MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

 

 

 

THAYNDN9

 

 

 

 

Trường Trung học Phan Châu Trinh xưa, ngày nay không còn nữa . Từ một ý đồ không minh bạch của một nhóm người, phòng ốc bị đập phá, cây cối trên sân trường bị đốn ngã ngổn ngang . Ngay sau biến cố 1975 có người đã đòi đổi thay tên trường .Và cũng sau biến cố 75 thầy trò tản mác muôn phương, người ra đi, kẻ ở lại …

Những người ở lại, học trò thì kẻ được tíếp tục học, kẻ không, thầy giáo cùng trong một cảnh ngộ, người được trở lại bục giảng, người đi công, nông trường …Tưởng chừng mọi sự đã thành mây khói.

 Nhưng không, phòng ốc tuy không còn, trường Phan Châu Trinh của một thời vẫn còn đó và còn lại thật nhiều. Trước hết còn lại cái DÂN KHÍ, cái TINH THẦN DÂN CHỦ Cụ PHAN CHÂU TRINH đã dạy cho chúng ta . Còn lại vui buồn của một thời, những tình cảm thân thương giữa thầy trò, giữa bè bạn. Còn lại những gắn bó với hàng cây bóng mát trong sân, với hành lang nắng rát chiều hè…

Từ ngày thành lập cho đến 75, MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH ấy, còn rất sinh động trong mỗi con tim của chúng ta., thầy và trò, những ai đã từng qua đó .

MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH hình thành bởi nhiều lớp học sinh đầy thiện chí và tài năng, nhiều lớp giáo sư tận tụy với chức nghiệp, nhiều lớp phụ huynh thương yêu con em mình… May mắn cho tôi được kề vai, sát cánh với thời kỳ ấy trong một thời gian gần bảy niên học và dưới đây một ít vui buồn tôi đã trải qua.

Tháng 10 năm 1956 tôi nhận được Sự vụ lệnh của Bộ Quốc gia Giáo dục đi nhận nhiệm vụ mới : Quyền Hiệu trưởng trường Trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng .

Đó là một thăng tiến trong nghề nghiệp . Nhưng thú thật tôi chẳng mấy vui. Nhận nhiệm vụ mới có nghĩa là phải từ bỏ cuộc sống yên lành và đầm ấm ở Huế . Nơi đây tôi đang dạy tại hai trường lớn, có tiếng tăm nhất ở miền Trung : trường Quốc Học và trường Đồng Khánh.

 
QH2

Các nhà giào Quốc Học trước cộng trường năm xưa 

DK

 Thầy cô giáo Collège Đồng Khánh trước cổng trường

Nghề nghiệp ổn định, sinh hoạt thoải mái, có nhà cửa sẵn, sống đầm ấm với đại gia đình giữa thành phố tôi sinh ra và lớn lên, tôi cảm thấy đã quá đầy đủ tuy tôi biết rằng cuộc sống ấy mang ít nhiều chất tiểu tư sản..

Rời Huế là rời bỏ hai ngôi trường tôi mến yêu, rời bỏ nơi tôi từng có biết bao kỷ niệm đẹp từ buổi còn thơ …

Tuy nhiên nhiệm sở mới không phải không có điểm hấp dẫn. Huế tuy êm đẹp, dịu dàng, nhưng phải thú thật phảng phất tính chất phong kiến, bảo thủ . Dù chưa biết mấy về Đà Nẵng nhưng vì Đà Nẵng là một thành phố cảng, tôi nghĩ cuộc sống ở đó hẳn cởi mở, phóng khóang. Đây không phải là một quan niệm tôi tự tạo ra để an ủi mình trước sự thể không thể từ chối lệnh của Bộ Giáo dục.

Thật ra tôi có quan niệm ấy từ lâu, từ khi biết qua lịch sử Hy Lạp. Tôi thích cuộc sống cởi mở và nền giáo dục phóng khoáng của Athens, mở rộng để đón nhiều luồng văn hóa và chẳng thích gì nền giáo dục khép kín và khắc khe đến sắt đá của thị quốc Sparta .

Sự khác biệt giữa Athens và Sparta là do vị trí địa lý và nề nếp sinh họat mà ra. Tôi tin rằng với Đà Nẵng tôi có thể tìm thấy một không khí phóng khóan và nhất là tinh thần dân chủ tiêu biểu bởi cụ Phan Châu Trinh.

