tù phạm nào bị kết án trên 3 năm đều bị đưa đi về các trại lao động khổ sai để tham gia vào việc sản xuất và cung cấp “cây gỗ” cho các khế ước đã được ký kết. Biện pháp này đã làm phát triển thêm các trại lao động khổ sai. Đây là nơi mà có thể nói là “phòng thí nghiệm” về lao động khổ sai, các trại tập trung đặc biệt ở quần đảo Solovki là “khuôn khổ” của một bán đảo khác đang được “thai nghén” một quần đảo bao la nằm trên toàn một lục địa đó là: Quần đảo Goulag

Hàng năm cơ quan Guépou lên án vài ngàn người bị đưa đi đày vào các trại tập trung “lao động khổ sai” hoặc là bị “quản thúc tại gia” hoặc cưỡng bách đi ở các nơi cư ngụ khác. đó là các hoạt động bình thường của cơ quan này. Ngoài ra họ còn mở các cuộc hành quân lớn đàn áp với các chỉ tiêu đặc biệt. Trong những năm từ 1923 đến 1927 tình thế tạm lắng yên, nhờ chính sách NEP tại nước Nga, thì trên thực tế những nước ở các vùng Liên Trung Á và ở Trung Á (Transcaucasie và Asie centrale). Các cuộc hành quân lớn để đàn áp các phần tử chống đối đã diễn ra với từng giai đoạn đàn áp rộng lớn và đẫm máu. Các nước và các sắc dân ở các vùng này đã chống đối lại dữ tợn các cuộc chinh phục của người Nga hồi thế kỷ 19 và đã bị các người bolshevik tái chiếm lại: Xứ Azerbaidjan bị tái chiếm vào tháng 4 năm 1920, Xứ Arménie bị tái chiếm vào tháng 12 năm 1920, xứ Géorgie bị tái chiếm vào tháng 2 năm 1920, xứ Daguestan vào cuối năm 1921, xứ Turkestan với Boukhara vào mùa Thu năm 1920. Họ tiếp tục chống cự lại mãnh liệt với việc Sô Viết hóa. Tháng Giêng năm 1923 Peters, ủy viên toàn quyền chỉ huy các cuộc hành quân tái chiếm các vùng nói trên đã báo cáo: Chúng tôi chỉ kiểm soát các Thành Phố lớn ở vùng Turkestan. Từ năm 1918 cho đến cuối năm 1920 và trong một vài vùng được kéo dài cho đến năm 1935-1936, một phần lớn của vùng Trung Á, trừ các Thành Phố lớn, còn do các người basmatchis kiểm soát. Danh từ batmaschi (ăn cướp, tiếng của sắc tộc Ouzbek ), mà người Nga dùng để chỉ cho tất cả các sắc tộc Ouzbeks, Kirghiz, Turkmènes, các sắc-tộc này hoạt động riêng rẻ ở nhiếu vùng khác nhau.

Tụ điểm chính của cuộc nổi loạn là ở các vùng thung lũng Fergana. Sau khi tái chiếm được Boukhara vào tháng 9 năm 1920, Hồng quân phải đương đầu với các cuộc nổi loạn lan tràn về các vùng phía Đông và phía Nam của cựu Tiểu Quốc Boukhara và các vùng phía Bắc của các đồng cỏ Turkmènes. Các chiến sĩ Basmatchis gồm có các sắc dân đã định cư cùng với các sắc dân du mục. Đầu năm 1921, bộ tham mưu của hành quân đã ước lượng số người đã chống lại họ lên đến 30000 người có võ trang. Các người chỉ huy các cuộc nổi loạn này không được đồng nhất. Có nơi thì là những thân hào của các làng xã, các tù trưởng hay là các vị lãnh đạo tôn giáo truyền thống và cũng có các người quốc gia Hồi Giáo họ không thuộc các sắc dân nói trên như: “Ông Enver Pacha, cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng của Thổ Nhỉ Kỳ đã tử trận vào năm 1922 lúc giao chiến với các lực lượng vũ trang của cơ quan Tcheka. Các cuộc nổi loạn của các toán quân basmatchis chỉ có tính cách bất giác, tự nhiên chống lại các người “bất trung” (danh từ của Hồi Giáo chỉ vào những người không cùng đạo), bọn “áp bức” người Nga kẻ thù của tái xuất hiện dưới hình thức mới vì các kẻ thù này cướp đoạt đất đai, các súc vật của họ mà lại còn phạm vào “thế giới tâm linh” của các người Hồi Giáo. Trận chiến tranh bình định này có tính chất “thuộc địa” và các người basmatchis đã chống cự lại ròng rã 10 năm, đối đầu với các đạo quân của Hồng Quân và các lực lượng đặc biệt của cảnh sát chính trị dưới sự chỉ huy của bộ đông phương của cơ quan Tcheka. Đến ngày hôm nay, rất khó mà ước lượng dù với con số phỏng chừng, số nạn nhân của các trận chiến đã xảy ra ở các vùng kể trên.

Khu vực lớn thứ hai do bộ đông phương của cơ quan Tcheka (Guépéou) là vùng Transcaucasie. Trong vòng 5 năm bắt đầu từ năm 1920, các vùng đất Daguestan, Géorgie và Tchéchénie đã bị đàn áp cũng như các vùng ở Trung Á. Vùng đất Daguestan đã chống cự lại đến cuối năm 1921. Dưới sự lãnh đạo của Cheikh Uzun Hadji (lãnh tụ tôn giáo) của Hội Đạo Hồi Giáo của các người Nakchbandis, họ đã chủ động các người sơn cước và cuộc chiến đấu mang tính cách một cuộc “thánh chiến” chống lại những người Nga xâm lăng. Cuộc chống cự kéo dài suốt một năm và có vài vùng chỉ được “bình định” vào năm 1923 sau khi các người bolshevik cho phi cơ oanh tạc các khu vực rộng lớn và tàn sát các người dân thường.

Sau 3 năm sống độc lập với một chính phủ menshevik, vùng Géorgie đã bị Hồng quân chiếm đóng vào tháng Giêng năm 1921. Alexandre Miasnikov, thơ ký của ủy ban bolshevik của vùng Transcaucasie đã tuyên bố đây là “một vụ khó khăn”. Đảng bolshevik địa phương chỉ quy tụ được lối 10.000 đảng viên trong thời gian suốt 3 năm dưới chính phủ menshevik. Họ phải đương đầu với một từng lớp trí thức và cựu quý tộc gồm có gần 100.000 người, các số người này thuộc loại chống bolshevik. Thêm vào còn có một mạng lưới mạnh mẽ người menshevik bởi vì đảng menshevik vào năm 1920 đã có 60.000 đảng viên. Mặc dầu dưới sự chỉ huy của một ủy viên của cơ quan Tchéka Lavrenti Beria mới có 25 tuổi, một người sẽ có được tương lai quan trọng, cuộc đàn áp đã diễn ra với sự tàn ác quá sức tưởng tượng vì cơ quan Tcheka ở đây được quyền tự trị, không chịu sự chi phối của trung ương ở Moscow. Các người menshevik bị lưu đày vào cuối năm 1922 đã hợp tác với các tổ chức chống bolshevik khác, tổ chức một Ủy Ban Bí Mật dành độc lập cho vùng Géorgie để nổi loạn. Khởi loạn được bắt đầu vào ngày 28 tháng 8 năm 1924 ở Tỉnh nhỏ Tchiatoura, và trong vòng 5 ngày sau đó cuộc nổi loạn lan tràn ra khắp 25 địa hạt ở vùng Gourie, và số đông các người nông dân đã tham dự cuộc nổi loạn này. Cuộc nổi loạn này đã bị dẹp tan trong vòng một tuần lễ vì các lực lượng Hồng quân có quá nhiều lính và họ lại có thêm phi cơ oanh tạc và pháo binh yểm trợ. Sergo Ordjonikidze, đệ nhứt bí thư của ủy ban đảng bolshevik vùng Transcaucasie và Lavrenti Beria lấy cớ về cuộc nổi loạn này để: Thanh toán một lần cho dứt khoát các người menshevik và các quý tộc gốc người Géorgie. Với các con số ghi trên các văn thư vừa được cho phép tham khảo, 12578 người đã bị xử bắn trong thời gian từ ngày 29 tháng 8 năm 1924 cho đến ngày 5 tháng 9 năm 1924. Tính rộng lớn của cuộc đàn áp này đã làm bộ chính trị của đảng bolshevik súc động. Ban lãnh đạo của bộ chính trị liền kêu gọi đảng bộ địa phương trở về trật tự, và ngưng các cuộc tàn sát một số lớn vì không tương ứng cùng với cuộc nổi loạn, đùng hành quyết các người chính trị mà không được ủy ban trung ương cho phép. Nhưng các vụ hành quyết đơn giản tiếp tục trong nhiều thang. Vào cuộc họp toàn đảng của ủy ban trung ương ở Moscow vào tháng 10 năm 1924, Sergo Ordjonikidze, đã báo cáo “Có lẽ chúng tôi đã hành động hơi quá đáng, nhưng không thể không có một cái gì cả”.

Một năm sau các cuộc đàn áp tháng 8 năm 1924 chống lại các người nổi loạn ở Géoegie, chế độ lại cho thi hành một cuộc hành quân lớn để “bình định” ở vùng Tchétchénie, nơi đây ai cũng nói là chính quyền Sô Viết không có nơi đây. Từ ngày 17 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9 năm 1925, trên 10 000 Hồng quân dưới sự chỉ huy của Tướng Ouborecitch, với sự yểm trợ nơi cánh quân lực lượng đặc biệt của cơ quan Guépou, bắt đầu tước võ khí các thân binh người Tchetchène. Cả chục ngàn vũ khí đã bị tịch thu và 1000 tên “ăn cướp” đã bị bắt giam. Trước sự kháng cự của dân chúng viên chỉ huy Guépou tên Ounchlicht, đã nhìn nhận là phải kêu pháo binh nặng và phi cơ oanh tạc các “tổ kháng cự của bọn ăn cướp”. Cuộc bình định ở vùng này được diễn ra vào thời điểm mà người ta gọi là “cực điểm của chính sách NEP”, trong bản phúc trình Ounchlicht đã viết: “Qua các kinh nghiệm chiến đấu chống lại bọn basmatchis ở Turkestan, chống lại bọn “ăn cướp” ở Ukraine, ở Tỉnh Tambov và các nơi khác, các cuộc đàn áp dùng quân lực chỉ có hiệu lực với cách là phải được Sô Viết hóa ở tại các nơi này và cần đi xâu vào các vùng hẻo lánh xa xôi”.

Cuối năm 1926, sau cái chết của Dzerjinski, cánh tay mặt của ông là Viatcheslav Rudolfovitch Menjinski, người gốc Ba Lan cũng như Dzerjinski, đã được Staline cất nhắc lên làm chỉ huy cơ quan Guépou. Lúc này Staline đang âm thầm mưu toan chống lại Trotski và Boukharine. Tháng Giêng năm 1927, cơ quan Guépou được lịnh thi hành mau lẹ việc lập các phiếu cá nhân các “thành phần nguy hiểm đối với xã hội và chống lại Sô Viết”, ở các thôn quê. Trong vòng một năm con số người bị ghi vào các phiếu từ khoảng 30.000 tăng lên 72.000 người. Đến tháng 9 năm 1927, cơ quan Guépou đã cho phát động trong nhiều tỉnh, nhiều đợt bắt giam các người koulaks và “các phần tử nguy hiểm đối với xã hội”. Các đợt lùng bắt này được coi là cuộc thí nghiệm đầu tiên hay là các cuộc thực tập dự bị cho cuộc “bố ráp” lớn để thi hành kế hoạch “giải thể các người koulaks”, sẽ được phát động vào mùa Đông 1929-1930.

Năm 1926-1927, cơ-quan Guépou cũng tích cực hoạt động trong việc lùng bắt các người chống đối chế độ cộng sản và gán cho các người này danh từ thân Zinoviev hay là Trotsky. Việc thực thi làm phiếu cá nhân để theo dõi các người chống cộng đã được bắt đầu sớm hơn vào các năm 1921-1922. Tháng 9 năm 1923, Dzerjinski đã đề-nghị siết chặt lại ý thức chủ nghĩa của đảng. Các người cộng sản phải cam kết báo cho cơ quan cảnh sát chính trị mọi tin tức mà họ biết về sự hiện diện của các thành phần sai lệch, xét lại ở trong lòng đảng. Đề nghị này bị một sự phản đối của một số lãnh tụ, trong đó có Trotski. Nhưng thói quen cho canh chừng các người chống đối đã được phổ biến rộng rãi các năm sau đó. Cuộc thanh trừng (purge) của tổ chức cộng sản của thành phố Léningrad, do Zinoviev chỉ huy, xảy ra vào tháng Giêng và tháng 2 năm 1926 đã làm liên lụy nhiều vào cơ quan Guépou. Các người chống đối không những bị đuổi ra khỏi đảng và vài trăm người trong số này bị bắt buộc đi lưu đày ở các thành phố xa xôi và số phận của họ rất là bấp bênh vì không một ai giám cho họ một việc làm để kiếm sống. Đến năm 1927, cuộc lùng bắt các người bị liệt vào danh sách là Trotsky, có độ vài ngàn người, đã huy động trong nhiều tháng vào một phần các cơ sở của cơ quan Guépou. Tất cả những người này đã bị ghi tên vào các phiếu cá nhân, hàng trăm người Trotsky đang hoạt động bị bắt đưa đi đày ở nơi khác bằng các biện pháp hành chánh. Vào tháng 11 năm 1927, các lãnh tụ bolshevik chống đối lại Staline là: Trotski, Zinoviev, Kamenev, Radek, Rakovski, đều bị khai trừ ra khỏi đảng và bị bắt giam. Tất cả mọi người nào từ chối làm tờ tự kiểm thảo công khai, đều bị đưa đi lưu đày. Ngày 19 tháng Giêng năm 1928, báo Prava đã loan tin Trotski và một nhóm 30 người chống đối, bị đày đi Alma-Ata. Một năm sau Trotski bị trục xuất ra khỏi Liên Bang Cộng Hòa Sô Viết. Việc biến đổi một nhân vật chính tạo ra cuộc khủng bố bolshevik, thành ra một người phản cách mạng là một chặn đường mới được vượt qua, với trách nhiệm của người hùng mới của Đảng: Staline.

Đầu năm 1928, sau khi loại trừ phe Trotski chống đối lại chủ trương của phe Staline, đa số đảng viên của bộ chính trị của trung ương đảng cộng sản Sô Viết đã quyết đînh chấm dứt cuộc “hưu chiến” chống lại toàn xã hội Nga vì xã hội này trên con đường “tiến triển” đã đang đi khác với những kế hoạch của người bolshevik mong muốn đạt được.

Cũng giống như những gì đã xảy ra ở 10 năm về trước, kẻ thù chính vẫn là giới nông dân mà các người bolshevik coi là một khối người không thể kiểm soát được, chống đối họ và vô kỹ luật. Và khởi điểm của cuộc nội chiến “thứ hai” chống lại toàn khối các người “nông dân” như sử gia Andrea Graziosi đã nhận định và lần này các diễn tiến sẽ khác hơn lần trước. Tất cả các sáng kiến đều do nhà nước phát động, các thành phần xã hội không còn có khả năng để phản ứng và các cuộc chống đối chỉ yếu dần đi không còn gây được một ảnh hưởng gì cả.

Sau các tai biến xảy ra trong những năm 1918-1922, nên nông nghiệp đã có thể coi như là toàn thể phục hồi, “những người nông dân” bị coi như là các “kẻ thù của chế độ” đang suy yếu toàn thể và nhà nước đã trở thành mạnh hơn vào những cuối năm của thập niên 20. Chính quyền đã nắm vững tình thế và hiểu biết những việc gì đã diễn ra ở các làm xóm, việc thiết lập các phiếu cá nhân các người bị xếp vào loại “thành phần nguy hiểm cho xã hội cư ngụ ngoài các thôn làng”. Các yếu tố này đã cho phép cơ quan Guépou hành động hữu hiệu khi họ cho thi hành các cuộc “bố ráp” (rafles) đầu tiên trong chiến dịch “giải thể người koulak”, việc “tiêu diệt lũy tiến” và “thực sự” các người nông dân chống đối bị gán cho từ “ăn cướp”, tước đoạt các vũ khí của các người nông dân và việc trưng binh khi cần trong các cuộc hành quân. Với con số người phục tòng chịu lịnh trưng binh và việc phát triển một hệ thống bao vây và kiểm soát các trường học. Căn cứ trên các văn thư liên lạc giữa các người lãnh đạo bolshevik và các bài viết “bằng chữ viết tắt” tóm tắt các lời phát biểu của các người này, dưới sự giám sát của Staline, và cũng có khi với sự hiện diện của các người chống đối là: Kamenev, Rykov và Boukharine họ cũng đã đo lường được các hậu quả mà xã hội sẽ phải gánh chịu khi các cuộc tấn công đầu tiên được phát động vào năm 1928, vào toàn thể khối nông dân. Boukharine đã viết xong một văn thơ gởi cho Staline: Tôi báo trước cho đồng chí là sẽ xảy ra một cuộc chiến ở nông thôn. Nhưng Staline đã sẵn sàng chấp nhận, dù phải trả với mọi giá và lần này chế độ sẽ chiến thắng.

Việc thu mua các sản phẩm nông nghiệp vào năm 1927 đã gặp cơn khủng hoảng, Staline viện cớ này và cũng là điều ông mong muốn. Tháng 11 năm 1927, số lượng nông sản do các cơ quan thu mua của nhà nước, đã ít đi quá mức và qua đến tháng 12 thì số lượng này đã tụt xuống một cách thê thảm. Đến qua tháng Giêng năm 1928, mặc dầu được mùa, các cơ quan thu mua chỉ thâu đạt được có 4.800.000 tấn nông sản thay vì năm trước đã thâu đạt được 6.800.000 tấn. Vì giá mua quá hạ do nhà nước định giá, ngược lại giá các sản phẩm kỹ nghệ do nhà nước cung cấp lại quá cao và khan hiếm. Các cơ quan thu mua của nhà nước bị xáo trộn vì có tin đồn là sẽ xảy ra “nội chiến” và toàn thể khối các người nông dân đều “bất mãn” vì cuộc khủng hoảng này. Với các diễn tiến trên Staline coi đó là cuộc “đình công của người koulak”.

Nhóm các lãnh tụ phe Staline viện cớ vì các diễn biến ở trên, để lập lại các tổ trưng dụng và cho thi hành nhiều biện pháp đàn áp đã được thực hiện vào thời “chiến tranh của cộng sản” đã xảy ra mấy năm về trước. Staline đích thân đi thăm vùng Sibérie. Các người lãnh tụ khác: Andreiev, Mikoian, Postychev hay Kossior, đi tham quan các địa phương sản xuất nhiều nông sản, các vùng đất đen là vùng Ukraine và phía Bắc vùng Caucase. Một văn thơ của bộ chính trị của trung ương đảng cộng sản đề ngày 14 tháng Giêng năm 1928 gởi cho các chính quyền địa phương, ra lịnh cho họ phải bắt giam những người “đầu cơ”, các người koulak và các người “phá rối thị trường” cùng “chính sách giá cả”. Và cũng giống thời gian năm 1918-1922, chính sách trưng dụng được áp dụng, các viên “toàn quyền” được phái đi, cùng các phân đoàn lãnh tụ cộng sản, về các vùng nông-thôn để “thanh trừng” các chính quyền địa phương bị coi là quá “dễ dãi” đối với các người koulak. Các vị toàn quyền này hứa với các người nông dân rằng nếu họ tố cáo các nơi cất giấu các nông sản, họ sẽ được thưởng cho một phần tư các nông sản giấu diếm được tịch thâu từ các người nông dân đã dấu.

Để trừng phạt các người nông dân “cứng đầu” nhiều biện pháp đã được nghĩ ra. Nếu họ không chịu giao nạp số nông sản mà họ bị bắt buộc phải giao nạp cho các tổ thu mua và được trả “rẻ hơn” từ 4 đến 5 lần so với giá trên thị trường, thì họ sẽ bị phạt như sau “thay vì phải nạp cho đủ số 1 tấn được chỉ định, họ sẽ bị phạt là phải nạp từ 2,3 hoặc 4 tấn. Điều 107 bộ Hình luật Sô Viết đã dự định là sẽ bị kết án ba năm tù giam mọi hành động làm giá cả gia tăng đã được áp dụng bừa bãi. Và sau hết là các sắc thuế dành cho các người koulak đã được tăng lên gấp 10 lần trong vòng 2 năm. Người ta ra lịnh cấm “họp chợ”, biện pháp này không có ảnh hưởng đến các người nông dân khá giả. Trong vòng vài tuần lễ, các biện pháp kể trên đã làm tan vở tình thế “tạm ngưng đấu tranh” được diễn ra từ các năm 1922-1923 để giảm đi các mối xung khắc giữa chế độ với các nông dân. Các cuộc trưng dụng và các biện pháp đàn áp chỉ tạo thêm các đổ vở cho cuộc khủng hoảng, liền khi ấy chính quyền đã dùng vũ lực và các tổ thu mua chỉ thu được một số nông sản kém hơn một ít số nông sản đã thu mua được vào năm 1927. Để phản ứng lại, người nông dân đã tự giảm bớt diện tích canh tác trồng các ngũ cốc.

Cơn “khủng hoảng thu mua” đã xảy ra vào mùa Đông 1927-1928 đã đóng một vai trò quyết định cho các diễn biến của đời sống xã hội về sau: Và vì thế, Staline sau khi đã nghiên cứu nhiều bài kết luận về việc phải cho thành lập các “pháo đài của chủ nghĩa xã hội” ở các vùng nông thôn, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (kolkhozes) và các nông trại lớn sản xuất nông nghiệp (sovkhozes) và tất cả đều là tài sản của nhà nước, thi hành “tập thể hóa” nền nông nghiệp để dễ bề kiểm soát các sản lượng nông sản sản xuất ra và kiểm soát các người sản xuất ra các nông sản để khỏi phải chịu các luật của kinh tế thị trường. Và sau hết là để trừ bỏ “các người koulak” và “tiêu diệt họ” như là một giai cấp.

Năm 1928, chế độ cũng chấm dứt tình trạng “tạm ngưng đấu tranh” đối với một giai cấp xã hội khác, các người “spetzy” các chuyên viên “trung lưu trưởng giả” xuất phát từ giới trí thức của chế độ cũ, vì vào các năm cuối thập niên 20, họ còn được lưu dụng ở các chỗ quan trọng ở các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan hành chánh. Nhân cuộc họp các lãnh tụ của ủy ban trung ương đảng vào tháng 4 năm 1928, ủy ban này đã ra một thông báo là vừa “khám phá” ra “một âm mưu phá hoại kỹ nghệ” ở trong vùng Chakhty, một vùng mỏ than ở Donbass, xảy ra tại đại xí nghiệp hỗn hợp gan thép Donougol còn lưu dụng nhiều “chuyên viên trung lưu trưởng giả” và đại xí nghiệp này còn có nhiều liên lạc tài chính với các giới tài chính phương Tây. Vài tuần lễ sau, năm mươi ba người bị cáo, phần lớn là các kỹ sư và các chuyên viên điều khiển xí nghiệp, bị đưa ra trước tòa án có sự hiện diện của công chúng và là phiên tòa đầu tiên từ khi có những vụ xử án các người xã hội cách mạng vào năm 1922. Mười một người bị cáo bị lên án tử hình và 5 người đã bị hành quyết. Các cuộc xử án gương mẫu này, được các báo chí đăng đi, đăng lại rất lâu đã nêu lên các “huyền thoại” của chế độ, đó là “các tên phá hoại, tay sai ăn lương của ngoại bang” và huyền thoại này nó động viên các lãnh tụ cùng các người “điềm chỉ” của cơ quan Guépou. Để giải thích mọi thất bại về kinh tế, và luôn để “trưng dụng” các “chuyên viên mới” cho các văn phòng mới lập của “ngành xây dựng đặc biệt” của cơ quan Guépou được biết với danh xưng là: Charachki. Cả ngàn người kỹ sư và chuyên viên bị kết án phá hoại đã thọ án của họ ở các nông trường và ở các xí nghiệp hàng đầu. Những tháng sau cuộc xử án ở Chakhty, ngành phụ trách kinh tế của cơ quan Guépou đã “tạo ra nhiệm vụ xử án tương tự” ở Ukraine. Riêng ở đại xí nghiệp luyện kim Iougostal ở vùng Dniepropetrovsk, đã có 112 người chuyên viên bị bắt vào tháng 5 năm 1928. Không riêng gì các chuyên viên điều khiển các xí nghiệp là nạn nhân của các chiến dịch “chống các chuyên viên” được phát động vào năm 1928. Nhiều giáo sư và sinh viên bị “đuổi” ra khỏi ngành giáo dục cao đẳng vì họ thuộc thành phần “xã hội ngoại lai” trong nhiều đợt thanh trừng được phát động tại các trường đại học để “thăng trật” trong một đợt “các người trí thức Đỏ và vô sản”.

Với lối hành sự “cứng rắn” hơn các cuộc đàn áp và các khó khăn về kinh tế của những năm sau cùng của chính sách NEP, thêm vào nạn thất nghiệp gia tăng, các tệ đoan xã hội cũng nhiều hơn khiến các khinh tội cũng gia tăng. Các vụ tuyên án về tội phạm hình đã gia tăng một cách ngoạn mục: “578 000 vụ vào năm 1926, 709 000 vụ vào năm 1927, 909.000 vụ vào năm 1928 và 1 178 000 vụ vào năm 1929 !.. Các nhà tù bị đầy nghẹt các tù phạm vì khả năng chứa các nhà tù này chỉ có thể chứa tối đa lối 150.000 người. Để giải tỏa các nhà tù và để thích ứng với số tù nhân gia tăng, vào năm 1928 chính phủ đã đưa ra hai quyết nghị quan trọng. Quyết nghị thứ nhất là ban hành đạo luật ngày 26 tháng 3 năm 1928: “đối với các tội phạm nhẹ, các người bị án sẽ được giam trong một thời gian ngắn sau đó, phải đi phục vụ “cải tạo” không lãnh lương ở các xí nghiệp, các công trường xây dựng hay là khai thác lâm nghiệp”. Quyết định thứ hai là đạo luật được ban hành vào ngày 27 tháng 6 năm 1929, và đã có nhiều kết quả rộng lớn: “Tất cả các phạm nhân bị kêu án trên ba năm tù giam, sẽ bị chuyển đi phục vụ ở các trại tập trung lao động khổ sai ở các vùng phía Đông và các vùng nơi phía Nam để khai thác các tài nguyên thiên nhiên của đất nước”, ý đồ này đã được dự tính từ nhiều năm trước. Cơ quan Guépou đã hoạch định một chương trình lớn khai thác “cây gỗ” để xuất cảng, vì lẽ trên cơ quan Guépou đã đòi hỏi nhiều lần nha đặc trách các nhà tù phải cung cấp thêm các tù nhân để chuyển qua các trại “đặc biệt” ở Solovki, vì năm 1928 con số tù ở nơi này chỉ có 38.000 người, không đủ để đảm trách cho đạt được con số “cây gỗ” mà cơ quan Guépou đã đưa ra quá cao.

Công việc sửa soạn cho kế hoạch 5 năm đã đặt lại trật tự vấn đề phân phối nhân công và khai thác các vùng hẻo lánh khó sống nhưng lại có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Dưới diện này các người nhân công không dùng đang nằm trong các nhà tù, nếu được khai thác đúng độ có thể sẽ là một nguồn lợi tức mới nếu việc kiểm soát và quản lý đúng đắn là thêm một nguồn lợi tức, có ảnh hưởng cùng có thêm quyền lực. Các người lãnh đạo cơ quan Guépou, và riêng Menjinski và viên phụ tá là Iagoda, được Staline ủng hộ đã đòng ý thức được các thành quả của việc này. Qua mùa Hè năm 1929, họ cho phát động một kế hoạch “quá cao” để khẩn hoang một vùng rộng lớn gồm có 350.000 cây số vuông. Các khu rừng (taiga) ở vùng Narym-Sibérie thuộc về miền Tây. Họ không ngừng đòi thi hành đạo luật ngày 27 tháng 6 năm 1929, và năm trong khuôn khổ các dẫn giải trên mới nảy sinh ra ý nghĩa tạo ra cuộc “giải thể các người koulak” vì theo quan niệm của các giới chính thức là các người koulak sẽ chống lại việc tập thể hóa nền nông nghiệp.

Nằm trong khuôn khổ nội bộ của đảng cộng sản Nga, Staline và các người đứng về phía của ông, đã cần một năm để thuyết phục các thành viên khác hưởng ứng kế hoạch của ông. Chính sách cưỡng bách tập thể hóa nền nông nghiệp, chính sách “giải thể các người koulak”, gia tăng tốc độ phát triển kỹ nghệ, ba chính sách kể trên nằm trong một chương trình dính liền với nhau, để biến đổi một cách phũ phàng nền kinh tế và xã hội. Chương trình này cũng đưa đến việc dứt bỏ các cơ cấu của nền kinh tế thị trường và việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở các vùng hẻo lánh khó sống bằng sự cưỡng bách lao động đối với cả triệu người bị “phóng truất-bị đày”, các người koulak bị giải thể, các cuộc tịch thâu điền địa của nông dân và các “nạn nhân” khác của cuộc “cách mạng thứ hai” này.

Các người chống đối đường lối của chính sách do Staline đề ra là Rykov et Boukharine. Hai người này coi việc tập thể hóa nền nông nghiệp là trở về thời “bốc lột quân sự phong kiến” các người nông dân, việc làm này sẽ đưa trở lại cuộc nội chiến phát động khủng bố, sự hổn độn sẽ xảy ra và sau đó là nạn đói kém sẽ xuất hiện. Sang đến tháng 4 năm 1929, các phe chống đối bị khai trừ ra khỏi đảng. Trong mùa Hè năm 1929, các phần tử “hữu huynh” bị đả kích hàng ngày trên các báo chí và một “chiến dịch báo chí” mãnh liệt tố cáo rằng họ đã “hợp tác với các phần tử tư bản và thông lượng với các bọn Trotsky. Bị hoàn toàn thất sủng, các đảng viên chống đối công khai đã làm bản tự kiểm thảo vào tháng 12 năm 1929 tại cuộc họp các lảnh tụ của ủy ban trung ương đảng cộng sản Nga.

Trong lúc ở trên các lớp đảng viên đang bàn thảo để coi ai theo, ai chống lại về vấn đề hủy bỏ chánh sách NEP do Lénine chủ xướng, thì Sô Viết đang lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế mỗi ngày mỗi trầm trọng thêm lên. Các thu hoạch về canh nông của năm 1928-1929 đã giảm sút một cách thê thảm. Mặc dầu đã dùng nhiều biện pháp cưỡng chế đối với đoàn thể các người nông dân như: Phạt tiền rất nặng, bỏ tù những người nào từ chối bán các sản phẩm của họ cho chính quyền, chiến dịch thu mua các nông sản của mùa Đông 1928-1929 chỉ thu mua được một số lượng nông sản ít hơn năm trước và vì vậy đã tạo ra một bầu không khí “căng thẳng” ở các vùng nông thôn. Cơ quan Guépou để kiểm kê, từ tháng Giêng năm 1928 cho đến tháng 12 năm 1929, đã xảy ra trước khi có việc cưỡng bách thu mua. Có 1.300 vụ quần chúng biểu tình và bạo động đã xảy ra ở các vùng nông thôn tạo đến việc có cả chục ngàn người nông dân tham gia và bị bắt giam. Một con số khác đã nói lên tình hình của nước Nga vào thời ấy: Năm 1929 vào tháng 2 đã có 3200 cán bộ của chế độ Sô Viết đã là nạn nhân của các vụ bạo động? Cũng vào tháng 2 năm 1929, các thẻ tiếp tế lương thực đã lại được “tái cấp phát”. Các thẻ tiếp tế này đã được hủy bỏ khi nhà nước cộng sản Sô Viết thi hành chính sách NEP vì để đáp ứng với việc khan hiếm thực phẩm khi các ủy ban Sô Viết ra lịnh đóng cửa các cửa hàng tiểu thương và các nhà tiểu công nghệ lại bị coi là xí nghiệp tư bản.

