Căn bệnh lớn nhất đời người chính là tự kiêu

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Một kiếp người vốn không có bao nhiêu khán giả, chỉ là bản thân diễn quá nhập vai mà thôi.

02 41(Ảnh: Shutterstock)
Có câu chuyện kể rằng trên một con thuyền nọ chở hai vị trạng nguyên văn võ và một thai phụ. Vì đều là trạng nguyên đương triều, nên hai vị trạng nguyên này chẳng ai chịu phục ai. Khi nói chuyện thì ai nấy đều huyênh hoang, khoác lác.
Trạng nguyên văn ngâm một bài thơ mào đầu:
Ngòi bút của ta nhọn, nghiên mực của ta tròn. Văn chương ba bài tốt, đỗ văn trạng nguyên”.
Ngâm nga xong, văn trạng nguyên kiêu ngạo nhìn chằm chằm vào võ trạng nguyên. Võ trạng nguyên cũng không cam chịu yếu thế, bèn ngâm một bài thơ:
Tên của ta nhọn, cung của ta tròn. Trên lưng ngựa bắn ba mũi, đỗ võ trạng nguyên”.
Thái độ của hai vị trạng nguyên vô cùng kiêu căng ngạo mạn, khoa trương tài năng văn võ, thao lược. Trạng nguyên văn nói văn chương của anh ta viết rất hay, còn trạng nguyên võ cũng nói cung tiễn của mình bắn rất khá.
Lúc này vị thai phụ hóng chuyện đột nhiên mở miệng ngâm thơ rằng:
Chân của ta nhọn, bụng của ta tròn. Một thai sinh hai trai, văn võ hai trạng nguyên”.
Hai vị trạng nguyên nghe xong thì á khẩu không nói được gì.
Bài thơ của người thai phụ có ý châm chọc hai vị trạng nguyên cậy có chút sở trường mà tự mãn, thổi phồng bản thân. Hai người có gì ghê gớm đây? Các người chẳng phải đều sinh ra từ thai mẹ hay sao?
Có câu rằng “thùng rỗng kêu to”, những người có chân tài thực học, thấu hiểu sự bao la của kiến thức nên thường khiêm nhường, hiếu học. Chỉ những người không biết tự lượng sức mình mới huyênh hoang vì một chút tài mọn.
Nhưng trong cuộc sống nếu quá để tâm tới cách người khác nhìn nhận về mình như thế nào, cũng lại như người đẽo cày giữa đường, chẳng thể làm nên cơ sự. Chỉ khi chuyên tâm làm việc bản thân muốn làm, mới có thể thành công.
Trong cuốn “Trang Tử” có một người tên là Sỹ Thành Ỷ, nghe thấy người ta thường tán dương Lão Tử, bèn trèo đèo lội suối tới bái kiến Lão Tử. Nhưng tới khi nhìn thấy Lão Tử dung mạo không có gì nổi bật, nơi ở lại bừa bộn, Sỹ Thành Ỷ bèn nói: “Người khác nói ông là thánh nhân, ta thấy ông đại khái cũng chỉ như một con chuột mà thôi.”
Lão Tử liếc mắt nhìn ông ta xong, cúi đầu tiếp tục đọc sách của mình, hoàn toàn không hề để tâm tới ông ta.
Sỹ Thành Ỷ đành rời đi. Hôm sau, Sỹ Thành Ỷ cảm thấy mình có phần quá đáng, bèn tới tìm Lão Tử tạ lỗi. Nào ngờ Lão Tử lại nói với ông ta rằng: “Nếu ta có thể đắc được điều thực chất của đại đạo, thì ngươi mắng ta là heo, là cẩu, là chuột thì có hề gì, ta vẫn là ta. Ngươi nói gì, thì đó là lời ngươi nói, không thể ảnh hưởng tới ta, cũng chẳng thể thay đổi được ta”.
Những người có nội tâm phong phú, sống trong tâm của bản thân, chứ không sống trên cái miệng của người khác.
Trang Tử nói: “Một người được người trong toàn xã hội tán dương, họ không hẳn vì vậy mà thêm phần siêng năng. Người trong toàn xã hội đều trách cứ họ, họ cũng không vì vậy mà ủ dột”.
Lại nói Vương Dương Minh có câu rằng: “Nhân sinh trọng bệnh, chỉ bởi một chữ “kiêu””. Ngạo mạn sở dĩ đứng đầu trong bảy điều tội lỗi là vì người kiêu căng xưa nay không hề cảm thấy bản thân ngạo mạn. Chỉ có người không quá coi trọng bản thân mới có thể thản nhiên đối nhân xử thế, tĩnh tâm tự vấn.
Lão Tử cũng giảng: “Người không tự cho mình là đúng thì trí óc mới có thể sáng suốt, người không khoe khoang thì công trạng của họ mới có thể được khẳng định, người không kiêu ngạo thì sự nghiệp mới có thể phát triển.” Từ xưa đến nay, phàm là người thành tựu đại sự đều có đức tính khiêm tốn.
Là con người ai nấy đều theo đuổi hư vinh, hy vọng bản thân được người khác thừa nhận. Khi tự khoe mẽ bản thân, bành trướng tự ngã thì hư vinh này sẽ chuyển thành ngạo mạn. Con người sống trên đời là vì bản thân mình, chứ không phải sống cho người khác xem. Người khác nhìn nhận chúng ta ra sao là việc của họ, chuyên tâm, khiêm tốn làm tốt việc của bản thân thì mới có thể thành đại sự.
 
Lê Minh / trithucvn

Những bài mới đăng

Mùa Thu Lá Bay