Với tin tưởng đó tôi không còn mấy ngần ngại đi nhận việc ở một nơi tuy không xa  Huế lắm, nhưng lại là nơi tôi không có hơn một người quen thân .

Cuộc hội ngộ đầu tiên của tôi với trường Phan Châu Trinh không mấy khích lệ . Khác với Quốc Học và Đồng Khánh là những trường đã hòan thành, trường Phan Châu Trinh là trường đang phát triển , Tôi tự hỏi : Với tuổi đời còn ít, với khả năng hạn chế, có thể đảm đương việc phát triển trường không ?

Thật không ngờ thành phố Đà Nẵng, một thành phố lớn và họat động nhất của miền Trung, cho đến năm 1956 lại không có được một trường Trung học tương xứng .

Lúc tôi đến nhận việc, trường mới có một dãy nhà trệt gồm sáu phòng học và một phòng nhỏ bé ngăn làm hai: một phần là phòng hiệu trưởng, một phần là phòng giáo sư . Trong sáu phòng học lại có một phòng dùng làm văn phòng nên chỉ sử dụng được năm phòng để giảng dạy . Kiến trúc của trường trông giống một mái chùa hơn là một trường học. Dãy lầu bên phía trái (đứng phía trong trường nhìn ra) chưa hòan thành .

Sân trường và vòng rào còn quá sơ sài . Trơ trụi chưa có một bóng cây trên sân, trừ hai cây phượng lèo tèo trước phòng giáo sư. Bãi cát sân trường lồi lõm, có nơi đầy cỏ dại .Phía góc đường Nguyễn Hòang sân lõm xuống khá sâu so với mặt đường bên ngoài .

Vòng rào quanh trường chỉ là.mấy hàng kẽm gai đơn sơ, cột chống nhiều chõ xiêu ngã. Sát với rào gai, phía gần đường Nguyễn Hòang, một túp lều vãi poncho và các-tông xập xệ của hai vợ chồng ông Sáu lang bạt . Túp lều này về sau được dời qua đường Nguyễn tri Phương, sát với sân bóng rỗ, một thời gian rồi biến mất đi đâu không rõ .

Phía bên kia đường Nguyễn Hoàng là trường tiểu học Pháp cũ..Trường được giao lại cho trường Nam Tiểu học .Vì cách biệt nên trường Nam nhường cho Phan châu Trinh Mãi về sau năm 58 hay 59, theo lời yêu cầu của trường, ông trưởng ty công chánh, một phu huymh học sinh, cho đóng đọan đường Nguyễn Hòang thông với đường Nguyễn tri Phương thì ty Tiểu học Đà Nẵng bấy giờ mới giao hẳn phần trường tiểu học ấy cho Phan Châu Trinh . 

Vì chưa dùng đến và trách nhiệm không rõ ràng nên tình trạng  trường Phan Châu Trinh, phía trường tiểu học Pháp cũ, gần như hoang vu. Cây dứa dại mọc đầy, một nấm đất “sề sề”, cô dơn, được truyền là một mộ Hời . Những buổi trưa hè nắng gắt, tắc kè chay rộn ràng đi tìm nơi tránh nắng và những hố nhỏ chằng chịt khắp nơi .Vì có giếng nước sâu và sẵn bãi cát nên những người làm giá ở vùng lân cận đào bới hết chỗ này đến chỗ khác trên sân để ủ giá . Sau lúc thu họach giá họ để nguyên các hố như thế .

Tình trạng đào bới giảm dần  sau lúc gia dình tôi dọn vào ở dãy nhà này và ngưng hẳn sau lúc trường hòan thành sân bóng rõ, phòng thí nghiệm và sân vũ cầu . Nhân đây tôi xin nói đến một thiệt thòi của trường mà ít người biết để bổ sung thêm lịch sử xây cất của trường .

Nguyên vào quảng năm 1953, 54 Bộ giáo dục có cấp cho trường một ngân khỏan để xây nhà Hiệu trưởng như ở những trường trung học ở các tỉnh khác. Địa điểm xây nằm ở góc đường Thống Nhất và Nguyễn Tri Phương . Hồ sơ đã lập xong. chỉ chờ chữ ký của ông Giám đốc Học Chánh miền Trung thời bấy giờ là ông Đ.T.L.. Chẳng hiểu vì lý do gì ông giám đốc học chánh không chấp thuận và ngân khỏan ấy vì không dùng kịp thời nên đã được hòan trả lại cho Ngân sách quốc gia .