Đối với Staline, tình hình nguy kịch của nền canh nông là do các hành động của các người Koulak, và các thành phần chống đối khác, họ đang “Âm mưu đánh bằng mìn” vào chế độ Sô Viết. Sự việc đã rõ ràng để chọn lựa: Các tên “tư sản nông thôn” hay các khu “tập thể hóa nông nghiệp” tên gọi là Kolkhozes. Tháng 6 năm 1929 chính phủ cho phát động toàn diện một kế hoạch “tập thể hóa toàn bộ nông dân”, mục tiêu của kế hoạch 5 năm này, là được xét lại để tăng lên, đã được đại hội thứ 16 của đảng cộng sản chuẩn y. Kế hoạch này dự định sẽ tập thể hóa 5 triệu trung tâm, tức khoảng 20% các cơ sở sản xuất, từ nay cho đến ngày kết thúc kế hoạch 5 năm. Qua đến tháng 6 người ta loan báo riêng cho năm 1930 sẽ có 8 triệu trung tâm, rồi sang đến tháng 9 con số này lên đến 13 triệu trung tâm. Mùa Hè năm 1929, chính quyền đã động viên vài chục ngàn người đảng viên cộng sản và các đoàn viên các nghiệp đoàn, các thanh niên cộng sản (les komsomols), các công nhân và các sinh viên, tất cả đều được đưa đi về các vùng thôn quê, những nơi sản xuất ra lương thực và đặt tất cả dưới sự hướng dẫn của các đảng viên địa phương và cơ quan Guépou. Áp lực vào các người nông dân gia tăng lên, các tổ chức địa phương của đảng thi đua để tranh các thành tích kỷ lục về việc “tập thể hóa”. Ngày 31 tháng 10 năm 1929, báo Pravada loan báo đã hoàn thành toàn bộ việc tập thể hóa không giới hạn các phong trào. Một tuần lễ sau, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 12 của cuộc cách mạng tháng 10 năm 1917, Staline đã viết một “bài báo phi thường” dưới tựa đề: “Khúc quanh lớn” căn cứ các điều sai lầm căn bản và nhận định: Các người nông dân đã quay trở về các khu “Tập thể hóa khai thác nông nghiệp Kolkhozes”. Chính sách NEP của Lénine đã bị cáo chung.

 

CHƯƠNG 7

GIẢI TÁN QUY CHẾ ĐIỀN CHỦ
VÀ CƯỠNG BÁCH CANH TÁC TẬP THỂ

Căn cứ theo các tài liệu vừa mới công khai hóa trước quần chúng, người ta thấy rằng chính sách canh tác tập thể là một cuộc tuyên chiến của nhà nước cộng sản chống lại toàn thể nông dân trên toàn nước Nga.

Riêng trong năm 1930, nhà nước cộng sản lưu đày 2 triệu nông dân. Qua năm 1931, chính quyền bắt thêm một triệu tám trăm ngàn nông dân. 6 triệu người chết đói vì không có đủ lương thực. Trên đường chở đến các trại lao động khổ sai, có hàng trăm ngàn người chết thê thảm. Các con số người chết trên đây đã nói lên tấm thảm kịch của chiến dịch tấn công nông dân do nhà nước cộng sản chủ mưu.

Ngoài các diễn biến xảy ra trong suốt mùa Đông 1929-1930, các cuộc đàn áp nông dân còn kéo dài thêm vài năm sau đó. Cao điểm của cuộc tàn sát diễn ra trong năm 1932 và 1933, với số người chết đói lên cao nhất. Đó là hệ quả của chính sách nhằm ‘’đánh tan âm mưu chống đối nhà nước của bọn nông dân’’. Chính sách đàn áp nông dân được coi như một thí điểm, lấy kinh nghiệm để sau này nhà nước áp dụng vào các thành phần xã hội khác. Học hỏi kinh nghiệm khủng bố là giai đoạn quyết định quan trọng trong chính sách khủng bố của Staline.

Trong bản phúc trình gởi cho ủy ban trung ương đảng trong phiên họp hồi tháng 11 năm 1929, ông Viatcheslav Molotov trình bày: ‘’Vấn đề tốc độ thi hành chính sách tập thể hóa không quan trọng. Nếu từ nay cho đến đầu năm tới các đế quốc không tấn công chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được thắng lợi về kinh tế và sẽ thành công trong chính sách tập thể hóa’’.

Chính quyền thành lập một ủy ban đặc biệt soạn thảo lịch trình tập thể hóa với các chỉ tiêu gia tăng. Ngày 5 tháng giêng năm 1930 nhà nước cộng sản cho thi hành chương trình tập thể hóa nông nghiệp. Vào mùa Thu năm 1930, các vùng Bắc Caucase, vùng trung và hạ lưu sông Volga sẽ đi vào nề nếp làm ăn tập thể. Các vùng sản xuất nông sản lớn lần lượt vào tập thể trong vòng một năm sau.

Tất nhiên các hành động thi hành theo chỉ thị sẽ dẫn đến sự lạm quyền. Phải định nghĩa cường hào, phú nông như thế nào cho đúng nghĩa của nó. Người nào bị xếp vào hạng 2 và ai thuộc hạng 3…? Sau nhiều cuộc tranh luận giữa các ‘’lý thuyết gia và các kinh tế gia’’ cộng sản, họ vẫn chưa tìm ra một tiêu chuẩn thích hợp nào cho tầng lớp nông dân này. Về sau, vì phải đóng thuế càng lúc càng nhiều, các phú nông chẳng còn gì để gọi là ‘’phú’’ nữa. Nhưng nhà nước vẫn căn cứ vào các lần thu thuế trước đây để gán cho các nông dân vốn đã bị cướp hết tài sản này là phú nông.

Theo chỉ thị, nông dân phải làm tờ khai chính xác tài sản của mình. Sau đó làm đơn chuyển nhượng tài sản cho hợp tác xã nông nghiệp. Tài sản của họ trở thành công quỹ. Nông dân không có quyền bán lại cho ai cả. Nhưng đối với các toán trưng thu, họ cho rằng đó là tài sản chung, cứ tự do sử dụng.

Toán công an Tỉnh Smolenk phúc trình: ‘’Các toán trưng thu tịch thu cả áo lạnh của nông dân. Họ thích nhất là các quần áo lót, giày mang mùa đông và mùa Hè, các đôi giày cao su, y phục phụ nữ, các cây cào than trong lò sưởi, các bình đựng nước… Họ lấy luôn các chiếc gối của trẻ em, các chiếc bánh còn đang nướng trên bếp. Họ bóp nát các bánh và rãi lên các tượng thánh trên bàn thờ’’.

Tài sản tịch thu được coi là tài sản của điền chủ phú nông nên bị đập phá thẳng tay cho bán đấu giá với một giá rất thấp. Các toán trưng thu coi đây như là cơ hội để trả thù cá nhân. Ở nhiều vùng nông thôn, 80 đến 90 % tầng lớp trung lưu bị ghép vào giai cấp phú nông. Các nông dân này, thay vì bán nông phẩm thặng dư cho các toán trưng thu, trước đó họ đã bán ra ngoài dân chúng. Họ cũng bị bắt. Nông dân nào có thuê người làm trong vòng hai tháng cũng bị bắt. Nhà nào có hai bình nấu nước cũng bị tịch thu. Kể từ tháng 9 năm 1929, giết heo làm thịt tức là không muốn bán heo cho các toán trưng thu, bị ghép vào tội cướp đoạt tài sản của xã hội để làm của riêng, cũng bị bắt.

Sau đợt đầu bị các toán trưng thu lợi dụng tình hình để trả thù cá nhân, cướp đoạt tài sản, nông dân ở các vùng nông thôn quyết tâm kết hợp thành một khối chống lại chính sách cướp tài sản và chương trình cưỡng bách tập thể nông nghiệp của nhà nước cộng sản.

Tháng giêng, cơ quan tình báo địa phương ghi nhận 402 vụ nông dân biểu tình chống đối. Tháng sau, 1048 vụ và trong tháng ba xảy ra 6528 vụ.

Vì bị chống đối quá mạnh, chính quyền cộng sản phải thay đổi kế hoạch.

Ngày 2 tháng 3 năm 1930, Staline viết trên các báo Liên Xô bài viết lịch sử của ông ta. Trong bài báo, ông lên án các vi phạm vào cái mà ông ta gọi là ‘’sự tình nguyện tập thể hóa’’ của nông dân trong các hợp tác xã. Ông đề cập đến sự thái quá trong công tác tập thể hóa. Bài viết gây chống động trong hàng ngũ nông dân. Chỉ trong vòng 3 tháng, có 6 triệu nông dân rút ra khỏi hợp tác xã. Họ đòi lại dụng cụ, máy móc, trâu bò trong các khâu sản xuất. Tình hình xã hội trở nên rối loạn. Suốt trong tháng 3, trung ương đảng cộng sản liên tục nhận báo cáo của các quan tình báo địa phương về các cuộc biểu tình chống chính quyền xảy ra ở các vùng Tây Ukraine, vùng trung tâm đất đen, vùng Bắc Caucase, vùng Kazakhtan. Chính quyền phải đưa các đơn vị quân đội đến giải tán 800 vụ biểu tình ở mức độ lớn trong số 6500 cuộc biểu tình đã xảy ra trong các vùng này.

Trên 1500 nhân viên nhà nước bị nông dân chống đối, gây thương tích. Con số thiệt hại về phía nông dân không được công bố. Qua tháng tư, nhà nước đưa ra một số điểm nhượng bộ nông dân. Trung ương gởi nhiều chỉ thị xuống cho các cơ quan chính quyền địa phương, buộc phải thi hành chậm lại chính sách tập thể hóa. Trung ương cũng nhấn mạnh, cuộc chống đối của nông dân có thể làm nguy hại đến chính quyền cộng sản và làm tiêu hao nhân công viên nhà nước địa phương. Cuối tháng tư vẫn còn 1992 vụ biểu tình. Đến mùa Hè, mức độ chống đối giảm dần. Cuối tháng sáu có 886 vụ và trong tháng 8 chỉ còn có 618 cuộc biểu tình.

Trong suốt năm 1930 có đến 2 triệu nông dân tham dự vào 14.000 cuộc biểu tình và nổi loạn bạo động chống lại chính sách trưng thu và cưỡng bách canh tác tập thể. Các cuộc chống đối thường diễn ra ở các vùng biên giới của Ba Lan va Lỗ Ma Ni, các vùng đất đen và vùng phía Tây Ukraine.

Phụ nữ đã đóng một vai trò then chốt trong các cuộc biểu tình chống đối. Họ xung phong đi đầu các cuộc biểu tình, vì họ nghĩ rằng các toán công an sẽ nương tay hay không đàn áp. Nông dân dùng kềm búa, gậy gộc, chĩa ba… xâm nhập vào các văn phòng của nhà nước địa phương đập phá và gây thương tích nhân viên. Nông dân chiếm các Sô Viết trong vài giờ hay trong vài ngày. Họ đứng ra giải quyết một số vấn đề hằng ngày cho dân chúng trong vùng. Họ lập hồ sơ khiếu nại đòi lại các dụng cụ canh tác, gia súc… của quần chúng đã bị trưng dụng trước đây. Quần chúng làm đơn đòi giải tác các nông trường, các hợp tác xã, đòi cho bán bán tự do và đòi trả tự do cho những người bị nhà nước cộng sản bắt giam. Họ đòi hủy bỏ chính quyền bolshevik và đòi lại độc lập cho Ukraine.

Các cuộc chống đối của nông dân trong tháng ba và tháng tư đã làm đảo lộn chương trình tập thể hóa của nhà nước. Nhưng nông dân chỉ thành công trong một khoảng thời gian rất ngắn. Điểm khác biệt với các cuộc nổi loạn của những năm 1920-1921 là lần này nông dân không có một cơ quan lãnh đạo thực thụ để hướng dẫn các cuộc chống đối thống nhất, đồng bộ và liên kết. Vì nông dân thiếu tổ chức nên lực lượng chính phủ đàn áp họ dễ dàng. Các lãnh tụ nổi tiếng của nông dân bị giết ngay trong các cuộc nổi loạn đầu tiên. Có đến 15.000 nông dân bị chính quyền bắt trong tháng ba năm 1930 tại vùng phía Tây Ukraine. Các toán công an địa phương bắt giam 26.000 người và đem đi hành quyết 650 người trong nửa đầu tháng ba. Tòa án đặc biệt kết án tử hình 20.200 người.

Theo chỉ thị số 44/21 của G. Iagod, các toán công an bắt 60.000 người và xếp họ vào ‘’hạng 1’’. Các bản phúc trình hằng ngày của các toán công an địa phương gởi về cho Iagod cho thấy lịnh lùng bắt thi hành tốt đẹp. Bản phúc trình đầu tiên đề ngày 6 tháng hai, báo cáo bắt giam 15.985 người. Ngày 9 bắt thêm 25.245 người. Bản phúc trình mật đề ngày 15 ghi rõ đã thanh toán xong 64.589 người trong đó có 51.166 thuộc ‘’hạng 1’’.

Thừa cơ hội này, các toán công an thẳng tay ‘’quét sạch các phần tử xa lạ với xã hội chủ nghĩa’’. Đó là các cựu cảnh sát của chế độ cũ, các sĩ quan Bạch quân, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các thương gia, trí thức…

Trong bản phúc trình đề ngày 15 tháng 2 năm 1930, Iagod viết: ‘’Các vùng Tây Bắc và Thành Phố Leningrad không hiểu hay không chịu hiểu chỉ thị của chúng ta. Chúng ta bắt họ phải hiểu. Chúng ta còn có nhiều thì giờ để thanh toán các Linh Mục và các thương gia. Ngày nay trước mắt, chúng ta phải nhắm đúng vào mục tiêu là đánh vào các nông dân phản cách mạng’’.

Cho đến giờ này chưa ai biết chính xác con số nạn nhân của chiến dịch ‘’Thanh toán cường hào địa chủ hạng 1’’. Đó là các nông dân bị đày vào các trại lao động cưỡng bách chung thân. Mùa Hè 1930, chính quyền cộng sản địa phương cho thành lập các trại lao động khổ sai. Toàn bộ các trại cũ ở Solovski được dùng lại cộng thêm một số trại mới dọc theo bờ Bạch Hải, vùng Carelie và mở rộng đến Arkhangelsk. Ở phía Bắc, 40.000 tù nhân xây con đường Kem-Oukhta và khai thác gỗ xuất cảng tại Bến Tàu Arkhangelsk. 40.000 tù nhân khác xây dựng đường xe lửa dài 300 cây số chạy qua Oust, Sysolsk và Piniong. Một con đường xe lửa khác dài 290 cây số nối liền Oust, Sysolsk với Oukhta.

Trong vòng một năm rưỡi, từ cuối năm 1928 đến mùa Hè 1930, con số tù nhân bị đưa đi lao động khổ sai tăng lên 3,5, tức là từ 40.000 lên đến 140.000. Kết quả của chính sách cưỡng bách lao động của tù nhân đã khuyến khích chính quyền cộng sản mở thêm các trung tâm cải tạo lao động khác. Tháng 6 năm 1930, chính quyền quyết định cho đào con kinh dài 240 cây số từ biển Baltiques qua vùng Bạch Hải. Phần lớn của con kinh phải đào qua vùng đá hoa cương. Vì thiếu phương tiện kỹ thuật cơ giới, nên nhà nước đã tung vào dự án này 120.000 tù nhân. Nhờ vào chính sách giải thể chế độ điền chủ vào mùa Hè 1930 nên mới có đủ con số nông dân bị bắt lao động, cung cấp cho dự án đào kinh. Họ làm việc với các dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, xe cút kít…

Trên thực tế, con số nông dân giải thể lên đến 700.000 người vào cuối năm 1930. Chính quyền không đủ nhân viên quản lý. Tình hình trở nên hỗn loạn khi nhà nước mở chiến dịch bắt nông dân ‘’hạng 2 và hạng 3’’. Họ bị bắt đưa đi lưu đày và bỏ quên ở đó. Nếu xét về mặt kinh tế, quả là con số không cho nhà nước. Chính quyền dự tính giải thể nông dân, khai thác sức lao động của tù nhân trong các vùng hoang dại phong phú tài nguyên, nhưng cuối cùng chẳng được gì cả.

Vào các tuần lễ đầu tháng 2 năm 1930, bộ chính trị trung ương cộng sản chấp thuận kế hoạch khởi đầu chiến dịch lưu đày nông dân cấp hai. Đợt đầu tiên hoàn tất cuối tháng tư. 45.000 gia đình đưa đi miền Bắc và 15.000 gia đình đến vùng Oural.

Ngày 16 tháng hai, Lenine gởi điện văn khiển trách Eikke, bí thư thứ nhất của ủy ban nhân dân vùng Tây Siberie vì lý do vùng này chưa sẵn sàng để tiếp nhận 15.000 gia đình đến định cư.

Trong thư trả lời, Eikke biện minh vì số tiền dự tính chi tiêu để tiếp nhận định cư 40 triệu Rúp, cho đến nay ông ta chưa nhận được.

Sự kiện trên cho thấy nhà nước tổ chức không ăn khớp với nhau. Nông dân bị bắt và bị nhốt khắp nơi. Họ bị nhốt tại các trại lính cũ, tại văn phòng Sô Viết, tại nhà ga… Do vậy có rất nhiều người trốn thoát. Công an dự tính chuyển đợt đầu phải cần đến 240 đoàn xe lửa. Mỗi đoàn gồm có 150 toa trong đó có 44 toa dùng để chở súc vật, nay trưng dụng chở người, 8 toa chở lương thực và một ít dụng cụ riêng tư được phép mang theo và một toa chở lính hộ tống. Mỗi gia đình được phép đem theo không quá 480 kg.

Giữa mùa Đông, đoàn xe dừng lại chờ lịnh trên để biết là phải chở các gia đình này đến nơi nào. Họ sống chật vật trên các toa xe lửa trong cái lạnh cắt da của mùa Đông ở nước Nga. Vì thiếu vệ sinh và phải sống chật vật trong các toa xe nên bịnh truyền nhiểm phát sinh. Không biết bao nhiêu người chết trên con đường đi lưu đày.

Khi đoàn xe đến nơi quy định, công an tách rời những người đàn ông còn khỏe mạnh ra khỏi gia đình của họ, cho tập trung vào các chòi lá xây cất vội vàng. Sau đó họ bị dẫn đi sâu vào trong các cánh rừng để khẩn hoang. Mùa Hè, họ đi bộ hay đi bằng những chiếc xe, thay phiên nhau đẩy. Mùa Đông họ đi bằng xe trượt tuyết. Nông dân hạng ba cũng cùng chung số phân với nông dân hạng hai. Nhưng vào chặng cuối, nông dân hạng ba được đưa vào vùng nội địa, vùng đất quen thuộc của họ. Họ coi đó như là một ân huệ. Các vùng này ở Siberie, Oural rộng bao la, hàng trăm ngàn cây số vuông.

Trong bản phúc trình đề ngày 7 tháng ba năm 1930 chính quyền địa phương Tomsk thuộc vùng Tây Siberie có đề cập đến toán nông dân hạng ba. Họ đến không có xe trượt tuyết, cũng không có ngựa. Thật ra nông dân hạng ba còn có quyền giữ gia súc của mình. Nhưng những con ngựa khỏe mạnh của họ bị công an đổi các con ngựa yếu đuối, không thể nào còn sống sau đoạn đường dài 300 cây số. Vì không có ngựa cũng như không có xe trượt tuyết nên họ không thể mang theo nhiều lương thực và dụng cụ canh tác mặc dù họ được quyền đem theo.

Ủy ban nhân dân vùng Siberie cũng gởi bản phúc trình có nội dung như bản phúc trình trên. Bản phúc trình trình bày sự phi lý và không thể thực hiện công tác định cư của 4921 gia đình nông dân hạng ba tại một vùng thuộc Tỉnh Novossibizsk. Bản phúc trình ghi nhận: ‘’Việc chuyển vận trên con đường tồi tệ dài 370 cây số với số lượng thực phẩm 8560 kg, cùng với rơm rạ cho ngựa ăn, kéo dài trong hai tháng, phải cần đến 280.909 con ngựa và 7.227 nhân viên chăm sóc ngựa. Một khi hoàn tất kế hoạch chuyển người, chắc chắn sẽ làm chậm trễ vụ mùa vì các con ngựa sau chặng đường dài, không còn đủ sức để kéo cày. Cho nên phải xét lại kế hoạch và giảm bớt lương thực đem theo’’.

Và như vậy, các gia đình nông dân sẽ không có đủ lương thực để sinh sống, không đủ dụng cụ để canh tác và khi đến nơi, họ không có nơi cư trú. Họ bị bắt buộc định cư với những cái ‘’không’’ này.

Tháng 9 năm 1930, ủy ban nhân dân vùng Arkhangelsk cho biết chỉ có thể xây 7 căn trại trong số 1641 trại như đã dự tính. Gia đình nào may mắn còn mang được theo các dụng cụ canh tác, họ đào lỗ, chặt cây phủ lên và chun vào đó sống qua mùa Đông. Họ sống trong các cánh đồng cỏ hay ven bờ rừng. Một số người đưa đi canh tác ăn và ở tại các khu làm việc.

Chính sách giải thể chế độ điền chủ và cưỡng bách canh tác tập thể trong những năm 1930-1931 đã chính thức đưa lưu đày 1.803.392 người. Biết bao nhiêu người chết trong các vùng ‘’kinh tế mới’’. Trong văn khố của Tỉnh Novossibizsk còn lưu trữ một bản phúc trình rất quan trọng, gởi cho Staline vào tháng ba năm 1930. Bản phúc trình do ủy viên tuyên huấn đảng bộ Narym báo cáo. Ông trình bày số phận của hai đoàn xe và người xuất phát từ Mạc Tư Khoa và từ St. Petersboug. Hai đoàn khởi hành trễ hơn dự tính. Họ không thuộc hạng nào cả. Họ là những người bị loại ra khỏi xã hội của cộng sản vào cuối năm 1932. Đó là thành phần đưa đi lưu đày và vứt bỏ luôn. Một đoạn kinh hoàng của bản phúc trình ghi lại như sau: ‘’Ngày 29 và 30 tháng tư năm 1933, hai đoàn người bị xếp vào loại ngoại hạng, bị tống ra khỏi Mạc Tư Khoa và St. Peterbourg bằng xe lửa. Khi đến Thành Phố Tomsk, một toán 5.070 người bị đưa xuống tàu để chuyển ra đảo Nazino vào ngày 18 tháng 5 và toán sau 1.044 người đến ngày 26 tháng 5. Đảo Nazino nằm giữa cửa sông Ob và Nazina. Phương tiện chuyên chở thật kinh hoàng. Thức ăn thiếu thốn, không có chỗ chen chân, thiếu không khí. Người già và người bịnh, không chịu nổi. Hằng ngày con số người chết từ 35 đến 40. Tuy vậy, họ cho rằng vẫn còn sướng hơn khi đến đảo Nazino. Tại đảo, họ bị chia ra từng toán nhỏ, đưa đi định cư ở những vùng hẻo lánh ven sông Nazina. Nazino là hoang đảo hoang, không có dấu vết của sự sống. Họ đến, không đem theo hạt giống, không dụng cụ canh tác, và cũng không có lương thực để sinh sống qua ngày. Với điều kiện đó, họ bắt đầu một cuộc sống mới. Ngày hôm sau, trời bão tuyết. Vừa không có thức ăn, vừa không có chỗ che thân, họ sống trong tình trạng tuyệt vọng. Họ tìm cách nhúm lửa ngồi hơ ấm. Qua đến ngày thứ tư, thứ năm, chính quyền mới cho tàu đem bột mì đến chia cho họ, mỗi người vài trăm gram. Họ dùng áo, nón đựng bột rồi chạy ra ngoài sông lấy nước trộn bột. Một vài người đói quá, ăn vội bột sống, nghẹt thở chết tại chỗ. Bột mì là lương thực duy nhất mà họ thỉnh thoảng nhận được của nhà nước. Số lượng bột chẳng bao lâu khô cạn. Vì đói, tình trạng người ăn thịt người đã diễn ra’’.

Cuối tháng 6, nhà nước chuyển ho đến các làng khai hoang, cách đảo Nazino chừng 200 cây số. Làng khai hoang nằm về phía thượng lưu sông Nazina, giữa cánh rừng bao la Taiga. Đó là một vùng hoang dã. Công việc đầu tiên của họ là xây lò nướng bánh mì. Cái cảnh túng quẫn ngồi quanh bếp lửa lại diễn ra. Ở đây cứ 4 ngày, tù nhân được phân phối bột mì. Người chết vẫn tiếp tục xảy ra hằng ngày. Sau đó, vì không thể tiếp tục sống ở khu vực này, nhà nước chuyển họ về phía hạ lưu sông Nazina.

Trung tuần tháng 7, nhà nước phát dụng cụ xây cất doanh trại cho những người còn sống sót. Họ xây cất đơn sơ. Một phần chiều cao của trại nằm sâu dưới đất. Mặc dù cuộc sống tương đối khá hơn trước nhưng tình trạng ăn thịt người vẫn còn diễn ra. Họ bắt đầu canh tác. Sức khỏe của họ vẫn còn yếu. Người tiếp tục chết. Lúc khởi hành ra đi ở sân ga Tomsk hồi tháng 4 với con số 6100 người, thêm vào đó chừng 500 đến 700 dân địa phương hay ở những vùng khác đưa tới, đến tháng 8, chỉ còn sống sót có 2200 người.

Nhiều vùng trên đất Nga xảy ra các cảnh tương tự như ở trên đảo Nazino.

Bao nhiêu người bị lưu đày? Và bao người đã bỏ thây?

Từ tháng 2 năm 1931 có chừng 1.800.000 nông dân bị cướp đoạt ruộng đất và bị lưu đày. Đến tháng giêng năm 1932, khi nhà nước kiểm kê lại, thì chỉ còn có 1.317.022 người còn sống sót. Như vậy, con số người chết lên đến nửa triệu, tỉ lệ 30%. Thật ra trong số nửa triệu đó cũng có một số trốn thoát. Trong năm 1932, các toán công an địa phương kiểm tra thường xuyên những người còn sống sót. Công an chịu trách nhiệm chuyển từ nơi xuất phát và tiếp nhận tại các nơi định cư. Các cuộc điều tra của công an cho biết có tất cả 210.000 người trốn trại và có 90.000 chết. Trong năm 1933 xảy ra nạn đói lớn làm chết 151.000 người, trong trên tổng số 1.420.000 đi vùng kinh tế cưỡng bách. Tỉ lệ người chết là 6,8% trong năm 1932 và 13,2% trong năm 1933. Trước đó, con số người chết chỉ được kiểm kê từng vùng. Nhưng tỉ lệ người chết không ít. Trong năm 1931, ở Kazakhtan có 1,3% người chết. Ở vùng Siberie con số chết tăng lên mỗi tháng 0,8%. Trẻ em chiếm từ 8% đến 12%. Tại vùng Magnitogorsk, 15%.

Tổng cộng trong 3 năm, con số người chết trong các vùng lao động cưỡng bách khổ sai là 300.000.

Đối với chính quyền trung ương, kế hoạch thu lợi sức lao động của những người mà họ gọi là ‘’lưu đày đặc biệt’’ mà qua năm 1932 họ đổi lại là những người ‘’lao động khai hoang’’, là chính sách đem con bỏ chợ. Chính quyền trung ương thờ ơ, nhân viên thuộc cấp làm việc lấy lệ. Ông N. Pouzitski, một trong những nhân viên đặc trách định cư người lưu đày nhận định rằng đó là một sự ‘’thờ ơ chết người’’, chỉ vì chính quyền địa phương không ý thức gì về chính trị và không am tường khả năng khai hoang của những người lưu đày.

Tháng 3 năm 1931, chính quyền thành lập một ủy ban đặc biệt dưới quyền lãnh đạo của V. Andreiev và Iagoda, nhằm chận đứng sự phung phí nhân lực của những người lưu đày. Ủy ban chịu trách nhiệm trực tiếp với bộ chính trị trung ương của đảng cộng sản Nga. Nhiệm vụ của ủy ban là quản lý hữu hiệu và hợp lý con số nhân công lao động khổ sai. Qua các cuộc điều tra sơ khởi, ủy ban nhận định năng suất lao động của lớp nhân công lưu đày chỉ là con số không. Chỉ có 8% trong số 300.000 người trong vùng Oural được chỉ định đi khai thác gỗ và đi lao động sản xuất. Còn số người khỏe mạnh khác đi làm các công tác xây cất nhà ở hay làm các công việc khác cho có lệ. Một tài liệu khác cũng xác nhận chính sách giải thể nông nghiệp cá thể đã làm cho nhà nước thất thu rất nhiều. Giá trị trung bình tài sản tịch thu của nông dân vào năm 1930 chỉ tương đương với một số tiền là 564 Rúp cho mỗi cơ sở sản xuất. Đó là con số quá nhỏ, chỉ bằng nửa tháng lương của người thợ. Nhưng đối với nông dân lưu đày, số tiền này tương đối dễ chịu.

Để có thể quản lý nhân công lao động hợp lý, ủy ban đặc biệt tái tổ chức cơ cấu hành chánh. Vào mùa Hè năm 1931, công an đứng ra chịu trách nhiệm quản lý hành chánh. Trước đó, công việc này trực thuộc chính quyền địa phương. Ủy ban cũng thành lập một cơ quan hành động và một cơ quan tình báo. Các cơ quan này được hưởng quyền bất khả xâm phạm và chịu trách nhiệm kiểm soát một vùng đất bao la và một số người khai hoang đông đảo. Ủy ban cho ban hành quy chế kiểm soát chặt chẽ. Họ chỉ định nơi định cư và phân phối công tác lao động ở các nông trường, xí nghiệp, hợp tác xã, công trường xây dựng, cơ sở bảo trì hay tu bổ và các trục lộ giao thông. Nhân công lưu đày làm việc theo chỉ tiêu lao động và được hưởng quy chế lương bỗng đặc biệt. Thường, chỉ tiêu này bằng 30% hay 40% so với nhân công bình thường. Cơ quan công an giữ lại 15% hay 20% tiền lương của nhân công để làm quỹ cho cơ quan.

Tháng 3 năm 1933, tại vùng Tây Bá Lợi Á, chính quyền bắt đầu tái tổ chức lực lượng nhân công. Họ chia 203.000 nhân công ra làm 83 hệ thống chỉ huy dưới sự quản lý của 971 nhân viên nhà nước. Khi các xí nghiệp nhận nhân công, họ phải trả tiền cho cơ quan quản lý. Ngoài ra cơ quan quản lý còn ăn tiền theo tỉ lệ bách phân trên tiền lương của nhân công lao động cưỡng bách.

Trên nguyên tắc, các công ty phải lo nơi ăn chốn ngủ cho công nhân lao động. Nhưng trên thực tế, các công ty coi thường. Họ đánh giá những người này chỉ là một nửa nhân công tự do và một nửa là miễn phí. Đúng là một nguồn nhân lực miễn phí. Thường các nhân công này không được lãnh tiền. Và nếu có lãnh, thì chỉ lãnh một ít. Số còn lại, bị khấu trừ vào tiền ăn, tiền cư trú, tiền sắm sửa các dụng cụ lao động, tiền quỹ nghiệp đoàn, tiền công khố phiếu nhà nước.

Những người lao động khổ sai bị đối xử như những người vứt bỏ, phế thải. Họ thường bị bỏ đói, hành hạ, lạm dụng và khinh rẻ. Họ phải lao động với một chỉ tiêu vượt mức khả năng, làm việc không trả lương, bị đánh đập và bị nhốt trong các phòng tối không có lò sưởi. Các ban quản lý có quyền trao đổi công nhân lao động khổ sai với nhau, hay trao đổi họ với hàng hóa. Một số ban giám đốc trại sử dụng công nhân phục vụ cho công việc riêng tư của họ. Nếu có công nhân nào chết thì sẽ có các công nhân khác thế vào.

Từ năm 1932, chương trình định cư tại các vùng hoang dã giảm dần. Chính quyền đưa nhân công lao động cưỡng bách vào làm việc tại các đại công trường xây cất và các trung tâm kỹ nghệ, các khu hầm mỏ. Tại một số địa phương, công nhân lao động cưỡng bách làm việc chung với công nhân thường. Họ sống chung với nhau trong các căn nhà gỗ chật hẹp.

Cuối năm 1933, có 41.000 nhân công lao động cưỡng bách phục vụ trong công trường hầm mỏ Kouzbass.

Tại vùng Magnitogorsk, con số công nhân lưu đày lên đến 42.462 người, chiếm 2/3 dân số trong vùng.

Nhờ định cư trong các vùng đặc biệt và cũng nhờ làm việc chung với các công nhân bình thường, công nhân lưu đày cảm thấy giảm đi sự cách biệt. Và nhất là vì lý do kinh tế, các nông dân trước đây bị giải thể, ngày nay bắt đầu hội nhập vào đời sống xã hội mới. Cái xã hội mà họ đã từng chịu đựng quá nhiều trừng phạt.

Và ai biết được, người nào trong cái xã hội này sẽ bị khai trừ trong ngày mai.

 

CHƯƠNG 8

NẠN ĐÓI

Một trong những vết đen trong lịch sử của Xô Viết mà ai cũng biết đến đó là nạn đói lớn trong những năm 1932-1933. Ngày hôm nay với các văn khố vừa được cho dân chúng tham khảo, cho người ta biết có đến 6 triệu người chết vì đói trong hai năm đó. Đây là con số không có ai có thể chối cãi được.

Thảm cảnh của nạn đói này không giống như những năm đói đã xảy ra trước đây theo chu kỳ của nền nông nghiệp dưới thời Nga Hoàng.

Nạn đói lớn của năm 1932-1933 là hậu quả trực tiếp của phương pháp khai thác nông dân theo kiểu ‘’phong kiến quân sự’’, sáng kiến của một lãnh tụ bolshevik chống Stalin, tên là Nikolai Boukharine. Phương pháp khai thác này được áp dụng khi thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hóa. Kết quả của chính sách đã dẫn đến sự suy thoái trầm trọng đời sống xã hội.

Điểm khác biệt với các nạn đói xảy ra vào những năm 1921-1922 là vào những năm đói này nhà nước Xô-Viết kêu gọi quốc tế trợ giúp. Nhưng nạn đói của những năm 1932-1933, Liên Xô muốn che dấu sự thất bại của mình, không cho thế giới bên ngoài biết chỉ vì nhu cầu tuyên truyền cái tốt của chủ nghĩa cộng sản.

Nhiều quan sát viên ngoại quốc đã bị lường gạt khi họ đến thăm Liên Bang Sô Viết. Vào mùa Hè năm 1933, Thượng Nghị Sĩ kiêm Chủ Tịch đảng Cấp Tiến Pháp ông Edouard Herriot được mời đến viếng vùng Ukraine, đã tuyên bố: ‘’Tôi thấy các vườn rau của các hợp tác xã nông nghiệp được chăm sóc và hệ thống tưới nước rất đáng khen. Các vụ mùa Thu hoạch rất khả quan’’. Ông kết thúc chuyến tham quan bằng câu nói quyết định: Tôi đã đi khắp suốt vùng Ukraine. Điều mà tôi thấy là cả vùng này đang ở trong thời kỳ sản xuất…

Cái nhìn mù quáng này là kết quả của một vụ dàn cảnh dưới tài đạo diễn của công an. Cơ quan này mời các quan sát viên ngoại quốc đến và hướng dẫn họ đi thăm các hợp tác xă nông nghiệp đã được chuẩn bị trước. Công an cũng dẫn các nhà quan sát quốc tế đến các vườn trẻ kiểu mẫu.

Vì nhu cầu chính trị của đảng mình và nhất là vì muốn thỏa hiệp với Liên Xô để quân bình hóa lực lượng quân sự ở Âu Châu trước mối đe dọa của Đức Quốc Xã, nên các Nghị Sĩ Pháp mới thốt ra những nhận định mù quáng trên.

Nhưng cũng có một số chính khách khác biết rõ những gì đã xảy ra ở Liên Xô vào những năm 1932-1933. Đó là những chính khách cao cấp của Đức và Ý. Các bản phúc trình của các Tòa Sứ Quán Ý tại các vùng Karkhov, Odessa và Novorosski mà Sử Gia người Ý, ông Andrea Graziosi gần đây đã cho đăng tải trên một tờ nguyệt san cho biết Thủ Tướng Mussolini đã đọc và biết rất rõ tình hình của nạn đói ở Liên Xô. Nhưng Mussolini không bao giờ dùng các sự kiện này để chống lại cộng sản.

Trái lại, vào mùa Hè năm 1933 hai nước Ý và Liên Xô đã ký hiệp ước thương mại và hiệp ước bất tương xâm. Vì quyền lợi của Ý, các nhà lãnh tụ nước này đã làm lơ trước nạn đói của Sô Viết.

Năm 1949 Kravchenko viết một quyển sách với tựa đề ‘’Tôi chọn tự do’’, trong đó ông mô tả nạn đói năm 1932-1933 đã làm hoang mang dư luận thế giới. Ông bị coi như là phần tử xuyên tạc chế độ cộng sản. Nhưng từ năm 1985 các công trình nghiên cứu của các Sử Gia Tây phương cũng như của Sô Viết cho thấy những gì trong quyền sách ‘’Tôi chọn tự do’’ là sự thật. Cũng đã có một số tài liệu do các người Ukraine tị nạn cung cấp nhưng vẫn còn rất ít, và rất ít người biết đến.

Nguyên nhân của nạn đói này là do mối tương quan mới giữa nhà nước Sô Viết và cộng đồng khối nông dân sản xuất, phát xuất từ chính sách cưỡng bách tập thể diễn ra ở nông thôn.

Tại các vùng này, sự tập thể hóa đã hình thành và các hợp tác xã nông nghiệp giữ một vai trò quyết định. Hợp tác xã phải cung cấp một số lượng nông sản nhất định và thường xuyên cho nhà nước. Vào những ngày mùa Thu khi vụ mùa gặt hái bắt đầu, hợp tác xã mở chiến dịch thu mua cưỡng bách. Đó là những thời điểm đấu sức giữa chính quyền và tập thể nông dân sản xuất. Những người nông dân muốn giữ phần nông phẩm của họ để họ có thể sống qua mùa Đông, chờ vụ mùa năm tới. Đối với nhà nước, việc thu mua nông sản quyết định sự sống còn của chế độ. Ở những vùng càng phì nhiêu, càng bị thu mua gắt gao bấy nhiêu.

Vào năm 1930 chính quyền Sô Viết ấn định thu mua 30% tổng số thu hoạch vùng Ukraine, 38% ở các vùng phì nhiêu Kouban và vùng Bắc Caucase, 33% tại các vùng Kazakhstan.

Qua năm 1931, các vụ mùa thu hoạch ít hơn nhưng nhà nước Sô Viết gia tăng số lượng thu mua. Tại Ukraine từ 30% tăng lên 41,5%. Vùng Bắc Caucase và Kouban từ 38% tăng lên 47%. Vùng Kazakhstan từ 33% tăng lên 39,5%. Vì số lượng nông phẩm bị tịch thu quá nhiều nên đã gây ảnh hưởng đến chu trình canh tác tại các vùng này.

Với kế hoạch trưng thu cưỡng bách này, nông dân chỉ có quyền bán ra thị trường từ 15% đến 20% sản phẩm. Họ chỉ để lại từ 12% đến 15% làm hạt giống cho vụ mùa năm sau. Họ phải trích ra 25% đến 30% để nuôi gia súc. Số còn lại họ mới được làm thưc phẩm riêng để sinh sống chờ vụ mùa năm tới. Về phía nông dân phải tìm cách cất giữ các sản phẩm nông nghiệp cho các nhu cầu thiết yếu của họ. Mặt khác, chính quyền tìm cách trưng thu càng nhiều càng tốt để cung cấp cho các chương trình được coi là chẳng thực tế tí nào.

Qua năm 1932, thuế đóng góp nông phẩm lại gia tăng hơm 32% kế họach thu mua cưỡng bách của năm 1931. Vì vậy các cuộc đụng độ giữa nông dân và nhân viên thu mua của nhà nước càng trở nên ác liệt.

Ban đầu việc thu mua diễn ra chậm chạp. Khi đến vụ mùa, các nhân viên trong hợp tác xã nông nghiệp, là những nông dân gia nhập vào hợp tác xã, tìm cách đem các nông phẩm đi dấu. Hoặc ban đêm họ đi ăn cắp các phần vừa mới thu hoạch. Họ thông đồng với các thành viên khác trong hợp tác xã, thông đồng với đội trưởng, với kế toán viên, với bí thư địa phương. Để chống lại sự thất thoát này, trung ương đã phải cừ các toán xung phong xuống tận địa phương, tận các hợp tác xã. Toán xung phong gồm những đảng viên trung kiên của đảng cộng sản ở các Thành Phố.

Tình trạng căng thẳng ở những vùng nông thôn lúc bấy giờ đã được một ủy viên chính trị đi công tác huấn luyện chính trị cho các ủy ban hành chánh địa phương ở vùng hạ lưu sông Volga, một vùng sản xuất nông phẩm, gởi về trung ương với chi tiết như sau:

‘’Nhiều thành phần khác nhau đã thi hành các vụ bắt giam và lục soát. Như các thành viên của ủy ban hành chánh xã, thành viên của đội xung phong, và các thành phần đặc phái khác. Năm nay đã có 12% nông dân bị đưa ra tòa án nhân dân, không kể những nhân viên trong hợp tác xã đã bị đưa đi lưu đày và một số nông dân bị phạt tiền. Theo ước tính của chủ tịch tòa án nhân dân vùng này có chừng 15% là nạn nhân của các vụ truy lùng này. Nếu tính chung con số 800 người tham gia hay nhân viên sản xuất bị khai trừ ra khỏi hợp tác xã thì chúng ta có thể ước lượng được hậu quả của các cuộc đàn áp. Nếu chúng ta không lưu tâm đến sự cần thiết của các cuộc đàn áp vì tình hình, chúng ta phải nhận ra rằng các cuộc đàn áp đã không giảm bớt đi. Khi đến một mức nào đó, chúng ta khó mà chận đứng lại được. Các trại tù không còn chỗ để giam người nữa. Số tù nhân của nhà tù Balachevo đã gia tăng gấp 5 trên con số dự định. Tại vùng Elan, một nhà tù thật nhỏ đã phải chứa 610 người. Trong tháng qua, nhà tù Balachevo đã chuyển qua Elan 78 tù nhân đã bị kết án. Trong số này có 48 tù nhân dưới 10 tuổi. 21 tù nhân được phóng thích tại chỗ. Với tình trạng quá đông tù nhân này, cai tù chỉ có thề dùng võ lực để quản lý. Hai mệnh lệnh được thi hành ở đây là: Gieo hạt và sản xuất. Cho đến ngày nay công việc của chúng ta làm là chuyển hướng họ để thi hành hai hai mệnh lệnh trên. Thí dụ điển hình sau đây cho thấy mức độ khủng bố đối với nông dân. Tại Morsy, mỗi nông dân phải đóng 100% số nông sản. Một nông dân đã đến gặp đồng chí Formitchev bí thư xã, xin tình nguyện đi lưu đày chớ không thể nào sống được trong tình trạng thuế má như vậy. Một bằng cớ khác là một thỉnh nguyện thư của 16 người của hợp tác xã Alexandrov cũng tình nguyện xin đi lưu đày. Nói tóm lại, chính sách lao động tập thể đã trở thành chiến dịch đột kích ăn cắp hạt giống, gia súc, dụng cụ sản xuất. Người ta đột kích lao động. Không có việc gì mà người ta không đột kích. Họ bao vây từ 9 hoặc 10 giờ tối cho đến khi rạng đông. Các cuộc đột kích đã diễn ra như sau: Các đội phục kích đóng quân tại một căn nhà gỗ dùng làm phòng làm việc. Họ cho người đi đến các nhà nông dân và ra lệnh từng người đến văn phòng chấp vấn. Họ thuyết phục và ra lệnh nông dân phải thi hành chỉ thị nộp nông phẩm. Họ chấp vấn liên tục, lập đi lập lại suốt đêm’’.

Vào thời điểm căng thẳng nhất của cuộc xung đột giữa nhà nước và nông dân, một đạo luật kỳ lạ đã được nhà nước cho ban hành vào ngày 7 tháng 8 năm 1932. Đạo luật này đóng vai trò quyết định. Theo đạo luật này, bất kỳ người nào ăn cắp hay biển thủ tài sản của Xã hội chủ nghĩa đều bị xử án 10 năm tu hay bị hành quyết. Dân chúng gọi đạo luật này là ‘’đạo luật hột lúa’’. Bởi vì những người bị kết án là những người nông dân đang làm việc trên cánh đồng, ăn cắp vài hột lúa mì của hợp tác xã.

Với đạo luật tàn ác này, chính quyền đã kết án 125.000 người bị xử án 10 năm và kết án tử hình 5.400 người trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1932 đến tháng chạp năm 1933.

Mặc dù cho thi hành các biện pháp gắt gao nhưng số lúa thu họach hay bị cưỡng bách thu mua chẳng đạt được bao nhiêu. Đến tháng 10 năm 1932 kế hoạch thu mua tại các vùng sản xuất nông phẩm chính cũng chỉ được từ 15% đến 20%. Vì số lượng thu mua quá ít, bộ chính trị đảng cộng sản Nga quyết định gởi hai phái đòan đặc biệt về hai vùng Ukraine và Caucase để đẩy mạnh công tác thu mua nông phẩm. Hai phái đoàn này do hai đảng viên cộng sản trung thành Viacheslav Molotov và Lazare Kaganovitch lãnh đạo.

Ngày 2 tháng 11 năm 1932 phái đòan Kazanovitch cùng với phụ tá Genrik Iagoda đến Tỉnh Rostov trên sông Don. Bí thư đảng của các vùng thuộc Bắc Caucase đều có mặt trong phiên họp và cùng biểu quyết: Vì lý do thất bại trong chiến dịch thu mua lương phẩm, nay bắt buộc các cơ sở đảng địa phương phải bẻ gãy các âm mưu phá hoại do các phần tử phản cách mạng trong các hợp tác xã, những đảng viên có tinh thần chống đối chủ trương, các tổ trưởng của các hợp tác xã đã tham gia vào các hoạt động phá hoại.

Một số biện pháp sẽ được đem ra thi hành, như: Thâu hồi tất cả sản phẩm, nông sản hiện tại tồn kho, Các dịch vụ mua bán phải thanh toán ngay các tiền nợ. Phải đóng các thuế đặc biệt. Bắt giam tất cả những người lạ mặt, những người phản cách mạng, những kẻ phá hoại. Áp dụng thủ tục khẩn cấp dưới quyền giám sát của các toán xung kích. Nếu bị truy tố vì tội phá hoại thì tập thể dân chúng trong vùng sẽ bị đưa đi lưu đày.

Tháng 11 năm 1932 là tháng đầu tiên áp dụng biện pháp chống phá hoại. 5.000 đảng viên ở các vùng nông thôn bị truy tố trước tòa án nhân dân về tội đã dễ dãi đối với các phần tử phá hoại ở nông thôn, lơ là trong công tác thu mua. Tại vùng Bắc Caucase, vùng sản xuất nhiều nông phẩm mang tính chiến lược, đã có 15.000 nhân công của các hợp tác xã nông nghiệp bị bắt giam. Qua đến tháng chạp, chiến dịch đưa đi lưu đày lan tràn khắp nơi. Khởi đầu dân của vùng Cosaque. Hồi năm 1920 dân của vùng này cũng đã bị đàn áp nặng nề. Rồi đến những công nhân của các hợp tác xã. Chiến dịch mà họ gọi là đi khẩn hoang ở các vùng kinh tế mới đã lưu đày không biết bao nhiêu người già, trẻ, trai, gái… Trong năm 1932 đã có 71.236 người bị bắt đi. Đến năm 1933 con số này lên đến 268.091.

Ở vùng Ukraine, phái đoàn do Molotov cầm đầu cũng đã thi hành các biện pháp tương tự. Molotov cho ghi vào sổ đen tên các vùng không thu mua đúng chỉ tiêu. Ông ra lịnh thanh trừng và sa thải ra khỏi các đảng viên cộng sản không tích cực trong công tác thu mua. Bắt giam tất cả công nhân hợp tác xã kể cả các chủ tịch nếu có báo cáo đã làm giảm thiểu số lượng thực phẩm thu mua. Chẳng bao lâu, biện pháp này cũng được đem ra áp dụng trên khắp khu vực nông thôn sản xuất.

Với biện pháp này, nhà nước có thể thắng được toàn khối nông dân sản xuất hay không ?

Trong bản phúc trình của viên lãnh sự Ý ở Tỉnh Novorossijk đã ghi rất rõ là không. Mặc dù lực lượng của chính quyền rất hùng hậu nhưng không đàn áp được ý chí chống lại của tập thể nông dân. Nông dân chia ra thành các toán nhỏ chống lại lực lượng của nhà nước. Dần dần lực lượng Sô Viết kiệt sức. Họ phải rải quân khắp nơi. Nơi này có cánh đồng lúa chưa chín. Nơi khác có vài tạ lúa cất giấu và được phát giác, chỗ kia có chiếc máy cày không được sử dụng, Một máy cày khác bị phá hư và một chiếc thì chạy rong chơi chớ không phải đang làm công tác…. Rồi họ nhận ra một kho nông phẩm bị đánh cắp. Sổ sách của các hợp tác xã không ghi đúng số lượng cũng như không ghi đúng ngày tháng, có nơi ghi giả mạo. Giám đốc các hợp tác xã hoặc vì sợ hoặc vì bất cẩn, đã báo cáo không đúng sự thật trong các bản phúc trình.

Chỉ còn có một cách duy nhất để thắng kẻ thù là tạo ra nạn đói. Hay nói đúng hơn là kế hoạch ‘’tuyệt lương’’.

Trong các bản phúc trình gởi về Mạc Tư Khoa vào mùa Hè năm 1932 đã tiên liệu là nạn đói sẽ có thể xảy ra vào mùa Đông 1932-1933. Tháng 8 năm 1932 Molotov báo cáo về Mạc Tư Khoa triển vọng chết đói có thể diễn ra ở các vùng vốn sản xuất nông phẩm nhiều nhất. Nhưng đồng thời ông cũng đã hứa là sẽ tìm đủ mọi cách để đạt cho kỳ được mục tiêu của kế hoạch thu mua.

Cũng vào thời tháng 8, ông Issaev, chủ tịch ủy ban nhân dân vùng Kazakhstan bí mật báo cáo lên Staline về mức độ của cuộc khủng hoảng thực phẩm này. Vùng Kazakhstan đã hoàn tất chương trình định cư tập thể. Chương trình này đã làm xáo trộn đời sống của các nhóm dân du mục. Ngay cả hai nhân vật thân tín nhất của Staline là ông Stalinas Kossiloz, đệ nhất bí thư đảng cộng sản Ukraine và ông Mikhail, đệ nhất bí thư đảng cộng sản Dniepropetrovk cũng phải viết thư riêng cho Staline và Molotov xin giảm bớt chỉ tiêu quá cao của kế hoạch thu mua. Hai ông viết: ‘’Để cho tương lai công tác sản xuất nông phẩm đạt được chỉ tiêu, đáp ứng được nhu cầu của nhà nước vô sản, chúng ta phải thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của các nông dân làm việc trong các hợp tác xã. Nếu không, chúng ta sẽ không còn đủ hạt giống để bảo đảm sản xuất trong vụ mùa tới’’.

Molotov, trong bức thư trả lời đã nói rằng các bí thư đã không nhận định đúng tình hình, sai với tinh thần bolshevik. Ông nói: Là những người bolshevik, chúng ta phải đặt nhu cầu của nhà nước vào ưu tiên một. Các nhu cầu này sẽ được đảng xác định bằng những quyết định của đảng, và sẽ không được giảm một chút nào cả chớ đừng nói đến ưu tiên thứ hai.Vài ngày sau, trung ương đảng gởi văn thư xuống các cơ sở đảng địa phương yêu cầu các cơ sở phải ra lịnh cho các hợp tác xã nào chưa cung cấp đủ chỉ tiêu nông phẩm đã được ấn định, phải xuất tòan bộ nông phẩm dự trữ dùng làm hạt giống cho vụ mùa năm sau, đem nộp cho các toán thu mua. Vì bị cưỡng bách kể cả dùng vũ lực tra tấn cho nên nông dân cuối cùng cũng phải đen giao luôn các hạt giống cho nhà nước. Kết quả là mặc dù những nông dân đang sống trên các vùng đất phì nhiêu, màu mỡ nhưng họ cũng đành chịu chết đói vì không có cách gì kiếm ra thực phẩm để sống qua ngày.

Nếu họ muốn sống thì chỉ còn có cách là phải đổ xô về Thành Phố. Nhưng nhà nước cộng sản đã chận đứng làn sóng người trở về Thành Phố này bằng một đạo luật ban hành ngày 27 tháng 12 năm 1932. Theo tinh thần của đạo luật này, chính quyền thiết lập việc kiểm tra dân số cư ngụ trong Thành Phố. Nhà nước cấp thẻ thông hành nội bộ. Như vậy những người từ vùng kinh tế mới trở về sẽ không có giấy thông hành nội bộ và họ sẽ bị bắt, bị tống về trở lại vùng chết đói, nơi mà họ đã bỏ ra đi.

Trước tình trạng làn sóng trở về thành vì sự sống còn, ngày 22 tháng giêng năm 1933, bộ chính trị trung ương đã cho ban hành một nghị quyết ‘’ác ôn’’, dẫn đến nạn chết đói của hằng triệu nông dân trong những ngày sắp tới. Chiếu theo nghị quyết do Staline và Molotov ký tên, họ ra lệnh cho các cơ sở đảng và công an địa phương bằng đủ mọi cách chận đứng những ngưới nông dân trở về Thành Phố. Nhất là nông dân của các vùng Ukraine và vùng Bắc Caucase. Nghị quyết nêu rõ: Nhà nước có đủ bằng cớ cho thấy các người trở về theo kế hoạch của các phần tử chống phá chính quyền, những người chống phá cách mạng, của những điệp viên hoạt động cho Ba Lan nhằm tuyên truyền phá hoại các hợp tác xã nói riêng, và nhà nước Sô Viết nói chung. Các toán công an địa phương thiết lập các nút chận tại các nơi đang xảy ra nạn đói, tại các nhà ga xe lửa, nhằm ngăn chận làn sóng người trở về Thành Phố.

Đầu tháng 3 năm 1933, một toán công an báo cáo tình hình chính trị về trung ương. Bản báo cáo cho biết trong vòng một tháng họ đã ngăn chận được 219460. Trong số này họ đã trả lại 186.588 người trở về lại nơi cư ngụ. Số người khác bị bắt giam và đưa ra tòa án. Bản báo cáo không nói thêm chi tiết về những người bị trả trở lại. Nhưng viên lãnh sự Ý thuộc vùng Kharkov, một vùng đã xảy ra nạn đói trầm trọng, báo cáo về chính phủ Ý những nhận xét như sau:

“Từ một tuần lễ nay người ta tổ chức một cơ sở để đón nhận trẻ em mồ côi. Bởi vì cha mẹ của các em này đã kéo nhau trở về Thành Phố để kiếm cách sinh nhai, nhưng bị bắt buộc phải trở lại vùng chết đói. Họ bỏ con em ở lại với ước nguyện sẽ có người ra tay giúp đỡ. Còn họ, họ trở về chịu chết trong những làng quê hẻo lánh.

Từ một tuần lễ nay nhà nước huy động những người gác cổng, các lao công của các công thự, cho mặc các chiếc áo choàng trắng đi truy lùng các trẻ em đem về nhốt tại các đồn công an khu vực. Nửa đêm, họ dùng xe nhà binh chở ra nhà ga Servodonetz. Tại đây cũng đã có một số người lớn còn sót lại trong Thành Phố và bị lùng bắt. Chuyên viên y tế sẽ khám nghiệm sức khỏe để phân loại. Người nào không phù thũng, có nghĩa là còn khỏe sẽ được đưa về các gian nhà gỗ vùng Holadanaia Gora hay đưa về các gian trại sống chung với 8.000 người khác đang nằm hấp hối trên đống rơm.

Số người khác, bịnh hoạn, sẽ được xe lửa chở đến các vùng cách Thành Phố chừng 50 hoặc 60 km. Họ bị đuổi xuống dọc đường rồi bị lùa vào các làng hẻo lánh. Họ bị bỏ rơi ở đó, chờ chết, không ai hay biết gì đến họ cả.

Và cũng tại những nơi được chỉ định, người ta cho đào những lỗ bên đường. Nhân viên trên xe lửa quăng các thây người chết xuống các lỗ đã đào sẵn này’’.

Con số người chết đói đạt đến điểm cao nhất của nó vào mùa Xuân năm 1933. Cùng với nạn đói, các bịnh truyền nhiễm cũng bắt đầu lan tràn. Có những thị trấn trước kia với dân số vaì chục ngàn người, ngày nay sau nạn đói chỉ còn sống sót lại vài ngàn. Tình trạng ăn thịt người đã xảy ra ở một vài nơi. Trong các bản báo cáo của các cơ quan an ninh địa phương cũng như của các văn phòng sứ quán Ý:

Mỗi đêm người ta đi nhặt dọc theo đường phố khoảng 250 thây người chết vì bịnh dịch. Các thây chết này bị mất lá gan. Dường như lá gan bị móc ra qua một lỗ nhỏ ở trên bụng. Sau cùng cơ quan công an được tin cho biết có một số người móc lấy lá gan rồi trộn vào thịt để làm nhân bánh bao, đem ra chợ bán.

Tháng 4 năm 1933, nhân chuyến viếng thăm vùng Kouban, nhà văn Mikhail Cholokhov viết hai lá thư gởi cho Staline. Trong thư ông viết từng chi tiết về những biện pháp tra tấn của công an đối với nông dân để buộc các nông dân này phải đem nộp nông phẩm dự trữ trong hợp tác xã của họ. Chính vì thế mà phải lâm vào tình trạng chết đói. Ông đề nghị với Staline để cho ông gởi một số lượng lương thực để cứu những người nông dân này.

Staline từ chối và nói thẳng rằng những người nông dân này bị trừng phạt vì phạm vào cái tội đình công và phá hoại. Họ đã mở trận chiến tiêu hao chống lại nhà nước cộng sản. Cũng vào năm 1933 này, trong lúc nạn thiếu lương thực đã giết hàng triệu người, thì nhà nước Sô Viết cho xuất cảng ra ngoại quốc 1.800.000 tấn lúa mì để thu ngoại tệ cho công cuộc kỹ nghệ hòa.

Các cuộc kiểm tra dân số của các phân khoa dân số học vào những năm 1937 và 1939 được giữ bí mật cho đến ngày hôm nay, giúp chúng ta biết thêm chi tiết về nạn đói năm 1933.

Theo các cơ quan thống kê này, nạn đói đã xảy ra tại các vùng đất đen Ukraine, vùng đất phù sa ven sông Don, vùng Kouban, vùng Bắc Caucase và một phần lớn vùng Kazakhtan. Đã có khoảng 40 triệu người là nạn nhân của nạn đói tại các vùng này. Con số thiệt hại lớn nhất là các vùng ở chung quanh Thành Phố Kharkov. Số người chết từ tháng giêng đến tháng sáu tăng lên gấp mười so với mức độ chết trung bình. Trong tháng 6 năm 1933 con số người chết đói lên đến 100.000 người so với 9.000 người của tháng 6 năm trước. Đó là chưa kể đến con số người chết không khai báo.

Ở nông thôn con số người chết cao hơn ở Thành Phố. Trong một năm, Thành Phố Kharkov mất 120.000 người, Thành Phố Krasnodar mất 40.000 người và Thành Phố Stavropol giảm 20.000 người.

Ngoài con số người chết tại các vùng xảy ra nạn đói, con số người chết ở các nơi thiếu ăn cũng không ít. Vùng nông nghiệp phụ cận Thủ Đô Mạc Tư Khoa số người chết gia tăng 50% trong vòng từ tháng giêng đến tháng 6 năm 1933. Cũng trong khoảng thời gian nửa năm này con số người chết đói của Thành Phố Ivanovo gia tăng 35%.

Trên toàn nước Nga, có trên 6 triệu người chết đói trong năm 1933 cao hơn các năm trước. Chỉ riêng vùng Ukraine con số người chết đã lên đến 4 triệu. Vùng Kazakhtan chết 1 triệu, phần lớn là dân du mục. Vùng Bắc Caucase 1 triệu.Trong bức thư gởi cho Staline vào ngày 4 tháng 3 năm 1933, nhà văn Mikhail Cholokhov, tác giả của tác phẩm ‘’Dòng sông Don êm đềm’’ viết:

Thưa Đồng chí Staline,

Việc phân phối thực phẩm không đạt đúng theo như kế hoạch đã chỉ định tại các khu vực Vechenski cũng như tại các vùng Bắc Caucase không phải vì lý do có sự phá hoại của các nhân viêng trong hợp tác xã mà chính là vì không biết cách quản trị của các cơ quan địa phương.

Để đạt chỉ tiêu trong công tác thu mua nông phẩm, ủy ban địa phương của đảng cộng sản đã giao toàn quyền quyết định cho đồng chí Ovtchinnikov. Ông ta đưa ra các biện pháp sau đây:

Tịch thu tất cả nông sản, kể cả số lượng dự trữ của các hợp tác xã dùng làm hạt giống cho năm sau.

Nhân viên hợp tác xã phải đến từng gia đình thu mua một số lượng nông phẩm sao cho đủ chỉ tiêu để giao cho nhà nước.

Thi hành các biện pháp trên sẽ đạt được gì ?

Ngay từ đầu chiến dịch thu mua, nông dân đã tìm cách đem giấu cất số lương thực phẩm riêng tư của họ. Số thu được rất khiêm nhường: 593 tấn lúa mì. Trong số lúa mì này có một phần đã cất giấu từ năm 1918. Xin kể ra đây một số thủ đoạn thua mua.

Thủ đoạn sức chịu lạnh. Họ bắt nông dân trong các hợp tác xã cởi bỏ quần áo, đứng khỏa thân trong các nhà kho lớn giữa cái lạnh của mùa Đông.

Thủ đoạn sức chịu nóng. Họ thấm dầu lửa vào chân hay vào chiếc váy của phụ nữ rồi châm lửa. Khi lửa bốc cháy, họ cho cháy một chốc rồi dẹp tắt. Cứ như thế họ lập đi lập lại.Tại Napolovski, ủy ban địa phương bắt nông dân ôm lấy các ống khói của các lò sưởi đang đun nóng. Sau đó họ đem giam, khỏa thân trong các nhà kho lạnh buốt.