Tôi đến Phan Châu Trinh tiếng để thay thế thầy Hùynh Gi, một nhà giáo lão thành, bậc thầy của tôi, nhưng thật ra là để đìền vào một chỗ trống vì thầy Gi đã về hưu từ mấy tháng trước, không tới lui trường nửa. Cũng chẳng có một vị xử lý thường vụ chính thức . Mọi việc tôi phải dần dần tìm hiểu. Trong hàng ngũ giáo sư có nhiều vị có uy tín gắn bó với trường nhưng cũng có một số sẵn sàng ra đi vào miền Nam vì các vị này nghĩ rằng miền Trung chưa ổn định, Cũng có vị giảng dạy tùy tiện, tác oai tác phúc với học sinh . Chúng ta dùng thang điểm 10 trên 10 nhưng vị này đã cho học sinh 30 hay 40 điểm trên mười. Mười điểm để ghi vào sổ và số điểm còn lại dành cho nhũng lần sau .

May mắn là tình trạng chưa ổn định của trường chấm dứt mau chóng.  Những giáo chức muốn rời trường lần lượt được toại nguyện và vị giáo chức có tác phong phóng túng cũng được thuyên chuyển vào Nam. May mắn hơn số giáo sư bổ dụng đến lại đông hơn số ra đi. Trong vòng hai niên khóa trường đã có một đội ngũ giáo sư đầy đũ uy tín, có khả năng, nhiều nhiệt tình, phần đông lại còn rẩt trẻ . Chính  những giáo sư trẻ này cùng những giáo sư lão thành trước kia hòa hợp với phụ huynh học sinh đã hướng dẫn học sinh xây dựng nên cái phong cách đặc biệt của trường một thời, về sau thường được gọi là MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH.

PHHS3

Ban Giáo chức và Hội Phụ Huynh Học sinh chụp hình lưu niệm trong ngày lễ khai giảng  đầu niên học .

 

 HDGSPCT6236

 

Công lao của lớp giáo sư này mãi cho đến năm 1975 thật lớn lao đối với trường, Nếu không thể thay đổi tên trường Phan Châu Trinh thì cái tinh thần và phong cách đặc biệt của trường từ ban đầu cho đến 75 cũng không thể phủ nhận được. Sau 75 trường đã có một gian phòng gọi là Phòng Truyền Thống . Truyền thống gì khi trường chỉ họat động theo chế độ giáo dục xã hội chủ nghĩa chẳng bao lâu ?

Ở trên tôi có nói đến công của Phụ huynh học sinh  trường Phan Châu Trinh. Mà thật vậy, thiết nghĩ ít có hội phụ huynh học sinh nào gắn bó với trường như Hội Phụ huynh học sinh Phan Châu Trinh lúc bấy giờ . Hội cộng tác hòa hài với giáo chức và ban điều hành nhà trường, góp ý xây dựng, giúp đỡ trường về nhiều mặt : xây cất phòng ốc, yểm trợ học bổng, tiền để mua phần thưởng mỗi năm…Giáo dục của nhà trường không thể thiếu phần góp sức của phụ huynh, đó một nguyên tắc của giáo dục, Hội phụ huynh Phan Châu Trinh đã giúp đỡ cho nhà trường dễ dàng thực hiện nguyên tắc quan trọng này .Họat động của giáo sư, của phụ huynh và ban điều hành trường chỉ có ý nghĩa khi có thể trợ giúp học sinh tự mình phát trỉển những khả năng, những đức tính tôt đẹp của họ. Sự buồn vui của giáo chức, của phụ huynh do đó tùy thuộc vào thành công hay buồn vui của học sinh.

PHHS

 ( Hình và ghi chú trích trong Chuyện Một Thời Đà Nẵng /Vũ Nguyên Hồng : Nhìn kỹ góc trái tấm ảnh, bạn sẽ thấy mấy chữ “Hội P.H.H.S.P.C.T, số 19 “ có nghĩa là cái bàn học này được đánh số thứ tự 19 do Hội Phụ Huynh Học Sinh tặng nhà trường. Trước mùa khai giảng niên học mới, các em học sinh thường được phân công đem giấy nhám đến lớp đánh lại bàn học cho sạch, xóa đi những vết mực, chữ viết, nét vẽ trên bàn của năm học trước. Hoặc những em có hoa tay được thầy cô chọn trong việc kẻ danh ngôn tục ngữ để treo trong lớp như “ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn” “ Uống Nước Nhớ Nguồn “)

PHHS2

( Hình và ghi chú trích trong Chuyện Một Thời Đà Nẵng /Vũ Nguyên Hồn g : Tấm ảnh này chụp trước Phòng Hội Giáo Sư Trường Phan Châu Trinh. Tấm mành mành ghi HPHHS có nghĩa là do Hội Phụ Huynh Học Sinh tặng .)