Tại Lebiajenski, người ta bắt nông dân đứng xếp hàng như chờ hành quyết.

Tôi có thể kể ra không biết bao nhiêu trường hợp khác đã xảy ra nhiều nơi. Đó không phải là những hành động lạm quyền. Nó là những phương pháp thông thường của các toán công an áp dụng để thu mua nông phẩm của nông dân.

Nếu đồng chí Staline nhận thấy rằng bức thư này đáng đựơc bộ chính trị lưu tâm, xin hãy biệt phái ngay một cán bộ cộng sản chân chính về địa phương để điều tra. Cán bộ này phải có đủ can đảm lột mặt nạ các nhân viên địa phương. Vì chính những nhân viên này đã phá hoại chương trình xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Đồng chí là nguồn hy vọng lớn nhất của chúng tôi.

Ký tên: Mikhail Cholokhov của đồng chí.

[ Tài liệu của Phủ chủ tịch số 45/1/827/7-22].

Ngày 6 tháng 5 năm 1933 Staline viết thư phúc đáp nhà văn Mikhail Cholokhov.

Đồng chí Choloklov thân,

Tôi đã nhận được hai bức thư của đồng chí. Đề nghị xin giúp đỡ của đồng chí đã được thực hiện. Tôi đã phái đồng chí Chkiziatov đi về các địa phương để giải quyết các vấn đề của đồng chí nêu ra. Xin đồng chí hãy tiếp tay Chkiziatov. Nhưng thưa đồng chí Cholokhov, không phải đó là những điểm mà tôi muốn nói. Thực ra thư của đồng chí viết tôi cho rằng không khách quan. Về vấn đề này tôi muốn nói thêm vài lời với đồng chí.

Tôi cám ơn đồng chí đã viết thơ cho tôi. Bức thơ đã vạch ra một cơn bịnh nhỏ trong guồng máy của chúng ta. Vì muốn thực hiện tốt các chỉ thị, tức là giải giới kẻ thù của chúng ta, đã có một số cán bộ đảng va chạm đến những người bạn của chúng ta. Nhiều khi họ làm quá trớn. Nói thẳng ra là quá hung bạo. Nhưng với sự quan tâm của tôi, tôi không thể nói là tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí về mọi khía cạnh của vấn đề. Đồng chí đã nhìn cái ‘’dạng’’ của vấn đề mà thôi. Nhưng tôi phải nhìn nhận là cái nhìn của đồng chí khá sắc bén. Nhưng đó chỉ là cái dạng bên ngoài của sự việc. Với cái nhìn chính trị, bức thư của đồng chí không phải là loại thư văn chương tả cảnh mà là một nhận xét chính trị. Nhưng chúng ta phải nhìn ở khía cạnh thực tế của vấn đề. Đó là những nông dân đáng kính của chúng ta ở các vùng mà đồng chí nêu ra trong thư. Họ đã đình công và phá hoại. Họ sẵn sàng chấp nhận đình công để cho thợ thuyền và Hồng quân không có bánh mì. Mặc dù họ không gây đổ máu, họ chỉ hoạt động trong im lặng, nhưng trên căn bản họ cũng chính là thành phần phá hoại. Họ đang mở một cuộc chiến tranh tiêu hao, chống lại quyền lực Sô Viết. Đây là một trận chiến sống mái, xin đồng chí Cholokhov hiểu cho !

Theo như nhận xét của đồng chí, quả thật những vi phạm của các cán bộ địa phương không thể nào chứng minh được đó là sự lộng quyền cả. Các thủ phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của họ. Nhưng có một điều rất rõ là những người nông dân đáng kính trọng của chúng ta chắc chắn không phải là những con chiên ngây thơ như người ta tưởng tượng khi đọc thư của đồng chí.

Chúc đồng chí sức khỏe tốt. Chào đồng chí. Staline của đồng chí.

[ Tài liệu của Phủ chủ tịch số 3/61/549/194 ].

Năm năm trước khi xảy ra cuộc tổng khủng bố với mục đích trước tiên là trừng phạt giới trí thức, các cán bộ đảng, nhân viên bộ kinh tế, nạn đói năm 1932-1933 phải được coi là cao điểm của chiến dịch do nhà nước Sô Viết chủ trương khởi từ năm 1929, nhằm chống lại tập thể nông dân. Đó là một giai đoạn quyết liệt. Với kinh nghiệm này, chính quyền cộng sản sẽ đem áp dụng để đàn áp từng cá nhân, từng nhóm trong cộng đồng xã hội.

Nạn đói đã làm suy sụp mọi mặt, từ chính trị cho đến xã hội.

Tại các địa phương, con số người lộng quyền gia tăng. Họ sẵn sàng dùng bạo lực để cưỡng đoạt số lương thực cuối cùng của nông dân. Hành vi sách nhiễu, cướp bóc xảy ra hằng ngày. Trẻ em bị bỏ rơi. Hiện tượng ăn thịt ngườ xuất hiện, cùng với sự lan tràn các thứ bịnh truyền nhiễm. Người ta cho thiết lập các ‘’trại tử thần’’. Những người đói lã sẽ được đưa vào trại đó để chờ chết. Nông dân ở trong giai đoạn này bị nhà nước hành sử giống như những nông nô của thời Trung cổ.

Tháng giêng năm 1934, Sergo Ordjonikidze và Serguei Kirov đã điên cuồng ca tụng các cán bộ cộng sản trong những năm đói kém như sau:

‘’Các cán bộ của chúng ta đã làm việc và chịu đựng trong cái hoàn cảnh đói kém của những năm 1932-1933. Phải thành thật thừa nhận rằng họ đã được trui luyện như là thép. Tôi nghĩ rằng với số cán bộ như vậy, chúng ta có thể xây dựng một nhà nước mà cho đến ngày hôm nay lịch sử chưa hề có được’’.

Đối với các sử gia của ngày hôm nay, kể cả các sử gia của Ukraine, nạn đói vĩ đại này là một cuộc diệt chủng nhân dân Ukraine. Không ai có thể chối cãi một sự kiện: Nhân dân Ukraine là nạn nhân chính của nạn đói năm 1932-1933.

Nạn đói này là một cuộc tổng tấn công của nhà nước sau các cuộc tấn công mở ra hồi năm 1929 nhằm vào tầng lớp trí thức. Họ bị buộc phải cái tội đã đi sai con đường khi chọn chủ nghĩa quốc gia.

Andrei Sakharov đã định nghĩa việc làm của Staline là bài trừ và sợ người Ukraine. Định nghĩa này thật là chính xác. Nhưng không những chỉ Ukraine bị đói mà nạn đói lan tràn ra đến các vùng Bắc Caucase, vùng lưu vực sông Don, vùng Kouban và cả vùng Kazakhtan.

Năm 1930, Kazakhtan đã hoàn toàn vào quy chế làm ăn tập thể. Họ cưỡng bách dân du mục định cư. 80% gia súc của dân du mục bị chết trong vòng 2 năm. Vì không thể sinh sống, hai triệu người Kazakhtan phải bỏ nước ra đi. Nửa triệu người lánh đói chạy qua các vùng đất Trung Á. Một triệu rưỡi người vượt núi rừng qua Trung Quốc.
Trên thực tế, tại các vùng đất đen, nơi sinh sống của giống dân Cosaque thuộc Ukraine cuộc chiến đã diễn ra giữa nông dân và nhà nước Xô Viết từ năm 1918-1922.

Có một điều trùng hợp lý thú giữa các vùng chống đối mạnh mẽ của những năm 1918-1922, những vùng bị cưỡng bách vào tập thể vào năm 1929-1930 với những vùng bị nạn đói.

Năm 1934 cơ quan công an ghi nhận 14.000 vụ nổi loạn trong đó 85% các vụ nổi loạn này xảy ra tại các vùng bị trừng phạt vì nạn đói. Đó là những vùng đất trù phú, dân chúng hiếu động. Các vùng này đã đóng góp rất nhiều mà cũng bị mất rất nhiều vì chính sách cưỡng đoạt của nhà nước cộng sản.

Nông phẩm sản xuất xuống rất thấp khi nhà nước cho thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hóa nền nông nghiệp. Chính vì thế các vùng này bị thiệt hai nhiều nhất và con số người chết đói lên cao nhất.

 

CHƯƠNG 9

THANH TOÁN CÁC PHẦN TỬ XA LẠ
CỦA XÃ HỘI VÀ CHU KỲ ĐÀN ÁP

Không phải chỉ có những người nông dân ở miền quê mới là nạn nhân phải cống hiến quá nhiều cho cuộc cách mạng rộng lớn thay đổi từ cội nguồn của xã hội. Các thành phần khác của xã hội cũng bị xếp vào những thành phần ‘’xa lạ đối với tân xã hội chủ nghĩa’’

Những người này bị loại ra khỏi sinh hoạt xã hội. Họ bị tước quyền công dân, Họ bị đuổi ra khỏi sở làm, Họ bị đuổi ra khỏi căn nhà họ đang cư ngụ, Họ bị hạ thấp trong các bậc thang của xã hội, Họ bị lưu đày. Đó là những thành phần trung lưu, trưởng gỉa, chuyên viên, trí thức, các ngành nghề tự do, thương gia, những vị lãnh đạo tinh thần. Họ là nạn nhân của cuộc cách mạng chống tư bản, được phát động từ năm 1930. Tất cả những ai sống trong Thành Phố không thuộc thành phần vô sản, không phải là công nhân thợ thuyền hay không phải là những người đóng góp vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa đều là những đối tượng phải chịu những biện pháp đàn áp. Họ bị cưỡng bách phải theo con đường xã hội chủ nghĩa, đúng như triết lý chính trị của nó là phải đi xuống để đi trở lại con đường tiến bộ.

Bản án của một trí thức tên Chakkty đã kết thúc cuộc hưu chiến giữa nhà cầm quyền và những thành phần có học. Nó khởi đầu cho kế hoạch ngũ niên. Bài học chính trị rút ra từ bản án của Chakkty là: Nghi ngờ, lưỡng lự, thờ ơ với công cuộc cải cách do đảng chủ trương là những yếu tố phá hoại chính sách của đảng. Chưa dứt khoát tư tưởng là đồng nghĩa với phản bội.

Những người bolshevik học nằm lòng câu ‘’chuyên gia là những kẻ phá hoại’’. Bản án Chakkty đã được tất cả những người bolshevik học tập. Chuyên gia trở thành những con vật tế thần cho những thất bại trong chính sách kinh tế của nhà nước. Vì nhà nước tịch thu tất cả công cụ và phương tiện sản xuất cho nên mức sản xuất xuống rất thấp. Từ đó cuộc sống hằng ngày trở nên khó khăn hơn.

Cuối năm 1928, tất cả chuyên viên kỹ thuật của các nhà máy, hãng xưởng, công ty sản xuất đều bị sa thải, bởi vì họ bị ghép vào giới trung lưu, trưởng gỉa. Họ bị cắt phiếu tiếp tế thực phẩm, phiếu y tế sức khỏe và còn bị đuổi ra khỏi nhà của họ. Năm 1929, hàng ngàn nhân viên, công chức thuộc các cơ quan kế hoạch trung ương, bộ thương mại, cơ quan cố vấn tối cao kinh tế, bộ tài chánh, bộ canh nông bị sa thải. Họ bị kết tội là có tư tưởng hữu khuynh, phá hoại hay thuộc thành phần xa lạ với xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, trong số nhân viên này có đến 80% là những người của chế độ cũ.

Từ mùa Hè năm 1930, chiến dịch bài trừ các thành phần trung lưu trưởng giả bắt đầu thi hành triệt để tại các cơ quan hành chánh. Staline cũng như thủ tướng chính phủ là lãnh tụ bolshevik Rykov muốn dứt khoát với các thành phần hữu khuynh. Dưới con mắt của Staline họ là những thành phần phá hoại.

Trong tháng 8 và tháng 9, cơ quan chính trị công an cho bắt những chuyên viên có tên tuổi, đang đảm nhận các chức vụ quan trọng trong các bộ, các sở, ủy ban của nhà nước. Trong số người bị bắt có Giáo Sư Krondratiev, cựu bộ trưởng đặt trách tiếp tế trong giai đoạn lâm thời hồi năm 1917. Ông đã từng là trưởng ban điều hợp ủy ban nhân dân của bộ tài chánh. Các nhà kinh tế học trên thế giới biết ông qua lý thuyết Chu kỳ phát triển kinh tế Krondratiev.

Các Giáo sư Makarov, Tchaianov giữ các chức vụ quan trọng trong bộ canh nông, Giáo Sư Sadyzine làm việc trong ban giám đốc ngân hàng , Giáo Sư Ramzine, Groman là những chuyên gia của ngành thống kê thuộc ban kế hoạch trung ương và một số chuyên viên lỗi lạc khác.

Nhận lệnh của Staline, cơ quan an ninh chính trị tiến hành thiết lập hồ sơ cá nhân của từng chuyên gia trung lưu, trưởng giả này. Hồ sơ nêu lên các chứng cớ về các tội móc nối các hoạt động có hệ thống nhằm lật đổ chính quyền Sô Viết của đảng nông dân lao động do Kondratiev lãnh đạo và đảng kỹ thuật của Giáo Sư Ramzine.

Họ bắt những người này phải ký tên trong các tờ khai là họ có liên hệ với các lãnh tụ bolshevik Rykov, Syrtsov và Boukhazine. Họ bi bắt buộc phải khai là có tham dự vào tổ chức Nhóm lưu vong chống Sô Viết và có làm việc cho các cơ quan tình báo khác nhằm hạ bệ Staline và hủy bỏ chính quyền Sô Viết.

Nhóm an ninh chính trị còn bắt một huấn luyện viên của trường tham mưu thuộc viện đại học quân sự, bắt ông ta phải khai báo là ông ta có liên hệ với thống chế tham mưu trưởng Hồng quân Mikhail Toukhatchevski trong một âm mưu chống Staline.

Thời kỳ này xuất hiện không biết bao nhiêu kỹ thuật chụp mũ của các toán khủng bố nhằm lùng bắt những người cộng sản có âm mưu chống lại Staline. Đến năm 1930 thì chiến dịch loại trừ các phần tử phá hoại coi như hoàn tất. Mục đích của Staline là chận đứng những người ở trong đảng có tư tưởng chống lại chính sách của Staline và đe dọa những phần tử lưng chừng.

Tờ báo Sự Thật, số ra ngày 22 tháng 9 năm 1930 cho đăng bản tự khai của 42 nhân viên công chức phục vụ tại ủy ban nhân dân bộ tài chánh và bộ thương mại. Họ tự nhận là đã gây khó khăn trong công tác tiếp tế của nhà nước và đã biển thủ các đồng tiền Rúp.

Vài ngày trước đó, Staline có gởi cho Molotov một văn thư với các chỉ thị về vấn đề này. Trong thư Staline cho biết phải loại trừ những người cộng sản còn nghi ngờ trong các bộ tài chánh, ngân hàng trung ương, hay những người cộng sản phát biểu không tốt như Piatakov Brioukhanov. Cho xử bắn vài chục người đã xâm nhập vào các cơ quan này. Staline chỉ thị cho cơ quan an ninh chính trị dùng võ lực thu hồi các đồng Rúp còn đang lưu hành.

Ngày 25 tháng 9, tất cả 42 người tự khai bị hành quyết.

Những tháng sau đó, các vụ xử án và hành quyết do lối dàn cảnh tự khai như trên xảy ra liên tục. Có nhiều vụ phải xử kín. Như vụ án các chuyên viên làm việc trong hội đồng tối cao kinh tế nhà nước hay vụ đảng nông dân. Vụ án đảng kỹ thuật xử công khai.Trong vụ này có 8 chuyên gia tự khai là có liên hệ với một tổ chức có trên 2000 chuyên viên tham dự. Họ tự nhận có nhận chỉ thị của các Tòa Đại sứ ngoại quốc làm xáo trộn nền kinh tế Sô Viết. Các vụ án này đã tạo nên cái huyền thoại về âm mưu và phá hoại. Nó là nền tảng cho ý thức hệ chính trị của Staline.

Trong vòng 4 năm, kể từ năm 1928 đến 1931 đã có tất cả 130.000 nhân viên công chức bị sa thải ra khỏi các cơ sở chính quyền. Trong số này có 23.000 người bị kết án là kẻ thù của chế độ. Họ bị tước quyền công dân. Tại các xí nghiệp, công việc lùng bắt các chuyên viên diễn ra gay gắt. Vì thiếu chuyên viên nên số nhân công còn lại phải gia tăng giờ làm việc, làm cho nhanh. Đó là nguyên nhân sinh ra tai nạn trong lao động, hàng hóa không đạt chất lượng và làm hư hao máy móc.

Từ tháng giêng năm 1930 đến tháng 6 năm 1931 có đến 48% chuyên viên, kỹ sư làm việc tại trung tâm mỏ than Donbass bị bắt giam. Nửa năm đầu đã có 4.500 phần tử phá hoại thuộc bộ phận chuyển vận bị phát giác.

Chính sách lùng bắt chuyên viên, thiếu kế hoạch làm việc, không am tường về các định luật kinh tế là những nguyên do chính đã đưa mức sản xuất của các xí nghiệp bị phá hoại lâu dài.

Đứng trước sự khủng hoảng trầm trọng của chính sách kinh tế đang áp dụng, chính quyền Sô Viết đã phải chấp nhận sửa sai.

Ngày 10 tháng 7 năm 1931, bộ chính trị ban ra nhiều biện pháp để hạn chế các lạm quyền đã xảy ra từ năm 1928 mà nạn nhân là các người Spetzy. Bộ chính trị ra lịnh cho phóng thích hàng ngàn kỹ sư và chuyên viên. Ưu tiên cho các ngành hầm mỏ và luyện kim. Bãi bỏ nghị quyết cấm con cái của thành phần chuyên viên này vào các ngành đại học. Cấm các cơ quan công an bắt bớ những người này nếu không có lịnh của ủy ban nhân dân phụ trách ngành. Điều đó đã nói lên mức độ trầm trọng về sự kỳ thị và sự đàn áp của nhà nước kể từ vụ án Chakty. Đã có hàng chục ngàn kỹ sư chuyên môn của các ngành nghề bị đối xử tàn tệ.

Thành viên của các Giáo Hội cũng bị gạt ra khỏi các sinh hoạt của Tân xã hội, xã hội chủ nghĩa.

Trong năm 1918 và năm 1922 nhà nước cộng sản mở các cuộc tấn công vào các Chủng Viện lùng bắt những người tu hành. Đợt lùng bắt rộng lớn nhất xảy ra vào hai năm 1929-1930. Năm 1920, mặc dù có rất nhiều tu sĩ phản đối, Giáo Chủ Serge (người thừa kế Giáo Tộc Trưởng Tikhon) đã kêu gọi các Giáo Sĩ cũng như giáo dân hãy trung thành với nhà nước.

Vì thế Giáo Hội Chính Thống vẫn còn có ảnh hưởng lớn đối với chánh quyền.

Tính đến năm 1914 nước Nga có 54.692 nhà thờ. Đến năm 1929 chỉ còn lại 39.000 nhà thờ mở cửa đón nhận giáo dân đến cầu nguyện và hành lễ.

Ông Emelian Iaraoslavski đứng ra thành lập mặt trận vô thần hồi năm 1925. Đã có trên 10 triệu người trên tổng số dân số 130 triệu của nước Nga thời bấy giờ ra khỏi giáo hội.

Chiến dịch đàn áp tôn giáo trong hai năm 1929-1930 được chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu phát động vào mùa Xuân và mùa Hè năm 1929 bằng cách tái thi hành nghị quyết không tôn giáo của các năm 1918 và 1922. Như vậy, tất cả các hoạt động của Giáo Hội vượt mức yêu cầu, sẽ bị hành xử theo điều 10 khoản 58 của bộ hình luật.

Ngày 4 tháng 4 năm 1929 nhà nước cho ban hành một đạo luật đặc biệt, theo đó ủy ban nhân dân địa phương sẽ quản lý các cơ sở của Giáo Hội. Nếu dùng các sinh hoạt của Giáo Hội để tuyên truyền chống chính quyền sẽ bị trừng phạt ít nhất là 3 năm tù cho đến kết án tử hình.

Ngày 26 tháng 8 năm 1929, chính quyền ra lịnh trong một tuần lễ làm việc 5 ngày và nghỉ 2 ngày. Ngày chúa nhật được coi như một ngày làm việc bình thường. Mục đích của những người cộng sản là ngăn chận con chiên đi nhà thờ vào ngày chúa nhật. Đó là một âm mưu tiêu diệt tôn giáo.

Các đạo luật nói trên chỉ là một khởi đầu của chiến dịch thứ hai tấn công và bài trừ tôn giáo. Đến tháng 10 năm 1929 nhà nước cộng sản ra lịnh tịch thu các cái chuông của nhà thờ với lý do là vì cái chuông gây ồn ào, phá rối sự yên tĩnh của đại đa số quần chúng ở nông thôn. Tu sĩ và các vị Linh Mục được xếp vào thành phần xa lạ với xã hội chủ nghĩa. Họ phải đóng thuế rất nhiều. Giá thuế tăng lên gấp 10 lần từ năm 1928 đến năm 1929. Họ bị tước quyền công dân. Tất nhiên họ không được cấp thẻ tiếp tế lương thực cũng như không được hưởng quy chế sức khỏe. Hầu hết các tu sĩ bị bắt và đưa đi lưu đày.

Theo các bản thống kê chưa hoàn tất, có 13.000 tu sĩ bị bắt giam trong năm 1930.

Tại các làng nhỏ ở nông thôn hẻo lánh, khi tiến hành chiến dịch tập thể hóa, chính quyền đóng tất cả các nhà thờ. Linh Mục, Tu Sĩ cũng cùng chịu chung số phận như những người nông dân khi chính quyền giải thể chế độ điền chủ.

Chiến dịch bài trừ tôn giáo đạt đến cao điểm vào mùa Đông năm 1929-1930.

Tính đến ngày 1 tháng 3 năm 1930 có tất cả 6.715 giáo đường bị đóng cửa hoặc bị phá hủy. Các cơ quan chính quyền địa phương tiếp tục đả kích trong công tác bài trừ và tiêu diệt tôn giáo. Họ đưa ra những lý do bịa đặt để đóng cửa các giáo đường: Các giáo đường thiếu điều kiện vệ sinh, không tu bổ dễ gây đổ nát, gây thương tích cho giáo dân, không đóng bảo hiểm, không đóng thuế, đóng thuế chưa đủ. Các tu sĩ bị tước quyền công dân, không được đi làm trả lương cho nên các tu sĩ này bị ghép vào tội ăn bám vào xã hội. Một số tu sĩ không thể chịu đựng được nữa nên bỏ đi lan thang, sống ngoài vòng pháp luật cộng sản. Từ đó phát sinh một phong trào tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Giáo Chủ Serge chống lại chính quyền cộng sản tại hai Tỉnh Voronej và Tambov. Tại hai tỉnh này đã xảy ra nhiều vụ chống chính quyền hơn những tỉnh khác.

Tại Tỉnh Voronej, Giám Mục Alexei Boui bị bắt giam vì ông ta không chịu nhượng bộ trong các cuộc dàn xếp giữa Giáo Hội và chính quyền. Tín đồ của ông đứng ra thành lập một Giáo Hội tự trị, một Giáo Hội Chính Thống đúng với ý nghĩa của nó. Có cả hàng Giáo Phẩm, được thụ phong ở ngoài khuông viên nhà thờ của Giáo Chủ Serge. Giáo Hội này không có khu vực hành đạo riêng. Họ làm lễ bất cứ ở nơi nào họ thấy thuận lợi. Từ trong nhà tù cho đến trong các hang đá. Tín đồ của Giáo Hội này tự nhận họ là tín đồ chân chính của Giáo Hội Chính Thống Giáo. Họ bị chính quyền cộng sản ngược đãi. Hàng chục ngàn tín đồ bị bắt và bị đưa đi lưu đày, đi khẩn hoang ở những vùng xa xôi hẻo lánh, bị đưa đi lao động khổ sai. Vì bị chính quyền liên tục đàn áp cho nên con số thánh đường cũng như con chiên mỗi lúc một ít dần. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 1936 trên toàn nước Nga chỉ có 15.835 giáo đường còn hoạt động. Con số này chỉ bằng 28% con số giáo đường có trước cách mạng năm 1917. Về phía Hồi Giáo chỉ có 4.830 giao đường mở cửa, tức là chỉ bằng 32% trước năm 1917.

Trong năm 1914, tổng số nhân viên phục vụ cho Giáo Hội là 112.629 người. Đến năm 1928 chỉ còn lại 70.000 người. Qua năm 1932 con số người ghi danh phục vụ chỉ còn 17.857. Với con số này, chính quyền cho rằng Giáo Hội đang ở trong giai đoạn hấp hối.

Theo bản kiểm kê năm 1937, chỉ còn có 70% của tín đồ nói rằng họ còn đức tin.

Tháng giêng năm 1930, chính quyền cộng sản lại mở chiến dịch tước đoạt tài sản của thành phần tư doanh.

Họ nhắm vào các thương gia, các tiểu thương, các người làm thủ công nghệ và các ngành nghề tự do khác. Có tới hơn một triệu rưỡi người đang hành nghề dưới các điều luật do Lenine chỉ định. Họ làm các công việc rất khiêm tốn. Vốn luyến của họ không quá 1000 Rúp. 98% số người này là họ tự làm lấy. Họ không mướn nhân công. Dưới chính quyền của Staline, những người bị buộc tội là những phần tử giàu có, ăn bám xã hội, những thành phần xa lạ với xã hội chủ nghĩa. Họ bị tước đoạt quyền công dân. Họ bị coi là giai cấp trung lưu của bộ máy kinh tế thời Nga Hoàng.

Ngày 12 tháng chạp năm 1930, cộng sản chia những người bị tước đoạt quyền công dân ra làm 30 loại:

Cựu địa chủ, Cưụ công chức Nga Hoàng, Cưụ điền chủ, Cưụ thương gia, Cưụ qúy tộc, Cựu tư bản, Cựu sĩ quan Bạch quân, những người phục vụ tôn giáo, tu sĩ, cựu đảng viên các đảng phái chính trị.v.v… Con số nạn nhân này kể cả gia đình của họ lên đến 7 triệu người. Cũng như nạn nhân của các trường hợp khác, họ không được quyền đi bầu, Họ không có thẻ tiếp tế lương thực. Họ không được cấp phiếu khám sức khỏe, Họ bị đuổi ra khỏi Thành Phố, Họ bị coi là những người sống ngoài xã hội.

Chính sách cưỡng bách tập thể hóa nông nghiệp đã làm xáo trộn toàn cuộc sống ở nông thôn. Đồng thời chính sách phát triển nền công nghệ ở các Thành Phố đã là động cơ thúc đẩy những người sống ở nông thôn đang gặp khó khăn trong cuộc sống, bỏ quê làng chạy về Thành Phố. Nước Nga với đa số dân chúng sống bằng nghề nông nay bỏ chạy về Thành Phố trở thành những lớp người lan thang. Từ cuối năm 1928 đến cuối năm 1932, các Thành Phố Nga bị tràn ngập. Có đến 12 triệu người. Họ chạy trốn chính sách giải thể điền chủ và chính sách cưỡng bách tập thể hóa nông nghiệp đang được thi hành ráo riết ở nông thôn.

Riêng tại hai Thành Phố Mạc Tư Khoa và Thành Phố Lenine đã ghi nhận có 3 triệu rưỡi người di cư. Trong số những người nông dân di cư này có những người có đầu óc kinh doanh. Họ tự giải thể hình thức điền chủ, đồng thời từ chối tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp. Các năm 1930-1931 là những năm có nhiều nhà máy mọc lên đã thu hút họ vào làm trong các hãng xưởng. Họ được thu nhận vào làm vì họ là những người ít đòi hỏi quyền lợi. Đền năm 1932, chính quyền cộng sản lo sợ tình trạng hỗn loạn có thể xảy ra vì số người tràn về Thành Phố mỗi lúc một đông. Nó có thể làm đảo lộn chính sách tiếp tế lương thực cho các Thành Phố mà chính quyền đã mất bao công sức để thiết lập từ năm 1929.

Vào đầu năm 1930, có tất cả 26 triệu người được cấp phát thẻ mua nhu yếu phẩm, tức là thẻ tiếp tế lương thực.

Cuối năm 1932 con số này gia tăng lên đến 40 triệu.

Công xưởng, xí nghiệp trở thành trung tâm định cư cho dân tản cư.

Phải chăng những người di cư từ miền quê đến, đã gây nên các tệ nạn của xã hội như chính quyền gán ép? Họ gây tại hại lâu dài cho công việc sản xuất? Họ bỏ việc làm? Họ phá vỡ kỹ luật làm việc trong nhà máy? Họ sinh ra nạn du đảng? Nạn nghiện rượu và gây ra tội ác..?

Hai tháng cuối năm 1932, chính phủ đưa ra các biện pháp trừng phạt và đàn áp những người lao động. Các xí nghiệp đuổi tất cả các phần tử bị xếp vào loại xa lạ với xã hội chủ nghĩa ra khỏi Thành Phố.

Đạo luật ban hành ngày 15 tháng 11 năm 1932 quy định bất kỳ công nhân nào vắng mặt tại sở làm sẽ cho nghỉ việc. Thẻ tiếp tế lương thực bị thu hồi. Họ bị đuổi ra khỏi nơi họ đang ở. Mục đích của đạo luật này là nhận diện những người mạo danh là thợ.

Tiếp sau đó, ngày 4 tháng 12 một đạo luật khác ra đời cho phép các xí nghiệp cấp thẻ tiếp tế lương thực với chủ đích thanh lọc công tác tiếp tế đối với những người không làm mà cũng có ăn. Họ gọi những người này là nhân công ma, nhân công có tên trên danh sách mà không có mặt trong lúc lao động.

Ngày 27 tháng 12, chính quyền áp dụng biện pháp gắt gao hơn nhằm thanh toán những phần tử ăn bám, hạn chế con số người bỏ thôn quê về Thành Phố và để bảo vệ sự trong sạch của Thành Phố. Họ áp dụng kế hoạch cấp phát giấy thông hành nội bộ. Phần mở đầu của đạo luật mới này ghi rõ các điều kiện cần thiết để được cấp giấy thông hành nội bộ. Tất cả các người dân trong Thành Phố tuổi từ 16 trở lên không mất quyền công dân, công nhân viên hỏa xa, các công nhân viên thường trực tại các công trường xây dựng, công nhân viên phụ trách tại các nông trường nhà nước sẽ được sở công an cấp giấy thông hành nội bộ. Giấy chỉ có giá trị khi có con dấu xác nhận của công an. Với con dấu của công an, người có thẻ thông hành nội bộ được hưởng một số quyền lợi. Họ được cấp thẻ tiếp tế lương thực. Họ được hưởng quy chế an sinh xã hội. Họ có quyền xin một chỗ cư ngụ.

Chính quyền chia các Thành Phố ra làm hai loại: Thành Phố mở cửa và Thành Phố đóng cửa. Các Thành Phố đóng cửa là các Thành Phố Mạc Tư Khoa, Lenine, Kiev, Odessa, Minsk, Kharkov, Rostov nằm trên sông Don, Vladivostok. Muốn được định cư và muốn được thẻ thông hành nội bộ ở các Thành Phố này, người dân phải có gốc cha mẹ ở lâu năm, lập gia đình hay có công việc làm trong cơ quan nhà nước.

Tại các Thành Phố ‘’mở’’, điều kiện xin cấp giấy thông hành dễ dãi hơn.

Chiến dịch cấp phát giấy thông hành nội địa kéo dài suốt năm 1933. Nhà nước đã cấp 27 triệu giấy thông hành. Với biện pháp này, nhà nước cộng sản đã loại được một số người thuộc thành phần bất hảo.

Trong tuần lễ đầu, bắt đầu từ ngày 5 tháng giêng năm 1933, chính quyền đã nhận diện ra 3.450 người thuộc cựu Bạch quân, cựu điền chủ, hoặc các phần tử đã có án, đang làm việc tại 20 xí nghiệp lớn. Tại các Thành Phố thuộc loại ‘’đóng cửa’’, có 385.000 người không được cấp giấy thông hành. Họ bị cưỡng bách rời khỏi Thành Phố trong vòng 10 ngày. Họ không có quyền sinh sống ở Thành Phố kể cả các Thành Phố mở cửa.

Trong bản phúc trình của nhân viên cơ quan an ninh chính trị gởi về trung ương đề ngày 13 tháng 8 năm 1934 ghi những điều như sau:

Khi loan báo thi hành cấp giấy thông hành đã có nhiều người tự ý rời khỏi Thành Phố vì họ biết rằng họ không đủ điều kiện để được cấp phát.

Có 35.000 rời khỏi Thành Phố Magnitogorsk. Tại Mạc Tư Khoa, hai tháng đầu cấp phát giấy thông hành, dân số giảm 60.000 người. Thành Phố Leningrad tháng đầu tiên có 54.000 ra đi.

Tại các Thành Phố mở cửa, chúng tôi đã trục xuất 420.000 người.

Các cuộc kiểm soát và bố ráp của công an đã bắt đưa đi đày hàng trăm ngàn người. Tháng 12 năm 1933, chỉ huy trưởng cơ quan an ninh chính trị Genzikh Iagoda ra lịnh cho các thuộc viên mỗi tuần phải quét sạch các nhà ga và các chợ trời của các Thành Phố đóng cửa. Trong vòng 8 tháng đầu của năm 1934 có tất cả 630.000 bị bắt tại các Thành Phố đóng cửa vì lý do vi phạm quy chế giấy thông hành nội bộ. Trong số này có 65.661 người bị bắt giam bằng biện pháp hành chánh. Họ bị đưa đi lưu đày. Họ bị xếp vào hồ sơ ‘’những người khai hoang đặc biệt’’. Có 3.596 người đưa ra tòa án. 175.627 đưa đi khai hoang bình thường. Còn một số người khác may mắn được thả ra sau khi nộp tiền phạt.

Trong năm 1933 nhà nước mở rất nhiều chiến dịch tấn công đặt biệt.

Từ ngày 28 đến ngày 6 tháng 7 nhà nước cộng sản bắt 5470 người thuộc sắc dân Tsigane gốc ở Mạc Tư Khoa đày ra vùng kinh tế mới Siberie.

Từ 8 đến 12 tháng 7 có 4750 người gốc Kiev bị lưu đày.

Trong tháng 4, tháng 6 và tháng 7 có 3 cuộc bố ráp nhằm lùng bắt những người xa lạ với xã hội chủ nghĩa thuộc hai Thành Phố Mạc Tư Khoa và Leningrad. Tổng số người bắt trong 3 đợt lên đến 18.000 người. Đợt đầu những người này bị đưa ra hòn đảo chết Nazino .

Ngay trong tháng đầu có 2 phần 3 số người chết.

Theo báo cáo của một đảng viên trong ban huấn luyện đảng ở Nazym phúc trình tình trạng của những người này như sau:

Thật là oan uổng cho những người xấu số này. Họ là những công nhân viên, là đảng viên cộng sản. Họ chết vì không thể chịu đựng được các điều kiện sống ở trên đảo này. Trường hợp điển hình của anh Novojlov Vladamir, người gốc Mạc Tư Khoa. Anh là tài xế phục vụ tại cơ xưởng máy ép hơi. Anh đã được tuyên dương 3 lần về thành tích phục vụ. Anh có vợ và sanh được một con. Vợ chồng anh đang chuẩn bị đi xem hát. Anh bước xuống nhà dưới và băng qua đường đến một quán nhỏ ở gần nhà anh mua thuốc lá. Anh quên không mang theo giấy thông hành. Vừa đúng lúc ấy có bố ráp ngoài đường. Anh bị bắt.

Một trường hợp khác. Anh Vinogradova công nhân của một hợp tác xã. Anh đi xe lửa đến thăm người anh đang là chỉ huy trưởng của một toán quân tự vệ thành. Khi vừa bước xuống xe lửa, anh bị bắt vì không đem theo giấy tờ chứng minh.

Ở Thành Phố Voikine, anh Nikolai Vassilievitch đảng viên cộng sản, phục vụ tại hãng dệt Serpoukhov. Chiều chúa nhật anh đi xem đá banh. Anh bị bắt vì không đem theo giấy tùy thân.

Anh I.M. Matveev, công nhân xây dựng cao ốc công trường sản xuất bánh mì số 9. Anh được cấp phát giấy thông hành để đi làm việc ngoài mùa sản xuất nông sản. Giấy có giá trị đến tháng 12 năm 1933. Khi bị bố ráp, anh trình giấy thông hành nhưng chẳng ai thèm đọc giấy của anh. Anh bi bắt đưa đi lưu đày.

Các cuộc hành quân để đuổi sạch ra khỏi Thành Phố diễn ra nhiều lần và định kỳ, tại các cơ quan của nhà nước cũng như tại các xí nghiệp.

Tại cục hỏa xa, một bộ phận thiết yếu cũng đã diễn ra các cuộc bố ráp do Andreiev và Kaganovitch chỉ đạo. Mùa Xuân 1933 đã có 8% nhân viên, khoảng 20.000 bị sa thải và bắt đi lưu đày.

Ngày 5 tháng giêng, một viên công an phụ trách ngành vận chuyển hỏa xa gởi bản phúc trình với nội dung: ‘’Để loại trừ các phần tử phản cách mạng chống lại nhà nước cộng sản núp trong ngành hỏa xa, cơ quan vận chuyển vùng số 8 đã mở các cuộc truy lùng. Kết quả, 700 người bị bắt đưa ra tòa án. Trong đó có 325 người ăn cắp các kiện hàng, 221 tên du đảng phá rối, 27 tên ăn cướp, 127 tên phản cách mạng, 37 tên nằm trong các băng đảng ăn cướp có tổ chức. Những tên này bị bắn ngay tại chỗ. Lần ráp bố cuối cùng đã bắt 300 người và cho sa thải theo quy chế hành chánh. Trong 4 tháng cuối cùng đã có 1270 người vì lý do này hay lý do khác đã bị loại ra khỏi cục hỏa xa. Chúng tôi tiếp tục chiến dịch’’.

Kể từ khi nhà nước cho thi hành chính sách cưỡng bách tập thể hoá nông nghiệp và giải thể điền chủ. Các mối tương quan giữa chính quyền với nhân dân và giữa nhân dân với nhau trở nên ngột ngạt và căng thẳng. Thêm vào đó, nạn đói đe dọa hằng ngày. Các tệ đoan xã hội gia tăng ở các Thành Phố. Xã hội suy đồi.

Ngày 7 tháng 4 năm 1934 văn phòng bộ chính trị ban hành nghị quyết cho thi hành các biện pháp chống lại số đông thiếu niên phạm pháp. Các tội như ăn cắp, đánh phá, hủy hoại thân thể, thuộc vào tội tiểu hình. Nếu giết người thì đưa ra tòa án đại hình.

Vài ngày sau, bộ chính trị gởi tiếp các văn thư yêu cầu tòa án phải dùng các hình phạt nặng nề nhất tức là kết án tử hình để có thể bảo vệ xã hội. Như vậy bộ hình luật trong đó có điều khoản bãi bỏ án tử hình kể như không còn giá trị nữa. Song song với các chỉ thị trên, nhà nước ra lịnh cho cơ quan an ninh chính trị tổ chức các trung tâm cải huấn thanh thiếu niên. Trước kia phần hành này thuộc trách nhiệm của ủy ban nhân dân phụ trách bộ giáo dục. Một hệ thống các trại được thành lập dưới danh nghĩa ‘’Trại lao động của vị thành niên’’. Nhưng các hình thức trấn áp này chẳng ngăn chặn được tuổi trẻ. Nạn du đảng, cướp phá cứ tiếp tục gia tăng. Một bản phúc trình công tác thanh toán nạn du đảng của thiếu niên kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1935 đến ngày 1 tháng 10 năm 1937 đã nhìn nhận: Mặc dù đã thi hành chỉ thị tái tổ chức các cơ quan tiếp nhận các trẻ em thuộc thành phần du đảng, trộm cướp, lang thang, nhưng chẳng cải thiện được một bước nào.

Từ tháng 2 năm 1937 ở nông thôn nhận ra hiện tượng bỏ nhà đi bụi đời của lớp trẻ. Tại các vùng năm trước mất mùa này. Dân chúng không đủ ăn. Việc tổ chức ở các hợp tác xa quá tồi tệ. Quỹ tương trợ trong những lúc có thiên tai cũng chẳng có gì. Cơ quan chính quyền địa phương muốn tống khứ lớp trẻ này đi bằng cách họ cấp cho các em bé giấy chứng nhận là những người đi ăn xin. Đến lượt nhân viên an ninh chính trị tại các nhà ga cũng thi hành các hành động như vậy. Thay vì họ đưa các em bé phạm pháp vào các trại lao động vị thành niên, họ muốn tống đi cho nhanh bằng cách lùa các em lên xe lửa, để chuyển qua vùng khác, khỏi vùng trách nhiệm của họ. Vì thế các em bé này cuối cùng tụ tập lại rất nhiều ở các Thành Phố lớn.

Năm 1936 cơ quan an ninh chính trị tiếp nhận 125.000 trẻ em phạm pháp vào các trung tâm lao động vị thành niên. Tính từ năm 1935 đến 1939 có tất cả 155.000 trẻ em đưa vào trung tâm lao động và 92.000 các em từ lứa tuổi 12 đến 16 bị đưa ra tòa án. Từ 1 tháng 4 năm 1939 có 10.000 vị thành niên bị đưa đi lưu đày.

Trong vòng 5 năm đầu của thập niên 30, đảng và nhà nước cho thi hành các biện pháp chống laị các thành phần chống cách mạng. Mức độ và chu kỳ thi hành các biện pháp này thay đổi tùy theo tình hình. Khi thấy có sự chống đối và có cơ gây hỗn loạn, nhà nước cho ngưng khủng bố để tạo thế quân bình.

Chu kỳ đầu tiên của cuộc đại khủng bố xảy ra vào cuối năm 1929 khi nhà nước cho thi hành chính sách giải thể quy chế điền chủ. Cuộc khủng bố đạt đến cao điểm vào mùa Xuân năm 1933. Chính quyền phải đương đầu với nhiều vấn đề nan giải chưa từng xảy ra. Vấn đề trước tiên là phải giải quyết các vùng bị nạn đói. Lấy người đâu ra để làm vụ mùa cho năm tới. Những người chịu trách nhiệm trực tiếp tại các hợp tác xã đã lên tiếng cảnh cáo, nếu không giải quyết một số nhu cầu căn bản tối thiểu cho nông dân của hợp tác xã thì sẽ không còn ai để cày cấy, gieo hạt, bảo đảm công tác sản xuất.

Hơn thế nữa, vì các trại giam quá đông, nhân viên quản lý không thể nào trông coi được, không thể nào khai thác đúng mức sức lao động. Nó có ảnh hưởng không tốt đến tâm lý quần chúng. Nhiều thành viên của hợp tác xã đã đặt ra câu hỏi này từ tháng 3 năm 1933. Hai trăm người trong số thành viên hợp tác xã có ý kiến như trên bị bắt giam hơn 2 năm tù với cái tội phá hoại các vụ gieo hạt giống. Sau đó họ được thả trở về làm việc lại.

Để giải quyết vấn đề thiếu nhân công cho công việc thu hoạch mùa màng ở các vùng bị nạn đói tàn phá, chính quyền mở nhiều cuộc bố ráp khắp nơi trong Thành Phố, bắt các người dân, chở về các vùng nông thôn, thay thế số nông dân bị bắt đi lưu đày oan ức.

Trong bản phúc trình của Tòa Lãnh Sự Ý ở Thành Phố Kharkov gởi về nước đề ngày 20 tháng 7 năm 1933 viết như sau:

‘’Số người bị bắt rất nhiều. Trong tuần lễ này, có ít nhất 20.000 người bị đưa về các trại tập trung miền quê. Hằng ngày diễn ra như vậy. Hôm qua, nhà nước cho bao vây khu vực chợ trời. Họ bắt một số thanh niên nam nữ khỏe mạnh giải họ ra ga chở về các vùng quê’’.

Việc chuyên chở các người Thành Phố về miền quê cũng gặp phải nhiều khó khăn, nhiều xung đột với dân quê địa phương. Vì tức dận, dân quê đốt phá các doanh trại chứa những người từ Thành Phố mới chuyển đến. Cán bộ cũng khuyên những người Thành Phố mới đưa về, đừng đi sâu vào làng mạc để tránh xung đột với ngưới bản xứ.

Vụ mùa năm đó đạt được kết quả khả quan một phần nhờ thời tiết thuận lợi, một phần nhờ sự tổ chức chặt chẽ trong công tác đưa người từ Thành Phố về nông thôn. Phần quan trọng khác, vì nông dân không còn cách nào sinh sống nên đã tham gia công tác trong hợp tác xã.

Vấn đề thứ hai là làm thế nào để giải quyết làn sóng người ồ ạt tràn vào các trại giam. Nhà nước cộng sản giải quyết một cách thực tế: Phóng thích một số ngưới bị bắt.

Ngày 8 tháng 3 năm 1933, bộ chính trị gởi văn thư riêng cho bộ nội vụ: Thi hành biện pháp điều lệ hóa các vụ bắt bớ. Cơ quan nào cũng có thể bắt giam người khác. Như vậy sẽ giải tỏa được sự tập trung tội phạm. Ngoại trừ trại giam lưu đày ở Siberie, tất cả các trại giam khác phải tìm các giảm phân nửa số tù nhân. Phải mất đi một năm mới phóng thích được 320.000 trong số 800.000 tù nhân trong các trại tù.

Năm 1934, chính quyền ngưng chiến dịch đàn áp chính trị. Kết quả cụ thể là trong năm 1934 chỉ có 79.000 vụ án ra tòa so với con số vụ án 240.000 trong năm 1933.

Cơ quan an ninh chính trị được tổ chức trở lại.

Theo chỉ thị của nghị quyết ngày 10 tháng 7 năm 1934, cơ quan an ninh chính trị trực thuộc ủy ban nhân dân bộ nội vụ. Do vậy, cơ quan này giảm đi quyền hành. Nó hoạt động như các ngành công xưởng tự vệ, tự vệ nông thôn, tự vệ biên phòng… Họ mang huy hiệu cũng giống như các ủy viên trong bộ nội vụ. Cơ quan này mất đi phần trách nhiệm về tư pháp. Cơ quan này sau khi điều tra, phải chuyển các tội phạm qua biện lý cuộc để thụ lý. Cơ quan an ninh chính trị mới tái tổ chức không có quyền tuyên án nếu không có sự chấp thuận của trung ương.

Tất cả các biện pháp trên nhằm để cũng cố chính sách hợp lý hóa cơ cấu pháp lý của chủ nghĩa xã hội. Nhưng các biện pháp này cũng chỉ đem đến một số kết quả rất khiêm nhường. Việc kiểm soát của biện lý cũng chẳng đi đến đâu. Như ông Biện lý Vichins đã để cho các cơ quan an ninh chính trị mới hoạt động tự do. Thêm vào đó, từ tháng 9 năm 1934 chính văn phòng bộ chính trị trung ương cũng đã làm những việc trái ngược với chỉ thị đã ban hành. Trung ương cho phép các cơ quan thi hành bản án tử hình mà không cần thông báo về trung ương. Như vậy, chính sách đàn áp chỉ tạm ngưng trong khoảng thời gian rất ngắn.

Ngày 1 tháng 12 năm 1934 ông Serge Kirov, đệ nhất phó bí thư thành ủy Leningrad, đồng thời cũng là ủy viên bộ chính trị, bị ám sát. Thủ phạm là ông Leonid Nikolaieo. Ông ta là một thành viên của đoàn thanh niên cộng sản. Ông ta xâm nhập vào trụ sở của đảng cộng sản Thành Phố Leningrad để ám sát. Trong nhiều năm, dư luận cho rằng vụ ám sát ông Kirov có Staline nhúng tay vì Kirov là đối thủ của ông ta. Trong kỳ đại hội thứ 20 của đảng cộng sản, đêm 24 tháng 2 năm 1956, chủ tịch nhà nước Nikita Khruhchev cũng đã xác nhận như vậy. Nhưng ngày nay các tài liệu của Alla Kirilina đã chứng minh trong tác phẩm của ông xuất bản vào năm 1995 rằng nguồn dư luận đó không đúng. Ông đã căn cứ vào số tài liệu mật vừa mới cho phép dân chúng tham khảo.

Staline dựa vào cuộc ám sát ông Kirov để thực hiện mưu đồ chính trị của ông. Trên thực tế lúc nào Staline cũng có thể dùng các thủ đoạn để tạo ra tình hình căng thẳng hay nới lỏng tùy theo nhu cầu chính trị của ông. Để bao che sự yếu kém của chế độ, ông giải thích: Đáng lẽ ra đời sông phải được vui vẻ hơn và cuộc sống sung sướng hơn nhưng tại vì vụ ám sát Kirov nên cuộc sống cứ tiếp tục rối loạn.

Vài tiếng đồng hồ sau vụ ám sát, Staline cho thảo ra một đạo luật, được gọi là Đạo luật ngày 1 tháng 12. Hai ngày sau bộ chính trị mới chấp thuận đạo luật này. Theo đạo luật này, lịnh xử các vụ khủng bố giết người phải thực hiện trong vòng 10 ngày không cần phải có sự hiện diện của bị can và áp dụng ngay bàn án tử hình. Đạo luật này ra đời để kết thúc các đạo luật vài tháng trước đây. Nó mở màn cho giai đoạn Đại khủng bố.

Một vài ngày sau, một số đảng viên cộng sản thuộc nhóm chống Staline bị bắt vì tình nghi có tham gia các hoạt động khủng bố.

Báo chí ra ngày 22 tháng 12 đăng tin: Một nhóm người khủng bố hoạt động ngầm đã gây ra tội ác kinh tởm gồm có Nikolaiev và 13 người thuộc nhóm Zinoviev dưới sự lãnh đạo của một tổ chức gọi là ‘’Trung tâm Leningrad’’, đã ăn năn nhận lỗi. Nhóm này bị xử kín ngày 28 và 29 tháng 12. Cả nhóm bị kết án tử hình và bị hành quyết ngay sau đó.

Ngày 9 tháng giêng năm 1935, nhà nước cộng sản lại cho xử vụ án huyền thoại ‘’nhóm người Znoviev và trung tâm Leningrad’’. 67 người bị kết án. Trong số đó có nhiền nhân vật nổi tiếng, trong quá khứ họ chống lại chính sách của Staline. Cả thảy 67 người bị bắt giam. Sau vụ Trung tâm Lenigrad đến vụ Trung tâm Mạc Tư Khoa. 19 người tình nghi bị bắt. Trong số này có hai đảng viên kỳ cựu là Zinoviev và Kamenev bị bắt với tội danh Tòng phạm ý thức hệ với thủ phạm trong vụ ám sát Kirov.

Trong phiên tòa xử hai ông vào ngày 16 tháng giêng năm 1935 hai ông thú nhận trong quá khứ có hoạt động chống lại chính sách đã làm cho xã hội băng hoại cơ nguyên sinh ra nhiều thủ phạm giết người, Hai ông cũng thú nhận có đồng lõa ý thức với cuộc ám sát. Vì ăn năn và vì công khai từ bỏ nên hai lãnh tụ tội phạm chỉ bị kết án một người 5 năm tù và người kia 10 năm.

Từ tháng 12 năm 1934 đến tháng 2 năm 1935 đã có 6.500 người bị kết án theo hình thức tố tụng mới của đạo luật ngày 1 tháng 12 quy định về tội khủng bố.

Sau ngày xử bản án của Zinoviev và Kemenev, bộ chính trị trung ương gởi văn thư mật đến các ủy ban nhân dân địa phương. Nội dung của văn thư mật là bài học về các diễn biến quan trọng chung quanh cuộc ám sát ghê tởm đồng chí Kirov. Văn thư xác nhận hai trung tâm thân Zinoviev lãnh đạo một tổ chức ngụy trang của Bạch quân. Văn thư cũng nhấn mạnh, lịch sử của đảng cộng sản là cuộc đấu tranh thường trực đối với các nhóm chống đảng như bọn Trotski, bọn trung tâm dân chủ, bọn chủ trương thân hữu.

Đảng viên nào đã từng chống lại chính sách của Staline đều bị nghi ngờ. Cuộc lùng bắt các đảng viên cộng sản bắt đầu diễn ra.

Tháng giêng năm 1935, tại Thành Phố Leningrad có 988 đảng viên thân Zinoviev bị bắt ra đày đi vùng Tây bá lợi Á. Trung ương đảng ra lịnh cho các ủy ban nhân dân địa phương thành lập hồ sơ tất cả các cựu đảng viên cộng sản bị sa thải ra khỏi đảng hồi năm 1926-1928 vì thân Trotski và Zinoviev. Căn cứ trên danh sách này, nhà nước cộng sản sẽ truy lùng.

Tháng 5 năm 1935, Staline ra lịnh cho các cơ sở đảng cộng sản địa phương kiểm soát chặt chẽ thẻ đảng của từng đảng viên. Chiến dịch kiểm soát thẻ đảng kéo dài 6 tháng với sự tham gia của cơ quan an ninh chính trị. Cơ quan an ninh chính trị cung cấp hồ sơ đảng viên bị nghi ngờ cho ban chấp hành đảng. Trái lại ban chấp hành đảng cung cấp danh sách các đảng viên bị khai trừ cho cơ quan an ninh. Kết quả của chiến dịch này ghi dấu con số bị bắt lên đến 250.000 đảng viên. 9% đảng viên bị khai trừ.

Trong cuộc họp toàn đảng của ủy ban trung ương vào cuối tháng chạp năm 1935, trưởng ban tổ chức trung ương đảng kiêm chỉ huy trưởng chiến dịch kiểm tra thẻ đảng, đồng chí Nikolaiev Iejov đưa ra một con số không đầy đủ: 15.218 đảng viên thuộc thành phần kẻ thù nhân dân, bị khai trừ ra khỏi đảng và bị bắt giam.

Theo báo cáo của Iejov, chiến dịch khai trừ tiến hành không tốt và đã kéo dài thời gian gấp 3 lần so với kế hoạch. Theo ông dường như có thành phần hũ bại đang nằm trong cơ quan hành chánh nhà nước làm hỏng chiến dịch. Mặc dù có lời kêu gọi của trung ương về việc vạch trần bộ mặt của các phần tử thần Zinoviev, nhưng chỉ có 3% đảng viên bị khai trừ. Các cơ sở cộng sản địa phương không muốn làm việc chung với cơ quan an ninh chính trị nên không tích cực gởi danh sách của các đảng viên nghi ngờ lên trung ương. Iejov cho rằng trong chiến dịch này, cơ sở đảng cộng sản ở các địa phương thông đồng với nhau gây trở ngại trong công tác kiểm tra thẻ đảng. Sự kiện này không bao Staline quên.

Sau vụ ám sát Kirov, làn sóng khủng bố lan tràn trong đảng. Viện lý do nhóm khủng bố Bạch quân hiện xâm nhập phía Tây Cộng Hòa Liên Xô, ngày 27 tháng 12 năm 1934 bộ chính trị ra lịnh cho lưu đày 2000 gia đình của những người chống lại chính quyền Sô Viết tại các khu vực ranh giới Ukraine.

Ngày 15 tháng 3 năm 1935 các biện pháp tương tự cũng diễn ra ở các vùng quanh Lenigrad, Cộng Hòa Carelie. Các người này bị đưa về các vùng Kazakhtanvà vùng Tây Bá Lợi Á. Phần lớn thuộc gốc dân Phần Lan. Đó là nạn nhân của cuộc chiến tranh giữa Nga và Phần Lan. Đầu tiên nhà nước đưa đi 10.000 dân Phần Lan. Cuộc lưu đày lần thứ hai diễn ra vào mùa Xuân 1936 với số lượng 15.000 người. Đã có 50.000 thuộc các giống dân Ba Lan, Đức cư ngụ tại Ukraine bị đày về Karaganda thuộc Tỉnh Kazakhtan.

Trong thời gian này cũng có một số biện pháp kinh tế dễ dãi được thi hành làm cho tình hình lắng dịu lại. Như bãi bỏ các biện pháp áp dụng cho số người xa lạ với xã hội chủ nghĩa, Ân xá cho một số tù nhân của các hợp tác xã, bị kết án dưới 5 năm. Phóng thích 70.000 người bị kết án theo đạo luật ngày 7 tháng 8 năm 1932. Khôi phục quyền công dân và đưa họ đi vùng kinh tế mới đặc biệt. Bỏ quy chế kỳ thị với con cái của họ khi thi vào các trường đại học.

Các biện pháp trên nhiều khi rất mâu thuẫn. Nhiều tù nhân sau 5 năm được trả tự do, nhưng không được quyền rời khỏi nơi cư ngụ đã được nhà nước chỉ định. Nhưng khi trở về, họ phải ở đâu? Nhà cửa, tài sản của họ đã bị nhà nước tịch thu rồi. Việc này lại sinh ra một số vấn đề liên hệ không giải quyết được.

Mối tương quan giữa nhân dân và chính quyền lại trở nên căng thẳng khi chính quyền rầm rộ mở chiến dịch thi đua lao động vượt chỉ tiêu Stakhanov. Đó là tên của một công nhân hầm mỏ. Anh Andrei Stakhanov gia tăng thời gian làm việc để tăng năng gấp 14 chỉ tiêu đã đề ra. Tháng 11 năm 1935, Satline đưa chỉ tiêu của anh thợ mỏ Stakhanov lên Thủ Đô Mạc Tư Khoa mở cuộc hội thảo về kỷ lục sản xuất của người thợ mỏ tiên phong. Staline nhấn mạnh rằng tính cách mạng sâu rộng trong phong trào đã giải phóng được tính bảo thủ của người kỹ sư, của các chuyên viên kỹ thuật và các người lãnh đạo trong các xí nghiệp.

Trong tình trạng hoạt động của nền công nghệ Liên Xô thời bấy giờ, kèm theo với cách tổ chức làm việc gia tăng ngày đêm theo kiểu Stakhanov, chắc chắn sẽ làm xáo trộn chu trình sản xuất. Máy móc hư mòn, các tai nạn lao động gia tăng. Sau một thời gian đạt mức gia tăng, thì nền sản xuất bắt đầu xuống dốc.

Chính quyền lại tái diễn cái trò chạy tội như đã làm ở những năm 1928-1931. Họ quy lỗi những khó khăn của kinh tế là do sự phá hoại của những người đã xâm nhập vào các đội ngũ sản xuất, các chuyên viên kỹ thuật trong các nhà máy.

Mỗi một lời nói xấu về phong trào Stakhanov, một hành động gián đoạn sản xuất, một động tác làm hư phương tiện sản xuất đều bị kết tội là có âm mưu chống phá phong trào Stakhanov.

Trong 6 tháng đầu của năm 1936 đã có 14.000 cán bộ các ngành công kỹ nghệ bị bắt vì tội phá hoại.

Staline đã dùng phong trào Stakhanov để phát động làn sóng khủng bố mới, làn sóng khủng bố vô tiền khoáng hậu này đã đi vào lịch sử đưới cái tên cuộc ‘’Đại khủng bố của thời đại’’.

 

CHƯƠNG 10

CUỘC KHỦNG BỐ VĨ ĐẠI
TRONG NHỮNG NĂM 1936-1938

Người Nga rất lấy làm xấu hổ khi nhắc tên từ ‘’Iejovschina’’. Cái tên Iejov đi đôi với các cuộc đàn áp trong những năm 1936-1938. Sách báo đã viết rất nhiều về sự kiện này.

Nikolai Iejov, người đã từng là giám đốc cơ quan an ninh tình báo NKVD của Sô Viết từ tháng 9 năm 1936 đến tháng 11 năm 1938. Trong thời kỳ này, cơ quan an ninh tình báo NKVD đã mở các cuộc khủng bố rộng lớn đối với mọi tầng lớp trong xă hội Nga. Từ các nhân vật lănh tụ trong bộ chính trị của đảng cộng sản cho đến các thường dân ngoài đường phố. Cơ quan an ninh tình báo tìm cách bắt cho đủ chỉ tiêu con số ‘’phản cách mạng’’.

Nhiều thập niên về sau, chính quyền cộng sản Sô Viết cấm tuyệt đối không được phép đề cập những gì có liên quan đến các cuộc khủng bố năm 1936-1938.

Thế giới bên ngoài và nhất là tại Tây Âu biết đến ba vụ án chính ở Mạc Tư Khoa. Một vụ xảy ra trong năm 1936, vụ thứ hai vào tháng giêng năm 1937 và vụ thứ ba vào tháng 3 năm 1938. Can phạm của ba vụ án lại chính là những thủ lãnh tên tuổi của đảng cộng sản Nga và đã từng là đồng chí thân cận của Lenine. Trong số này có Zinoniev, Kamenev, Kristinski, Rykov, Piatakv, Radek, Boukharine và một số đảng viên kỳ cựu khác. Một điều làm cho mọi người ngạc nhiên trong các vụ án này là tất cả các bị can điều thú nhận tội của mình. Họ nhận là đã tổ chức các nhóm khủng bố có khuynh hướng thân Trotski và Zinoviev. Mục đích của họ là lật đổ chính quyền Sô Viết, ám sát các nhân viên chính phủ, phục hồi chủ nghĩa tư bản, thi hành các cuộc phá hoại, làm tiêu hao lực lượng Hồng quân, làm tan rã Liên Bang Sô Viết, tách rời các Cộng Hòa Ukraine, Géorgie, Armenie và các vùng Viễn Đông Sô Viết để làm lợi cho thế lực ngoại bang.

Nhưng trên thực tế, vụ án ở Mạc Tư Khoa là vụ án dàn cảnh ngoạn mục mà chủ đích là để đánh lạc hướng các nhà quan sát quốc tế khi họ được mời đến tham dự các vụ xử án. Các quan sát viên không hề đề cập đến chính sách giải thể nông nghiệp cá thể, chính sách đàn áp địa chủ, các nạn đói lớn trong những năm 1931-1932, và cũng không đề cập đến các trại tập trung lao động khổ sai.

Hai năm 1936-1938 là giai đoạn chót của cuộc đấu tranh chính trị của Staline chống lại các lãnh tụ đối lập trong đảng của ông ta. Và cũng trong giai đoạn này, Staline muốn dứt điểm những công chức, đảng viên trung thành của Lenine từ đầu cuộc cách mạng năm 1917, còn sót lại trong cơ cấu chính quyền.

Trong một bài báo viết trên tờ Le Temps số ra ngày 27 tháng bảy năm 1936 dưới tựa đề ‘’Một cuộc cách mạng bị phản bội’’, Trotski viết:

‘’Cuộc cách mạng Nga giống như cuộc cách mạng Pháp, được biết đến dưới cái tên Thermidor. Staline đã nhận thức được cái tính hư không của chủ nghĩa Marxist và cái huyền thoại của cuộc cách mạng toàn cầu. Ông ta là một nhà xã hội tốt. Nhưng trước tiên, ông ta là một người yêu nước, ông phải biết rằng khi cho áp dụng cái tính hư không và cái huyền thoại của chủ nghĩa đó vào trong nước ông, nó sẽ đem lại biết bao nhiêu là thảm họa cho dân tộc ông. Giấc mơ của ông là giấc mơ của một nhà độc tài, nó khác với tình yêu của chủ nghĩa tư bản, lại càng không giống cái ảo tưởng của chủ nghĩa cộng sản’’.