 

Đến bấy giờ tôi đã dạy qua nhiều trường và đã ở trong ngành cũng được mười năm nhưng chưa bao giờ làm công việc quản trị,. điều hành một trường đông học sinh như Phan Châu Trinh. Tôi thường lo lắng và suy nghĩ về nhiệm vụ mới của mình. Một điểm mà nhà giáo nào cũng biết là phải gần gũi và hiểu học sinh thì mới hướng dẫn họ đựợc. Thực hiện ý nghĩ này tôi đã nhận dạy Quốc văn ở hai lớp đệ tứ, hai lớp lớn nhất trong trường lúc bấy giờ, dù tôi không có trách nhiệm đứng lớp. Qua những giờ giảng dạy và những cơ hội tiếp xúc ngoài lớp học tôi đã hiểu biết rõ hơn những gì học sinh ước muốn. Cũng như bao nhiêu học sinh khác trên đất nước, họ muốn có những điều kiện học hành tốt, nhưng cơ hội để phát triển tài năng tiềm ẩn như thể thao, như văn nghệ …

Thật tội nghiệp cho tôi ! Suy nghĩ, lo lắng để tìm ra một sự thật đương nhiên. Học sinh ở đâu mà chẳng thiết tha như thế ! Nhưng thật ra cũng có khác biệt. Khác biệt ở điểm những ước muốn trên biểu lộ rõ rệt, mạnh mẻ và chân thành ở học sinh Phan Châu Trinh. Tôi rất vui mừng khi thấy học sinh thi đua để làm “sơ-mi” (đứng đầu) một bài thi và thường xem những thành tích đạt được không chỉ là sự cố gắng riêng tư mà do sự hướng dẫn tốt đẹp của các giáo sư .Tôi xin kể thêm một ví dụ: Năm 1961 vì một sự hiểu lầm của Nha Trung học mà trường Phan Châu Trinh chưa được mở lớp Đệ Nhất . Học sinh Phan Châu Trinh phải vào Trần Quí Cáp (Hội An) hay ra Quốc Học (Huế) để học . Cuối năm Đệ Nhất sau lúc thi Tú Tài 2, những học sinh “đem chuông đi đánh trường người “ phần đông đã có kết qủa thật tuyệt vời và họ đã dành kết quả ấy cho nhà trường, Tuy học ở trường mới nhưng họ vẫn tự xem những kết quả ấy là của trường cũ. Tôi thật vui mừng khi nghe kể lại nhưng cũng ý thức rằng những thành tích ấy là do công lao không ít của các giáo sư nơi trường mới .

Về mặt thể thao văn nghệ anh chị em học sinh Phan châu Trinh cũng đã mang đến cho riêng tôi, cho các giáo sư, phụ huynh, cho tòan trường biết bao nhiêu niềm vui, buồn. Tòan thể học sinh, giáo chức và phụ huynh đã hồi hộp theo dõi diễn biến của các trận đấu bóng rỗ, bóng tròn với sinh viên Đại học Huế, học sinh Quốc học, hay các cầu thủ học sinh miền Trung .

Cũng không thể quên được những buổi cắm trại Lăng Cô, Mỹ Thị … Vui, thật vui đó nhưng niềm lo riêng tư về thành bại, về mặt pháp lý nếu có xảy ra chuyện gì không phải là ít . Nhớ lại giữa đêm khuya ở trại Mỹ Thị bỗng nghe tiếng sáo réo rắt vẳng lên từ một lạch nước sát bên trại .Ý nghĩ đầu tiên của tôi là có một đám người nào đó có ý đồ chẳng lành .Cần tìm cách đối phó, bảo vệ học sinh . Nhưng nhẹ nhõm khi biết tiếng sáo đó là tiếng sáo của một anh “Trương Chi” thổi tặng một “Mỵ Nương” nào đó trong trại .