Trotski còn viết trên báo Echo de Paris, số ra ngày 30 tháng giêng năm 1937, những lời không được trịnh trọng về chân dung của một nhân vật lịch sử của nước Nga. Ông viết: ‘’Con người gốc dân Gégorie, có tầm vóc thấp, cho dù không muốn nhưng cũng đã đi theo vết chân của bạo chúa Ivan, Đại Đế Pierre và Nữ Hoàng Caterine Đệ Nhị’’.

Phải đến 20 năm sau khi Krouchtches đọc bản báo cáo chính trị vào ngày 25 tháng hai năm 1956 trước kỳ đại hội đảng lần thứ 20 tố cáo tội ác của Satline, người ta mới biết các vụ vi phạm luật pháp xảy ra trong xã hội chủ nghĩa trong những năm 1936-1938.

Sau đó vài năm, nhiều nhân vật lãnh đạo đảng và một số quân nhân bị kết án trước đây, nay được chính quyền phục hồi danh dự. Nhưng chính quyền cộng sản không hề quan tâm đến các tội phạm thường dân.

Mãi đến kỳ đại hội toàn đảng lần thứ 22 vào tháng mười năm 1962, Krouchtches mới thú nhận là trong các cuộc khủng bố dưới thời Staline đã gây tổn thương cho rất nhiều thường dân. Nhưng ông không chịu xác nhận mức độ tổn thương, bởi vì chính ông cũng là một trong những người thừa hành lịnh khủng bố.

Vào cuối thập niên 60, Sử Gia Robert Conquest dựa vào các tài liệu viết thành văn bản cũng như lời khai của các nhân chứng thoát khỏi địa ngục Nga trong thời gian Krouchtches hạ bệ Staline, đã vẽ lại bức tranh của các cuộc đại khủng bố. Ông đã khui ra những quyết định cho thi hành lịnh khủng bố và ông cũng đưa ra con số chính xác nạn nhân của cuộc khủng bố này.

Nhiều cuộc tranh luận về các trại tập trung, về vai trò của Staline và Iejev và về con số nạn nhân. Một Sử Gia Hoa Kỳ, thuộc trường phái xét lại, phủ nhận vai trò quyết định của Staline trong mọi chính sách của những năm 1936-1938. Ông ta nhấn mạnh đến sự khác biệt trong phương thức hành động giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Ông cho rằng quyền hành của chính quyền địa phương càng lúc càng mạnh, trong khi đó chính quyền trung ương yếu dần. Trung ương không còn kiểm soát được chính quyền địa phương, Địa phương muốn chứng tỏ lòng nhiệt thành với trung ương cho nên thẳng tay đàn áp quần chúng và chống lại mọi kẻ thù, bất cứ từ đâu đến.

Đề cập đến con số nạn nhân, sử gia Conquest xác nhận có 6 triệu người bị bắt giam, 3 triệu người bị hành quyết và 2 triệu người chết dần chết mòn trong các trại tập trung cải tạo lao động. Nhưng theo Sử Gia Hoa Kỳ thuộc trường phái xét lại, đó là con số thổi phồng. Ngày nay, nhờ vào các tài liệu được quyền tự do tham khảo trong các văn khố của chính quyền bolshevik, chúng ta có cái nhìn mới về cuộc đại khủng bố. Khó có thể trình bày tất cả các diễn biến của cuộc khủng bố trên vài trang giấy. Lịch sử trong những năm 1936-1938 của Sô Viết là lịch sử của bi thảm, đẫm máu, mà chế độ cộng sản đã chủ trương. Với tài liệu được phép tham khảo, chúng ta sẽ đưa ra ánh sáng một số sự kiện để trả lời cho các câu hỏi của những năm vừa qua về các trại tập trung, về con số người chết, về các chiến dịch đàn áp. Tài liệu trong văn khố xác nhận vai trò quyết định của các lãnh tụ chủ chốt của đảng cộng sản, của bộ chính trị và của Staline nói riêng. Từ việc tổ chức cho đến việc thi hành các chiến dịch đàn áp đẫm máu, các vụ thủ tiêu các đại điền chủ, các hình thức kết tội ‘’’chống lại cách mạng, chống lại chính quyền bolshevik’’… phát động từ tháng tám năm 1937 cho đến tháng năm năm 1938 đều do chính quyền trung ương chủ xướng.

Từ năm 1935, hằng ngày đều có lịnh bắt những cựu địa chủ đi cải tạo lao động. Và mặc dù có lịnh cấm các tù cải tạo cưụ địa chủ, trong việc quan hệ đến các công nhân bình thường, nhưng họ vẫn tìm cách sống móc nối.

Tháng 8 năm 19386, ông Rudolf Berman, một trong những trưởng trại tập trung lao động khổ sai viết một báo cáo gởi về trung ương với nội dung: Lợi dụng sự canh phòng lỏng lẻo, một số tù cải tạo thuộc loại khẩn hoang đặc biệt đã trốn ra khỏi nơi chỉ định định cư. Họ sống trà trộn với những người lao động bình thường. Rất khó bắt họ về trở lại. Họ đã học được một số nghề chuyên môn và các cơ quan đang dùng họ, rất muốn giữ họ lại để làm việc. Nhiều người đã chạy được giấy thông hành. Một số khác lập gia đình với các công nhân tự do, xây cất nhà cửa riêng.

Trong khi có một số nhân công lao động khổ sai trốn ra khỏi khu chỉ định sống trà trộn vào đám công nhân thường, một số khác bỏ trại trốn đi xa. Đám nhân công này gia nhập vào các băng đảng, quấy phá các khu vực quanh các Thành Phố lớn.

Trong các cuộc kiểm tra vào mùa Thu năm 1936, các toán công an phát hiện ra con số nhân công trốn trại rất là nhiều. Tại vùng Arkhandelsk, trong số 89.700 nhân công trên giấy tờ, bấy giờ chỉ còn có 37.000 người.

Ngày 2 tháng bảy năm 1937, bộ chính trị gởi văn thơ đến chính quyền địa phương, ra lịnh cho các cơ quan lùng bắt các nông dân cải tạo không thi hành lịnh của trại. Bắn tại chỗ các phần tử chống đối sau khi ủy ban tam đầu chế xem xét hồ sơ hành chánh của tội phạm. Ủy ban tam đầu chế gồm có đệ nhất bí thư đảng, một biện lý và một ủy viên của cơ quan tình báo công an NKVD địa phương. Công tác thanh lọc tập thể nông dân lao động khổ sai phải thực hiện hoàn tất trong vòng 5 ngày.

Đầu tháng 7 năm 1937, Staline quyết định mở chiến dịch khủng bố tập thể. Mỗi tuần, trung ương đều nhận báo cáo của địa phương về con số phạm luật. Căn cứ theo các bản báo cáo này, ngày 30 tháng 7 năm 1937, chỉ huy trưởng cơ quan tình báo, ông Iejov ra chỉ thị số 00447, cho hành quyết 72.950 nông dân và bắt giam 259.450 người. Đây chưa phải là con số chính thức, vì còn một số địa phương chưa gởi đầy đủ về trung ương. Cũng như các cuộc khủng bố trước đây, chính quyền địa phương nhận lịnh phải tìm bắt cho đủ con số tội phạm của từng loại do trung ương ấn định. Loại một, tử hình. Loại hai, đưa đi lưu đày. Tội phạm thuộc loại một lần này bao gồm các thành phần chính trị rộng lớn hơn trước đây. Ngoài các phần tử cựu địa chủ, còn có cả các đảng viên của các đảng đối lập, các cựu công chức của chế độ Nga Hoàng và cựu quân nhân của Bạch Quân. Thật ra các toán tình báo có thể gán các ‘’danh xưng tử hình’’ đó cho bất cứ người nào mà họ muốn thủ tiêu, kể cả đảng viên đảng cộng sản.

Cơ quan tình báo NKVD hằng ngày ghi nhận, điều tra là lập danh sách các người tình nghi chống phá chính quyền để theo dõi.

Ngày 30 tháng 7 năm 1937, trung ương gởi thêm danh sách bổ túc xuống chính quyền địa phương. Chiếu theo danh sách, chính quyền điạ phương phải bắt luôn cả thân nhân của các người bị kết án lưu đày tại các trại tập trung hay những người đã bị xử tử hình.

Cuối tháng 8, con số bị xử bắn tăng thêm 22.500 người và bắt đi lưu đày tăng thêm 16.800 người.

Tháng giêng năm 1938, theo đề nghị của cơ quan tình báo NKVD, chính quyền địa phương phải xử bắn 48.000 người và lưu đày 9.200 người trước ngày 15 tháng 3. Mặc dù bị đảng thanh trừng nhiều lần, nhiều đảng viên địa phương muốn bày tỏ lòng trung thành với đảng, bằng cách đề nghị chỉ tiêu con số người bị đàn áp lên đến 90.000 trong thời gian từ ngày 1 tháng hai đến ngày 20 tháng 8 năm 1938. Như vậy chiến dịch khủng bố thay vì phải kết thúc trong vòng 4 tháng, nay kéo dài hơn một năm. Và con số dự liệu phải giết và phải lưu đày tăng lên gần 200.000 người. Nạn nhân của các vụ đàn áp khủng bố này gồm đủ hạng người trong xã hội. Từ những người cư ngụ dọc theo biên giới, những người có liên hệ với người ngoại quốc, cựu tù binh chiến tranh, các người có thân nhân sống ở nước ngoài cho dù họ không còn liên lạc… Những người chơi tem, sử dụng máy vô tuyến… cũng có thể bị ghép vào tội gián điệp.

Từ ngày 6 tháng 8 đến cuối tháng chạp năm 1937, dưới quyền điều khiển của cơ quan tình báo NKVD, có nhiều cuộc hành quân lùng bắt những người ngoại quốc đang sống trên đất Nga. Từ người Đức, Ba Lan, Nhật Bản, Lỗ ma Ni, Thổ Nhĩ Kỳ cho đến người Lituanine, Estonie và Tettonie. Họ bị xếp vào các thành phần gián điệp. Trong vòng một năm rưỡi, Công an bắt giam trên 1500 người với cái tội làm gián điệp.

Con số nạn nhân nêu trên vẫn còn thiếu rất nhiều. Thật vậy, chúng tôi chưa được phép tra cứu các văn thư trong văn khố của cơ quan tình báo KBG, của phủ chủ tịch đảng, vì văn khố này thuộc loại ‘’kín và của riêng’’. Nó gồm có một số tài liệu như sau:

Chiến dịch phát động ngày 20 tháng bảy năm 1937 nhằm thanh toán người Đức phục vụ trong các ngành kỹ nghệ quốc phòng.

Cuộc hành quân ngày 19 tháng 9 năm 1937 nhằm thanh toán các phần tử khủng bố, làm gián điệp cho Nhật.

Cuộc hành quân ngày 4 tháng 8 năm 1937 nhằm thanh toán các đơn vị quân đội người Cosaque thân Nhật.

Chiến dịch đàn áp thân nhân của những người bị bắt giam trong các trung tâm lao động hay những người đã bị xử bắn vào ngày 15 tháng 8 năm 1937.

Nhìn toàn bộ các cuộc đàn áp trong những năm 1936-1938, chúng ta thấy, bộ chính trị trung ương là đầu não của kế hoạch và cơ quan tình báo NKVD là bộ phận thi hành. Sau khi kết thúc chiến dịch đại khủng bố, nhà nước chỉ gởi một ủy ban duy nhất đến vùng Turménistan để kiểm tra các việc làm quá trớn của phong trào mang cái tên Iejovchina. Trong suốt thời kỳ này, nước Cộng Hòa nhỏ Turménistan với dân số 1.300.000 dân, cơ quan tình báo NKVD bắt giam 13.259 người. Trong số này có 4037 người bị xử bắn. Nhưng theo chỉ thị của Trung ương, cơ quan địa phương chỉ có quyền bắt giam 6277 và xử bắn 3225 người chống chính quyền mà thôi. Điều đó cho thấy hành động quá trớn của chính quyền địa phương, không thi hành đúng chỉ thị của trung ương.

Một số tài liệu khác xác nhận quyết định của bộ chính trị trung ương và của Staline về các cuộc tàn sát tập thể. Bộ chính trị và Staline đưa ra một danh sách tội nhân qua tòa án. Nghĩa là một bộ phận đặc trách tư pháp của bộ chính trị kết tội trước khi đưa qua tòa án quân sự, Hội đồng tối cao quân sự hay ủy ban đặc biệt của cơ quan tình báo NKVD.

Bộ chính trị đã ký 383 danh sách bắt giữ 44000 người bao gồm các lãnh tụ của đảng cộng sản, của quân đội, và của bộ kinh tế. Có 39.000 người trong danh sách này bị kết án tử hình. Riêng Staline đã ký 362, Molotov, 373, Vorochilov, 195, Kaganovitch, 191, Jdanov, 177 và Mikoian, 62 danh sách.

Vào đầu mùa Hè 1937, các lãnh tụ cộng sản vừa nêu trên đích thân về các địa phương để trực tiếp hướng dẫn các vụ thanh trừng. Kaganovitch về các vùng Donbass, Tchéliabinsk, Ivanovo, Smolenk. Lãnh tụ Jdanov sau khi làm công tác thanh trừng ở Leningrad, ông được biệt phái về vùng Orenbourg, Bachkiri, Tatarstan. Lãnh tụ Mikoian về vùng Arménie. Và Khruhchev đi về Ukraine.

Mặc dù quyết nghị thành trừng các thành phần chống đối chính quyền được toàn thể bộ chính trị biểu quyết, nhưng các tài liệu ngày nay cho thấy, hầu hết các quyết nghị đều do Staline đưa ra. Sau đây là một thí dụ điển hình. Ngày 27 tháng tám năm 1937, trung ương nhận một điện văn của Mikhail Korotchenko, ủy viên đặc trách vùng Tây Bá Lợi Á. Điện văn báo cáo vụ án xử các nhân viên nông nghiệp phạm tội tham nhũng và phá hoại. Sau khi nhận điện văn, hồi 17 giờ cùng ngày, Staline gọi điện thoại ra lịnh hành quyết ngay những người phạm tội và ra lịnh cho đăng tin hành quyết lên các báo.

Tài liệu trong các văn khố cũng còn cho chúng ta thấy Staline kiểm soát tất cả các diễn tiến trong các cuộc thanh trừng. Chính Staline tự tay sửa đổi các văn thư, các lời tố cáo và bản án của cơ quan an ninh NKVD gởi đến. Ông ta là nhà đạo diễn chính trong tất cả các vụ xử án lớn.

Trong thời gian điều tra và thẩm xét vụ án ‘’âm mưu của quân đội’’, tố cáo Thống chế Toukhatchevski cùng toàn thể sĩ quan cao cấp của bộ tổng tham mưu hồng quân, chính ủy cao và trung cấp… mỗi ngày Iejov đều đến gặp Staline để hội ý. Chính Staline viết thư ngày 25 tháng chín năm 1936, bổ nhiệm Iejov vào chức vụ ủy viên đặc trách bộ nội vụ, trong khi Staline đang nghỉ hè ở Sotchi. Ông viết: ‘’Việc cần thiết và cấp bách là phải bổ nhiệm Iejov vào chức vụ ủy viên đặc trách bộ nội vụ. Đồng chí Iagoda thiếu khả năng làm công tác vạch mặt nạ các tên theo Trotski và Zinoviev. Cơ quan an ninh đã làm chậm mất 4 năm trong công tác này’’.

Rồi cũng chính Staline ngày 17 tháng 11 năm 1938, ra lịnh cho NKVD tạm ngưng chiến dịch truy lùng các phần tử chống đối.

Một tuần lễ sau, Staline cách chức Iejov và tiến cử Béria vào chức vụ ủy viên nhân dân phụ trách bộ nội vụ.

Tóm lại, mở đầu và chấm dứt cuộc khủng bố đều do quyết định của Staline.

Một trong các nghị quyết của đại hội đảng cộng sản Liên Xô lần thứ 22 là đề cử ông Nicolai Chvernik phụ trách ủy ban điều tra các hành động đàn áp trong thời Staline. Ủy ban dựa theo các bản phúc trình của các trung tâm lao động khổ sai, các bản văn trong các phòng hành chánh của ủy viên bộ nội vụ, bộ tư pháp và các tòa án trên toàn nước Nga. Ngày nay dân chúng được phép tự do tham khảo các tài liệu này. Theo các tài liệu dẫn trên, cơ quan tình báo NKVD đã bắt giam 1.575.000 người trong năm 1937-1938. Tất cả đều bị hành quyết.

Chính quyền cộng sản chia tội nhân ra thành nhiều loại. Với các vụ án của cán bộ chính trị, kinh tế, quân sự và các thành phần trí thức, thường được nhiều người biết đến. Họ bị đưa ra tòa án quân sự hay tòa án đặc biệt của cơ quan tình báo NKVD.

Cuối tháng 7 năm 1937, vì các cuộc khủng bố gia tăng, con số người bị bắt quá nhiều nên chính quyền cộng sản phải thành lập ở địa phương một loại tòa án tam đầu chế tòa án gồm có 3 thành viên để giải quyết cho nhanh. Tòa án tam đầu chế gồm có một biện lý, một nhân viên tính báo và một công an. Họ xét xử cấp bách và lấy lệ, miễn sao cho cung cấp đủ con số ‘’phải bắt giam’’ do trung ương yêu cầu. Trong quyển niên giám của Thành Phố Leningrad ghi lại từng tháng, bắt đầu từ tháng 8 ăm 1937, con số người bị kết án tử hình chiếu theo điều thứ 58 của bộ hình luật. Thời gian từ lúc bắt, xử án cho đến khi xử bắn chỉ xảy ra trong vòng từ vài ngày đến vài tuần lễ. Không hề có chuyện xét lại hay chống án.

Ngày 30 tháng 7 năm 1937, chính quyền cộng sản mở các cuộc hành quân đặc biệt nhằm truy lùng và thủ tiêu các thành phần bị ghép vào tội gián điệp, các thành phần chao đảo đường lối chính trị. Các cuộc hành quân đàn áp này cũng có tầm mức quy mô giống như các cuộc hành quân chống các địa chủ phú nông trước kia.

Ngày 12 tháng 9, cộng sản lại mở thêm các cuộc hành quân khủng bố khác. Nạn nhân của các cuộc hành quân này là thân nhân của những người bị bắt trong các cuộc hành quân trước. Nếu trong các cuộc hành quân có bắt nhầm, thì con số bắt nhầm cũng trở thành con số phạm tội cần thiết cho đủ chỉ số tù nhân của cấp trên quy định. Nạn nhân của các vụ bắt lầm thường là những người của các dân tộc sống dọc theo biên giới với lãnh thổ Nga, vì có liên hệ, hay có cùng tên với dân Nga. Để đáp ứng đủ chỉ tiêu con số người phải bắt, nhiều đơn vị địa phương phải tìm cách dàn xếp. Một thí dụ xảy ra ở Tỉnh Turménine. Lấy cớ vụ cháy tại một xưởng máy, nhân viên tình báo NKVD bắt giam tất cả công nhân của xưởng với cái tội là họ đã nhúng tay vào vụ cháy. Nhờ thế chính quyền vùng Turmine mới giao đủ con số tội phạm của nhà nước đưa ra.

Đó là bản chất của các vụ đại khủng bố trong những năm 1936-1938.

Trong các vụ đàn áp, cũng có một số đảng viên đảng cộng sản bị thủ tiêu. Nhưng so với tổng số nạn nhân, con số đảng viên bị hành quyết rất khiêm nhường. Có tất cả 681.692 đảng viên đảng cộng sản bị xử bắn.

Trong tháng 5 và tháng 10 năm 1937, chính quyền cộng sản bắt 172.000 dân Đại Hàn đày sang các vùng Kazakhstan và Oubékistan. Những người Nga gốc Đại Hàn bỏ nước trốn qua Nga tị nạn trong thời kỳ nước của họ bị Nhật đánh chiếm.

Vô số người chết trong lúc bị tra tấn tại các văn phòng công an, trong nhà lao, một số khác chết trên đường chuyển vận đến trại lưu đày.

Năm 1937 có 25.000 người chết. Qua năm 1938 con số người chết lên đến 90.000. Đó là chưa kể đến con số người chết, dân Nga gốc Đại Hàn.

Các tài liệu hiện nay chỉ cho chúng ta thấy con số người chết một cách tổng quát trong các trại tập trung cải tạo khổ sai trong những năm cuối của thập niên 30. Nó không cho chúng ta biết chi tiết của từng giống dân và cũng không phân biệt con số nạn nhân của cuộc đại khủng bố. Tài liệu đáp ứng từng phần những người bị bắt giam trong thời kỳ Iejov giữ vai trò ủy viên nhân dân đặc trách nội vụ.

Trong số nạn nhân của Iejov trong cuộc đại khủng bố trong hai năm 1936-1938, giới trí thức chiếm 70%. Như vậy, rõ ràng mục tiêu của các vụ khủng bố cuối thập niên 30 là nhắm vào những thành phần ưu tú trong xã hội, có trình độ học vấn cao. Quyết nghị đầu tiên về việc khủng bố trí thức được biểu quyết chấp thuận trong kỳ đại hội lần thứ 20 của đảng cộng sản Nga. Cũng trong cùng thời điểm này, đảng ra mặt thanh trừng thẳng tay các đảng viên có khuynh hướng chống đảng. Khruhchev, trong một phiên họp kín, đã nêu lên số phận của 5 đảng viên trong bộ chính trị đã từng là những đồng chí trung thành và thân cận nhứt của Staline. Đó là các ông Postychev, Roudzoutak, Eikhe, Kossior, Tchoubar. 98 thành viên trong số 193 thành viên trong ủy ban trung ương đảng bị thành trừng ra khỏi đảng. Trong số 1966 đại biểu dự đại hội đảng lần thứ 17 trong năm 1934, có 7.780 đại biểu bị thanh trừng và bị đàn áp.

Trong số 385 bí thư đảng bộ địa phương, có 319 người bị bắt giam. 2.210 bí thư chi bộ cũng bị bắt trên tổng số 2750 bí thư chi bộ trên toàn quốc. Nói chung, tất cả đảng viên đảng cộng sản nằm trong các phân bộ hay chi bộ đều bị trung ương đảng ghi vào sổ đen và bị thanh trừng. Họ bị nghi ngờ là đã phá hoại các chỉ thị và các quyết định của trung ương ở Thủ Đô Mạc Tư Khoa và họ cản trở sự kiểm soát của trung ương về những diễn biến đã xảy ra trong nước. Có thể nói, Staline đã thay toàn bộ cán bộ cộng sản trong các cơ cấu chính trị cũng như hành chánh.

Trung ương đảng nghi ngờ nhất là Thành Phố Leningrad. Zinoviev giữ chức bí thư thành ủy. Kirov đã bị áp sát tại Thành Phố này. Hai lãnh tụ đảng của Thành Phố, ông Jdanov và Zakovski trực tiếp ra lịnh bắt giam 90% cán bộ đảng trong Thành Phố.

Để khuyến khích các cuộc khủng bố thanh trừng, trung ương gởi các đảng viên trung tín cùng với các toán tình báo về các tỉnh với nhiệm vụ thiêu đốt và tiêu diệt ‘’các con rệp Phát xí-Trotski’’, theo như báo Sự Thật tường thuật.

Có những vùng đã diễn ra các cuộc thanh trừng rất đặc biệt. Như ở Ukraine. Trong năm 1938, khi Khruhchev đắc cử vào vào trò lãnh đạo đảng cộng sản Ukraine, số người bị bắt giam trên 106.000. Phần lớn họ bị xử bắn. Trong số 200 ủy viên của trung ương đảng cộng sản Ukraine chỉ có 3 đảng viên còn sống sót. Ở một số vùng khác trên toàn lãnh thổ Nga cũng xảy ra các thanh trừng tương tự như vậy. Bên cạnh các vụ xử án kín của tòa án tam đầu chế, các cuộc xử án thanh trừng trong đảng thường được xét xử công khai, cho dân chúng tham dự. Các cuộc xử án công khai mang tính chất tuyên truyền. Mục đích của các vụ án này là nhầm lôi kéo một số thường dân kém hiểu biết về với chính quyền trung ương, chống lại những người lãnh đạo địa phương.

Các ‘’Tân bạo chúa’’ luôn luôn tự mãn về các hành động vô nhân của họ là tạo ra sự bất mãn giả tạo. Nhưng các hành động này, ngược lại, chỉ tạo thuận lợi thêm cho phe Trotski. Cũng như các cuộc thanh trừng ở Thủ Đô, các vụ xử án ở địa phương dân chúng cũng được quyền tham dự và cũng được báo chí hô hào rầm rộ. Cuộc diện đảo ngược trật tự trong xã hội. Lớp người có quyền thề nay trở thành những kẻ tử tội. Và lớp người kém hiểu biết lại được tung hô. Theo bà Annie Kriegel, các cuộc xử án công khai là liều thuốc ngừa bịnh cho xã hội. Nhưng các cuộc thanh trừng các cấp lãnh đạo địa phương và các nhân vật chủ chốt của đảng chỉ là phần nổi của tảng băng trên nước biển. Thí dụ ở Tỉnh Orenbourg. Tại tỉnh này chúng tôi có một bản phúc trình đầy đủ của cơ quan tình báo NKVD về các biện pháp thanh toán nhóm Trotski hoạt động trong vòng bí mật, các nhóm thân Boukhaine và các nhóm phản cách mạng khác. Các cuộc hành quân diễn ra từ ngày 1 tháng tư đến ngày 18 tháng chín năm 1937. Trước khi Idanov được bổ nhiệm, trong vòng năm tháng, cơ quan tình báo NKVD bắt giam 420 cán bộ hàng đầu của của các ngành kinh tế và chính trị, thân Trotski. Họ bắt thên 120 người khuynh hữu, đang lãnh đạo các cơ quan hành chính địa phương. Số người này chiếm 45% trên tổng số cán bộ địa phương được nhà nước ưu đãi. Khi Idanov đến, các cuộc thanh trừng gia tăng cường độ. Có thêm 598 khác bị bắt và bị xử bắn. Từ mùa Thu năm 1937, tất cả các cán bộ lãnh đạo chính trị và kinh tế địa phương trên toàn lãnh thổ Nga đều bị sa thải và được thay thế bởi một thế hệ cán bộ mới như các đảng viên Brezhnev, Kossiguine, Outinov, Gromyko.

Trong thập niên 70, các đảng viên này được đề cử vào bộ chính trị.

Bên cạnh các đảng viên cốt cán bị thanh trừng, đa số nạn nhân của các cuộc khủng bố là đảng viên không tên tuổi và thường dân. Đọc tiếp bản phúc trình của cơ quan tình báo Tỉnh Orenbourg, chúng ta biết:

Trong số 2.000 bị bắt vì tình nghi thành viên của nhóm quân sự Cosaque thân Nhật, có 1500 người bị xử bắn.

Trên 1500 sĩ quan, công chức thời Nga Hoàng, từ Thành Phố Leningrad đưa đi lưu đày đến vùng Ornbourg vào năm 1953 vì bị coi như những phần tử xạ lạ với xã hội. Sau vụ ám sát Kirov, họ bị chuyển đi đến nhiều vùng khác nhau.

250 người bị bắt vì có dính líu đến dân Ba Lan.

95 người bị bắt vì có liên hệ đến người gốc Kharbine.

1290 người bị đàn áp trong khuôn khổ của chiến dịch thủ tiêu các cựu địa chủ cường hào.

1399 bị bắt vì bị ghép vào các phần tử gây tội ác…

Nếu cộng thêm một số người bị bắt trong các quân trường, tổng cộng con số người do cơ quan NKVD bắt trước khi Idanov đến là 7500.

Trong số các nạn nhân của các cuộc thanh trừng, thành phần chỉ huy và cán bộ ngành ngoại giao chiếm đa số. Họ buộc vào tội làm gián điệp, làm tay sai cho ngoại bang. Những đảng viên đã từng làm đại sứ ở các quốc gia khác cũng bị thanh trừng. Như các ông Krestinski, Sokolikov, Bogomolov, Ioureniev, Ostrovski…

Một số đảng viên cao cấp đặc trách kinh tế và chỉ huy các khu công nghiệp, các nhà máy lớn cũng bị thanh trừng vì bị ghép vào tội phá hoại.

Trong một số bộ của chính phủ, có thể nói là toàn thể nhân viên phục vụ trong các bộ bị sa thải. Bộ chịu đàn áp nặng nhất là bộ phụ trách trang bị cơ giới cho các nhà máy lớn. Chỉ trừ hai giám đốc, còn lại đều bị bắt giam, kể cả chuyên viên kỹ thuật.

Chiến dịch thanh trừng cũng diễn ra ở các ngành sản xuất phi cơ, sản xuất tàu thủy, sản xuất xe vận tải… Chúng tôi chỉ có một số ít và từng phần tài liệu về các ngành này. Sau cuộc đại khủng bố, nhân kỳ đại hội đảng lần thứ 18, vào tháng 3 năm 1938, lãnh tụ Kagnovitch thừa nhận rằng trong hai năm 1937-1938, tất cả nhân viên phục vụ ngành kỹ nghệ nặng hoàn toàn bị thay thế.

Thời kỳ các đảng viên bị thanh trừng mạnh nhất là thời Iejovchina. Vào lúc đó, các đại biểu của các đảng cộng sản trên thế giới và của quốc tế cộng sản đang lưu trú tại khách sạn Lux ở Thủ Đô Mạc Tư Khoa. Trong số lãnh tụ lớn của đảng cộng sản Đức bị bắt giam, người ta biết đến các ông: Heinz Neuman, Herman Remmele, Fritz Schulte, Herman Schubert, từng là ủy viên bộ chính trị, Ông Leo Frieg bí thơ ủy ban trung ương, Heinrich Susskind và Werner Hirsch, tổng biên tập tờ Rote Fahne, Ông Hugo Eberlin đại biểu đảng cộng sản Đức tại hội nghị thành lập quốc tế cộng sản.

Sau hiệp ước bất tương xâm giữa nước Đức và Nga ký hồi tháng 9 năm 1939, cộng sản Nga trao 590 cộng sản Đức bị nhốt trong các trại tù ở Thủ Đô Mạc Tư Khoa, cho Đức Quốc Xã tại chiếc cầu biên giới Brest-Litovski.

Đảng cộng sản Hung gia Lợi cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc thanh trừng. Ông Bela Kun, người khởi xướng cuộc cách mạng năm 1919 cùng với 12 ủy viên nhân dân của chính phủ cộng sản Budapest lánh chạy ra Mạc Tư Khoa. Ông và các ủy viên đều bị bắt và bị xử tử. Gần 200 đảng viên đảng cộng sản Ý cũng bị bắt. Trong số này có Paolo Robotti, em rể của lãnh tụ đảng cộng sản Ý, Togliatti.

Gần 100 đảng viên đảng cộng sản Nam Tư cũng bị bắt. Trong số này có nhiều đảng viên được thế giới biết đến. Như các ông tổng bí thư Gorkie, bí thư kiêm lãnh tụ binh đoàn quốc tế Vlada Copie, và 3/4 các thành viên của ủy ban trung ương đảng cộng sản Nam Tư. Đại đa số nạn nhân của cuộc đại khủng bố là thường dân. Sau đây là một hồ sơ ‘’thường’’ của một tội nhân của năm 1938.

Hồ sơ số 24260.

I.- Lý lịch cá nhân:

1.- Họ: Sidorov.

2.- Tên: Vassili Klementovitch.

3.- Nơi và năm sinh: Setchevo vùng Mạc Tư Khoa, năm 1893.

4.- Địa chỉ cư ngụ: Setchevo, quận Lolomenski , Mạc Tư Khoa.

5.- Nghề nghiệp: Công nhân viên hợp tác xã.

6.- Khuynh hướng nghiệp đoàn: Hội viên nghiệp đoàn hợp tác xã.

7.- Tài sản khi bị bắt: Một căn nhà gỗ 8mx8m, mái tôle, sân có mái che rộng 20mx7m, một con bò cái, 4 con trừu, 2 con heo và một số gà vịt.

8.- Tài sản vào năm 1929: Có thêm 1 con ngựa.

9.- Tài sản vào năm 1917: Căn nhà gỗ 8mx8m, sân có mái che rộng 30mx20m, hai kho chứa lúa, hai kho chứa rơm, 2 con ngựa, 2 con bò cái, 7 con trừu cái.

10.- Tình trạng xã hội khi bị bắt: Công nhân.

11.- Tình trạng trong quân đội Nga: Binh nhì thuộc trung đoàn 6 Bộ binh trong năm 1915-1916.

12.- Trong quân đội Bạch quân : Không có.

13.- Trong quân đội Hồng quân: Không có.

14.- Nguồn gốc xã hội: Tôi tự coi là con của gia đình nông dân hạng trung.

15.- Quá khứ chính trị: Không có gia nhập đảng phái nào.

16.- Quốc tịch: Gốc dân Nga, công dân của Liên Bang Sô Viết.

17.- Có gia nhập đảng cộng sản Nga: Không.

18.- Trình độ học vấn: Tiểu học.

19.- Tình trạng quân sự hiện tại: Thuộc thành phần trừ bị.

20. Quá khứ tư pháp: Không có tiền án.

21. Tình trạng sức khỏe: Bịnh sán khí.

22.- Gia cảnh: Vợ tên là Anastia Fedorovna, 43 tuổi, con gái tên Nina, 24 tuổi.

Cơ quan tình báo an ninh NKVD địa phương bắt giam ngày 13 tháng 2 năm 1938.

II. Bản hỏi cung và lời khai của phạm nhân:

Hỏi: Anh hãy giải thích tài sản của anh trước và sau 1917, từ đâu mà có?

Khai: Cha mẹ tôi làm nghề buôn bán. Năm 1904 cha tôi có một cửa tiệm nhỏ ở phố Zolotorojskaia, Mạc Tư Khoa. Theo lời cha tôi kể, chỉ có mình cha tôi quản lý, không có mướn người làm. Vì không thể cạnh tranh với các tiêm buôn lớn, cha tôi phải dẹp tiệm. Cha tôi trở về vùng quê Sytchevo và thuê ở đó 6 mẫu đất làm ruộng và thuê 2 mẫu khác để trồng cỏ. Cha tôi có thuê một người giúp việc tên là Goriatchiev cho đến năm 1916. Qua năm sau chúng tôi vẫn quản lý sở đất nhưng mất hai con ngựa vì lịnh trưng dụng của nhà nước. Đến năm 1925 cha tôi mất. Tôi và em tôi chia đôi cơ sở sản xuất.

Tôi thấy tôi không có phạm tội gì và cũng không hề là thủ phạm của một tội ác nào.

III. Bản buộc tội.

Tên Sidorov đã có tư tưởng xấu đói với chính quyền Sô Viết nói chung và đối với đảng cộng sản nói riêng. Hắn thi hành có kế hoạch chống lại chế độ Sô Viết. Hắn viết rằng Staline và đồng đảng của ông ta không có ý muốn rời chính quyền. Staline đã giết nhiều người mà không chịu từ chức. Nhóm bolshevik muốn giữ chính quyền và cho bắt giam những thường dân lương thiện, mặc dù họ không hề nói điều gì. Nếu họ nói ra, người ta sẽ bắt họ lưu đày vào các trại lao động khổ sai trong vòng 25 năm.

Bị cáo Sidorov đã khai và không nhận tội. Nhiều nhân chứng tố cáo và đã lột mặt nạ của hắn. Nội vụ đã được đưa ra xử tại tòa án tam đầu chế.

Ký tên: Galkine, Thiếu úy an ninh quốc gia,

Trưởng toán an ninh quận Kolomenskoie.

IV. Quyết định của tòa án tam đầu chế ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1938:

Vụ Sidorov V.K., cựu thương gia, cùng với cha khai thác một tiệm buôn.

Bị cáo đã tuyên truyền chống cách mạng, đưa ra những lời phá hoại và hăm dọa đảng viên đảng cộng sản, những lời chỉ trích, chống lại chính sách của đảng và nhà nước.

Tuyên án: Xử bắn tên Sidorov Vassili Klementovitch, tịch thu toàn bộ tài sản. Lịnh xử bắn thực thi ngày 3 tháng 8 năm 1938.

Đã được phục hồi sau khi chết.

Nguồn gốc tài liệu: Volia- số 2- 3 trang 45-46.

Dân Nga gốc Ban Lan cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc đại khủng bố. Nhất là đảng cộng sản Ba Lan. Đảng cộng sản Ba Lan xuất phát từ đảng xã hội dân chủ của Vương quốc Ba Lan và Lituaine. Năm 1906, đảng được hưởng quy chế tự trị khi gia nhập đảng công nhân xã hội Nga. Féliks Dzerjinski là liên lạc viên chính thức giữa hai đảng cộng sản Nga và Ba Lan. Nhiều đảng viên về sau vẫn còn hoạt động trong đảng bolshevik. Một số đảng viên tên tuổi, và đều giữ ngành tình báo công an, như Dzerjinski, Menjinski, Unschlikth, Radek… Trong hai năm 1937-1938, toàn bộ đảng cộng sản Ba Lan đều bị thủ tiêu. 12 thành viên trong bộ chính trị đảng cộng sản Ba Lan có mặt tại Mạc Tư Khoa cùng với các đảng viên đại diện thường trực cơ quan quốc tế cộng sản cũng chịu cùng số phận.

Ngày 28 tháng 11 năm 1938, Staline ký nghị quyết ra lịnh tiêu diệt hoàn toàn đảng cộng sản Ba Lan. Phe lên thay là phe chống đối trong đảng cộng sản Ba Lan bấy lâu nay. Ngày 16 tháng 8 năm 1938, ban chấp hành cộng sản quốc tế biểu quyết giải tán đảng cộng sản Ba Lan. Theo lời giải thích của Manouilski, các chức vụ then chốt của đảng cộng sản Ba Lan đều nằm trong tay của phe Phát-Xít Ba Lan.

Về sau, các thành viên lãnh đạo Sô Viết trong quốc tế cộng sản cũng trở thành nạn nhân của cuộc thanh trừng. Đó là trường hợp của Korine, thành viên của ủy ban trung ương, Mirov Abramov, trưởng ban tuyên truyền nước ngoài, Alikhanov, trưởng ban tổ chức cán bộ, và vài trăm thành viên khác cũng bị thủ tiêu. Vài thành viên vì hoàn cảnh liên hệ với Staline còn sống sót như Manouilski và Kuunisen.

Vụ thanh trừng được biết chính xác nhất là vụ thanh trừng các tướng lãnh. Ngày 11 tháng 6 năm 1937, báo chí loan tin tòa án quân sự xử vụ Thống Chế Toukhatchevski. Ông ta là phó ủy viên đảm trách bộ quốc phòng và là người có công trong kế hoạch canh tân quân đội Hồng quân. Ông bị ghép vào tội làm gián điệp và phản bội, bởi vì ông không cũng quan điểm với Staline và Vorochilov trong cuộc chiến tranh với Ba Lan hồi năm 1920. Cùng với Thống Chế Toukhatchevski, có 7 Tướng lãnh cũng bị kết án tử hình. Đó là các Tướng Iakir, Ouborevitch, Eideman, Kork, Poutna, Feldman, Primakov. Mười ngày sau đó, Staline ra lịnh bắt giam 980 sĩ quan cao cấp, trong số này có 21 Tướng cấp quân đoàn và 37 Trung Tướng. Staline đã cho sắp đặt ‘’vụ án âm mưu quân sự do Thống Chế Toukhatchevski cầm đầu’’ từ mấy tháng trước đó. các bị cáo chính bị bắt từ tháng 5 năm 1937. Họ bị tra tấn rất dã man. [20 năm sau, danh dự Thống Chế được phục hồi. Trên các tờ khai của Thống Chế còn dính nhiều vết máu.]. Đích thân Iejov điều tra Thống Chế Toukhatchevski. Bị cáo đều thú nhận tội vài ngày trước khi đưa ra tòa án quân sự xét xử. Staline tự tay kiểm tra các bản án. Ngày 15 tháng 5 năm 1937, Đại sứ Liên Xô tại Tiệp Khắc chuyển một hồ sơ giả cho tình báo Đức Quốc Xã. Trong hồ sơ này có các bức thơ ngụy tạo danh nghĩa Thống Chế Toukhatchevski gởi cho quân đội Đức. Đó là lý do Thống Chế và một số Tướng Tá trong quân đội cộng sản bị thanh trừng.

Trong vòng 2 năm, Hồng quân đã khai trừ :

Ba vị Thống Chế trong năm Thống Chế đang tại chức. Đó là các Thống Chế Toukhatchevski, Tegorov và Blucher. Hai vị sau bị thanh trừng vào tháng 2 năm 1938. 13 Đại Tướng cấp quân đoàn trong số 15 vị đang tại chức. 8 Đô Đốc trong số 9 vị đang tại chức. 50 Đại Tướng cấp Phó quân đoàn trong số 57 vị đang tại chức. 154 Trung Tướng cấp sư đoàn trong số 186 vị đang tại chức. 16 chính ủy cấp quân đoàn trong số 186 vị đang tại chức. 25 chính ủy cấp phó quân đoàn trong số 16 vị đang tại chức.

Từ tháng 5 năm 1937 đến tháng 8 năm 1938 có tất cả 35.020 sĩ quan bị bắt giam hay sa thải khỏi quân đội. Con số sĩ quan bị hành quyết đến nay chưa được biết. Qua năm 1939-1941, có 11.000 sĩ quan được lịnh tái ngũ. Trong số đó có Tướng Rokossovski và Gorbatov. Tóm lại, cuộc thanh trừng trong hàng ngũ quân đội, có khoảng chừng 30.000 sĩ quan chỉ huy bị bắt hay sa thải trong số 178.000 vị đang tại chức.

Về phương diện chiến lược, việc thanh trừng trong quân đội là một điểm bất lợi cho Hồng quân trong các cuộc chiến đương đầu với Ba Lan và quân Đức Quốc Xã trong năm 1940.

Hai lãnh tụ Boukharine và Litvinov khuyến cáo Staline về nguy cơ của quân Đức Quốc Xã dưới quyền lãnh đạo của Hitler, nhưng Staline không lưu tâm. Việc thanh trừng các Tướng lãnh mạnh miệng lên tiếng chống lại ý kiến của Staline, để thay bằng các đảng viên không có kinh nghiệm nào với Staline, đã tạo cơ hội cho Staline tự ý định đoạt về các chính sách chính trị và quân sự thân thiện với Đức vào cuối thập niên 30.

Có rất nhiều tài liệu về nạn nhân thuộc thành phần trí thức. Từ khi thành hình một bộ phận được thừa nhận trong xã hội, lực lượng trí thức Nga từ giữa thế kỷ thứ 19 đã chính thức được coi là trung tâm chống lại chuyên quyền và các hình thức nô lệ tư tưởng. Cho nên khi có cuộc thanh trừng, thì trí thức là đối tượng chính cần phải đàn áp. Lúc ban đầu, các cuộc đàn áp còn ôn hòa, diễn ra từ năm 1922 đến các năm 1928-1931. Vào tháng 3 và tháng 4 năm 1937, báo chí mở chiến dịch lên án nhà nước về những điều sai lầm trong chính sách kinh tế, lịch sử và văn chương. Về lịch sử, Sử Gia Pokrovski đã chết vào năm 1932. Các môn đệ của ông đều bị bắt giam. Tư tưởng và tri thức sáng tạo phải làm theo chỉ thị. Mục đích của ý thức hệ chính trị đã bao che các tham vọng và sự tranh đua. Các vị Giáo Sư Đại Học thường hội thảo nhằm lôi kéo tầng lớp sinh viên, trở thành mục tiêu của các cuộc đàn áp. Chỉ cần một sơ hở nhỏ trong khi thảo luận, đủ cho một số sinh viên chỉ điểm được gài trong tập thể sinh viên, tố cáo các vị Giáo Sư này. Một số lớn Giáo Sư của các Viện Đại Học, thành viên của các Hàn Lâm Viện hay của các học viện đều bị sát hại.

Tại Biélorussie, trong số 105 vị hàn lâm, có 78 vị bị hành quyết vì bị tố cáo là làm gián điệp cho Ba Lan.

Từ năm 1933, chiến dịch đàn áp ‘’các phần tử quốc gia trưởng giả’’ (cái tên do chính quyền cộng sản gán cho tầng lớp trí thức) thực sự phát động nhắm vào hàng ngũ trí thức vùng Ukraine. Những người trí thức bị gán cho cái tội phá hoại các Hàn Lâm Viện Khoa Học, Học Viện Chevtchenko, Hàn Lâm Viện Canh Nông, Học Viện Mat-Lenin. Và biến các nơi này thành các sào huyệt của những người phản cách mạng. Và những năm 1937-1938 là những năm kết thúc cuộc thanh trừng đã phát động từ 4 năm trước.

Từ xưa, giới Khoa Học đã có liên hệ mật thiết với chính trị, kinh tế, quốc phòng và kinh tế. Chính quyền luôn luôn theo dõi và đàn áp các giới này.

Thí dụ như Kỹ Sư Hàng Không Tupolev và Khoa Học Gia Korolev, người lãnh đạo Chương trình không gian của Liên Xô bị bắt giam trong trại tập trung đặc biệt của cơ quan tình báo NKVD theo như Nhà Văn Soljenitsyne viết trong tác phẩm ‘’Vòng đầu’’.

Trong số 29 Nhà Thiên Văn Học phục vụ trong Trung tâm nghiên cứu vũ trụ lớn ở Polkouvo, chính quyền bắt giam 27 người.

Toàn thể nhân viên của Trung tâm thống kê trung ương sau khi làm xong bản thống kê trong năm 1937, đều bị bắt nhốt. Nhà nước viện lý do, Trung tâm thống kê đã vi phạm nguyên tắc căn bản sơ khai của môn khoa học thống kê và đã làm sai chỉ thị của nhà nước.

Nhiều Nhà Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Học chống lại lý thuyết của Nhà Ngôn Ngữ Maxit được Staline thừa nhận là ông Marr, cũng bị bắt giam.

Nhiều Nhà Sinh Vật Học tốt nghiệp và thành công trong nhiều lãnh vực nghiên cứu Sinh Học đã vạch trần lý thuyết lừa bịp của Nhà Sinh Vật Học chính thức của chế độ cộng sản Lyssenko, cũng bị bắt. Theo ông Lyssenko, lúa mì cũng có thể trồng được trong mùa Đông. Trong số nạn nhân này, có nhà sinh vật học lừng danh là Giáo Sư Levit, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Y Khoa Di Truyền Học, Giáo Sư Toulaikov, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Thảo Mộc, Giáo Sư Ianata thuộc Viện Nghiên Cứu Thực Vật và là thành viên của Hàn Lâm Viện nông nghiệp Lenine, bị bắt giam ngày 6 tháng 8 năm 1940 và chết trong tù ngày 26 tháng giêng 1943.

Bị kết án bởi cái tội đã bảo vệ những tư tưởng ngoại lai, thù địch và muốn tách rời ra khỏi tiêu chuẩn thực tế của xã hội chủ nghĩa, các nhà văn, các nhà diễn kịch, các nhà báo đã trả một giá quá đắc trong thời điểm Iejovchina.

Có chừng 2000 nhà văn bị bắt giam mặc dù họ đã gia nhập vào hội văn bút của nhà nước.

Một số bị xử tử, số khác bị đưa đi lao động khổ sai. Trong số các nhà văn bị bắt, có vị đã cho ra đời một số tác phẩm văn chương lớn. Văn sĩ Issak Babel, tác giả của hai tác phẩm ‘’Câu chuyện ở Odessa’’ và ‘’Đoàn kỵ binh đỏ’’, bị xử bắn ngày 27 tháng giêng năm 1940. Các nhà văn Boris Pilniak, Iouri Olecha, Panteleimon Romanov và các Thi Hào Nikolai Kliounev, Nikolai Zabolotski, Ossip Mendelstam chết trong trại chuyển tiếp ở Siberie ngày 26 tháng chạp năm 1938, Gourgen Maari, Titsian Tabidze. Các Nhà Viết Nhạc Jeleiev, Nhạc Trưởng Mikoladze cũng bị bắt cùng với các nhạc sĩ, nghệ sĩ sân khấu và Nhà Đạo Diễn Vsevolod Meyerhold.

Đầu năm 1938, chính quyền ra lịnh đóng cửa Nhà Hát Lớn Meyerhold, với lý do là nó xa lạ với nghệ thuật Sô Viết. Nhà đạo diễn của nhà hát lớn không chịu tự kiểm thảo nên chính quyền bắt giam ông vào ngày 6 tháng 5 năm 1939. Sau một thời gian tra tấn, chính quyền cộng sản đem ông ra bắn vào ngày 2 tháng 2 năm 1940.

Trong thời gian kể trên, chính quyền muốn thanh toán vĩnh viễn tàn dư của Giáo Hội. Bản thống kê năm 1937 cho thấy 70% dân chúng vẫn còn giữ Đức Tin mặc dù chịu nhiều hình thức áp lực của chính quyền. Trong cuộc phỏng vấn trong khi làm bản thống kê, khi được hỏi ‘’Anh có đức tin không?’’, họ trả lời ‘’có’’.

Các nhà lãnh đạo Sô Viết quyết mở trận tấn công cuối cùng vào sào huyệt của Giáo Hội. Tháng 4 năm 1937, lãnh tụ Malenkov gởi cho Staline một văn thơ với nội dung cho rằng các luật lệ về hành đạo đã lỗi thời và đề nghị hủy bỏ đạo luật ký ngày 28 tháng 4 năm 1929. Ông viết: ‘’Chiếu theo đạo luật này, Giáo Hội cũng như các Giáo Phái khác được phép hành đạo. Giáo Hội có trên 600.000 giáo dân. Đó là một lực lượng thù địch đáng kể đối với chính quyền. Đã đến lúc chúng ta phải dứt khoát với Giáo Hội và các vị chức sắc trong trong Giáo Hội cũng như trong các Giáo Phái khác’’.

Hàng ngàn Linh Mục, Giám Mục bị bắt đưa vào các trại tập trung lao động khổ sai. Một số bị hành quyết. Trong tổng số 20.000 Giáo Đường còn cho phép hoạt động vào năm 1936, sang năm 1941, không còn quá 1000 Nhà Thờ hoạt động. Có 5665 Giáo Sĩ chính thức đăng ký hoạt động vào đầu năm 1941. Phần lớn họ sinh hoạt trong các vùng Balte, Ba Lan, Ukraine và Moldavie, sát nhập vào Liên Bang Sô Viết năm 1939-1940. Đó là những người còn sống sót trên tổng số 24000 Giáo Sĩ vào năm 1936.

Như đã đề cập ở trên, cuộc đại khủng bố là do các lãnh tụ cộng sản Nga mà nhất là do Staline chủ trương và thi hành. Staline thống trị trên các đồng chí của ông trong bộ chính trị. Ông ta đạt được hai mục tiêu chính. Quan trọng nhất là ông đã thiết lập được một guồng máy hành chánh và quân sự dưới quyền kiểm soát của ông. Ông đưa lực lượng thanh niên trẻ vào đảm nhận các chức vụ trong các cơ quan. Họ là những thanh niên trẻ, đã chịu ảnh hưởng của Staline trong những năm 30.

Theo lời khai của ông Kaganovitch trước đại hội đảng lần thứ 18, lớp thanh niên trẻ nhận lãnh và thi hành bất cứ công tác nào của Staline giao phó cho họ. Trước đây, nhân viên phục vụ tại các cơ quan nhà nước là một thành phần hỗn hợp giữa cán bộ bolshevik và các chuyên viên trí thức tiểu tư sản được đào tạo từ chế độ cũ. Thường, khả năng của cán bộ bolshevik kém hơn vì họ không được đào đạo đúng đắn trong thời nội chiến. Nhưng họ quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng và công ăn việc làm hiện nay của họ. Phương pháp làm việc hành chánh của họ rất đơn giản. Họ làm việc tự trị, không thi hành các lịnh của trung ương đưa ra. Dưới con mắt của Staline, họ là những người bolshevik thoái hóa. Trong cuộc kiểm tra thẻ đảng viên năm 1935, các nhân viên kiểm tra gặp phải sự kháng cự thụ động của các cán bộ địa phương và sự bất hợp tác của các chuyên viên, đã dẫn đến một kết quả không tốt cho cuộc kiểm tra toàn quốc trong tháng giêng năm 1937. Điều này không phù hợp với nguyện vọng của Staline. Vì thế Staline ra lịnh khẩn cấp thay thế bằng những nhân viên ‘’dễ dạy hơn’’ để có thể đạt nhiều hiệu năng trong các công tác.

Mục tiêu thứ hai của cuộc đại khủng bố là hoàn thành một cách lũy tiến trong công tác loại bỏ các thành phần ‘’nguy hiểm cho với xã hội’’, một cụm từ mang ý nghĩa rộng lớn.

Theo Bộ hình luật, thành phần nguy hiểm cho xã hội bao gồm những ai có một hành động gây nguy hại cho xã hội dù trong quá khứ hay đang xảy ra. Kể cả những người có liên hệ với các thành phần gây nguy hiểm. Nếu áp dụng các điều trong bộ hình luật, thì các cựu địa chủ, cựu quân, cán, chính thời Nga Hoàng, cựu đảng viên đảng menshevik, đảng xã hội cách mạng… đều là những người có tội. Và theo Staline, các thành phần này cần phải được thanh toán. Theo lý thuyết của Staline đưa ra trong kỳ đại hội ủy ban trung ương tháng 2 và 3 năm 1937, càng tiến lên xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đấu tranh với giai cấp đang hấp hối, càng gay gắt hơn.

Và cũng trong kỳ đại hội này, Staline báo động: Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết đang bị chủ nghĩa tư bản bao vây. Liên Xô là quốc gia duy nhất đang xây dựng xã hội chủ nghĩa, và đang bị các quốc gia lân cận bao vây. Các nước Phần Lan, Ba Lan, Lỗ Ma Ni, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản đang được các nước tư bản Pháp, Anh trợ giúp để phá hoại sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của Liên Xô.

Liên Xô, được ‘’thánh phong’’, đi hàng đầu, lãnh sứ mạng thiêng liêng chống lại kẻ thù đang túc trực ở bên ngoài. Trong tình trạng này, công tác thường xuyên phải truy lùng tìm bắt các tên gián điệp. Nói một cách khác, bất cứ người nào có liên hệ với bên ngoài, dù rất ít cũng phải bị kết tội và phải bị thủ tiêu. Vì vậy ‘’thủ tiêu kẻ thù có thế lực’’ là huyền thoại của đạo quân thứ năm, là lý thuyết cơ bản cho tất cả các hành động của cuộc đại khủng bố.

Qua việc phân tích và phân loại các nạn nhân của cuộc Đại Khủnh Bố, trong đó bao gồm cán bộ, chuyên viên, thành phần nguy hiểm cho xã hội, cựu địa chủ, gián điệp… chúng ta đã thấu hiểu tường tận ‘’cực điểm’’ của cuộc hành quyết với gần 700.000 nạn nhân trong vòng hai năm.

 

CHƯƠNG 11

ĐẾ QUỐC NGỤC TÙ

Phát động các cuộc đàn áp sâu rộng trong một xã hội dân chính sẽ đưa đến sự hình thành một chế độ cưỡng bách lao động quá sức rộng lớn. Sự kiện này chưa hề xảy ra trước đây.

Ngày nay, với các văn khố về chế độ lao tù của những năm 30 mở cửa, cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu tượng tận về tiến trình thành lập trại tập trung, về cách thức đàn áp, con số người bị bắt giam, các nguyên nhân bắt người đi lao động cưỡng bách và các lý do kết án buộc tội. Mặc dù bộ phận hành chánh của các trại tù ghi chép chính xác con số tù nhân, nhưng vẫn không sao biết được con số người chết trên con đường đi đến các trại tù, hay chuyển từ trại này qua trại khác.

Giữa thập niên 30, con số phạm nhân phỏng chừng 140.000 đang lao động cưỡng bách ở các công trường đào kinh từ biển Baltique đến Bắc Hải. Vì nhu cầu đào kinh cần con số nhân lực 120.000, cho nên chính quyền phải chuyển con số tội phạm từ các khám đường qua các trại lao động cưỡng bách. Con số nạn nhân trở thành tội nhân gia tăng rất nhanh. Năm 1929 công an bắt giữ 56.000 người. Qua đến năm sau con số này tăng lên 208.000. Ngoài ra, các cơ quan khác như bộ tư pháp, nội vụ, và quân đội cũng bắt đưa đi lao động khổ sai 1.178.000 người trong năm 1929. Hai năm sau tăng lên 1.238.000. Đến năm 1932 con số phục vụ khổ sai cho công tác đào kinh lên đến 300.000 người. Có chừng 10% tù lao động khổ sai chết.

Tháng 7 năm 1934, sau khi tái tổ chức, cơ quan Guépou trở thành cơ quan trung ương quản lý các trại tập trung NKVD thuộc bộ nội vụ. Cơ quan có trong tay 708 đơn vị hệ thống lao tù, bắt giữ 212.000 tội phạm. Năng xuất của các trại tù này rất thấp so với nhu cầu của ủy ban tư pháp nhân dân. Để đạt được chỉ tiêu cao như các nơi khác, hệ thống lao động khổ sai được tái tổ chức thành các đơn vị chuyên môn, các trại sản xuất chuyên nghiệp, với tầm mức rộng lớn. Các tổ hợp thành hình. Mỗi tổ hợp có chừng vài ngàn phạm nhân phục vụ. Chính các tổ hợp này là những đơn vị kinh tế căn bản của chính quyền cộng sản dưới thời Staline.

Đầu năm 1935, chế độ trại tù tập trung lao động được tổ chức thống nhất, quy tụ 965.000 tù nhân. Trong số này có 725.000 tù của các trại khổ sai và 240.000 thuộc thanh phần khẩn hoang, tội nhẹ có án dưới 3 năm. Kế hoạch 20 năm đã được hoạch định. Tù nhân trên quần đảo Solovski bắt đầu công tác chặt cây ở bán đảo Carelie, ven biển Bắc Hải trong vùng Volga. Tổ hợp lớn Svirlag quy tụ 43.000 tội phạm có nhiệm vụ cung cấp củi cho toàn vùng Thành Phố Leningrad. Tổ hợp Temnincovo quy tụ 35.000, phục vụ củi cho Thủ Đô Mạc Tư Khoa. Tại ngã tư chiến lược Kotlas, công tác xây các trục lộ giao thông, đường xe lửa để chuyển than củi và gỗ cho các khu hầm mỏ ở phía Tây Vym, Oukhta, Petchora và Vorkouta.

Tổ hợp Oukhpetchlag sử dụng 51.000 nhân công tù vào công tác thiết lập hệ thống giao thông cho các khu vực hầm mỏ ở phía Bắc. Một bộ phận được chỉ định đi vùng Bắc Oural. Các tổ hóa học làm việc tại Solikamsk và Berezniki. Tổng số tù lao động ở Tây và TâyNam Siberie là 63.000 phục vụ không công cho mỏ than Kouzbassougol.

30.000 tù cải tạo đang phục vụ cho nền nông nghiệp ở Steplag thuộc Cộng Hòa Kazakhstan được đưa đi làm thí điểm khai thác cánh đồng cỏ. Tuy vậy chế độ lao động ở vùng này tương đối ít cùng cực hơn các nơi khác. Công trường Dmitlag với con số tù 196.000, sau khi đào xong con kinh từ biển Baltique thông qua vùng Bắc Hải, nay được huy động đi đào con kinh lớn nhất trong thời Staline. Đó là con kinh nối liền Thủ Đô Mạc Tư Khoa với vùng sông Volga. Một đại công trường khác có tầm vóc vị đại như Kim Tự Tháp của Ai Cập, đó là công trường BAM, viết tắc của Baikalo-Amourakaia Magistral. Đó là con đường xe lửa xuyên qua vùng Tây Bá Lợi Á, từ Hồ Baikal đến sông Amon.

Đầu năm 1935, 150.000 tù nhân lao động cưỡng bách trong vùng Bamlag được chia ra làm 30 sư đoàn, khởi công xây dựng phần đầu của con đường xe lửa này. Đến năm 1939, con số tù phục vụ cho công trình đường sắt lên đến 260.000. Đó là con số tù lao động khổ sai kỷ lục trong một trại tập trung dưới thời cộng sản.

Một công trường khác mang tính chiến lược cho nền kinh tế Nga là bắt tù cải tạo khai thác vàng ở vùng Tây Bắc nước Nga. Đó là tổ hợp Dal’Stroi. Các mỏ vàng nằm trong vùng Kolyma, một vùng chỉ có thể liên liên lạc bằng đường biển, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nhất là cái lạnh của mùa Đông. Từ trung tâm này, tù cải tạo đã xây các con đường dẫn đến các trại tù khác. Văn Sĩ Varlam đã diễn tả cuộc sống cùng cực của tù nhân và lối cai trị vô nhân đạo của cai tù trong các tác phẩm của ông. Từ năm 1932 đến năm 1939, với con số nhân lực 138.000, số lượng vàng được sản xuất từ 276 ký cho đến 48.000 ký, chiếm 35% tổng số vàng khai thác trên toàn nước Nga.

Tháng 6 năm 1935, chính quyền cộng sản đưa tù nhân đi khai thác kim loại Nickel trong vùng Norilsk, Bắc Cực. Có 70.000 tù nhân bị đưa đến vùng lạnh chết người này.

Nhà nước cho rằng lao động khổ sai là hình thức cải tạo. Do vậy, chỉ tiêu do nhà nước chỉ định không lệ thuộc vào các điều kiện vật chất, kinh tế hay địa dư. Các cơ quan quản lý tù nhân ký hợp đồng với các cơ quan khác rồi bắt tù nhân thi hành. Từ công trình thủy điện, cục hỏa xa cho đến tổng cục kiều lộ… các cơ quan này có thể trao đổi tù nhân lao động khổ sai với nhau như họ trao đổi hàng hóa.

Vào thời kỳ thứ hai của kế hoạch ngũ niên, con số tù lao động khổ sai ở các trung tâm tăng lên gấp đôi. Đầu năm 1935, có 965.000 tù lao động. Qua năm 1941 tăng lên 1.930.000 người. Con số tù lao động tăng lên quá nhanh làm xáo trộn cơ cấu tổ chức trong các trung tâm lao động. Điều này dẫn đến hệ quả là năng xuất sản xuất giảm sút. Năm 1937 sản phẩm chỉ bằng 13% của năm 1936.

Ngày 10 tháng 4, để cải tiến mức sản xuất, tân ủy viên bộ nội vụ, ông Lavrenti Beria cho thi hành một biện pháp mới, tái tổ chức các trại cải tạo. Không đặt nặng vấn đề truy lùng tù cải tạo, thay vào đó, ông cho thi hành chính sách lành mạnh quản lý kinh tế.