H10 thay Dao 4

 CAOHUYHOA

 003 campingPCT

 

HEXUA

Co Quynh

traiheMYTHI2

Những vui buồn cùng học sinh, cùng với trường kể sao cho hết, không những đối với học sinh còn ở trong trường mà ngay cả đối với những học sinh đã rời trường để tiếp tục Đai Học hay các ngành sinh họat khác .  Hãnh diện cho trường là nhiều học sinh đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc ở các Đại học trong nước hay nước ngoài hoặc ở những ngành họat động khác…

Nhưng rồi đến lúc chia tay . Cuối năm 1962, với những lý do cho đến nay vẫn mù mịt, tôi được lệnh thuyên chuyển làm hiệu trưởng ở một trường Đệ nhị cấp khác.và sau đó ở nhiều cương vị khác nhau trong giáo dục .Tưởng duyên nợ với trường Phan Châu Trinh như đã hết. Nhưng không, sau khi rời trường một só anh chị em cựu giáo sư cùng học sinh ở trong nước hay ở nước ngòai vẫn lui tới hay thư từ thăm viếng, kể lại những vui buồn và hãnh diện đã từng là học sinh Phan Châu Trinh.

 

1d

 

Sau năm 75 cũng vậy, học sinh dù trong hòan cảnh mới vẫn nhớ tới trường . Đã có những cuộc họp Phan Châu Trinh tại Saigon với nguyên tắc không kể đến chính kiến . Những cuộc họp ấy tuy không thành công nhiều nhưng đã chứng tỏ thương trường, nhớ bạn vẫn ấp ủ trong lòng mỗi học sinh Phan Châu Trịnh. Dù cảnh ngộ đã khác. Hội Ái hữu Phan Châu Trinh trong nước, tại Saigon hình như nay cũng có nhiều họat đông nhớ về trường cũ, thầy cũ, bạn xưa  … Tôi đã biết những tin tức ấy qua các điện thư từ trong nước gửi ra .

Nhưng họat động của Hội ở nước ngoài, tại Mỹ  mới nhắc nhở tôi nhiều cái không khí “MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH” . Tôn trọng và phát huy chủ trương dân chủ của cụ Phan Châu Trinh là một họat động chủ yếu của hội . Kính Thầy Cô, trọng ban bè là một đặc trưng khác . Tham gia những buổi họp mặt của Hội, gặp lại học trò cũ bạn đồng nghiệp xưa tôi như đã sống lại ở một thời kỳ xa xuôi nhưng rất đẹp vì đầy tình thương yêu dưới mái trường.  

 

Nguyễn Đăng Ngọc

 

 

 

 

Tinhoctro 01

   PCT Traihe

 

 anh3 truong PCT

    

tht

 

PCTDV03

PCTDV02

PCTDV04

PCTDV06

truong1954

truong1971

truong19611962

truong1972

 .

  PCT3

             

PCT6

PCT7

 

PCT9

PCT10

 

GHI CHÚ : trích  trong Kỷ Niệm một thời Cò bay… trong sân trường Phan Châu Trinh của Thầy Trần Hữu Duận.

" Trong ý nghĩ ấy, tôi nhớ đến những bậc phụ huynh lão thành của trường PCT:

- Cố Mục sư Đoàn Văn Khánh, Cụ Đông Hải Phạm Hữu Khánh, Có Bác Sĩ Thái Can, Cố Bác Sĩ Đinh Văn Tùng, Dược sĩ Tôn Thất Dung. Các vị cựu Thị trưởng: Đại tá Lê Chí Cường, Đại tá Nguyễn Ngọc Khôi. Các vị Giám đốc Nha - Sở, Trưởng Ty, Trưởng phòng: Nguyễn Rô, Đoàn Bân, Võ Văn Triêm, Thái Trữ, Trịnh Nghiêm, Nguyễn Thân, Nguyễn Dậu… Các vị cố thân hào nhân sĩ: Trần Gia Thoại, Nguyễn Thái…

Các vị cố, cựu chủ nhân cơ sở Văn hoá, xã hội, thương mãi: Vương Duy Quỳnh, Trần Phúc Lũy, Bửu Chúc, Vĩnh Cơ, Tân Việt, Sông Việt, Sông Đà, Diệp Hải Dung…

Họ đến với hội PHHS trong nhiều vai trò xã hội khác nhau, nhưng khi làm việc Hội, họ là những phụ huynh tận tụy hợp tác lo việc học hành sinh hoạt của con em trong môi trường yên lành.

Họ đã lưu lại cho xã hội những hậu duệ hữu ích."