Với tiêu chuẩn năng lượng trong phần ăn mỗi ngày dành cho tù lao động là 1400 calori, thì chỉ đủ để cho họ ngồi không trong các nhà tù. Cho nên con số tù có khả năng lao động của những năm trước, nay trở thành bất lao động. Họ không còn đủ năng lực dùng cho lao động với khẩu phần ăn quá thiếu thốn. Con số tù bất khả lao động lên đến 250.000 tính từ ngày 1 tháng 3 năm 1939. Số tù cải tạo chết trong năm 1938 là 8%.

Để đạt tiêu chuẩn do bộ nội vụ đưa ra và để khai thác hợp lý và tối đa khả năng lao động, Beria đề nghị gia tăng khẩu phần ăn cho lao công, bãi bỏ lịnh tạm tha trước thời hạn, trừng phạt các tù nhân bất mãn để làm gương, gia tăng giờ làm việc mỗi ngày lên 11 giờ, và mỗi tháng được nghỉ 3 ngày.

Theo các tài liệu trong các văn khố, việc luân chuyển tù nhân xảy ra thường xuyên. Hàng năm có từ 20% đến 35% tù nhân đựơc phóng thích. Đó là con số tù bị kết án dưới 5 năm. Con số tù loại này chiếm 57% trên tổng số tù vào đầu năm 1940.

Nhưng đối với các tù chính trị bị bắt giam trong những năm 1937-1938, bộ nội vụ có quyền bắt giam trở lại, cho dù đã đến ngày phóng thích. Cho nên, một khi bị bắt vào các trại lao động khổ sai là kể như không có ngày về. Nhưng cho dù được phóng thích, họ cũng không có quyền trở về quê quán cũ. Chính quyền chỉ định nơi cư ngụ, lại cũng chỉ là một hình thức lưu đày khác.

Nhưng các trung tâm tù lao động không phải chỉ dành riêng cho các tù chính trị, phản cách mạng, hay phạm vào một trong 14 tội được ghi trong điều 58 của bản tân hiến pháp. Hàng năm, con số tù nhân gia tăng. Họ bị bắt và bị kết án đã vi phạm vào các điều luật ‘’đàn áp’’ đối với tất cả các sinh hoạt bình thường hằng ngày. Như các tội phung phí tài sản xã hội chủ nghĩa, không có giấy thông hành, du đãng, đầu cơ tích trữ hàng hóa, bỏ sở làm, làm không đúng tiêu chuẩn… Những tội phạm này vừa không phải là tù chính trị, vừa không phải tù thường phạm. Họ chỉ là những công dân bình thường. Đó là kết quả của một thập niên đàn áp của đảng nhà nước đối với mọi thành phần càng ngày càng lớn trong xã hội. Kết quả này có thể gom lại trong bản thống kê tạm thời:

Nạn đói năm 1932-1933 giết chết 6.000.000 người. Đó là hậu quả của chính sách cưỡng bách tập thể hóa nông nghiệp, chính sách trưng thu trưng dụng.

Xử tử 720.0000 người. Trong số này có 680.000 bị hành quyết trong hai năm 1937-1938.

300.000 giấy khai tử cấp phát trong các năm 1934 đến 1940. Đó là chưa kể đến những người bi giết chết, không được nói đến trong năm 1930-1934. Có thể tính trong tròn 10 năm chết 400.000.

600.000 người chết thuộc diện đi khai hoang.

2.200.000 bị bắt buộc rời quê quán ra các vùng ‘’kinh tế mới’’.

Từ năm 1934 đến năm 1941 có 7.000.000 người bị bắt vào các trại lao động khổ sai.

Trong số 53 trung tâm lao động cải tạo vào đầu năm 1940, có 425 trại với con số tù lên đến 1.670.000 người. Bộ nội vụ cũng còn bắt giữ 1.200.000 người thuộc diện chờ đi vùng kinh tế mới.

Cho dù có giảm bớt các con số tù nhân, các sử gia cũng phải thừa nhận rằng sự hiện diện của các tù lao động khổ sai trong các trung tâm lao động cưỡng bách là một bằng chứng hùng hồn của một chính sách đàn áp dân chúng vô cùng dã man của chính quyền cộng sản trong thập niên 30.

Từ cuối năm 1939 đến mùa Hè năm 1941 các trại khổ sai lao động, các tổ lao động khẩn hoang và các vùng di cư đặc biệt của Goulag đã tăng dân số rất cao. Con số người bị trục xuất do việc Sô Viết Hóa các vùng đất khác sát nhập vào Liên Bang và do các hành dộng mà nhà nước cộng sản cho rằng bất chính trong khi chính những nạn nhân cho rằng đó là tự do.

Ngày 24 tháng 8 năm 1939, thế giới lấy làm ngạc nhiên về hiệp ước ‘’Bất Tương Xâm Lăng’’ được ký giữa Liên Xô và Đức Quốc Xã. Hiệp ước này đã làm cho các nhà cầm quyền Tây Âu lúng túng vì họ chưa chuẩn bị tinh thần cho dân chúng. Nó làm đảo ngược các hiệp ước đã có từ trước. Nhiều nhà chính trị lúc bấy giờ không thể hiểu được cái gì sẽ xảy ra do sự phối hợp hai luồng ý thức hệ trái ngược với nhau đó.

Ngày 21 tháng 8 năm 1939, chính quyền cộng sản đã hoãn lại các cuộc thương thuyết với chính phủ Anh và Pháp khi hai phái đoàn này đến Thủ Đô Mạc Tư Khoa vào ngày 11 tháng 8 năm 1939 với mục đích là thành lập thế tam giác để chống lại Đức Quốc Xã. Lãnh tụ bộ ngoại giao Sô Viết ông Molotov, từ đầu năm 1939 đã có thái độ tránh né ký kết thỏa hiệp với Anh và Pháp. Ông ta nghi ngờ hai nước này đang tìm cách thông đồng với Đức Quốc Xã. Ông lo ngại Ba Lan sẽ là nạn nhân cũng như Tiệp Khắc. Như vậy Đức sẽ rãnh tay về mặt trận phía Đông. Các cuộc thương thuyết giữa Liên Xô và Anh Pháp đang gặp khăn. Nếu như Hitler xua quân tấn công Pháp thì Hồng Quân chỉ có thể can thiệp bằng cách kéo quân qua Ba Lan tấn công quân Đức. Đức đã tiến một bước lớn trên con đường ngoại giao khi cử Bộ trưởng ngoại giao Đức Von Ribbentrop, ngày 14 tháng 8 qua Mạc Tư Khoa để hoàn tất thỏa hiệp. Qua ngày hôm sau Staline đặt tay ký hiệp ước song phương với Đức Quốc Xã.

Từ đầu năm 1938, Đức và Liên Xô đã ký các hiệp ước về thương mại. Cho đến khi Ngoại trưởng Von Ribbentrop viếng thăm Mạc Tư Khoa vào ngày 19 tháng 8 năm 1939, thì Đức quyết định cho Liên Xô hưởng nhiều đặc lợi. Ngay chiều hôm đó, Liên Xô bằng lòng ký hiệp ước bất tương xâm với Đức. Chính Liên Xô soạn thảo hiệp ước và trao chuyển trước về Bá Linh. Trong đêm 23 tháng 8, Von Ribbentrop chính thức ký hiệp ước và sáng hôm sau, 24 tháng 8, hai chính phủ cho công bố đến dân chúng của hai nước. Hiệp ước có hiệu lực trong vòng 10 năm. Các chi tiết chia vùng ảnh hưởng ở khu vực Đông Âu được giữ bí mật. Mãi cho đến năm 1989, các nhà lãnh đạo cộng sản Liên Xô vẫn chối cãi về nội dung ‘’chống lại hòa bình’’ của bản hiệp ước mà hai nước đã ký.

Theo hiệp ước này, nước Lituaine thuộc vùng ảnh hưởng của Đức, Nước Estonie, Lettonie thuộc Phần Lan, Vùng Bessarabie thuộc Liên Xô. Trong khi đó phần đất Ba Lan chưa quyết định lệ thuộc nước nào. Sau khi Đức chiếm Ba Lan, Liên Xô mới đặt lại vấn đề chủ quyền của nước này.

Tám ngày sau khi ký hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô, Đức Quốc Xã xua quân chiếm Ba Lan. Một tuần lễ sau, ngày 9 tháng 9 năm 1939, trước sự thảm bại của quân đội Ba Lan, Liên Xô chính thức cho Đức biết là họ sẽ xua quân chiếm các khu vực như đã phân định bí mật trong hiệp ước. Ngày 17 tháng 9, Hồng Quân tiến vào Ba Lan với chiêu bài cứu giúp người anh em Ukraine và Biélorussie đang bị uy hiếp vì Ba Lan tan rã. Khi Hồng Quân vào đến Ba Lan thì quân đội của nước này gần như bị tiêu diệt. Hồng Quân không hề gặp một sự kháng cự nào. Hồng Quân bắt 230.000 làm tù binh, trong số đó có 15.000 sĩ quan. Ý định chọn Ba Lan làm vùng trái độn giữa hai nước đã không thành. Vì vậy vấn đề chia biên giới đã trở nên khó khăn. Trước kia hai bên chọn con sông Vistule chảy qua Varsovie làm ranh giới. Nhưng sau đó, vào ngày 28 tháng 9, Von Ribbentrop qua Mạc Tư Khoa quyết định chọn biên giới dọc theo con sông Bug ở về phía Đông. Đổi lại, Đức chịu nhường Lituaine cho Sô Viết.

Việc phân chia phần đất Ba Lan đã tăng vùng đất ảnh hưởng của Liên Xô thêm 180.000 cây số vuông với một dân số trên 12 triệu người, gồm các sắc dân Ukraine, Ba Lan và Biélorussie. Ngày 1 và 2 tháng 11 năm 1939 đã diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý trá hình về việc sát nhập hai nước Ukraine và Biélorussie vào Liên Bang Sô Viết.

Trước khi mở cuộc trưng cầu dân ý, cơ quan an ninh của Liên Xô đã quét sạch tất cả dân chính gốc Ba Lan. Họ bị bắt đưa đi lưu đày tập thể vì bị ghép vào tội phản động. Phần lớn những người này thuộc thành phần địa chủ, trí thức, kỹ nghệ gia, thương gia, công chức, những quân nhân ở vùng khẩn hoang. Những quân nhân này là các phần tử ưu tú của Ba Lan vì họ đã có công dành lại độc lập cho dân Ba Lan trước khi trực thuộc Nga Hoàng. Theo thống kê của phòng quản lý Goulag, từ tháng 2 năm 1940 đến Tháng 6 năm 1941 đã có 381.000 dân Ba Lan bị sát nhập vào Cộng Hòa Sô Viết Ukraine và Biélorussie và bị đưa đi khẩn hoang tại các vùng hẻo lánh của Liên Bang Sô Viết. Theo như Sử Gia Ba Lan, con số này còn cao hơn rất nhiều, có thể có đến 1 triệu người. Còn con số người bị lưu đày từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 1 năm 1940 chưa được công bố.

Chi tiết về ba vụ bố ráp vào ngày 9 và 10 tháng 2, ngày 12 và 13 tháng 4, ngày 28 và 29 tháng 6 năm 1940 được ghi lại trong các văn thư trong thư khố của nhà nước.

Các xe tải phải mất ròng rã 2 tháng trời để chở các tù binh Ba Lan đến các vùng đất Siberie, Kazakhstan và các vùng cực Bắc. Trong số tù binh Ba Lan 230.000 bị bắt vào mùa Hè năm 1941 nay chỉ còn có 82.000 người còn sống. Con số dân Ba Lan bị đày đi lao động khổ sai còn chết nhiều hơn nữa. Vì thế, vào tháng 8 năm 1941, một thỏa ước được ký kết giữa chính phủ Ba Lan lưu vong và chính quyền Sô Viết để ân xá cho dân Ba Lan lưu đày kể từ tháng 11 năm 1939, người ta không tìm thấy tin tức của 243.100 người Ba Lan khẩn hoang đặc biệt trong số 381.000 bi lưu đày từ tháng hai năm 1940 đến tháng sáu năm 1941.

Tổng số 388.000 người Ba Lan được ân xá bao gồm các tù binh, các người bị quản thúc, và người bị lưu đày. Vài trăm ngàn người khác đã biến mất trong vòng hai năm, trước tháng 8 năm 1941. Một số lớn bị hành quyết vì bị coi là thành phần chống Sô Viết. Trong số này có 25.700 sĩ quan và thường dân Ba Lan.

Lãnh tụ công an nội chính, ông Béria, trong một điện văn gởi cho Staline đề ngày 5 tháng 3 năm 1940 đã đề nghị xử bắn các phần tử này. Một số hầm chôn tập thể đã được quân Đức khám phá hồi tháng 4 năm 1943, nằm trong khu rừng Katyn. Thời ấy, người ta đổ lỗi cho quân Đức Quốc Xã là thủ phạm các vụ chôn tập thể người Ba Lan. Đến năm 1992, Boris Yelsine, Tổng Thống của Nga, trong một chuyến công du ở Varsovie đã thừa nhận là chính quyền bolshevik, và chính Staline ra lịnh thủ tiêu những người Ba Lan này.

Sau khi sát nhập các phần đất của Ba Lan vào lãnh thổ Liên Bang Sô Viết đúng theo tinh thần bản hiệp ước với Đức, Liên Xô đã đòi các nhà lãnh đạo Lituanie, Estonie và Lettonie phải đến Mạc Tư Khoa trình diện và buộc họ phải ký vào các hiệp ước tương trợ. Theo các hiệp ước này, họ bị bắt buộc phải để cho Liên Xô đặt các căn cứ quân sự trên nước họ. Ngay sau đó, Liên Xô đưa 25.000 quân vào Estonie, 30.000 quân vào Lettonie và 20.000 quân vào Lituanie. Quân số của Liên Xô chiếm đóng tại ba quốc gia này nhiều hơn quân số của chính nước họ. Sự hiện diện Hồng quân trên lãnh thổ của các quốc gia này đã nói lên sự kiện các quốc gia này không còn độc lập nữa.

Ngày 11 tháng 10 năm 1939, Béria ra lịnh: ‘’Tiệu diệt tận gốc các phần tử của các nước này có âm mưu chống lại Sô Viết’’. Và bắt đầu từ đó, các toán công an của Liên Xô bắt đầu lùng bắt các sĩ quan của quân đội địa phương. Kể cả công chức, trí thức bị coi là các phần tử phản động, không đáng tin, cũng trở thành mục tiêu đàn áp.

Tháng 6 năm 1940, sau cuộc chiến thắng chớp nhoáng của quân Đức Quốc Xã đối với quân Pháp, Liên Xô quyết định thực thi các điều khoản bí mật trong hiệp ước bất tương xâm với Đức.

Ngày 14 tháng 6 năm 1940, viện cớ quân đội của ba nước vùng Baltique chống lại Hồng Quân, chính quyền Sô Viết gởi tối hậu thư đến nhà cầm quyền của ba nước này, đòi họ phải thành lập một chính phủ mới để bảo đảm sự thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản đã ký trong thỏa ước tương trợ. Ngaysau đó, hàng ngàn Hồng Quân tiến vào lãnh thổ của ba nước. Staline cử các đại diện đến ba nước này để hợp thức hóa vào Liên Bang Sô Viết. Ông biện lý Vyciski đến Riga, ông Jdanov đến Tallinn và viên chỉ huy công an Dekanozov đến Kaunas. Kể từ đó, cơ cấu chính trị của ba nước bị giải tán. Các nghị viên, viên chức… bị bắt giam. Chỉ còn có đảng cộng sản là đảng duy nhứt được quyền đưa người ra ứng cử vào các cuộc bầu cử trong các ngày 14 và 15 tháng 7 năm 1940.

Sau đây là văn thư tối mật của Béria gởi cho Staline.

Văn thư của L. Béria, bộ trưởng nội vụ gởi đồng chí Staline, ngày 5 tháng 3 năm 1940. Tối mật.

Gởi đồng chí Staline,

Một số rất đông sĩ quan quân đội Ba Lan, nhân viên cảnh sát, nhân viên tình báo, đảng viên của các đảng phản động, các đảng phản cách mạng đã bị phát giác, những người bỏ trốn qua hàng ngũ địch… tất cả là những kẻ thù nguy hiểm của chính quyền Sô Viết. Chúng đã bị bắt nhốt trong các trại tù trong lãnh thổ Liên Bang Sô Viết, dưới quyền kiểm soát của bộ nội vụ và trong các khám đường ở phía Tây của Cộng Hòa Ukraine và Biélorussie.

Mặc dù bi bắt giam, các sĩ quan, nhân viên cảnh sát Ba Lan vẫn ngoan cố phản lại cách mạng và duy trì các hành động chống Liên Xô. Họ chờ ngày phóng thích để họ tiếp tục chống đối chúng ta.

Các cơ quan công an nội chính ở phía Tây Ukraine và Bièlorussie đã phát hiện ra nhiều tổ chức phản cách mạng do các sĩ quan và cảnh sát cầm đầu. Trong số những người trốn qua hàng ngũ địch, trong số đó có người gốc Nga ở dọc biên giới đã bị quân ta phát hiện khi chúng tìm cách liên lạc với các ổ kháng chiến, làm nhiệm vụ gián điệp chống lại chính quyền Sô Viết.

Hiện có 14.736 người bị giam. Trong đó gồm có sĩ quan, công chức, cảnh sát viên, quân cảnh, địa chủ, các nhân viên cai quản khám đường, các nhân viên tình báo. 97% trong số người này là dân Ba Lan. Không có một người lính và hạ sĩ quan. Phân loại:

* Cấp Tướng, Đại Tá và Trung Tá 259 người,

* Thiếu Tá và Đại Úy 2080 người

* Trung, Thiếu và Chuẩn Úy 6049 người

* Sĩ quan, ngành công an, quân cảnh 1030 người

* Nhân viên quản lý khám đường, tình báo 5138 người

* Công chức, địa chủ, Linh mục, 144 người

Ngoài ra còn có 18.632 người bị giam ở các trại tù phía Tây Ukraine. Trong số này có 10.685 người dân gốc Ba Lan.

Phân loại:

* Sĩ quan 1207 người

* Tình báo, cảnh sát, công an, quân cảnh 5141 người

* Gián điệp, phá hoại 347 người

* Địa chủ, Chủ hãng xưởng, công chức 465 người

* Thảnh viên các ổ kháng chiến 5345 người

* Những người bỏ trốn qua hàng ngũ địch 6127 người

Xét rằng những người này là những kẻ thù nguy hiểm, không thể cải tạo được, đã chống lại chính quyền Sô Viết. Cơ quan Nội Chính đề nghị:

1. Đưa các tội phạm này ra xử trước các tòa án đặc biệt:

a. 14.700 sĩ quan, công chức, địa chủ, công an, cảnh sát hiện đang bị bắt giam trong các trại tù binh.

b. 11.000 thành viên của các tổ chức phản cách mạng, các chủ hãng xưởng sĩ quan Ba Lan, những người trốn qua vùng địch…hiện bị bắt giam trong các trại ở phía Tây Ukraine và Bièlorussie.

Tất cả những phần tử này phải nhận hình phạt tối đa: Tử hình và bị bắn.

Việc thụ lý hồ sơ cá nhân không cần phải qua thủ tục hỏi cung bị can và cũng không cần lên án buộc tội. Sau khi điều tra, các hình phạt sẽ được ghi nhận như sau:

Hình phạt dưới hình thức các chứng thư của cơ quan quản lý các trại giam các tù binh trực thuộc cơ quan an ninh nội chính NKVD của Liên Bang Sô Viết về các tù binh chiến tranh hiện đang bị giam trong các trại tù binh.

Hình phạt dưới hình thức các chứng thư của các cơ quan an ninh nội chính của các Cộng Hòa Ukraine và Biélorussie đối với các phần tử phản động khác.

Một phiên tòa gồm 3 ủy viên. Đó là các đồng chí Merkoulov, Koboulov Các hồ sơ đã được thụ lý và các bản án đã được tuyên án do và Bachtalov.

Ủy viên phụ trách Bộ Nội Vụ, L.Béria.

Trong suốt các tuần lễ dàn cảnh này, viên Tướng Serov của sở an ninh nội chính đã bắt giam từ 15.000 đến 20.000 người với cái tội chống đối chính quyền. Riêng tại nước Lettonie có 1480 người bị bắt và bị hành quyết vào đầu năm 1940. Quốc hội của các quốc gia này được thành hình từ các cuộc bầu cử bịp bợm do cộng sản chủ mưu đã đồng thanh xin gia nhập vào Liên Bang Sô Viết. Dĩ nhiên Sô Viết hoan hô việc xin gia nhập. Vào đầu tháng 8, chính quyền cộng sản chính thức tuyên bố ba nước trở thành thành viên của Liên Bang.

Trên tờ Sự Thật số ra ngày 8 tháng 8, một bài bình luận viết: ‘’Hào quang của Bản Hiến Pháp của Staline đã tỏa ra các tia sáng phúc lợi lên các lãnh thổ của những công dân mới’’. Từ đó dân tộc của ba nước này lâm vào cảnh tù tội, lưu đày và hành quyết.

Tài liệu trong các văn khố còn lưu lại các chi tiết về diễn tiến của chiến dịch lớn nhằm lưu đày dân của ba nước bị coi là phản động ở các vùng phía Tây Ukraine, Biélorussie và Moldavie. Chiến dịch lùng bắt phát động vào đêm 13 và 14 tháng 6 năm 1941 dưới quyền chỉ huy của Tướng Serov. Kế hoạch truy lùng do Béria phát họa từ ngày 16 tháng 5 năm 1941 và gởi về cho Staline với mục đích là quét sạch các phần tử chống Sô Viết và sát nhập ba nước này vào Liên Bang Sô Viết.

Trong tháng 6 năm 1941 Có 85.716 người bị bắt lưu đày trong đó có 25.711 người thuộc dân của ba nước Lettonie, Lituanie và Estonie.

Trong bản phúc trình đề ngày 17 tháng 7 năm 1941, phụ tá của Béria, ông Merkoulov viết: ‘’Trong đêm 13 rạng 14 tháng 6 năm 1941 có 11.038 thân nhân của các gia đình bị ghép vào loại Tư Sản, 3240 thân nhân của các cảnh sát công an, 7124 thân nhân của các điền chủ, kỹ nghệ gia, công chức, 1649 thân nhân sĩ quan, 2907 người thuộc thành phần khác…’’

Theo như bản văn này, chủ gia đình bị bắt trước và bị hành quyết tại chỗ.

Mỗi một gia đình chỉ được phép mang theo 100 kí lô hành lý và lương thực đủ ăn trong một tháng. Cơ quan an ninh nội chính không cung cấp thực phẩm trong lúc di chuyển. Đến cuối tháng 7, các đoàn xe chở tù nhân mới đến nơi chỉ định. Phần lớn đến Tỉnh Novossibirsk trong vùng Kazakhstan. Một số khác mãi đến tháng 9 mới tới được vùng Altai. Có biết bao nhiêu người bị chết trên đoạn đường di chuyển suốt từ 6 đến 9 tuần lễ. Cứ 50 người cùng với lương thực và hành lý mang theo, bị dồn vào một toa xe lửa chật chội vốn dùng để chở súc vật.

Một kế hoạch khác do Béria sẽ đưa ra thi hành trong đêm 27 rạng 28 tháng 6 năm 1941. Nhưng kế hoạch không thực hiện được vì Quân Đức Quốc Xã đã mở chiến dịch Barbarossa tấn công vào lãnh thổ của Liên Bang Sô Viết. Vì thế kế hoạch càng quét của Hồng Quân phải dời lại vài ba năm sau.

Một vài ngày, sau khi Hồng Quân tiến chiếm ba quốc gia trên, chính quyền Sô Viết gởi tối hậu thư cho chính quyền nước Roumania phải trả lại các phần đất của Bessarabie. Vì theo hiệp ước bất tương xâm Nga-Đức ký vào ngày 23 tháng 8 năm 1938, vùng này thuộc chủ quyền của Nga như trước năm 1918. Ngoài phần đất này, chính quyền Sô Viết còn đòi thêm phần đất phía Bắc Tỉnh Bukovine. Phần đất này chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Nga. Vì thấy Đức bỏ rơi, chính quyền nước Roumania đành phải chấp thuận các điều kiện trong tối hậu thư. Vì thế hai vùng, một phần Bukovine và một phần Bessarabie trở thành vùng đất của Liên Bang Sô Viết. Một phần còn lại của Bessarabie tuyên bố thành lập Cộng Hòa Moldovie vào ngày 2 tháng 8 năm 1940. Trong cùng ngày này, viên phụ tá của Béria là Koboulov đã ra lịnh lưu đày 31.699 người đang sống trong vùng Cộng Hòa Moldovia, bị coi là thành phần chống phá cách mạng. Một số khác, 12.191 người đang sống trong vùng Bessarabie của Roumania nay trực thuộc Cộng Hòa Ukraine cũng bị đi tù. Với kỹ thuật thành lập sổ đen cố hữu, chỉ trong vòng vài tháng, con số dân bị bắt lưu đày lên rất cao.

Ngày 1 tháng 8 năm 1941, bộ trưởng ngoại giao Molotov đã hớn hở đệ trình trước chính quyền Liên Bang thành quả của hiệp ước bất tương xâm với Đức Quốc Xã: ‘’Trong vòng một năm, Liên Bang Sô Viết đã thu nhập thêm 23 triệu người’’.

Nhưng năm 1940 cũng là khởi điểm của một tiền đề khác. Trong năm này, con số tù bị bắt giam trong các trại tù Goulag ở Liên Xô đã lên tới điểm cao nhất của nó.

Ngày 1 tháng 1 năm 1940, con số tù ở các trại giam Goulag là 1.930.000 người, tức là có hơn 270.000 người so với năm trước. Con số tù bị bắt trên các vùng với sát nhập vào Liên Bang là 500.000 người. Và trong năm trước đó đã có 1.200.000 người đang lao động chung thân ở các vùng hẻo lánh. Trên lý thuyết, các trại tù trên khắp Liên Bang chỉ có thể chứa 234.000 tù nhân. Nhưng trên thực tế, nhà nước cộng sản bắt giam 462.000 người. Và cuối cùng, con số phạm nhân bị kết án đã tăng từ 70.000 lên đến 2.300.000 người.

Con số người thương vong trong các cuộc trừng phạt này lên rất cao. Trong ký ức của những người nông dân và những công nhân thì các sự kiện xảy ra năm 1940 vẫn còn ám ảnh họ. Như Nghị Quyết ký ngày 26 tháng 8 ấn định công nhân làm việc suốt 7 ngày trong một tuần và mỗi ngày 8 tiếng. Công nhân không được tự ý ngừng tay, mọi sự vắng măt phải có chứng minh, Đi trễ giờ làm việc sẽ bị trừng phạt nặng. Ai vi phạm sẽ bị phạt 6 tháng tù cải tạo lao động. Và bị phạt 25% số tiền lương tháng. Và nếu trọng phạm, sẽ bị nhốt biệt giam từ 2 đến 4 tháng.

Ngày 10 tháng 8 năm 1940, nhà nước cộng sản ban hành điều luật trừng phạt 3 năm tù đối với các thành phần du đảng. Thành phần phá hoại máy móc sản xuất ở các cơ xưởng và các tội ăn cắp vặt. Trong tình trạng sản xuất nghèo nàn và thô thiển của nền công nghệ Sô Viết thời bấy giờ, bất kỳ công nhân nào cũng có thể bị ghép vào một trong các tội trạng kể trên.

Các đạo luật này được duy trì cho đến năm 1956. Trong vòng 6 tháng đầu khi cho thi hành đạo luật, đã có trên 1 triệu rưỡi công nhân bị kết án. 400.000 người trong số này bị bắt bỏ tù. Con số tù này giải thích tại sao tổng số tù nhân gia tăng vào mùa Hè năm 1940. Con số tù du đảng 108.000 người trong năm 1939 đã tăng lên 200.000 vào năm 1940.

Sau cuộc đại khủng bố trước đây, đây là các cuộc tấn công mới chưa từng xảy ra. Các cuộc tấn công này nhắm vào các thành phần dân chúng chống lại lịnh các biện pháp kỷ luật hà khắc trong các trại lao động tập thể. Theo báo cáo của cơ quan an ninh nội chính, những vụ chống lại ‘’đạo luật bất nhân’’ là do các công nhân có tư tưởng không lành mạnh. Nó phát sinh trong những ngày đầu khi quân Đức tiến vào nước Nga. Công nhân thợ thuyền công khai chống đói các người gốc Do Thái và các đảng viên cộng sản. Họ còn tuyên truyền rằng, một khi Hitler chiến thắng thì Hitler sẽ chính thức công bố là người Đức sẽ không truy tố ra tòa án những ai đi làm trễ như chính quyền cộng sản đã làm. Các vụ tuyên truyền này xảy ra trên các chuyến xe lửa trong khoảng thời gian từ 22 tháng 6 đến 1 tháng 9 năm 1940. Trong một bản phúc trình của một ủy viên quân quản, thì đã có 2524 vụ vi phạm tuyên truyền. Trong số này họ đã đem xử bắn 204 người. Có 412 vụ chống phá cách mạng. 110 nhân viên hỏa xa có hành động chống phá bị kết án tử hình.

Dưới khẩu hiệu ‘’Tự do tư tưởng’’, một số tài liệu gần đây cho chúng ta thấy tình trạng rối loạn của nhân dân trong Thành Phố Mạc Tư Khoa trong những tháng đầu của cuộc tiến quân ào ạt của Đức Quốc Xã vào nước Nga từ mùa Hè năm 1941.

Dân Mạc Tư Khoa chia ra làm 3 thành phần. Các người yêu nước, các người không có tinh thần và những người chủ bại cầu mong cho Đức Quốc Xã thắng trận.

Tháng 10 năm 1941 có nhiều vụ dân nổi dậy chống chính quyền Sô Viết tại Tỉnh Ivanovo. Công nhân hãng dệt tháo gỡ máy móc chuyển sâu vào nội địa. Các hành động chủ bại đó đã nói lên tình trạng thất vọng của công nhân dưới chính sách lao động hung ác của chính quyền cộng sản.

Người dân Sô Viết lúc bây giờ bị coi là thứ dân. Nếu họ không bị tiêu diệt, thì họ cũng sẽ trở thành những người nô lệ cho quân Đức Quốc Xã. Staline đã khéo léo tuyên truyền và kích thích lòng tự ái dân tộc Nga, ca tụng tinh thần và giá trị của người Nga đứng lên chống quân Đức.

Ngày 3 tháng 7 năm 1941, Staline cho phát đi trên đài phát thanh lời hiệu triệu: ‘’Cùng đồng bào, Tổ quốc đang lâm nguy…’’ Chính những lời này mà biết bao nhà chính khách Nga như Plekhanov, Lenine, Pouchkine, Tolstoi, Tchaikovski, Tchekov, Lermontov, Souvorov và Koutozov… đã dùng để kêu gọi dân chúng đứng chung trong một trận Thánh Chiến và Trận Chiến Ái Quốc.

Ngày 7 tháng 11 năm 1941 khi đi duyệt hàng quân tình nguyện trước khi ra trận tuyến, Staline đã yêu cầu họ nhất quyết chiến đấu trong tinh thần chiến đâu vẻ vang của các bậc tiền nhân như Alexandre Nevski và Dimitri Donkoi. Một người đã ra tay cứu các vị hiệp sĩ gốc Đức hồi thế kỷ thứ 13 và vị anh hùng thứ hai đã giải thoát nước Nga ra khỏi gông cùm của quân Thát Đát vào hồi thế kỷ thứ 14.

 https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/02/08/hac-thu-chu-nghia-cong-san-phan-i/11/

Những bài mới đăng

Mùa Thu Lá Bay